Wednesday, 27 November 2013

Những từ dùng sai trong ngôn ngữ tiếng Việt

Trong ngôn ngữ giao tiếp và hành chính của người Việt chúng ta hiện nay, nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến nghĩa hoặc ghép từ một cách kệch cỡm. Điều này thể hiện tư duy tạm bợ và tinh thần thiếu trách nhiệm trong sử dụng ngôn từ. Việc đưa ra những khái niệm không chính xác này tạo thành một thói quen chấp nhận sự mù mờ trong định nghĩa từ, dễ gây hiểu lầm và tranh cãi, khiến cho văn bản kém tính chính xác. Đây là một bài chúng tôi sưu tầm, liệt kê các trường hợp sử dụng từ sai trong tiếng Việt hiện nay.

1.- Sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt.
CHUNG CƯ. Từ kép nầy được thành lập theo văn phạm Hán Việt ví tính từ đứng trước danh từ cho nên cả 2 từ phải đều là Hán Việt. Thế mà từ chung Hán việt không có nghĩa là chung chạ mà có nghĩa là cuối cùng. Vậy chung cư 終居 không phải là nơi nhiều người ở chung mà là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Vậy phải đổi từ chung cư thành chúng cư 衆居 thì mới ổn.

Nhật Bản muốn truyền đi 2 thông điệp: Đoạt vĩnh viễn đảo Senkaku nếu TQ đánh chiếm...


left align imageNgày 1 tháng 11, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho hay: "Căn cứ vào luật pháp quốc tế tiến hành cảnh giới, theo dõi thông thường không có bất cứ vấn đề gì, hoàn toàn không thể hiểu được sự phản đối của Trung Quốc". 

Ông Onodera cho rằng, ông không hiểu được sự phẫn nộ của Trung Quốc đối với việc tàu chiến, máy bay Nhật Bản xâm nhập khu vực diễn tập của Quân đội Trung Quốc trước đó. Nhưng, trong cùng một ngày, Nhật Bản điều động 15% tổng binh lực của Lực lượng Phòng vệ (34.000 quân) tiến hànhtập trận đoạt đảo quy mô lớn. 

Tại LHQ ở Genève : Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam thúc đẩy các quốc gia Thành viên LHQ...

*******************************************************************************************************************************************
Logo VCHRQuê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam 

B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
*******************************************************************************************************************************************
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI GENÈVE NGÀY 27.11.2013
Tại LHQ ở Genève : Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam thúc đẩy các quốc gia Thành viên LHQ yêu sách Việt Nam cải cách luật pháp cho Nhân quyền nhân cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát sắp tới


Tạ Ơn Con

      Con gái của Ba,

      Còn bốn tháng nữa con tròn 56 tuổi. Nhưng trong lòng Ba con vẫn còn trẻ như tuổi 15. Ba nhớ lại cũng ngày nầy 18 năm về trước, cha con mình đùm túm dắt nhau đi vượt biên rồi sang Mỹ. 

Ba nói là "đùm túm" vì hồi đó Ba từ trại tù cải tạo về thì con đã gần 40 tuổi. Khổ. Nghèo. Nhìn con gái Ba héo úa dung nhan mà Ba khóc ròng. Tại ba! Tại Ba hết thảy! Làm con gái của một "sĩ quan nguỵ" nên từ trường Đại Học ra con không có việc làm. Hàng ngày, ngồi ở góc chợ Bàu Hoa vùng Ngã Tư Bảy Hiền-Sài Gòn để bán từng tô bún mắm. Cứ ba tháng một lần lặn lội ra Bắc thăm Ba. 

