Monday, 15 June 2015

J.M.W. Turner, Nhà Danh Họa Chịu Hàm Oan - Trịnh Thanh Thủy

Làm người đôi lúc phải chịu đựng những nỗi oan không thể giải, cho đến khi qua đời, đành mang nó theo xuống mồ. Đó là trường hợp của J.M.W. Turner(1775-1851), một hoạ sĩ uyên bác, thành công, gây nhiều tranh cãi, thuộc trường phái lãng mạn của Anh Quốc vào thế kỷ thứ 19. Ông là một danh hoạ bậc thầy chuyên về phong cảnh, đặc biệt nhất trong kỹ thuật vẽ màu nước. Ông cũng vẽ cả sơn dầu, và bản khắc acid.

 

Cộng đồng quốc tế lên án hoạt động xây đảo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Úc: TQ sẽ xây đảo nhân tạo lớn gấp 5 lần
Với việc bồi lấp các “lỗ hổng” bên trong các rặng đá ngầm, Trung Quốc có thể xây những hòn đảo nhân tạo lớn gấp 5 lần hiện nay.
Ngày 12.6, tờ Sydney Morning Herald của Úc đăng tải những hình ảnh vệ tinh mới nhất và cho rằng Trung Quốc đã phản ứng lại với những lời chỉ trích của cộng đồng quốc tế về hành động xây đảo phi pháp trên Biển Đông của mình bằng cách đẩy nhanh tiến độ các dự án này hơn.
Mỹ, Úc, Nhật Bản và gần đây nhất là lãnh đạo các nước G7 đều đã cảnh báo rằng Trung Quốc cần phải chấm dứt ngay các hoạt động bồi lấp, xây đảo phi pháp ở Biển Đông, với nỗi quan ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng những hòn đảo này để bố trí các loại vũ khí hạng nặng, cơ sở quân sự và sân bay.

Makeno - " mặc kệ nó "


Dưới đây là ý kiến của một người Hà nội về chuyện này

Bài này phản ảnh đúng đấy anh ạ . Ở VN bây giờ thực phẩm ô nhiễm nhiều do cách làm ăn gian dối , đặt lợi nhuận lên trên hết .Báo chí đã phản ảnh rất nhiều , nhưng có lẽ không có kết quả mấy . Do đó có nhiều nhà ở thành phố đã tự tự trồng rau , và chăn nuôi , cũng như đã có một số cửa hàng bán hoặc /nhập thực phẩm sạch có chứng chỉ đã được kiểm tra đàng hoàng, tất nhiên với giá đăt hơn hẳn . .... Tất nhiên cũng chỉ được một số lượng nhất định
Sống chung với lũ thì phải vậy biết làm sao bây giờ .

Chính quyền Makeno thì dân chúng cũng Makeno
 

Thảm họa Bắc thuộc: Phim Tài liệu - Kính Hòa, phóng viên RFA

Hình bìa bộ phim Tài liệu Thảm họa Bắc thuộc
Hình bìa bộ phim Tài liệu Thảm họa Bắc thuộc
 Files photos

