Friday, 19 April 2019
Thơ Hoàng Xuân Thảo CHÙM THƠ THÁNG 4
I.ĐỊÊP KHÚC THÁNG TƯ
Tháng Tư!Tháng Tư lại trở về
Với tiếng ve sầu kêu ve ve...
Vết thương năm cũ chưa lành lặn
Lại tấy mủ lên, nhức tái tê.
Tháng Tư!Tới chết không quên được
Dâu bể một cơn chợt đổi đời
Văn minh đã thua loài man rợ
(*)
Thời kỳ “đồ đểu” đã lên ngôi.
Tháng Tư! Chiêng trống khua inh ỏi:
“Sài
Gòn được giải phóng từ đây”
Mà sao ai nấy đều kinh hãi
Nhìn cộng quân như lũ củi hùi?
Tháng Tư! Nón cối nhe răng dọa
Lộp bộp dép râu nện sỗ sàng
Hòn ngọc Viễn đông đang ngời
sáng
Bỗng mang ủ rũ một màu tang.
Tháng Tư! Sài Gòn đau như cắt
Thương xót đàn con chạy bốn
phương
Ngay cả cột đèn mà đi được
Hẳn cũng khuyên nhau vượt biển
đông.
Tháng Tư!Tràn dâng niềm uất hận
Mạt tướng kia chưa đánh đã hàng
Bọn trí thức mà như trí ngủ
Trở cờ đón chủ mới lăng xăng.
Tháng Tư! Hãy cùng nhau tưởng niệm
Anh hùng, hào kiệt đã hi sinh
Đã lập bao chiến công hiển hách
Trao ta bó đuốc sử quang vinh.
Tháng Tư!Hãy giơ cao bó đuốc
Sáng ngời ngời át cả muôn sao
Cho tới lúc thân tàn, sức kiệt
Lại trao tay thế hệ mai sau
Tháng Tư!Hãy đứng lên khảng khái
Tay nắm tay, mạnh bước lên đường
Xưa ta đã một thời múa kiếm
Nay tới thời múa bút xung phong.
Múa bút lên! Lời lời dao chém
Bọn Việt gian: vạch mặt thẳng
thừng
Bọn Bành trướng: âm mưu lột tẩy
Rồi ta sẽ thắng trận sau cùng.
Dù Việt Cộng sống thêm khắc
khoải
Một hai chục năm có nghiã gì
So với chiều dài của lịch sử
Bốn ngàn năm văn hiến uy nghi.
Múa bút lên! Vững niềm tin tưởng
Cờ Búa Liềm sẽ rách tả tơi
Cờ Chính Nghĩa tung bay khắp
nước
Hòn Ngọc Viễn Đông lại sáng
ngời.
*Lời của cán bộ Dương Thu Hương
khi theo Cộng quân vào Sài Gòn
Đọc tiếp theo LINK sauhttps://www.dropbox.com/s/24k65jl686h9v58/CH%C3%99M%20TH%C6%A0%20TH%C3%81NG%204.docx?dl=0
TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH - Hoàng Xuân Thảo
Trân trọng mời qúy vị đọc tiếp chương 91 nói về việc tiếp thu Quảng Ngãi sau khi Việt Minh tập kết ra Bắc với vai trò của Phan Lạc Tuyên cùng bài thơ Tình Quê Hương.
