Lời giới thiệu :
Ông Trần Lê Quang, tốt nghiệp trường Cầu Đường (École des Ponts et Chaussées, Paris) của Pháp. Trở về nước, ông đã làm Tổng Giám Đốc Công Quản Hỏa Xa trong 5 năm (1951-1956), làm Bộ trưởng Bộ Công Chánh trong 4 năm, từ cuối năm 1956 đến cuối năm 1961, rồi làm Bộ trưởng Bộ Cải-Cách Điền-Điạ trong 3 năm, cho tới đầu năm 1964. Trong khi tại chức Bộ-Trưởng Công-Chánh, ông đã khởi xướng nhiều dự án quan trọng tại miền Nam Việt-Nam, như Thủy-Điện Danhim, Xa-lộ Saigon-Biênhoà, Dự-Án đem nước sạch từ Sông Đồng-Nai, Biên-Hoà cung-cấp cho Thủ-Đô Saigon/Chợ-Lớn, Nhà máy Xi Măng Hà-Tiên, Đường bay dài 3,000 m. bằng béton tại Phi-Trường Tân-Sơn-Nhứt/Saigon với đặc-tính kỹ-thuật thích-nghi cho máy bay phản-lực hạng nặng, ngày nay còn đang sử-dụng nguyên-trạng không thay đỗi, ngoại trừ Ga Hàng-Không đã được canh-tân, v.v… Ngày 2 tháng 10 năm 1960, Ông được Tổng Thống Ngô Đình Diệm giao trọng-trách Bộ Đặc-Trách Cải-Tiến Nông-Thôn. Bộ này bao gồm trách-nhiệm của Phủ Tổng-Uỷ Dinh-Điền trước-kia thuộc Phủ Tổng-Thống, hai bộ cũ, là Bộ Canh-Nông, Bộ Cải-cách Điền-Địa, và Ngân-Hàng Nông-Nghiệp. Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại hồi cuối năm 1963, Ông thôi việc Chính-Phủ. Sang đến năm 1964, ông được ra nước ngoài và làm việc với Liên Hiệp Quốc, cơ quan UNDP (United Nations Development Program), vào giữa năm 1965 với tư cách chuyên-viên. Địa bàn hoạt động của ông bắt đầu tại nước Phi-Châu Congo-Kinshasa, sau đó và phần lớn tại vùng Trung-Đông (Middle East) với các quốc gia Ả Rập tại điạ-phưong, như Lebanon, Syria, Jordanie, v.v. Ngoài ra ông cũng đã làm việc trong 3 năm với cơ quan Phát-Triển Kỹ-Nghệ của Liên-Hiệp-Quốc, UNIDO (United Nations Industrial Development Organization) tại Vienne, Áo-Quốc. Hiện nay ông Trần Lê Quang và gia đình sinh sống tại Mountain View, California. Ông Trần Lê Quang với tư cách là Bộ Trưởng của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước kia, hẳn phải rất quen thuộc với Dinh Độc Lập, là nơi làm việc và cư ngụ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong bài viết, tác giả đã nêu lên vài khía cạnh rất độc đáo, rất ít người biết về sự tích Dinh Độc Lập. Đào Viên
Ông Trần Lê Quang, tốt nghiệp trường Cầu Đường (École des Ponts et Chaussées, Paris) của Pháp. Trở về nước, ông đã làm Tổng Giám Đốc Công Quản Hỏa Xa trong 5 năm (1951-1956), làm Bộ trưởng Bộ Công Chánh trong 4 năm, từ cuối năm 1956 đến cuối năm 1961, rồi làm Bộ trưởng Bộ Cải-Cách Điền-Điạ trong 3 năm, cho tới đầu năm 1964. Trong khi tại chức Bộ-Trưởng Công-Chánh, ông đã khởi xướng nhiều dự án quan trọng tại miền Nam Việt-Nam, như Thủy-Điện Danhim, Xa-lộ Saigon-Biênhoà, Dự-Án đem nước sạch từ Sông Đồng-Nai, Biên-Hoà cung-cấp cho Thủ-Đô Saigon/Chợ-Lớn, Nhà máy Xi Măng Hà-Tiên, Đường bay dài 3,000 m. bằng béton tại Phi-Trường Tân-Sơn-Nhứt/Saigon với đặc-tính kỹ-thuật thích-nghi cho máy bay phản-lực hạng nặng, ngày nay còn đang sử-dụng nguyên-trạng không thay đỗi, ngoại trừ Ga Hàng-Không đã được canh-tân, v.v… Ngày 2 tháng 10 năm 1960, Ông được Tổng Thống Ngô Đình Diệm giao trọng-trách Bộ Đặc-Trách Cải-Tiến Nông-Thôn. Bộ này bao gồm trách-nhiệm của Phủ Tổng-Uỷ Dinh-Điền trước-kia thuộc Phủ Tổng-Thống, hai bộ cũ, là Bộ Canh-Nông, Bộ Cải-cách Điền-Địa, và Ngân-Hàng Nông-Nghiệp. Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại hồi cuối năm 1963, Ông thôi việc Chính-Phủ. Sang đến năm 1964, ông được ra nước ngoài và làm việc với Liên Hiệp Quốc, cơ quan UNDP (United Nations Development Program), vào giữa năm 1965 với tư cách chuyên-viên. Địa bàn hoạt động của ông bắt đầu tại nước Phi-Châu Congo-Kinshasa, sau đó và phần lớn tại vùng Trung-Đông (Middle East) với các quốc gia Ả Rập tại điạ-phưong, như Lebanon, Syria, Jordanie, v.v. Ngoài ra ông cũng đã làm việc trong 3 năm với cơ quan Phát-Triển Kỹ-Nghệ của Liên-Hiệp-Quốc, UNIDO (United Nations Industrial Development Organization) tại Vienne, Áo-Quốc. Hiện nay ông Trần Lê Quang và gia đình sinh sống tại Mountain View, California. Ông Trần Lê Quang với tư cách là Bộ Trưởng của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước kia, hẳn phải rất quen thuộc với Dinh Độc Lập, là nơi làm việc và cư ngụ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong bài viết, tác giả đã nêu lên vài khía cạnh rất độc đáo, rất ít người biết về sự tích Dinh Độc Lập. Đào Viên