Saturday, 22 February 2014

Đám đông chào đón bà Tymoshenko

Cựu Thủ tướng Ukraine, bà Yulia Tymoshenko, được hàng ngàn ủng hộ viên phe đối lập chào đón tại Quảng trường Độc lập sau khi được trả tự do.
Bà bị đau lưng và đã ngồi trên xe lăn để phát biểu trước đám đông.

BỆNH ĐAU THẮT LƯNG CÓ TRỊ ĐƯỢC KHÔNG? - Chu Tất Tiến

Có lẽ “Bệnh Đau Thắt Lưng” là căn bệnh gây khó chịu và phiền toái nhất của tuổi trung niên và tuổi già. Theo tài liệu trên Internet, ở nước Mỹ có tới 90% người đã từng bị đau thắt lưng. Hơn 50% bị đau nhiều lần và điều phiền nhất là tới 85% người bị đau mà không tìm ra cách chữa bệnh.  Mỗi năm, nước Mỹ này tốn tới 50 tỷ đô la cho việc điều trị bệnh đau thắt lưng, từ thuốc uống, thuốc chích, đến “vật lý trị liệu” và giải phẫu. Tuy căn bệnh này không làm chết người và cũng không bắt người bệnh phải uống thuốc hàng ngày như các bệnh cao mỡ, cao máu, yếu tim.. nhưng mỗi khi “trái gió, trở trời”, hoặc vô ý mà vặn mình sai, thì căn bệnh lại ập đến, làm mọi sinh hoạt hàng ngày phải ngưng lại, gây nên một nỗi bực bội, chán đời vô cùng, không kể những phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh, thường bị đau thắt lưng mỗi khi đứng lên hay cử động mạnh.
 

Nhìn lại sử liệu viết về Nguyễn Huệ Quang Trung và Gia Long Nguyễn Ánh

gia long- nguyen hue
Nguyễn Văn Lục
Lịch sử bao giờ cũng ở số nhiều.
Vì thế có thứ lịch sử của kẻ cai trị , kẻ cầm quyền và nhất là thứ sử của kẻ cầm bút mà đôi khi họ chỉ là thứ cung văn . Trong các chế độ tài đảng trị bây gìờ thì nhà sử học bị liệt vào hạng văn nô . Trong khi đó , lịch sử lại chỉ có thể xảy ra duy nhất một lần .
Phần còn lại của lịch sử được viết đi , viết lại nhiều lần tùy theo mỗi người và tuy theo mỗi thời kỳ .
Trong lịch sử Việt Nam có hai nhân vật lịch sử cách đây hơn 200 năm , người này người kia đã làm nên vận mệnh lịch sử Đại Việt là Tây Sơn Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh Gia Long . Vóc dáng và sự nghiệp của họ đã được huyền thoại hóa , được vinh danh hoặc đã bị bôi nhọ và bị người đời nguyền rủa tùy theo ngòi bút của các người viết sử .

Tường trình trận chung kết băng cầu phụ nữ tại thế vận hội mùa Đông Sochi 2014 - Phóng ... đại viên Nguyên Trần