Xin bấm theo LINK sau
https://www.dropbox.com/s/0k742yfduybrwzd/CH%C6%AF%C6%A0NG%2091%20-%20TRUY%E1%BB%80N%20THO%E1%BA%A0I%20TRI%E1%BB%80U%20%C4%90%E1%BA%A0I%20H%E1%BB%92%20CH%C3%8D%20MINH.docx?dl=0
Xin bấm theo LINK sau
https://www.dropbox.com/s/0k742yfduybrwzd/CH%C6%AF%C6%A0NG%2091%20-%20TRUY%E1%BB%80N%20THO%E1%BA%A0I%20TRI%E1%BB%80U%20%C4%90%E1%BA%A0I%20H%E1%BB%92%20CH%C3%8D%20MINH.docx?dl=0
Số Ở Nhà “Công Thự” - Lê Đức Luận
Hai Búng vào nhà dưỡng lão hơn bốn tháng nay, thường xuyên gọi điện thoại cho tôi – cà kê đủ thứ chuyện ở viện dưỡng lão và bao giờ cũng kết thúc bằng một câu rất thuyết phục: “Mầy lên xem cơ ngơi mới của tao – Thiên đàng nếu có, cũng đến thế là cùng”. Tôi nghe mê tơi, cũng muốn xin vào Viện Dưỡng Lão …Với Hai Búng thì có nhiều chuyện để nói. Tên trên giấy tờ là Phạm Bình Nhâm, nhưng từ khi vào quân đội, bạn bè cùng khóa đặt cho hắn cái tên mới là Búng – Hai Búng. Sở dĩ hắn mang cái biệt danh (nickname) này vì nhà hắn gần chợ Búng mà khi nhắc đến chợ Búng, hắn say sưa nói miết – quên thôi! Hắn tả cảnh, tả tình về quê hương của hắn với những vườn cây ăn trái ở Lái Thiêu, An Sơn, Bình Nhâm (nơi sinh quán của hắn) hấp dẫn đến mức mà người nghe thấy mát rượi với những cây chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… ngát hương vườn lài, thơm phức mùi sầu riêng và ngọt lịm mùi lò đường, ruộng mía ven sông… Và bao gìờ kết thúc câu chuyện cũng là lời mời rất chân tình: “Khi nào đi qua Chợ Búng nhớ ghé nhà tao, tao sẽ đưa tụi mày đi ăn bánh bèo bì Mỹ Liên, hay Ngọc Hương, hai tiệm bánh bèo bì nổi tiếng không những ở chợ Búng mà khắp nước đấy – Rồi về nhà tao, mẹ tao sẽ đãi một bữa cháo vịt – thịt vịt bầu mà chấm nuớc mắm gừng do mẹ tao pha chế thì hết sẩy – Tụi mày sẽ nhớ đời …”Hắn căn dặn thêm: “Đến Búng, hỏi tên tao thì ít người biết mà hỏi “Cậu Hai Phạm” thì ai cũng biết – Muốn tìm đến nhà thì hỏi “nhà ông Thầy Năm Tử Vi” thì sẽ ra ngay”.
Nữ tù binh duy nhất tại nhà tù Hỏa Lò là một nữ y tá người Tây Đức, đã qua đời - Hiếu Bá Linh, tổng hợp
14-4-2019
Trong thời chiến tranh Việt Nam từ ngày 05/08/1964 đến 29/03/1973, nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội là nơi giam giữ hàng trăm tù binh Mỹ, nhưng có rất ít người biết trong số tù binh ở nhà tù Hỏa Lò có một nữ tù binh duy nhất. Nữ tù binh này không phải là người Mỹ, mà cũng chẳng phải là lính Mỹ. Cô là một y tá người Đức (Tây Đức), tên là Monika Schwinn, sang Đà Nẵng làm việc thiện nguyện giúp nạn nhân chiến tranh. Sau gần 4 năm bị bắt giam, mặc dù không phải là người Mỹ và lính Mỹ, nhưng cô Monika Schwinn được thả ra khỏi nhà tù Hỏa Lò chung với những tù binh Mỹ ngay sau khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết.
Nữ y tá Đức Monika Schwinn, 31 tuổi, sau gần 4 năm tù bị giam cầm đã mừng rỡ khi đặt chân trở lại quê hương ngày 7/3/1973
Năm 1967, một con tàu của hy vọng sơn màu trắng, đến thả neo ở Ðà Nẵng. Ðó là con tàu y tế “Helgoland” của Tây Đức, còn được gọi là bệnh viện nổi, phục vụ cứu trợ nhân đạo cho các nạn nhân chiến tranh do Hồng Thập Tự của Tây Đức thực hiện. Cùng hoạt động trong thành phố ấy còn có các toán y tế thuộc tổ chức Malteser Hilfsdienst, một tổ chức từ thiện Thiên chúa giáo tại Tây Đức, gồm các bác sĩ, nữ y tá và các nhân viên khác. Đây là các chương trình cứu trợ nạn nhân chiến tranh của CHLB Ðức, họ đã chữa trị cho cả hàng trăm ngàn thường dân Việt Nam, không phân biệt người theo cộng sản hay quốc gia.