Một nhóm làm phim tại hải ngoại vừa cho ra đời một bộ phim tài liệu mang tựa đề Thảm họa bắc thuộc, nói về quan hệ Việt nam Trung quốc. Sau đây là trao đổi giữa Kính Hòa và ông Chu Lynh, một trong những người thực hiện bộ phim về việc xây dựng bộ phim cũng như nội dung của nó. Ông Chu Lynh cho biết:
Ông Chu Lynh: Cuốn phim Thảm họa bắc thuộc đã được thực hiện trong hơn hai năm, với cái nội dung chính yếu là nhận diện cộng sản Trung Hoa, và nhận diện cộng sản Việt nam trong cái thảm kịch đưa đất nước Việt nam vào tình trạng thảm họa bắc thuộc. Sau đó chúng tôi có nói tới, đề cập tới một phần khá quan trọng, đó là những ngọn lửa Việt xuất phát từ trong quá khứ của lịch sử Việt nam cho đến ngày hôm nay. Những người trong nước, đặc biệt là giới trẻ, tổ chức thành những đoàn thể để mà lên tiếng về cái thảm họa bắc thuộc ngày hôm nay. Và sau cùng là chúng tôi cũng gửi đi một thông điệp, thông điệp này trước tiên là của tiền nhân, kế tiếp là của những nạn nhân trong thảm kịch bắc thuộc.
Kính Hòa: Hiện nay Việt nam là một quốc gia độc lập, thế thì cái đe dọa là như thế nào để Việt nam lệ thuộc Trung Hoa như ông vừa nói, thì ông có thể nói rõ hơn không?
Ông Chu Lynh: Chuyện Bắc thuộc không phải chỉ có bây giờ mà nó xuất phát từ trong quá khứ. Nhưng mà người Tàu không làm gì được nước Việt nam, bởi vì lúc đó triều đình với dân là một để chống lại quân xâm lăng từ phía bắc. Nhưng ngày hôm nay, triều đình tức là cộng sản Việt nam không đứng về phía dân chúng, tức là không đứng về phía dân tộc, cho nên người dân rất khó lòng chống lại người Tàu. Ngược lại thì cộng sản Việt nam đã toa rập, thần phục, tiếp tay cho người Tàu để mở cửa, từ biên giới cho đến các lĩnh vực khác, để người Tàu chiếm các cuộc đấu thầu, những cuộc đấu thầu có tính chiến lược về kinh tế và quốc phòng đều lần lượt nằm trong tay người Tàu. Chúng tôi không đi vào chi tiết vì trong cuốn phim có nõi rõ những lãnh vực đó.
Nội dung chính yếu là nhận diện cộng sản Trung Hoa, và nhận diện cộng sản Việt nam trong cái thảm kịch đưa đất nước Việt nam vào tình trạng thảm họa bắc thuộc
Ông Chu Lynh
Chúng tôi nghĩ rằng nếu mà ngày nay, cộng sản Việt nam trở về với dân tộc và đứng về phía dân chúng, thì chúng tôi nghĩ sẽ không có thảm họa bắc thuộc.
Kính Hòa: Thưa ông Chu Lynh, đây là một bộ phim tài liệu, vậy thì ông có thể cho biết những nguồn tài liệu nào đã được sử dụng và những nhân vật nào xuất hiện trong phim?
Ông Chu Lynh: Tài liệu về thảm họa bắc thuộc trôi nổi trên Internet rất là nhiều. Mà nếu mình lấy tài liệu trên Internet thì phải nói là rất khó khăn vì có quá nhiều tài liệu. Có nhiều bài báo có tính cách nghiên cứu, mà nhận định cũng không thuần nhất, thì cái nhiệm vụ của chúng tôi khi làm phim tài liệu là lọc và hệ thống hóa tất cả những dữ diệu trong quá khứ, và hiện tại. Chúng tôi lọc ra và chọn những tài liệu. Cộng với một số nhà nghiên cứu có uy tín ở hải ngoại, đồng thời chúng tôi cũng có phỏng vấn một số người trong nước.
