Saturday, 13 October 2018

Bán Thân & Bán Miệng - Tưởng Năng Tiến


1 ban than
Ðiếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn
Nguyễn Duy


Về chiều, tôi mới để ý đến một hiện tượng khá lạ lùng về trí nhớ của chúng ta vào lúc cuối đời. Tôi quên ngay danh tính của một người vừa được giới thiệu, và không thể nhớ được tên cái khách sạn mà mình vừa rời khỏi chỉ vài hôm trước. Ấy thế mà những chuyện cũ mèm – nghe bên bàn nhậu, hổng biết tự năm nào – tôi lại vẫn nhớ như in:
Khi còn tại chức, bà Phan Thúy Thanh – Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao của nước CHXHCNVN – có nuôi một con két nói năng rất sõi. Một hôm, chả may, nó xổ lồng bay mất. Bà Thanh nhờ báo đăng để tìm lại con thú cưng nhưng báo chưa ra mà đã có người đến gõ cửa.
Hỏi: Sao anh biết là con vẹt này của tôi.
Đáp: Nó chối leo lẻo suốt ngày nên nhà cháu biết ngay là của bà chứ còn ai vào đây nữa.

TIN VẮN OCTOBER 13 – 2018

Diễn Đàn Trái Chiều
TTDC PHẢN ỨNG VỀ VỤ TP KAVANAUGH
Sau những tấn công tàn bạo và vô lý nhất, cuối cùng thì công lý đã thắng, ông Kavanaugh đã trở thành thẩm phán thứ 9 của TCPV, thay thế TP Kennedy.
TTDC phản ứng rất ý nghiã.
Washington Post viết “Các thượng nghị sĩ đại diện chưa tới một nửa nước phê chuẩn thẩm phán mà đa số dân chống”. Kết quả biểu quyết tại Thượng Viện là 50-48. Thật ra, có tới 51 nghị sĩ ủng hộ, nhưng một ông CH bận đám cưới con gái đã không về Hoa Thịnh Đốn bầu vì biết đã đủ phiếu nên số phiếu thuận chỉ có 50. Bà Murkowski đáng lẽ bỏ phiếu chống, nhưng vì nể ông CH không đi bầu vì đám cưới con gái nên đã bỏ phiếu trắng nên phe chống chỉ có 48 phiếu.Một nghị sĩ DC, ông Manchin, ‘bỏ’ đảng DC, bỏ phiếu thuận. Dù sao thì cũng chẳng thể nói 50 nghị sĩ đại diện cho chưa tới một nửa nước. Một nhận định vô căn cứ chỉ phản ảnh tính phe phái và sự ấm ức của WaPo. Chưa ai thấy một thăm dò nào trong đó “đa số” dân Mỹ chống ông Kavanaugh. Cũng hoàn toàn vô căn cứ.
Trang mạng Vox: CH bất cần ý dân. Ý dân hay ý của khối cấp tiến?
Trang mạng Salon: CH thực sự chống phụ nữ. Chống phụ nữ chỉ vì không tin một lời tố cáo không bằng chứng, không nhân chứng của một phụ nữ? Theo cách suy nghĩ này, luật pháp Mỹ cần phải sửa lại: bất cứ lời tố cáo nào của phụ nữ cũng là sự thật, quan tòa không có quyền nghi ngờ lời nói của một phụ nữ.
New York Times: Tối Cao Pháp Viện thành... tối thấp.
CNN: miễn cưỡng nhìn nhận những thành quả liên tục của TT Trump như TCPV đi về hướng bảo thủ thật, thuế giảm, thất nghiệp thấp, kinh tế tăng trưởng mạnh, Trung Cộng đang bị đánh, di dân lậu đang bị cản, nhưng CNN lại cho đó là những tin kinh hoàng –terrifying news- cho nước Mỹ (?). Về vụ TP Kavanaugh, CNN nhận định CH thắng vì chơi trò mánh mung thẳng tay trong khi DC đối phó quá hiền lành, tử tế. Hiền lành tử tế với đòn bẩn thỉu nhất tung ra vào giờ thứ 11, khiến TP Kavanaugh xém tiêu đời. May là hiền lành đó, nếu không thì tung ra chiêu gì nữa? Ai muốn tin CNN xin tự nhiên.

