Ông Michel Tauriac là một sử gia, ký giả, nhà văn nổi tiếng của Pháp vừa qua đời ngày 26-12-2013.
Ông là tác giả quyển sách : VIET NAM, LE DOSSIER NOIR DU COMMUNISME - HỒ SƠ ĐEN VIỆT CỘNG .
Sinh thời, ông xem đất nước Việt Nam như quê hương thứ hai của ông và cũng chính nơi đất nước này là nguồn cảm hứng cho những tác phẩm khác như : Jade, Áo Lụa (La Tunique de Soie), La Nuit du Tết .
Còn nhớ những năm đầu của thập niên 80, ông Michel Tauriac đã mang một chiếc tàu từ Thái Lan sang Pháp đặt trước Maison de la Radio nhằm đánh động giới truyền thông ở Pháp nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung chú ý về những thảm cảnh vượt biên, vượt biển của người Việt Nam mỗi ngày một gia tăng.
Gần đây nhất, một điểm son nữa của ông Michel Tauriac không thể không nhắc tới là vào năm 2.000, khi thế giới đã đóng lại Hồ Sơ Thuyền Nhân, ông đã thuyết trình tại Hàn Lâm Viện Khoa Học Pháp Quốc Hải Ngoại về lịch sử danh từ Boat People và sau đó là một câu chuyện thương tâm của một gia đình vượt biên chết hết, người sống sót duy nhứt tên là Hiệp.
Nay ông đã ra đi, nhưng những gì ông nhận định, quan tâm, chia sẻ với dân tộc VN về những thảm cảnh đau thương dưới sự cai trị rất tàn bạo, độc ác của cs VN vẫn còn đâu đó trong tâm khảm mỗi người Việt có tên gọi là Thuyền Nhân Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản !
Kính mời quý vị đọc bài ''Thuyền Nhân'' của ông như một nén hương tiễn ông về cõi vĩnh hằng!
Nguyễn thị Ngọc Hoa
Nguyên tác: Viet Nam: Le Dossier Noir du Communisme - Tác giả: Michel TauriacDịch giả: Nhà Báo Hồ Văn Đồng
Những Con Bò Sữa
"Thuyền Nhân". Cái danh từ có một âm tự mà mỗi khi chính quyền Cộng Sản ở Hà Nội nghe đến nó thì họ nghĩ đến danh từ "đồng đô la". Thế nhưng cho đến bao giờ người ta mới biết hết được những bất hạnh đã xảy ra cho danh từ đó? Mặc dù danh từ "Thuyền Nhân" xuất hiện lần đầu tiên trên tờ báo New York Times bởi ngòi bút của ký giả Henry Kamm, nhưng ai cũng biết cuộc di tản bằng đường biển của người tỵ nạn Việt Nam đã bắt đầu ngay từ khi các phương tiện bỏ chạy bằng đường bay không còn hữu hiệu nữa vì Sài Gòn đã bị Cộng Sản chiếm đóng vào ngày 30 tháng Tư năm 1975. Một trong những nhóm người đầu tiên rời khỏi Việt Nam, bằng đường biển vào ngày mất nước hôm đó, là những người tỵ nạn Cộng Sản. Họ thả xuôi theo giòng nước sông Cửu Long ra đến cửa biển Cần Thơ, một thành phố lớn nhất vùng châu thổ, trên hai chiếc tầu nhỏ và một chiếc ghe, cùng với hai mười người Mỹ và trong đó có cả Tổng Lãnh Sự Mc Namara. Cùng trong ngày hôm đó, chiếc chiến hạm Mỹ tên là Mobile, nằm ở cửa biển sông Sài Gòn, đã thấy có đến hai mươi chiếc tầu đánh cávà một chiếc tầu chở hàng cũ chứa đầy người tỵ na.n. Những người tiền phong cho cả một đám đông khổng lồ ra với hành trang tuyệt vọng.