Đặc biệt chúng tôi có mời ba nhân vật ngoại quốc là đạo diễn David Setter, ông là đạo diễn của bộ phim The age of Delirium, hình như dịch ra là Thời đại mê sảng. Giáo sư Stephen Young, ông là Giáo sư tại trường Đại học Hamline, Minnesota. Và sau cùng là Giáo sư Carlyle Thayer là chuyên viên về Đông Nam Á, rất nổi tiếng chuyên về bình luận vấn đề thời sự của Đông Nam Á. Nói tóm lại chúng tôi phỏng vấn 21 người.
Kính Hòa: Thưa ông Chu Lyng, trờ về với cái vấn đề bắc thuộc, có vẻ như người ta nói một trong những nguyên nhân của nó là do sự đồng ý thức hệ giữa hai đảng đang cầm quyền ở Trung quốc và Việt nam, có phải đó là nguyên nhân mà nhóm làm phim cho rằng dẫn tới thảm họa bắc thuộc của dân tộc Việt nam hay không?
Ông Chu Lyng: Trong cuộc phỏng vấn, Giáo sư Carlyle Thayer có nói cái vấn đề là trước đây là ý thức hệ, nhưng cộng sản Việt nam không ngờ là ý thứ hệ bây giờ không còn nữa, mà bây giờ là ý thức dân tộc, quyền lợi của dân tộc. Cộng sản Việt nam đâu có ngờ rằng bây giờ là quyền lợi của Trung quốc. Khi nhận ra bây giờ đã quá muộn rồi, cái ý thức hệ bây giờ không còn nữa.
Kính Hòa: Dạ thưa ông, người ta cũng hay nói rằng là Việt nam đang thực hiện một chính sách gọi là chính sách đu dây giữa các cường quốc. Và dường như là họ cũng có những nổ lực như là mua sắm vũ khí, đôi khi họ cũng lên tiếng mạnh mẽ chống lại Trung quốc. Thì liệu khi nói rằng họ sẽ dẫn tới thảm họa bắc thuộc thì có quá đáng hay không?
Giáo sư Carlyle Thayer có nói cái vấn đề là trước đây là ý thức hệ, nhưng cộng sản Việt nam không ngờ là ý thứ hệ bây giờ không còn nữa, mà bây giờ là ý thức dân tộc, quyền lợi của dân tộc
Ông Chu Lynh
Ông Chu Lynh: Chúng tôi không phải là những bình luận gia về thời cuộc, tuy nhiên nói về phương diện tài liệu, thì nếu bây giờ cộng sản Việt nam sắm tàu bè thì theo chúng tôi cũng là một cái điều cần, nhưng những cái lực lượng đó chưa chắc đối lại nổi với Trung quốc. Cái vấn đề bây giờ là nội lực của mình là chính chứ không phải là những vũ khí đó. Những vũ khí đó nếu đi kèm với nội lực, cộng sản Việt nam nếu khía thác được cái tinh thần dân tộc của mình, cái độc lập. Viện trợ của các nước chỉ là phần nhỏ.
Nếu nói là đu dây thì theo tôi nghĩ cộng sản Việt nam họ không có đủ khả năng để đu dây. Bởi vì đu dây là đu dây đường dài, chứ còn họ đu dây trong một thời gian thì người ta thấy cái sự man trá của họ.
Kính Hòa: Trước khi dừng lời, ông còn có ý nào nữa không về bộ phim này để nói với quí khán thính giả?
Ông Chu Lynh: Dạ thưa đó là một điều chưa được đề cập đến, hoặc đề cập đến mà quá sơ sài. Nếu ông Trung tá thủy quân lục chiến Hoa Kỳ James Zumwalt có nói về biến cố đá Garma, ông nói rằng đó là một thảm sát mà thế giới chưa biết đến, nhưng có một tổn thất lớn nhất là dân chúng tại biên giới sáu tỉnh phía bắc. Đây cũng là một thảm sát mà thế giới chưa biết đến. Người dân Việt nam trong nước hay ngoài nước nên chú ý tới cái điều này. Chúng tôi nghĩ là nếu ở trong nước có những nhà báo độc lập, những nhà làm phim độc lập, chứ không phải của nhà nước, làm một cuốn phim, một phóng sự, một bài viết về tình tại biên giới, về cái thảm kịch của họ, từ chiến tranh 1979 cho đến giờ, thì chúng tôi nghĩ là rất hữu ích cho đất nước.
Kính Hòa: Xin cám ơn ông.