304 Bài Hát Để Nhớ Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư Đen Chủ đề: Âm Nhạc Miền Nam * QH-30-T4-Đ Tác giả: Cao Đức Tuấn
------------------------------------------------------------------------------------
Tháng tư đau buồn, mời quý thân hữu nghe ca khúc SAIGON CÒN MÃI TRONG TÔI (Lê Dinh / Khắc Dũng trinh bày)
Tháng tư đau buồn, mời quý thân hữu nghe ca khúc SAIGON CÒN MÃI TRONG TÔI (Lê Dinh / Khắc Dũng trinh bày)
Dòng nhạc Lê Dinh/ Dòng nhạc Lê Duy:
http://www.ledinh.ca/2019%20Muc%20Luc%20Am%20Nhac%20Le%20Di…
http://www.ledinh.ca/2019%20Muc%20Luc%20Am%20Nhac%20Le%20Di…
Nhớ Một Nụ Hôn - Sáng Tác: Lê Dinh, Hòa Âm: Anh Tú, Trình Bày: Hồng Gấm. Thực Hiện: Đông Miên:
https://www.youtube.com/watch…
------------------------------------------------------------------------------------
Lời tác giả: Âm nhạc miền Nam trước ngày 30-4-1975 là một kho tàng nghệ thuật phong phú của Việt Nam, cho thấy mức sáng tạo tuyệt vời, tinh thần tự do và nhân bản, phản ảnh tình người, củng cố niềm tin, nhắc nhở tình thương yêu, và tô điểm lòng ái quốc của người miền Nam. Tôi lựa ra 304 bài hát mà tôi rất ưa thích và dùng nhan đề và các trích dẫn ngắn của những bài hát này, lồng vào câu chuyện về cuộc đời, tình người, và quê hương, để đánh dấu ngày 30 tháng 4. Tôi chỉ chú trọng đến nội dung qua nhan đề của các bài hát và không đề cập đến các khía cạnh âm nhạc (thí dụ: giai điệu, tiết tấu), lời ca (thí dụ: cách dùng chữ, kỹ thuật), và tác giả. Một số rất ít bài được viết trước năm 1954 ở miền Bắc, nhưng được lưu hành rộng rãi ở miền Nam, và do đó được coi như thuộc về âm nhạc miền Nam. Hẳn nhiên tôi có nhiều thiếu sót, nhưng tôi nghĩ những ca khúc này thể hiện sức mạnh vô bờ bến tiềm tàng trong âm nhạc miền Nam. Sức mạnh này vẫn còn mãi, nếu không muốn nói là ngày càng lớn mạnh.
https://www.youtube.com/watch…
------------------------------------------------------------------------------------
Lời tác giả: Âm nhạc miền Nam trước ngày 30-4-1975 là một kho tàng nghệ thuật phong phú của Việt Nam, cho thấy mức sáng tạo tuyệt vời, tinh thần tự do và nhân bản, phản ảnh tình người, củng cố niềm tin, nhắc nhở tình thương yêu, và tô điểm lòng ái quốc của người miền Nam. Tôi lựa ra 304 bài hát mà tôi rất ưa thích và dùng nhan đề và các trích dẫn ngắn của những bài hát này, lồng vào câu chuyện về cuộc đời, tình người, và quê hương, để đánh dấu ngày 30 tháng 4. Tôi chỉ chú trọng đến nội dung qua nhan đề của các bài hát và không đề cập đến các khía cạnh âm nhạc (thí dụ: giai điệu, tiết tấu), lời ca (thí dụ: cách dùng chữ, kỹ thuật), và tác giả. Một số rất ít bài được viết trước năm 1954 ở miền Bắc, nhưng được lưu hành rộng rãi ở miền Nam, và do đó được coi như thuộc về âm nhạc miền Nam. Hẳn nhiên tôi có nhiều thiếu sót, nhưng tôi nghĩ những ca khúc này thể hiện sức mạnh vô bờ bến tiềm tàng trong âm nhạc miền Nam. Sức mạnh này vẫn còn mãi, nếu không muốn nói là ngày càng lớn mạnh.