Saigon Buồn Cho Riêng Ai - Trần Mộng Tú


Gió mùa đông bắc làm em khóc 
Hà Nội, anh ơi phố rất gầy! (tmt)
Tôi trở về nhà sau một chuyến bay dài đỏ mắt. Không biết ai là người đầu tiên đặt tên cho những chuyến bay đêm là ‘đỏ mắt’ thật là hay. Chập chờn giữa thức và ngủ cả mười ba, mười bốn tiếng thì chắc chắn mắt xanh như cô Kiều của cụ Nguyễn Du cũng thành mắt đỏ. Chữ nghĩa mang ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của ta rất nhiều, có những chữ mình không thể nào thay bằng chữ khác được.
Chúng tôi đi trong một Hà Nội đầy gió, người Hà Nội đặt tên cho gió này là Gió Mùa Ðông Bắc. Có không biết bao nhiêu thi sĩ, bao nhiêu nhạc sĩ đã xúc động về những cơn gió này và viết ra bao nhiêu tác phẩm làm thăng hoa đời sống con người để ngay cả khi đang sống trong một hoàn cảnh khó khăn nhất, con người vẫn tìm ra cái đẹp của nơi mình đang sống. Khí hậu của tháng Mười Một và tháng Chạp âm lịch là khí hậu lạnh và đẹp nhất trong năm của miền Bắc. Gió hay trở lạnh đột ngột như một người đi xa bỗng trở về không báo trước. Có thể mới buổi sáng trời còn rất ấm không có gì báo hiệu là một ngày lạnh, nhưng đến trưa gió ở đâu bỗng kéo về chật phố. Gió chen chúc vào đám đông đang đi trên đường, gõ cửa những ngôi nhà, hàng quán, ngồi sát vào những người buôn bán hai bên vỉa hè rất là hồn nhiên. Chẳng cần nói năng gì cả. Chỉ cần có mặt, tôi đến, tôi ngồi xuống và tôi ở lại. Giống như Caesar ngày trước I came, I saw, I conquered. Thế là mọi người chạy ùa đi mua áo ấm để ngồi chung với gió.

Tín hiệu lớn cho thấy Mỹ có thể khai hỏa toàn diện nhắm vào Trung Quốc

5 tín hiệu lớn cho thấy Mỹ có thể khai hỏa toàn diện nhắm vào Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đã dần lan sang các lĩnh vực khác, trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã triển khai tư thế đối kháng toàn diện đối với chính quyền Trung Quốc. Có truyền thông Hồng Kông cho biết, ông Trump dường như đang ghép lại mảnh ghép cuối cùng của bức bản đồ “chiến tranh lạnh mới”, và tin rằng rất nhanh sẽ có cuộc tấn công mới đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong đó có 5 tín hiệu lớn đáng chú ý.


Tổng thống Trump phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (Ảnh: Getty Images)

TIN ĐÀI VOA

Cuộc trùng phùng bi thảm - Phạm Tín An Ninh


Inline images 1
Theo đoàn quân tiếp thu Sài gòn mà lòng ông Hai Chi rối như tơ vò. Ông và hầu hết các đồng chí của ông ngơ ngác tưởng như chuyện mộng mị không thể nào xảy ra. Chính đơn vị của ông bị đánh tan tác gần như phải xóa sổ trong mùa hè 1972, đến nay vẫn chưa bổ sung xong, và đám bộ đội còn sống sót cũng chưa kịp hoàn hồn. Vậy mà Ban Mê Thuột mất, Tây Nguyên, Vùng 2, đến Vùng 1 có lệnh bỏ, để rồi cả miền Nam thất thủ chỉ trong vòng bốn mươi lăm ngày. Có lẽ những người ngồi trong Bộ Chính Trị ngoài Hà Nội cũng còn bất ngờ, huống hồ Hai Chi, chỉ mang quân hàm thiếu tá, làm sĩ quan hậu cần của một sư đoàn nằm tận vùng rừng núi Tây Nguyên heo hút..

Ủng Hộ Ông Thị Trưởng Toronto John Tory - Duy Hân.

