Tuesday, 22 January 2019
Giải Ảo Thời Sự 22-1-2019 - KTG Nguyễn Xuân Nghĩa
Phần 1: Cuba và 60 năm diễn giải lắt léo
Phần 2: Quốc doanh Trung Cộng vẫn làm cha!
Phần 2: Quốc doanh Trung Cộng vẫn làm cha!
Người việt nam hèn hạ - Hân Phan
Người việt nam hèn hạ Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa. Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.
Cách đây đã lâu, tôi đọc“người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Ðài Loan), chưa bàn tới hay/dở/ đúng/ sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn như “Người Mỹ xấu xí,” ”Người Nhật Bản xấu xí,” rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” …nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này?
Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?
Tân Xuân - Bạch Liên
Phố hờ hững giả vờ chẳng biết
Mây lang thang xanh biếc làm duyên
Trên cành chim hót huyên thuyên
Đón chào vạt nắng tháng giêng dịu dàng
*
Ngoài đầu ngõ nắng vàng mật ngọt
Xuân lả lơi trên đọt hồng đào
Cánh hoa mềm mỏng lao xao
Mong giao thừa tới đón chào đoàn lân
*
Tiếng chập chả ngoài sân vui nhộn
Ông Địa cười, chộn rộn quạt tay
Bụng tròn phụng phịu lắc lay
Hai chân nhảy múa mê say nhịp nhàng
*
Lì xì đỏ, chữ vàng kim tuyến
Lân cúi chào, thăm viếng gia trang
Thùng thùng trống đánh ầm vang
Chúc mừng năm mới An Khang, Cát Tường
Đi đâu rồi cũng quay về đây
Cuộc đời cứ theo dòng thời gian mà xuôi chảy. Tình cảm, ý chí, quá khứ, tương lai... quay cuồng theo thời gian, đưa đẩy qua từng giai đoạn... "Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt (TCS)," bởi vì có đi đâu thì cũng có lúc phải quay về với thực tại.
Đặc San Lâm Viên mời quý vị nghe thyan trải bày tâm sự qua bài thơ "Đi Đâu Rồi Cũng Quay Về Đây"
đi đâu rồi cũng quay về đây
bởi nơi này là nơi bình yên
nói bao nhiêu rồi cũng nhắc lại điều này
bởi điều này là điều không quên được.
bởi nơi này là nơi bình yên
nói bao nhiêu rồi cũng nhắc lại điều này
bởi điều này là điều không quên được.
Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải rất lưu tâm về Nhân Quyền trong phiên họp Báo Cáo Nhân Quyền Phổ Quát Định Kỳ tại Geneve
Thông cáo báo chí
Ngày 16 tháng Giêng năm 2019
Hôm nay Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đưa ra tuyên bố liên quan đến việc Việt Nam sẽ báo cáo nhân quyền phổ quát định kỳ tại Geneve :
“Việc Việt Nam báo cáo về nhân quyền phổ quát định kỳ là cơ hội lớn để Canada bày tỏ mạnh mẽ quan điểm về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam. Quyền công dân căn bản, quyền biểu đạt chính trị bao gồm quyền tự do diễn đạt, lập hội và quyền tụ tập ôn hoà nơi công cộng vẫn bị giới hạn nghiêm nhặt tại Việt Nam. Từ đầu năm 2018 có hơn 100 nhà hoạt động ôn hoà, những người bảo vệ nhân quyền đã bị bắt và kết án với những bản án dài hạn trong khi họ xử dụng quyền tự do diễn đạt của họ.
|
Hát Giang Sóng Cuộn - PThúy
Cách đây 1980 năm, vào năm Kỷ Hợi-39, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị đã chuẩn bị lực lượng đánh quân Đông Hán tàn ác và trả thù cho Thi Sách. Hai Bà xưng vương, đóng đô ở Mê Linh vào năm Canh Tý-40. Hai Bà tại vị từ năm 40 đến năm 43.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đã để lại những trang sử hào hùng cho hậu thế. Dẫu rằng lực lượng yếu kém lại không gặp thời, nhưng hành động của Hai Bà đã làm chấn động lòng người và triều đình Đông Hán. Tác giả hình dung giờ phút cuối của Vua Bà qua bài thơ này, để ca ngợi bà là phụ nữ nhưng lại can đảm phi thường.
Chúng ta nguyện noi gương Hai Bà, góp phần vào việc cứu nước và giữ nước.
PThúy
Sửa Sắc Đẹp (Plastic Surgery) - Trần Văn Giang
1. Lời mở đầu
Một hiện tượng mỗi ngày một thêm nóng hổi trong cộng đồng Việt tị nạn. Đó là Giải phẫu Thẩm mỹ (Plastic* Surgery).
Giải Phẫu Thẩm Mỹ gồm 2 ngành khác nhau:
- "Giải phẫu chỉnh hình" (Reconstructive Surgery) sửa chữa lại các bệnh bẩm sinh như sứt môi, ngón tay hoặc ngón chân dính liền với nhau, bớt hay bướu to trên mặt, thiếu tai, dư ngón tay ngón chân..v.. v.. có mục đích tạo cho bệnh nhân một hình dáng khả dĩ hơn để sống và sinh hoạt tạm gọi là bình thường trở lại. Thường thường sự giải phẫu này được bảo hiểm sức khỏe trả cho một phần.
- "Sửa sắc đẹp" (Cosmetic Surgery) nắn sửa lại các bộ phận của cơ thể đang mạnh giỏi, chẳng hư hỏng gì cả. "Sửa sắc đẹp" có mục đích làm cho vóc dáng trở thành đẹp mắt và hấp dẫn hơn. Đây là sự tự ý lựa chọn của riêng từng người và dĩ nhiên bảo hiểm sức khỏe không trả cho đồng nào.