Cao Đắc Tuấn
Hầu như bất cứ ai sinh sống trong miền Nam trước ngày 30-4-1975 cũng nhận ra những ca khúc miền Nam thời ấy nói lên cuộc sống họ trên các giai đoạn và khía cạnh của cuộc đời trước ngày cộng sản chiếm đóng miền Nam vào ngày 30-4-1975. Đó là vì lời ca tiếng nhạc miền Nam trước ngày 30-4-1975 là bài Hương ca vô tận ru vào lòng người “những lời yêu đương,” “chuyện tình gãy gánh giữa đường,” “nỗi buồn quê hương,” hay “mưa giăng thác đổ đêm trường.” Âm nhạc miền Nam còn có những tình ca quê hương diễn tả “quê hương tôi ấp ủ Trường Sơn, quê hương tôi là đây nước chảy xuôi nguồn, sông cát dài biển xanh Thái Bình.” Tiếng hò của hội trùng dương kết hợp tiếng sông Hồng, tiếng sông Hương, và tiếng sông Cửu Long, “ba chị em là ba miền, nhưng tình thương đã nối liền, gặp nhau bên trời biển Đông thắm duyên...”
Nam Lộc: Người Nhạc Sĩ của Tháng Tư
Mỗi năm cứ vào dịp kỷ niệm Tháng Tư đen, thì không thể nào người ta không hát, không nghe hoặc không nhắc đến ca khúc “Sàigòn Ơi, Vĩnh Biệt” mà nhạc sĩ Nam Lộc đã sáng tác vào những ngày cuối Thu 1975.
Sàigòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời,
Sàigòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời.
Giờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôi,
Những nụ cười nát trên môi,
Những giọt lệ ôi sầu đắng .....!
Ôi, có mấy ai sống ở miền Nam VN mà không nhỏ những giọt lệ sầu đắng cùng anh khi nghe được nhạc phẩm này. Một ca khúc mà tác giả viết cho chính thân phận mình cùng những kẻ tha hương đồng cảnh ngộ, hay cho người ở lại đã phải chào vĩnh biệt cái tên yêu dấu của thành phố Sàigòn vào tháng Tư, 1975.
Nhưng đối với người vượt biển thì mỗi độ Tháng Tư về, họ lại nhớ đến Nam Lộc qua những lời diễn tả xót xa của thân phận thuyền nhân, cùng cái giá mà họ đã phải trả để đổi lấy hai chữ Tự Do trong bài “Xin Đời Một Nụ Cười”:
Tự Do ơi Tự Do,
Tôi trả bằng nước mắt.
Tự Do hỡi Tự Do,
Anh trao bằng máu xương.
Tự Do ơi Tự Do
Em đổi bằng thân xác.
Vì hai chữ Tự Do,
Ta mang đời lưu vong....!
Quả thật, chúng ta hãy thử hỏi xem, trong số 4 triệu người tỵ nạn VN tại hải ngoại hiện nay, có bao nhiêu người đang sống lưu vong mà không phải vì hai chữ Tự Do?
Riêng đối với những người lính thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh cùng những người tù cải tạo, và nhất là các tử sĩ QLVNCH, mà Nam Lộc gọi là “chiến hữu” thì không ai mà không nhớ đến anh qua đoản khúc cuối của nhạc phẩm “Người Di Tản Buồn”:
Cho tôi xin lại ngọn đồi,
Ở nơi tôi dừng quân cũ.
Cho tôi xin lại bờ rừng,
Nơi từng chiến đấu bên nhau.