Vào sáng thứ bảy 13 tháng 10, 2018, ban vận động bầu cử của ông Thị Trưởng Toronto John Tory đã đi đến nhiều nơi trong thành phố để chào mừng người dân, chia sẻ về việc tranh cử, chiến dịch làm sao cho thành phố tốt đẹp hơn. Một số anh chị em trong cộng đồng Việt Nam cũng đã đến địa điểm của khu vực Scarborough để ủng hộ ông John Tory, tỏ lòng biết ơn ông và các nghị viên đã quan tâm tới cộng đồng Việt Nam tại Toronto nhất là việc được Thượng Kỳ. Nhiều nghị viên, dân biểu, truyền thông Canada cũng đã có mặt.


Chiều mai Chúa nhật 14 tháng 10, sẽ có buổi họp mặt để vận động tranh cử cho ông Thị Trưởng John Tory và bạn trẻ Kevin Vương ứng cử City Councillor. Xin kính mời quý đại diện các tôn giáo, hội đoàn, truyền thông và quý đồng hương tham dự từ 6 giờ 30 tới 9:30 tại nhà hàng Dim Sum King Seafood, 421 Dundas Street West, lầu 3, Toronto. Vé tham dự là $30 để giúp chi phí tổ chức và thức ăn tại nhà hàng. Có vé tại cửa.


Quý đồng hương ủng hộ cho ông thị trưởng John Tory hoặc Kenvin Vuong từ $26 đến $300 sẽ được thành phố hoàn trả lại 75%. Ví dụ chúng ta ký cheque tặng $100 thì thành phố sẽ trả lại $75, chúng ta thực sự chỉ tốn $25. 

Sau đây là vài hình ảnh.


Duy Hân. 


Sống ở Mỹ khổ lắm

Sống ở Mỹ khổ lắm vì con cái đi học từ lớp 1 tới lớp 12 không được đóng một đồng học phí nào mà còn bị xe buýt đưa đón tận nhà và bắt ăn sáng ăn trưa ở trường học. Chưa kể lên Đại học, chi phí lại còn giảm bằng 1/3 so với Du học sinh

Sống ở Mỹ khổ lắm vì người dân bị có khả năng mua nhà và xe hơi rẻ quá trời. Nhà ở thì bị mở máy lạnh từ toa-let tới phòng ngủ 24/24. Hơn thế nữa, đi đâu cũng phải bị leo lên xe hơi với xăng giá rẻ hay phương tiện công cộng.
Sống ở Mỹ khổ lắm vì ai cũng bị phải đi làm chứ không có bị phụ thuộc vào người khác. Khổ nơn nữa là không có cảnh một người đi kiếm tiền về để cung phụng 10 người vô công rỗi nghè hay nói khác đi là không có việc gì để làm.
Sống ở Mỹ khổ lắm vì ai cũng bị mua bảo hiểm y tế, và ai làm ít tiền thì bị chính phủ cho bảo hiểm miễn phí. Khổ hơn thế nữa là ai bị bệnh đi nhà thương thì không được ngủ chung giường với bệnh nhân khác cho nên buồn tẻ lắm
Sống ở Mỹ khổ lắm vì khi thất nghiệp bị chính phủ cho ăn tiền thất nghiệp, khi bị thương thì bị chính phủ cho tiền thương tật, và khi đến tuổi già thì lại bị chính phủ cho tiền già và bị cho bảo hiểm sức khỏe miễn phí

Sống ở Mỹ khổ lắm vì bị không phải lo cái ăn cái mặc, bị chán ngấy về thịt thà cá mắm, và còn bị ăn đồ nhập khẩu ngon nhất trên thế giới.

Sống ở Mỹ khổ lắm vì bị tự do ngôn luận, bị tự do tôn giáo, và bị tự do báo chí mà không bị ai đến hăm dọa, ngăn cản.

Sống ở Mỹ khổ lắm vì con cái trưởng thành và lập gia đình thì bố mẹ bị mất cái gành nặng về tài chính. Nói các khác là con cái lập gia đình thì bố mẹ không cần phải cho con của hồi môn.

Sống ở Mỹ khổ lắm vì nếu mình không thích sống ở tiểu bang này thì dọn đi tiểu bang khác, chỉ cần thi lại luật đổi bằng lái xe là chính thức trở thành cư dân của tiểu bang ấy mà không cần giấy tạm trú, tạm vắng, hoặc chuyển hộ khẩu.