Note: hình trong bài này là minh họa
Đại đa số các trường hợp "giải phẫu thẩm mỹ" là "sửa sắc đẹp" vì vậy "giải phẫu thẩm mỹ" và "sửa sắc đẹp" vẫn thường được hiểu lầm thành một nghĩa. Trong khuôn khổ bài này tôi chỉ xin bàn về phần "sửa sắc đẹp." Nhưng đôi khi, như đã trình bày, chữ "sửa sắc đẹp" và "giải phẫu thẩm mỹ" được dùng lẫn lộn.
Bức tranh sơn dầu “Đau thương Vườn Rau Lộc Hưng”
Cùng lắng nghe và cảm nhận tâm sự của Bác Sĩ Trí - thiện nguyện viên chăm sóc sức khoẻ cho các ông TPB - VNCH- về bức tranh sơn dầu của ông, hoạ lại từ bức hình chụp cảnh đổ nát của căn nhà TPB Đơn Thân do các Linh mục DCCT Sài Gòn dựng lên làm nơi nương thân cho những TPB vào tuổi cuối đời không nơi nương tựa tại Vườn Rau Lộc Hưng, P6, Q.Tân Bình.
Cây mùa xuân chiến sĩ Jan 19, 2019
Mến gửi quý vị một vài bài hát trong chương trình lễ kỷ tri ơn 74 tử sĩ Hoàng Sa tại Calgary vào ngày Jan 19, 2019
Calgary cây mùa xuân chiến sĩ 2019 #1
Calgary cây mùa xuân chiến sĩ 2019 #2 - Trình diễn thời trang cô ba Sài Gòn
Calgary cây mùa xuân chiến sĩ 2019 #3
Calgary cây mùa xuân chiến sĩ 2019 #4
CULI VIỆT Ở XỨ NGƯỜI - Lê-Duy
Mình làm culi ở Nhật có nhiều cái cũng khỏe lắm, cứ làm 2 tiếng thì lại nghỉ uống nước hút thuốc. Vào giờ giải lao thì mấy đứa VN thường ngồi tụm lại với nhau chém đủ chuyện trên trời dưới đất. Chuyện bia rượu tối hôm trước, chuyện đá tàu, chuyện giả danh kĩ sư đi cua gái...Cũng không phải nhất thiết là chuyện của chính họ, có thể là nghe một thằng bạn nào đó ba hoa rồi kể lại, cứ thế truyền tai nhau. Nhưng kì ở một chỗ, mình vẫn không hiểu nổi tại sao mấy đứa lại luôn bàn về những chủ đề này một cách hào hứng và thích thú như vậy.
Mọi khi thì mình lẩn đi chỗ khác chứ ngồi nghe hồi nhũng não, nhưng hôm nay phòng giải lao chật không đi đâu được, nên cũng ngồi đó mà nghe. Hên sao chủ đề hôm nay cũng hay hay "Làm gì sau khi về nước?".
Mời đọc thơ Như Thương: NƯỚC MẮT HAI MÙA XUÂN
(Viết để Tưởng Niệm Huế và khóc cho Lộc Hưng)
Bạt
Hai mùa Xuân không mai vàng rực rỡ
Nghẹn trong lòng bao tan nát...Hờn căm!
Cạn nước mắt trước những gì đổ vỡ
Tờ lịch nào rơi xuống những tháng năm
Tưởng Niệm Huế
1.
Tang cho Huế vẫn muôn đời sắc tím
Dẫu tháng năm hồn phiêu dạt muôn phương
Mậu Thân ơi, Suối Đá Mài tìm kiếm
Xác em đâu ai vùi lấp bên đường
2.
Phút Giao Thừa không trầm hương khói tỏa
Máu em loang trên mâm cúng Gia Tiên
Tội tình chi em Huế ơi tóc xõa...
Giặc giết em. Son chưa kẻ môi viền
3.
Mạ khóc ngất, con Mạ đâu mất biệt
Chôn sống rồi đau lòng Mạ siết bao
Đau thương này có thấu chăng nhật nguyệt
Sông Hương về rên xiết giấc chiêm bao
4.
Còn đâu nữa Huế nghìn xưa...Phố cổ
Áo lễ chùa còn nếp gấp thơm tho
Tiếng bom đạn rền vang thay pháo nổ
Giặc đốt nhà, người bỗng hóa bụi tro
Khóc cho Lộc Hưng
5.
Em đi tìm một nhành mai sót lại
Trên mảnh vườn giữa đổ nát tan hoang
Lộc Hưng ơi, chỉ còn là hủy hoại
Chẳng còn chi giữa bình địa, điêu tàn
6.
Đây đất bằng của những ngày nổi sóng
Một ngọn cây, ngọn cỏ cũng chia lìa
Viên gạch vỡ... Thôi tan niềm hy vọng
Dựng lại nhà. Em thức trắng đêm khuya
7.
Dựng mộ bia để tang cho gạch ngói
Cho vườn rau đang xanh mướt đợi Xuân
Cho hàng cây bên hè trên cao vói
Cho đất nâu thầm lặng chữ nghĩa nhân
8.
Tưới nước mắt cho đất mềm yêu dấu
Bao nhiêu năm gắn bó ở chốn này
Gạch đá buồn và nỗi đau... ai thấu?
Lay động Trời và Đất, hỡi mây bay...
Như Thương
(Tháng Giêng, 2019)
Subscribe to:
Posts (Atom)