Cho tôi xin một lần chào,
Chào bao nhiêu người đã khuất.
Xin cho tôi một mộ phần,
Bên ngàn chiến hữu cuả tôi ....!
Nam Lộc đã có lần tuyên bố, cũng chính vì những lời cam kết tâm huyết này mà anh đã bỏ hết công sức để góp phần xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ tại Westminster, đồng thời đứng ra tổ chức hoặc tham dự vào các buổi nhạc hội ở khắp mọi nơi để gây quỹ trợ giúp Thương Phế Binh VNCH hiện đang sống vất vưởng ở quê nhà.
Tháng Tư 2019, đánh dấu 44 năm viễn xứ, người ta vẫn nhắc đến Nam Lộc. Nhiều người còn cho rằng dù 88 hay 144 năm sau, dù tình hình đất nước có thay đổi thế nào đi chăng nữa, thì cứ mỗi dịp Tháng Tư về, dòng nhạc của Nam Lộc vẫn là những viên thuốc an thần hiếm quý để xoa dịu vết thương không bao giờ lành trong khúc quanh đen tối nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Sơn Lai Khê (Trung Úy Sư Đoàn 5 Bộ Binh)
Cập nhật Tháng Tư, 2019
Viết tặng “chiến hữu” Nam Lộc, kỷ niệm 44 năm viễn xứ.
Xin mời đọc và thỉnh họa bài Dũng Tướng Nguyễn Khoa Nam
*Bài họa 1:
Dũng Tướng Nguyễn Khoa Nam
Noi gương Hoàng Diệu chết theo thành
Mỗi tháng Tư về lại khóc anh
Quyết chẳng bôn đào cho xủ tiết
Thề không tẩu thoát để ô danh
Hùng tâm đặt nặng điều vinh nhục
Dũng khí xem thường lẽ tử sanh
Tướng Nguyễn Khoa Nam đời nhắc mãi
Hồn thiêng hiển thánh quốc gia dành
Đinh Tường
18/4/2019
*Bài họa 2:
Dũng Tướng Nguyễn Khoa Nam
Tuẫn tiết vì không giữ được thành
Linh hồn dũng tướng kết tinh anh
Vào đền liệt thánh ngời công trạng
Phủ lá quân kỳ rạng tánh danh
Nghĩa lính tình dân chào vĩnh biệt
Ơn nhà nợ nước hẹn lai sanh
Theo gương sĩ khí người đi trước
Vị quốc vong thân định phận dành
Đinh Tường
18/4/2019
*Bài hoạ 3:
Dũng Tướng Nguyễn Khoa Nam
Vận nước điêu linh chí bất thành
Tang bồng cô đọng nét tinh anh
Hương linh phơi phới... về tiên cảnh
Hùng khí thênh thang... sáng quí danh
Thư thái ung dung khi cận tử*
Thanh liêm khoan ái lúc bình sanh
Đạn đồng... Sông Núi ngùi ly biệt...!!
Kính cẩn hậu sinh vạn thuở dành...!!
Nguyễn Minh Thanh
19/4/2019
* Tướng quân NKN gõ ba tiếng chuông trước khi tuẫn tiết!
*Bài họa 4:
Dũng Tướng Nguyễn Khoa Nam
Cố thủ Miền Tây kế chẳng thành
Vì tuân mệnh lệnh tướng đàn anh
Hai đàng thỏa ước ngưng giao chiến
Một góc biên thùy khó chính danh
Vị quốc hồn thiêng luôn bất diệt
Vong thân tiết tháo mãi tồn sanh
Quân kỳ rũ bóng thương người nghĩa
Lịch sử chí công hậu thế dành
Đinh Tường
19/4/2019
Mueller Probe Was a Waste of Time and Money – No Collusion, No Obstruction
Gần 30 triệu đô la tiêu phí vào cuộc săn phù thủy đã bị lạc hướng ngay từ khởi điểm, vì "mụ phù thủy thế kỷ" đã phù phép trao tiền ủy nhiệm cho tổ hợp GPS thuê cựu điệp viên Anh, Christopher Steel giả tạo tài liệu tình báo Nga cung cấp, trao tay cho phụ tá của John McCain, vào tháng 12, 2016 và từ McCain đến tay các trùm cơ quan tình báo, an ninh. điều tra và Barack Obama, John Kerry v.v...