Bài tưởng niệm QLVNCH Anh Hùng (19.6.1965 – 19.6.2015)

Hôm nay,
Trước bàn thờ Tổ Quốc uy danh
Những người lính già cùng thế hệ tuổi xanh
Hợp lòng chung khấn nguyện:
Bao Anh Hùng trong cõi vĩnh hằng linh hiển
Xin về đây chứng kiến Tâm Thành.
Chúng tôi,
Giữa trời lưu vong năm châu bốn biển
Dâng nén hương lòng,
                            trọn Nghĩa Tình đồng đội chi binh.
Chúng tôi,
Dù phai màu áo trận
Nhưng Tổ Quốc luôn hiện hữu bên mình
Và thời gian vẫn vuông tròn Trách Nhiệm.
Đứng bên này bờ đại dương,
                            chúng tôi hướng lòng tưởng niệm
Về Đất Tổ Quê Cha.
NĂM MƯƠI NĂM QUÂN LỰC CỘNG HÒA
NGÀY KỶ NIỆM LỪNG DANH QUÂN SỬ.

Chả phải nhìn xa đến thế đâu, Giời ạ! - Tưởng Năng Tiến

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Tôi nghĩ mà lấy làm buồn và tủi hổ lắm. Bởi như vậy cho nên Việt Nam ta không thể sánh được với những nước như Singapore, Malaysia đã đành, mà giờ này coi chừng có thể tụt hậu so với Lào hay cả Campuchia, những nước mà trước đây chưa từng là “đối thủ” cạnh tranh của Việt Nam. - Nguyễn Công Khế

Tôi không nói được tiếng Khmer. Người Miên, phần lớn, lại không biết tiếng Anh tiếng u gì ráo. Bởi vậy, mỗi khi rời khỏi những tỉnh lỵ xa xôi (nơi có những thôn xóm người Việt quần tụ) để trở lại Phnom Penh là tôi bỗng trở nên “ú ớ,” gần như một người câm.

Mà tính tôi lại thích uống, và ưa nói. Khi không có ai xung quanh để cụng ly và trò chuyện thì tôi buồn muốn khóc luôn. Tuần rồi, đang lang thang một mình trên đường Monivong thì tôi bị hai thanh niên trông giống người Campuchia chận lại.

Why the Bear is Back: Russian Military Presence in Vietnam

Russian Navy
Russia-Vietnam ties that seemed to be cooling after the end of the Cold War are warming up all over again. More than 20 years after Moscow abandoned its largest foreign base, Russian military aircraft are once again welcome visitors at Cam Ranh Bay.
The renewed Russian presence in Vietnam has predictably set the alarm bells ringing in the Pentagon, with the Commander of the US Army in the Pacific confirming that Russian strategic bombers circling the massive American military base in Guam are being refuelled at Cam Ranh Bay.
On March 11 Washington wrote to Hanoi, requesting that the Vietnamese authorities not assist Russian bomber flights in the Asia-Pacific. The Vietnamese reaction was to remain publicly silent. According to Phuong Nguyen of the Washington-based Center for Strategic & International Studies,
“From the perspective of many Vietnamese officials who fought against the United States during the war, Moscow helped train generations of Vietnamese leaders and supported Hanoi during its decades of international isolation.”
Nguyen adds:
“Few things are more vital to Vietnam than an independent foreign policy. Given Vietnam’s complex history, its leaders do not want their country to be caught between major powers again. Anything that resembles U.S. interference in Vietnam’s dealings with Russia could unnecessarily aggravate this fear.”
Although the Vietnamese consider the US an increasingly important partner in Southeast Asia, it’s Russia that tops the pecking order. A per an agreement inked in November 2014, Russian warships visiting the deep water port of Cam Ranh only have to give prior notice to the Vietnamese authorities before steaming in whereas all other foreign navies are limited to just one annual ship visit to Vietnamese ports.