      

Bản sắc anh hùng - Lê Dủ Chân (Danlambao)

(Một dân tộc sáng suốt là một dân tộc không có Anh Hùng thù địch với Anh Hùng)

Lê Dủ Chân (Danlambao) - Xưa nay ít ai dám đặt một anh hùng lên bàn cân để cân đo đong đếm, để so kè đúng sai bởi vì khi lịch sử của một dân tộc đã xác nhận một anh hùng thì đương nhiên không thể nào sai trật. Tuy nhiên ở nước ta kể từ khi có đảng cộng sản cầm quyền đến nay, với chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bước ra khỏi ngỏ đã gặp anh hùng, là giai đoạn mà lịch sử bị sửa sai, chân lý bị đảo ngược, xã hội bị bịt mắt, nhà cầm quyền nói một đường làm một nẻo thì vấn đề tái định vị một anh hùng tưởng cũng là đều nên làm trong thời buổi nhiễu nhương, đêm giữa ban ngày này...

*

Bản sắc anh hùng phi khanh tướng
Tâm địa tiểu nhân vị công hầu
Anh hùng tử khí hùng bất tử
Tiểu nhân sinh sinh khí bất tồn.

NHÂN CHỨNG VỀ NGUYỄN TRỌNG NHO - NGUYỄN PHÚC LIÊN

NHÂN CHỨNG VỀ NGUYỄN TRỌNG NHO
NGUYỄN PHÚC LIÊN
Geneva, 26.11.2013

 


          Trọng kính Ông HAO PHAM và Quý Vị,
Từ đầu khi vào các Diễn Đàn năm 2001 đến nay, mục đích viết lách của tôi trên Diễn Đàn là đóng góp phần nào cho cuộc đấu tranh DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN hiện hành. Chính vì cái mục đích tối quan trọng này mà tôi tránh không viết về những gì quá khứ khả dĩ  gây phân tán lực lượng Quốc gia chống CSVN.

“Em ra đi nơi này… vẫn thế !” (!#?!) - Thiện ngôn

Trên nguyên tắc, bản Hiệp Ước Hòa Đàm Ba Lê có hiệu lực kể từ ngày ký kết (27-1-73). Các thành viên có bổn phận thi hành nghiêm chỉnh những điều khoản đã chấp thuận. Nhưng bất hạnh thay, chỉ sau khoảng hai năm ba tháng, tức thời điểm 30-4-75, thế giới được chứng kiến đoàn xe thiếp giáp mang nhãn hiệu Nga Xô xuất hiện rầm rộ tại Sàigòn. Người dân Thủ đô, nhìn thấy trên nóc mỗi xe, lúc bấy giờ, được ngụy trang bằng lá cờ “Mặt Trận Giải Phóng”, nhưng lại chở toàn là ‘bộ đội chính quy’ CS Bắc việt, với trang phục (chẳng cần che dấu) “nón cối dép dâu”! 
Mưu toan thôn tính VNCH, một “Tiền đồn chống cộng của thế-giới tự-do” tại vùng Đông nam Á, là chủ đích vốn được Hồ chí Minh rắp tâm làm theo mệnh lệnh của Liên xô và Trung cộng. Họ Hồ “mắt nhắm mắt mở” giúp phe đàn anh cộng sản bành trướng chủ nghĩa Mác- Lê, đặc biệt trên toàn diện bán đảo Đông dương (!). 
Việc thi hành lệnh kể trên cũng được xác nhận thêm lần nữa bởi cá nhân Lê Duẩn, TBT đảng CS Bắc việt, một cán bộ hậu duệ ‘học trò tâm đắc’ của Chủ tịch Hồ Minh: 
“… tiến hành cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam” là nhằm phục vụ mục tiêu đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản”; kèm theo lời ‘khẳng định’ của Duẩn tại Sàigòn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”….
 