Nếu cựu tổng thống Peru, đã nổ súng tự sát, vì cuộc điều tra nhận hối lộ, tham nhủng dã dủ bằng chứng buộc tội. Thì nay, tham nhủng ở Hà Nội là "chuyện thường ngày ở Huyện" kể cả Hoa Kỳ dưới thời Clinton - Obama.
Hệ thống lập pháp, tư pháp Hoa Kỳ đặt ra những nguyên tắc minh chứng nghi phạm, can phạm với đầy đủ bằng chứng "beyond the reasonable doubt" mới có thể cáo buộc và tuyên án.
"Phù thủy" hóa phép biến hơn 33 ngàn điện thư, tài liệu mật và tối mật, dù rằng đã nhận được lệnh triệu tập "subpoenae" của quốc hội buộc phải trình nộp đầy đủ. Những giao thiệp vì lợi ích cá nhân của tập đoàn Clinton với Arabie Seoudite, Ukrainia, Nga (scandal bán Uranium); dịch vụ pay for play, bedroom for lease in WH, đặc ân đại xá cho tội phạm hình sự liên quan đến ma túy kể cả thân nhân trực hệ của Clinton v.v. bỏ túi hàng trăm triệu nhưng đến nay chưa ai bị sờ lưng chứng tỏ quyền lực của phù thủy bao trùm và bất khả xâm phạm.
Tranh BABUI
Ác mộng ngày 30 tháng 4
Đêm thường ác mộng về ngày 30
Đi đâu cũng gặp đười ươi
Dép râu, nón cối miệng cười dã nhân
Trăm nghe được thấy một lần
Chúng chưa tiến hoá vẫn còn bán khai
A.K. vác nặng trên vai
Niềm mơ ước lớn: đổng, đài, đạp xe
Xã Hội Chủ Nghĩa quần què
Thiên đường Pắc-Bó xạo ke cáo chồn
Hạnh phúc được Bác bú mồm
Xuống hàng chó ngựa chỉ còn khu đen
Giải phóng ánh sáng cột đèn
Miền Nam bị phỏng, nám đen 2 hòn
Khóc thương thành phố Sài Gòn
Tự Do, Công Lý thành Hồ hiếp dâm
Máu trào hơn 40 năm
Cơn đại hồng thủy ngập lăng cáo Hồ
Chiêu bài mặt trận Tàu Ô
"Đánh Mỹ là đánh cho Nga cho Tàu"
Lê Duẩn tên lính chư hầu
Cầm cân nẩy mực trên Hồ có Mao
Bán rẻ xương máu đồng bào
Đảng Hồ dâng trọn ViệtNam cho Tàu
Chúng chưa tiến hoá vẫn còn bán khai
A.K. vác nặng trên vai
Niềm mơ ước lớn: đổng, đài, đạp xe
Xã Hội Chủ Nghĩa quần què
Thiên đường Pắc-Bó xạo ke cáo chồn
Hạnh phúc được Bác bú mồm
Xuống hàng chó ngựa chỉ còn khu đen
Giải phóng ánh sáng cột đèn
Miền Nam bị phỏng, nám đen 2 hòn
Khóc thương thành phố Sài Gòn
Tự Do, Công Lý thành Hồ hiếp dâm
Máu trào hơn 40 năm
Cơn đại hồng thủy ngập lăng cáo Hồ
Chiêu bài mặt trận Tàu Ô
"Đánh Mỹ là đánh cho Nga cho Tàu"
Lê Duẩn tên lính chư hầu
Cầm cân nẩy mực trên Hồ có Mao
Bán rẻ xương máu đồng bào
Đảng Hồ dâng trọn ViệtNam cho Tàu
Labels:
Tranh BABUI
Subscribe to:
Posts (Atom)