hay bài học để đời NEVER GIVE UP
                                              
         Sau cùng rồi thì trận băng cầu phụ nữ lịch sử mong đợi của hai  kẻ thù truyền kiếp Mỹ và Canada cũng đã tới. Trận đấu diễn ra lúc 12:00 giờ trưa ngày thứ năm 20/2/2014  tại Sochi. Ngoài số cổ động viên , gia đình thân nhân của các cầu thủ tới tại Nga dự khán trận đấu, riêng tại Canada tất cả thành phố lớn nhỏ đều có những địa điểm lớn với màn ảnh vĩ đại để khán giả mua vé vào xem. Tại đại sứ Canada  ở Washington, tất cả nhân viên được phép nghỉ việc để tập trung vào câu lạc bộ xem trận đấu để ủng hộ cho đội nhà. Trước đó một hôm, nhận đi khám routine bác sĩ chuyên môn về mắt Dr Michael Miller, tôi vui miệng hỏi ông: “ bác sĩ nghĩ thế nào về trận băng cầu chung kết giữa Mỹ và Canada vào ngày mai” Ông nói : “ thật khó mà trả lời vì đội nào cũng giỏi cả nhưng chắc chắn là trận đấu hào hứng vì cuộc tranh tài giữa hai kẻ thù”
         Hiệp nhất(1st period): diễn ra trong sự dò dẫm của cả hai đội mặc dù Mỹ có phần áp đảo. Và kết quả là :
         Mỹ    0   -   0      Canada
         Hiệp hai:thì Mỹ bắt đầu thi thố tài năng mình bằng những đợt tấn công thần tốc làm hàng phòng thủ Canada giải vây vất vả nhất là thủ môn Shannon Szabdos đã xuất sắc cứu thua nhiều quả trông thấy.
         Phút thứ 7:10” nữ đấu thủ Stack bị phạt vì lỗi móc câu khúc côn cầu (hooking) , Canada được lợi thế chơi dư một cầu thủ (power play) nhưng suốt hai phút đã không đánh được trái puck nào vì hàng hậu thủ Mỹ thật vững chắc. Mỹ vẫn tiếp tục dồn áp lực vào đội Canada, và sau cùng rồi chuyện gì đến phải đến, phút thứ 11:57” , nữ đấu thủ  Duggan được chuyền từ trung tâm sân của Lamoureux đã sút chéo góc phải khung thành tung lưới của Shannon mở tỷ số trước cho Mỹ:
         Mỹ    1    -    0    Canada
Tới phút thứ 14:14”, Mỹ lại bị penalty vì Schelper truy cản trái phép (cross checking) phải ra bench ngồi trong hai phút. Trong suối thời gian lợi thế nấy, Canada không giữ được puck mà cứ bị Mỹ phá tuốt lên trên. 
         Hiệp ba: Vừa vào hiệp thì Mikkelson của Canada bị phạt vì chơi bạo (roughing) và tai hại thay là khi chỉ còn có 1 giây nữa là chấm dứt penalty thì Carpenter của Mỹ đang đứng ngay trước góc trái khung thành Canada nhận puck của Knight từ cánh phải sút nhẹ nhàng vào lưới ở phút thứ 2:01” môt cách dễ dàng:
         Mỹ    2     -    0     Canada          
      Đến đây, Canada như tỉnh mộng cố vùng lên với hy vọng san bằng cách biệt nhưng phải nhìn nhận hàng hậu thủ của Mỹ với thủ môn Jessie Vetter và những người đẹp phòng vệ Kacey Bellamy,Megan Bozek,Anne Schelper, Michelle Pichard đã bẻ gãy mọi cuộc tấn công của Canada . Thời gian cạn dần, cạn dần. Chỉ còn có 3 phút 26 giây phù du là chấm dứt trận đấu. Team Mỹ như cầm chắc chiếc huy chương vàng trong tay. Mọi người ái mộ team Canada gần như tuyệt vọng nhưng tâm trạng nầy lại không xảy ra cho 6 cầu thủ trên sân, họ vẫn kiên trì chiến đấu và nghị lực trì chí  của họ đã được tưởng thưởng. Ở phút thứ 16:34” bỗng có tin vui trong giờ tuyệt vọng (xin mượn lời tựa bản nhạc của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng), tiền đạo 22 tuổi Brianne Jenner người St Catharines(Ontario) nhận puck từ Meaghan Mikkelson sút nhanh qua hàng hậu vệ của Mỹ tung luới thu ngắn cách biệt giữa tiếng reo hò tở mở của các fans trên khắp thế giới mang niềm hy vọng mới cho toàn dân Canada.
         Mỹ    2     -     1     Canada
         Chỉ còn 83 giây nữa là mãn trận, thủ môn Shannon Szabdos được kéo vào bench để có dư thêm một cầu thủ với hy vọng gỡ huề(empty net). Vừa empty net mới có 14 giây thì cầu thủ Carpenter của Mỹ sút thẳng vào khung thành Canada từ xa, puck nhắm hướng đó lao vụt tới làm mọi người ủng hộ nín thở không dám nhìn nhưng may mắn cho Canada là puck trúng ngay trụ thành văng ra ngoài. Và sau đó, thần may mắn lại đến với đội Canada một lần nữa bằng cách gởi nữ thiên sứ tới. Nữ thiên sứ đó là cầu thủ 22 tuổi Marie-Philip Poulin từ Beauceville (Québec). Ở phút thứ 19:05”, thiên sứ Poulin nhận puck từ xa của Rebecca Johsnton đã thật bất ngờ sút puck qua vai của Vetter gỡ huề cho Canada giữa tiếng òa vở của hàng triệu con tim trong vui mừng tột độ.
         Mỹ    2     -     2     Canada
        