Sống ở Mỹ khổ lắm vì vợ chồng đi chơi ngủ khách sạn không cần bị đòi hỏi phải mang theo giấy kết hôn. Khổ hơn thế nữa là đàn ông bị cấm không được đánh đập vợ con.

Sống ở Mỹ khổ lắm vì mua nhà là sở hữu luôn cả miếng đất chứ không phải “quyền sử dụng đất”, tên tuổi rõ ràng trên website Mỹ chứ không cần sổ đỏ sổ hồng. Người nước ngoài cầm cuốn passport là mua cái một chứ không cần chứng minh này nọ.

Sống ở Mỹ khổ lắm, không bị cướp đất, cướp nhà vô cớ..ai bước vô nhà không xin phép là bị bắn tại chỗ...

Sống ở Mỹ khổ lắm. Luật lệ rõ ràng, không bị chơi luật LẠ.

Sống ở Mỹ khổ lắm, bác sĩ chữa bệnh ẩu là bị sue sút quần.

Sống ở Mỹ khổ lắm vì ai cũng bị phải đi làm chứ không có bị phụ thuộc vào người khác. Khổ nơn nữa là không có cảnh một người đi kiếm tiền về để cung phụng 10 người vô công rỗi nghè hay nói khác đi là không có việc gì để làm.

Sống ở Mỹ khổ lắm vì ai cũng bị mua bảo hiểm y tế, và ai làm ít tiền thì bị chính phủ cho bảo hiểm miễn phí. Khổ hơn thế nữa là ai bị bệnh đi nhà thương thì không được ngủ chung giường với bệnh nhân khác cho nên buồn tẻ lắm

Sống ở Mỹ khổ lắm vì khi thất nghiệp bị chính phủ cho ăn tiền thất nghiệp, khi bị thương thì bị chính phủ cho tiền thương tật, và khi đến tuổi già thì lại bị chính phủ cho tiền già và bị cho bảo hiểm sức khỏe miễn phí

Sống ở Mỹ khổ lắm vì bị không phải lo cái ăn cái mặc, bị chán ngấy về thịt thà cá mắm, và còn bị ăn đồ nhập khẩu ngon nhất trên thế giới.

Sống ở Mỹ khổ lắm vì bị tự do ngôn luận, bị tự do tôn giáo, và bị tự do báo chí mà không bị ai đến hăm dọa, ngăn cản.

Sống ở Mỹ khổ lắm vì con cái trưởng thành và lập gia đình thì bố mẹ bị mất cái gành nặng về tài chính. Nói các khác là con cái lập gia đình thì bố mẹ không cần phải cho con của hồi môn.

Sống ở Mỹ khổ lắm vì nếu mình không thích sống ở tiểu bang này thì dọn đi tiểu bang khác, chỉ cần thi lại luật đổi bằng lái xe là chính thức trở thành cư dân của tiểu bang ấy mà không cần giấy tạm trú, tạm vắng, hoặc chuyển hộ khẩu.

Sống ở Mỹ khổ lắm vì vợ chồng đi chơi ngủ khách sạn không cần bị đòi hỏi phải mang theo giấy kết hôn. Khổ hơn thế nữa là đàn ông bị cấm không được đánh đập vợ con.

Sống ở Mỹ khổ lắm vì mua nhà là sở hữu luôn cả miếng đất chứ không phải “quyền sử dụng đất”, tên tuổi rõ ràng trên website Mỹ chứ không cần sổ đỏ sổ hồng. Người nước ngoài cầm cuốn passport là mua cái một chứ không cần chứng minh này nọ.

Sống ở Mỹ khổ lắm, không bị cướp đất, cướp nhà vô cớ..ai bước vô nhà không xin phép là bị bắn tại chỗ...

Sống ở Mỹ khổ lắm. Luật lệ rõ ràng, không bị chơi luật LẠ..

Sống ở Mỹ khổ lắm, bác sĩ chữa bệnh ẩu là bị sue sút quần.
Khổ nhất là chửi, nói xấu hai đảng một lúc mà không bị gì. Chửi Lãnh Tụ thoải mái 
Khổ cũng chịu hỷ.

Toa linh dược PSP Weasel Coffee... Tắc nghẽn mạch máu não - không nên coi thường. - VHLA


Huhu... bởi vì tôi coi thường, nên bị dính cựa 2 phùa stroke, ớn quá xá. Lão toubib cardiologist cảnh giác tôi, thêm một lần nữa coi như đi bán muối vậy. Nhưng mấy năm nay nhờ uống cà phê weasel PSP của lão Trần Mạnh Chi, nên mức máu khá thấp. Sừ ta bảo có con chồn weasel nào máu cao đâu nhỉ?