*

Núi Vọng Phu: Những Thiếu Phụ Chờ Chồng Muôn Kiếp


      Người Á Đông từ xưa vẫn giữ một nét ý thức đáng quí: sự thủy chung, tình yêu trước sau không đổi. Ý thức này xuất phát từ luân lí truyền thống của mấy ngàn năm trước và đã đem lại cho gia đình một giường mối chắc chắn và đẹp đẽ. Truyền thống tư tưởng ấy đã thổi hồn vào những khối đá vô tri trên núi cao để chúng thành huyền thoại: Huyền thoại hòn Vọng Phu. Huyền thoại này xuất hiện nhiều trong văn hóa dân gian vùng Đông Á, mỗi vùng mỗi khác, lưu truyền qua nhiều thế hệ nhưng vẫn chung một sắc màu dân dã, bi đát, đầy kịch tính, tôn vinh người thiếu phụ trung trinh, người thiếu phụ chờ chồng mòn mỏi đến hóa đá. Những chuyện tình đầy nước mắt đã biến những ngọn núi trầm tư rải rác từ Lạng Sơn, Thanh Hóa đến Thanh, Nghệ vào đến Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa… và cả một số ngọn núi trên lục địa rộng lớn của Trung Quốc thành những truyện truyền kì.
 

Tạ ơn đời - Trần Yên Hạ




Ba em là một sĩ quan trong quân lực VNCH. Ông bị bắt đi tù khi cộng sản chiếm miền Nam năm 1975. Không có ba, cuộc sống gia đình em thật vất vả với đồng lương công nhân eo hẹp của mẹ. Mỗi buổi chiều, sau giờ học, em phải đi bán vé số để kiếm tiền phụ mẹ nuôi bốn đứa em còn bé dù lúc đó em chỉ mới chín tuổi. Mỗi năm một lần em theo mẹ đi thăm ba qua các trại tù trong miền Nam và cuối cùng khi ba bị đưa ra Bắc thì mẹ con em chỉ biết ôm nhau khóc vì thương nhớ và lo lắng cho ba, nhưng không có đủ tiền để đi đến một nơi quá xa lạ mà mẹ em chưa từng đặt chân đến. Lúc ấy, trong những lá thư gửi về, ba thường viết “ao ước lớn nhất của ba là được sống với vơ con, dù có phải vất vả, nhọc nhằn mấy ba cũng vui”. Năm 1983, ba được thả về. Thật không còn niềm hạnh phúc nào lớn lao hơn cho gia đình em trong phút giây sum họp đó. Cả nhà mừng vui không kể xiết. Nhưng rồi, ngày vui ấy cũng qua mau. Hằng ngày phải trình diện và sống dưới sự quản chế của công an phường, ba luôn lo sợ không biết bị bắt lại lúc nào. Với tình trạng của ba lúc đó không dễ dàng xin được việc làm nên ba phải mướn xích lô để kiếm sống qua ngày. 

50 năm sau, bí ẩn vẫn bao trùm vụ ám sát Kennedy

Tổng thống John F. Kennedy và phu nhân vài phút trước khi bị ám sát, tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ, ngày 22/11/1963.
Tổng thống John F. Kennedy và phu nhân vài phút trước khi bị ám sát, tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ, ngày 22/11/1963.
Wikipédia

Phạm Trần / Thanh Phương
Hôm nay là đúng kỷ niệm 50 ngày Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát ở Dallas Texas ( 22/11/1963 ). Cho tới nay, bí ẩn vẫn bao trùm vụ ám sát này và vẫn còn có nhiều đồn đoán khác nhau về thủ phạm thật sự. Dịp kỷ niệm 50 năm vụ ám sát Kennedy cũng là lúc để người dân Mỹ tưởng nhớ một vị Tổng thống đã từng mang lại hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Nhà báo Phạm Trần trả lời phỏng vấn từ Washington

https://dl.dropboxusercontent.com/u/9628875/QR_PHAM_TRAN_22_11_13_-_HUNG.mp3


Ngô Nhân Dụng – Kinh tế củ mài ăn xuông

Trong hai tuần rồi, mục này trình bày những bước cải tổ kinh tế mới của đảng Cộng sản Trung Quốc. Chúng ta đã thấy, Tập Cận Bình đang cố thay đổi cơ chế để “thị trường hóa” nền kinh tế nhiều hơn. Còn ở Việt Nam thì họ thấy sao?
Hãy nghe ông Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư nói chuyện ở Quốc hội vào cuối tháng Mười, năm 2013.