Đội Khúc Côn Cầu Nữ Canada huy chương vàng thế vận hội Sochi2014
         

Việt kiều tội nghiệp

....Có một chuyện không công bằng : về VN tất cả chi phí cho gia đình như đi du lịch, ăn uống Việt kiều phải lo, khi có cơ hội người VN qua ngoại quốc thì Việt kiều cũng phải bao hết. Ở VN bạn không chỉ bao cho người nhà mà còn bao cho cả bạn bè người nhà nữa. Khi bạn mời tiệc, người nhà dắt cả làng tới tham dự rất tự nhiên như người Hà Nội, có ai thắc mắc, câu trả lời rất đau lòng “Tiền Việt kiều mà, ngu gì mà không ăn”..... 

1)- Anh Tấn gửi tiền xây nhà cho mẹ ở miền quê vùng sông Hậu. Nhà xây xong mẹ gửi thư qua xin thêm tiền gắn máy lạnh. Anh thắc mắc tại sao nhà mẹ ở ngay bờ sông quanh năm gió mát trăng thanh, tại sao phải gắn máy lạnh. Anh phôn về hỏi cho ra lẽ. Cô em gái nhanh nhẩu trả lời: Mẹ bị huyết áp cao, và thấp khớp, bác sĩ nói phải ở nhà có máy lạnh thì mới khoẻ. Thương mẹ Tấn lại phải vay mượn để gửi tiền cho mẹ mua máy lạnh. Mẹ và em gái đâu có biết Tấn đang ở ké garage với người bạn. Trời nóng như lửa Tấn chỉ dám xài quạt máy mua từ chợ trời. Cuối năm Tấn về thăm nhà thấy mẹ mình nằm trên cái giường ngay phòng khách. Còn phòng ngủ có máy lạnh trên lầu vợ chồng cô em gái đã chiếm. Thấy vậy anh hỏi tại sao không để mẹ ở trên lầu. Em gái anh trả lời : mẹ bị huyết áp cao lên xuống nguy hiểm? Tấn tức quá kêu thợ tới đem máy lạnh trên lầu xuống gắn nhà dưới cho mẹ. Khi về Úc mấy ngày em gái anh gọi qua nói : “Vợ chồng em phải lên thành phố làm ăn, nên không có người chăm sóc mẹ, em đã kiếm người chăm sóc mẹ, mình phải trả cho người ta 100.000 đồng một ngày. Anh có nhiệm vụ gửi tiền về cho mẹ. Mấy tháng sau mẹ anh chết, dĩ nhiên anh phải lo tiền gửi về lo tang lễ cho mẹ. Anh muốn về lắm nhưng không còn chỗ nào cho mượn tiền để mua vé máy bay, căn nhà anh xây cho mẹ bây giờ em gái anh lấy không.