Toa weasel café thật linh nghiệm. Café PSP weasel chuyên trị hay ngăn ngừa chứng tắc nghẽn mạch máu não, đối với tôi thôi nhe bà con, ai đó cơ thể khác mình không rõ. Khoe với các bồ nè, đọc đi nghe...

Xem link "StrokeSmart" là đủ biết. Madame Gina Nga đọc xong, ngày nào cũng 2 filtre café weasel.... Tạp chí Stroke khoe toa linh dược, mà Hiệp hội Stroke Quốc gia (National Stroke Association) chấm điểm cao toa weasel coffee tại sao ta không ực nhỉ ? Me-sừ giáo Mạnh Chi và madame Gina Nga vui uống hà rầm thôi. 


Trời Đủ Nắng

troidunang


Trời đủ nắng hoa xinh chớm nở
Lòng bình an xóa vỡ muộn phiền
Sông đời đầy những oan khiên
Gây ra cũng bởi bạc tiền phù du
*
Khi nhắm mắt đong đu theo khói
Nắm được gì để trói vào thân
Khói tan, thân cũng thối dần
Vô hình biến dạng theo tầng mây bay
*
Trời đủ nắng cỏ cây xanh lá
Tâm bình sinh khấm khá xây đời
Cơm ngày hai bữa an ngơi
Người giàu chất núi cũng rời trần gian
*
Không ai sống đến ngàn năm tuổi
Trút hơi tàn lủi thủi quạnh hiu
Đắp mền thảm cỏ xanh rêu
Lắng nghe gió thổi sáo tiêu ru hồn
Bầu trời có mây xanh mộng mơ và áng mây tím ngắt buồn tênh thì dưới trần gian cũng không thoát khỏi hai cảnh đời, sum vầy hạnh phúc và chia ly buồn bã đến rã ruột héo hon. Nỗi buồn tím lòng của những vầng mây xám xịt trên bầu trời rồi cũng tỏa lan dần, lùa tan theo cơn gió mà bay xa. Còn nỗi buồn ai oán trong lòng con người không dễ gì bay xa như cơn gió thoảng, khi mà vết thương in khắc trong trái tim tuy vô hình, nhưng đó là mũi dao bén nhọn cắt nát tâm can con người ra từng miểng vụn.
Năm tháng mái tóc còn xanh màu yêu đời đỏ thắm, tất cả chúng ta hình như ai cũng nhìn trời bằng cặp mắt màu hồng, rất lạc quan. Khoảnh khắc ấy, bàn chân son gót êm đềm đi trên tấm thảm cỏ nhung mịn màng vì chưa chạm vào sỏi nhỏ, hay đá tảng chắn lối. Bỗng một ngày chẳng đặng đừng, là thế nhân, ta phải tiến về phía trước để tìm mục đích tươi sáng cho tương lai. Nơi chốn lập lòe muôn màu đèn hoa quyến rũ ở cuối đường chân trời xuất hiện ánh bình minh vào sớm mai thức dậy. Ta dụi mắt cho tầm mắt mở to để đoán biết từ đây đến vòng cung cánh quạt rực rỡ là bao xa.  Nhưng chắc chắn, không ai trong chúng ta có thể đo lường được chính xác là bao nhiêu dặm.  Hành trình từ nơi ta đang đứng tính theo đường chim bay, đến vùng hào quang chói lòa xa tít đó có bình yên chăng hay là lồi lõm với nhiều vũng thăng trầm rướm máu. Thuở ban đầu còn non nớt tuổi đời, ai cũng thầm nghĩ:
Mình sẽ có đủ nghị lực và niềm tin, dễ dàng đi tới vầng sáng rạng ngời ấy tùy theo thời gian bao lâu mà thôi.  Sức khỏe, kèm theo tư duy của từng trí óc sẽ là động lực thu ngắn hay kéo dài hành trình. Có người chỉ mất một phần ba, hai phần ba nhưng cũng có người phải hao mòn trả giá bằng cả kiếp nhân sinh của mình. Tất cả những gì mình đặt ra cho lịch trình như bài toán nan giải sẽ được lần lượt chứng minh suy ra kết quả sau cùng, chắc chắn không phải nhanh gọn như một cộng với một là hai bao giờ.
Cái duyên trời ban cho mỗi con người, cái nợ phải gánh chịu, may mắn hay xui rủi đều ảnh hưởng rất nhiều vào con đường suôn sẻ giúp ta chụp bắt điều mơ ước. Tôi tạm ví ánh nắng mặt trời là thiên thời địa lợi tươi sáng giúp bàn chân thoải mái bước nhàn du trên nền đất khô ráo nhanh hơn.
Nếu là những ngày mưa dầm mềm đất thì bàn chân ta sẽ bị lún sình, trợt lùi, bùn sệt đẩy xô khiến ta mất thăng bằng té ngã rồi lảo đảo xoay hướng về phía sau lưng. Dĩ nhiên trong khoảnh khắc ấy, thời gian vô tình kéo ta chùi ngược bơi về nơi ta vừa bắt đầu. Con đường dấn thân đi tìm tương lai sẽ dài hơn và lâu hơn.
Nếu ta so sánh với người có thiên duyên tự nhiên, luôn gặp điều may mắn thì đôi chân ung dung đi trên mảng đất không lầy lụa nên chướng ngại vật trước mặt sẽ không làm chân họ liêu xiêu cho đến nỗi phải chùn bước.
Trời đủ nắng là lợi điểm giúp ta đi đến điểm đích cuộc đời như đôi hia bảy dặm. Nhưng cái quan trọng là sự nhận thức, ta biết khi nào đủ thì nên dừng chân để tận hưởng những gì mình đang nắm giữ trong bàn tay. Nếu lòng không ngừng say men chiến thắng, chân cứ bước hoài, mải mê hái ra tiền, sẽ đến một lúc hơi thở giận hờn bỏ ta mà đi bất thình lình vì sức khoẻ đuối rồi.
Giây phút cuối từ giã cõi trần, ta giật mình tiếc nuối, hối hận thì đã quá muộn màng. Khi ta ngộ ra, tiền tài mà mình đổ mồ hôi xót con mắt để chụp giựt, tranh giành lúc còn sanh tiền chưa xài hết và tất cả đều ở lại cõi tạm….
Buồn ơi, số tiền phù du đó không được cho vào chiếc áo gỗ để cùng nằm cạnh bên mình, chung tình theo ta mang xuống tuyền đài. Một cái nút áo cũng bị cắt bỏ lại dương gian. Buông xuôi!
Bạch Liên