Ông Vinh tuyên bố: “Việt Nam phải đổi mới, không đổi mới thì không tiến lên được. Tôi đã báo cáo trước chính phủ…

1963-2013, 50 Năm Nhìn Lại Việt Nam - VIỆT NGUYÊN

LTS - Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston

  
HT Thích Quảng Đức tự thiêu, khởi đầu những sóng gió lịch sử 50 năm trước tại Việt Nam

   

Đệ Nhất Cộng Hòa. Đệ Nhị Cộng Hòa. Đệ Tam Quốc Tế cộng sản: Sự Tương Phản Đối Nghịch


Lm Gioan Baotixita Đinh Xuân Minh
Frankfurt/Đức Quốc, Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2013
 
Đệ Nhất Cộng Hòa

Ngoài những những công trạng lớn như, dẹp loạn hiện tượng „12 sứ quân“, và bình định gần một triệu người tránh Cộng như tránh hủi, từ Bắc vào Nam. Ngoài việc canh tân đất nước, thiếp lập khai sinh nền Dân Chủ Cộng Hòa, v.v.., nếu tóm gọn chính sách của nền Đệ Nhất Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, theo lời kể của Hòa Thượng Thích Quảng Lợi, thuộc Chùa Qui Quyên, thành phố Houston, Tiểu Bang Texas/Hoa kỳ, thì tựu chung ba chính sách thật rõ rệt sau: Đó là: BÀI PHONG, ĐẢ THỰC và DIỆT CỘNG.
 

BẮC KỲ 9 NÚT - KỲ 2 NÚT TLC BÙI-TRỌNG-NGHĨA/K18-BBTĐ

“Anh hãy đi cho khuất mắt tôi, các anh đeo dai như con đỉa. Chúng tôi đã sợ các anh quá rồi! Hai mươi mốt năm trước, chúng tôi đã phải bỏ cả nhà cửa làng xóm để chạy xa các anh vào đây, vậy mà bây giờ các anh vẫn lại theo bám, không buông tha!”
Đó là lời người con gái ở Hố-Nai Biên-Hòa (bắc kỳ 9 nút) nói với tên bộ đội (bắc kỳ 2 nút) khi hắn theo tán tỉnh cô sau 30-4-1975. Cô là thế hệ thứ hai của một gia đình di cư vào Nam sau 20-7-1954. Tội nghiệp cô gái bắc kỳ! Chúng tôi, những người lính thời ấy, trách nhiệm thế nào với nỗi nghẹn ngào cay đắng này của cô?


MỘT NGÀY TẠ ƠN NHÂN DÂN MỸ - Kim Thanh

kim thanh
cựu thuyền nhân, đương kim tỵ nạn viên


      Những người tỵ nạn Việt Nam, nếu có lần nào giở những trang sử lập quốc Hoa Kỳ, sẽ thấy mình còn may mắn hơn nhiều các thuyền nhân đầu tiên đã lênh đênh trên con tàu Mayflower cách đây gần ba thế kỷ. Họ có tên là Pilgrims, gồm những người Anh di cư sang Hòa Lan để tỵ nạn tôn giáo. Từ Hòa Lan, họ mơ ước một vùng đất hứa tươi sáng hơn, mãi tận Tân Lục Địa xa xôi, không khác gì chúng ta. Rồi một ngày một nhóm người đã quyết định vượt Đại tây dương trên chiếc tàu buôn của Công ty London, bắt đầu cuộc hành trình dài hai tháng đầy gian nan, đói khát, bệnh tật, chết chóc.

CÁM ƠN NGƯỜI LÍNH MỸ - Nguyễn Thị Thanh Dương


(Cảm xúc khi nhìn những hình ảnh người lính Mỹ bồng bế cứu giúp
 trẻ em Việt Nam trong thời chiến tranh tại Việt Nam).
 
Bao nhiêu mùa Lễ Tạ Ơn cho đủ,
Để Tạ Ơn người lính Mỹ năm xưa,
Hình ảnh anh bồng bế những trẻ thơ,
Trong lúc giao tranh, trong cơn hoạn nạn.
 
Thắm thiết tình người dù điều đơn giản,
Giữa đạn bom sống chết thật mong manh,
Người dân Việt Nam, người Mỹ các anh,
Đã có lúc khổ đau cùng chia sẻ.
 
Anh ôm đồm hai tay anh hai đứa,
Súng kẹp trong tay chân bước vội vàng,
Cha mẹ chúng chết hay đã bị thương,
Đứa trẻ khóc giữa mịt mờ khói súng.
 
Anh bế nó chạy trên đường làng vắng,
Quấn cho nó tấm chăn mỏng che thân,
Lội dưới ruộng đồng nước ngập ngang lưng,
Đứa trẻ ấm trên vai người lính Mỹ.
 
Anh bế nó trong căn nhà gạch đổ,
Bước qua tan hoang, qua cảnh đau lòng,
Đến một nơi nào tạm trú yên lành,
Giữa lúc hiểm nguy bên ta bên địch.
 
Anh vác nó đường hành quân vai nặng,
Đi giữa rừng chưa tới trạm cứu thương,
Đứa bé trúng đạn anh gặp trên đường,
Máu của nó trên áo người lính Mỹ.
 
Anh đã ngồi với một đàn trẻ nhỏ,
Tay súng chở che trong một chiến hào,
Chúng nằm im nghe súng nổ qua đầu,
.Ánh mắt tin cậy nhìn người lính Mỹ.
 
Anh đã cõng những người gìa người trẻ,
Băng bó vết thương máu chảy thịt rơi,
Họ lạc người thân mỗi người một nơi,
Được anh giúp, người lính Mỹ xa lạ.
 
Có thể hôm nay anh không còn nữa,
Có thể hôm nay anh lẩm cẩm gìa nua,
Anh không nhớ nổi cuộc chiến tranh qua,
Không nhớ những đứa trẻ trên tay anh thuở nọ.
 
Nhưng chúng tôi người Việt Nam vẫn nhớ,
Khi nhìn những hình ảnh cảm động này,
Thêm mùa Tạ Ơn để nói thêm lời,
Cám ơn người lính Mỹ trên quê hương tôi khói lửa.
           
Nguyễn Thị Thanh Dương
             
 

Những Tình Huống Trung Quốc Tấn Công Việt Nam - Đào Văn Bình

Việc Trung Quốc hạ thủy và đưa vào sử dụng tàu sân bay Thi Lang và ngày 22/11/2013 thử nghiệm thành công máy bay chiến đấu tàng hình không người lái J-20 (có hình dạng giống như B-2 của Mỹ) tạo thêm lo sợ cho khu vực Đông Nam Á và trực tiếp đe dọa Việt Nam. Trực tiếp đe dọa Việt Nam có nghĩa là Trung Quốc có khả năng tấn công Việt Nam bất cứ lúc nào bằng hỏa lực áp đảo và đánh chiếm luôn phần còn lại của Trường Sa khi đó làm chủ Biển Đông. Tháng 10/2013, Trung Quốc lại tiến hành một cuộc tập trận quy mô mang tên “Sứ Mệnh Hành Động 2013” ngòai khơi Phúc Kiến với sự phối hợp của Quân Khu Quảng Đông và Hạm Đội Hải Nam thực tập bắn đạn thật với hỏa tiễn không-đối-hải và ngược lại để răn đe Nhật Bản và Đông Nam Á.