Trump’s Huge Win in Turkey Could Have Big Impact

Image result for andrew brunson turkey

President Trump’s securing the release of an American pastor held in Turkey could have a huge impact on defense relations within NATO. The Washington Examiner:
Key senators indicated Friday that Turkey’s release of U.S. pastor Andrew Brunson could help ease tensions that have threatened the sale of F-35 joint strike fighters to Ankara.
Sen. Thom Tillis, R-N.C., spearheaded legislation suspending transfers of the jets over the imprisonment of the pastor on terrorism charges, and said his release after a court hearing Friday was a positive development.The detention, along with Turkey’s plans to buy a Russian S-400 missile defense system, had outraged Tillis and other lawmakers including Sen. Jeanne Shaheen, D-N.H., who targeted Ankara’s plans to purchase 100 of the F-35s and manufacture components of the aircraft.
“We pursued a number of diplomatic and policy channels that kept the pressure on. The Turkish government ultimately made the right decision, which will undoubtedly help improve U.S.-Turkey relations moving forward,” Tillis said in a statement.
This is welcome news, since Turkey remains a critical ally in the fight against terrorism and is a large contributor to NATO.

Bài viết mới nhất anh Huỳnh Văn Ba-và Thơ Thụ Ân (Exryu USA)

Exryu Cuối Tuần đã upload bài viết mới nhất anh  Huỳnh Văn Ba- Exryu USA gởi về chia sẻ với gia đình Exryu tối qua. 

Mời các anh chị vào xem

Nếu không xem được trực tiếp trong mail xin mời vào trang nhà : http://www.ERCT.com

 Chúc những ngày cuối tuần nhiều sức khoẻ nhiều niềm vui.



Exryu Cuối Tuần