THỜI TRANG DÂN OAN - NỖI XÓT ĐAU VÀ CẢ NỖI NHỤC - Bùi Thị Minh Hằng

Cuộc sống đời thường với biết bao nhiêu biến động quanh ta. Mỗi ngày lướt qua trên trang tin hay đường đời đều có biết bao tin tức , hình ảnh - câu chuyện khiến chúng ta phải bận tâm suy nghĩ. Chuyện vui thì quá ít mà sao buồn đau , khổ ải , nạn tai thì quá nhiều . Có bao nhiêu người sẽ đặt câu hỏi VÌ ĐÂU (? )sau mỗi sự kiện diễn ra trong xã hội này ?
Riêng tôi! Bất chợt coi mấy bức hình thời trang giải trí . Bỗng thấy lòng đau thắt khi liên tưởng đến VẤN NẠN DÂN OAN ...Một bức tranh đau xót đang hàng ngày,  hàng giờ phơi bày trong cuộc sống xã hội chúng ta . Ấy vậy mà chẳng có bất kỳ một cơ quan nào quan tâm giải quyết thấu đáo ...Trái lại Dân Oan càng ngày càng trở nên NHỨC NHỐI

 Nhà thiết kế thời trang này lấy ý tưởng từ những DÂN OAN VIỆT NAM THỜI @ ĐÂY SAO?

BẢN TRƯỜNG CA THỨ BẢY - Ngô Minh Hằng


(Gởi người anh em bên kia giới tuyến)

Gió thu lạnh, từng lá vàng run rẩy
Cây  trơ cành buồn bã hứng trời sương
Tôi viết tiếp bản trường ca thứ bảy
Chút lòng  người  vong quốc gởi quê hương !

 Một quê hương bên kia bờ đại hải
Nửa địa cầu vời vợi cánh chim bay
Quê tôi đấy, dân đau thương quằn quại
Tôi xa quê, lòng nhớ qúa, đêm ngày!

 Xưa, đẹp lắm, từng bờ sông, ngọn núi
Giặc tràn về tất cả trắng màu tang
Hăm mấy năm tôi chờ cơn gió nổi
Tôi đợi  Kinh Kha phất ngọn cờ vàng!

 Anh hỏi chúng tôi sao yêu đất nước
Lại âm thầm rời bỏ để ra đi
Và chị hỏi vì sao yêu tổ quốc
Cần bàn tay xây dựng lại không về ???

Tôi thẳng thắn trả lời anh và chị
Giận cũng đành. Tôi nói thật lòng tôi
Nếu còn đó, một độc tài đảng trị
Tôi có về, về tranh đấu mà thôi !

 Quê hương đấy nhưng tôi không ở được
Cũng không về đóng góp bởi vì saỏ
Bởi Bác Đảng qúa tham tàn, bạo ngược
Hút máu dân đen, xiết họng đồng bào !

 Hai chúng ta ở hai bờ giới tuyến
Hai con đường, lý tưởng nghịch chiều nhau
Tôi yêu tự do, công bình, chính thiện
Chế độ do dân lựa chọn, dân bầu

 Đường anh chị rắc gieo mầm oan nghiệt
Nào giáo điều, nào lừa mị, gian tham
Nào khủng bố, nào tù lao, tiêu diệt
Nên căm hờn đầy dẫy Bắc Trung Nam !

 Tôi nói thế nếu anh không vui lắm
Thì xin nhìn đất nước một lần xem
Có phải dân lành đói ăn, rách mặc
Chẳng tự do, không một chút nhân quyền ?

 Dòng Bến Hải, Đảng chia đôi  vĩ tuyến
Rồi Đảng xua quân  xâm lược miền Nam
Có phải Đảng ném thương binh xuống biển
Đoạn tôn danh người ..."mất tích"...vinh quang ?

 Có phải Đảng đã trả thù ác độc
Dân miền Nam sau khi cướp miền Nam 
Nhãn "Cải tạo", mác "khoan hồng, học tập"
Thực chất giết người quỷ quyệt, dã man ?
 
Có phải Đảng chặt cây rừng, trộm gỗ
Để lụt hàng năm nước nổi, dân chìm ?
Cứu trợ gởi về, tiền kia Đảng giữ 
Hiện vật nhập khọ Dân đói, đứng nhìn ?
 
Có phải đất dân Đảng thu, Đảng lấy
Dân biểu tình đòi, Đảng trả lại chưa ?
Có phải khắp nơi lòng dân chán ngấy
Những oán hờn cao chất ngất đơn thưa ?
 
Có phải Đảng bán dân làm nô lệ
Hết hạn rồi chẳng nhận họ về không?
Nước người trả. Đảng làm ngơ, mặc kệ
Chỉ dân đen là thân phận khốn cùng!
 
Có phải trẻ thơ bao em thất học
Đêm vỉa hè, ngày bới rác tìm cơm 
Trường lớp thiếu nhưng hotel vẫn mọc
Dân không nhà nhưng Đảng lắm sân golf ?
 
Có phải Đảng bôi đen dòng lịch sử
Dạy trẻ thơ thù hận, dối gian không?
Trăm năm trồng người, người thành công cụ
Luồn cúi Nga Tàu,  khinh  rẻ tổ tông 
 
Có phải thiếu niên đốt đời xuân trẻ
Để tương lai không  là thoáng phân vân ?
Em gái mười hai môi tô, mắt vẽ
Ai thắp đèn hồng mời mọc thiêu thân ?
 
Có phải Đảng, đỉnh cao ngồi chễm chệ
Trên ngai vàng, lòng chẳng xót thương dân 
Kiểu bạo chúa, reo cười trên máu lệ
Trên bạc vàng, trên quyền lực, phi nhân ?
 
Đảng và dân rõ ràng hai giai cấp
Đảng sang giàu, dân nghèo đói,đau thương
Đảng thống trị và người dân bị trị
Đảng tàn hung, dân khốn cực trăm đường !
 
Lệ đã thấm.  Mầm xanh từ lòng đất
Đã nẩy chồi, đang lớn giữa quê hương
Dân Việt Nam với tinh thần bất khuất
Sẽ vùng lên mà rửa mối căm hờn 
 
Anh thừa biết những lời tôi nói: ĐÚNG
Nên lo buồn mà chẳng dám nghe thôi
Đừng sợ nữạ Hãy nhìn vào sự thật
Để thương thân và thương đến giống nòi
 
Thế giới ngoài kia từng ngày biến chuyển
Những Bắc Hàn, Đông Đức, những Nam Tư
Khối Cộng Sản đang đi vào cõi chết
Vì lòng người bừng tỉnh giấc hoang mơ...
 
Thì hỡi chị, hỡi anh và hỡi bạn
Cùng chúng tôi, ta bước lại từ đầu
Hãy thành thật cho tình không đơn bạc
Muốn vườn tươi, phải diệt những loài sâu!
 
Muốn đất nước kịp người trong hội mới
Muốn ta không mai một chính đời ta
Muốn dân tộc tương lai không mù tối
Muốn ấm no hạnh phúc tới muôn nhà
 
Thì ta phải đập tan đời áp bức
Phá gông xiềng đòi dân chủ, tự do
Một thể chế chính quyền dân tạo dựng
Phải không anh? dân Việt vẫn mong chờ ???
 
Tôi đang nói với anh lời chí thiết'
Bằng con tim, bằng chân thật, tình người
Anh chẳng muốn nghe như tôi vẫn biết
Trong lòng anh, nguồn thác đã ngầm khơi...
 
Dòng thác đó lớn dần, lan rộng mãi
Trong  trái tim người tiến bộ các anh
Thành những dòng sông hướng về đại hải
Cùng với muôn lòng, đốt lửa đấu tranh!
 
Ngày anh về, quê hương vui biết mấy
Cả ba miền vàng rực bóng cờ xưa
Anh  đọc  lại bản trường ca thứ bảy
Nhìn anh, tôi cười. Mắt biếc. Xinh chưa ???
 
Ngô Minh Hằng