Tuần lễ nước mắt - Tuấn Khanh

Tuấn Khanh - Chỉ trong một tuần, đã có thật nhiều nước mắt đổ xuống trên toàn cõi Việt Nam. Với nhiều lý do. Nước mắt tràn trên các trang báo, bi thương trong các lời mô tả.

Những giọt nước mắt ấy, rơi xuống vì lòng kiêu hãnh chung hoặc vì nỗi đau thầm lặng của từng số phận. Nhưng cũng có những giọt nước mắt cay đắng cho đất nước vào giai đoạn trầm kha, mà nhân dân chính là kẻ mãi mãi phải gánh chịu.

Đất nước hôm nay hoang tàn, như một cõi vàng mã sau cơn gió giật đã lộ ra rất nhiều thứ. Tất cả phiêu diêu không biết về chốn nào, giữa những lời tung hô và giả dối.

Hoang tàn như qua một cơn giông, người ta giật mình chợt biết rằng bao năm nay mình bị lừa dối, khi nhìn thấy những trụ điện bê-tông gãy đổ với chất lượng tệ hại đáng kinh ngạc.

"Bạn" của Phùng Quang Thanh liên tiếp tấn công ngư dân ta















Bạn đọc Danlambao - Sau sự kiện hàng loạt tướng lĩnh và quan chức cấp cao bộ quốc phòng CSVN sử dụng bảng họ tên chữ Tàu tham gia sự kiện ‘Giao lưu lịch sử' (từ hôm 15 đến 18/5/2015) là hành động tàu Trung Quốc ngang ngược, ngang nhiên tấn công, cướp tài sản, gây thương tích thậm trí dẫn tới tử vong cho ngư dân ta trên Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.

Sinh nhật buồn - Khuất Đẩu

Đang ngồi chờ cạo mặt ráy tai ở một quán hớt tóc đầu con hẻm, bỗng nghe lệnh của tổ dân phố phát ra oang oang trong loa phóng thanh: “Để mừng Đảng mừng xuân, mọi nhà đều phải treo cờ tổ quốc!”

Chợt nhớ ra ngày mai, mồng ba tháng hai là ngày sinh của Đảng. Và Đảng 85 tuổi. Như thế cũng đã gần thượng thọ rồi. Đảng hơn tôi 10 tuổi. Nếu là trong giới viết lách, có thể gọi thân mật bằng anh, rủ nhau đi cà-phê tán gẫu. Nhưng Đảng không phải là người, không hình thù mặt mũi, chỉ “văn kỳ thanh chứ bất kiến kỳ hình”, có muốn nâng ly chúc mừng cũng không biết chúc ai.

Nhưng Đảng cũng không phải là ma. Đảng có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ. Gần, thì tổ trưởng dân phố, công an khu vực. Xa, thì chủ tịch tỉnh, chủ tịch nước. Chót vót là tổng bí thư.

Đảng là một tổ chức chính trị trùm cả nước. Cái bóng của Đảng to đến nỗi trông lên chỉ thấy Đảng chứ không thấy Trời.

Sức mạnh của Đảng thì khỏi phải nói. Nào đánh Pháp, đuổi Mỹ... Ơn Đảng còn hơn cả ơn Chúa! Nhưng Đảng cũng là một cái gì chưa trọn, cứ phải xây dựng hoài mà chưa xong. Đảng cũng thối tha không kém, nên cứ phải làm trong sạch mãi.

Giả sử, Đảng được sinh ra trong một gia đình nào đó, có nghĩa là một sinh vật hẳn hoi, thì chẳng biết Đảng đực hay cái. Đảng không có chim, cũng không có bướm, vậy mà trong 85 năm, Đảng sinh ra đến hàng triệu đảng viên. Đảng hơn cả mẹ Âu Cơ, sinh đẻ cứ như cua, cá. Mà cua cá thì anh cứ việc xơi, chứ đảng viên, đụng vào là bỏ mẹ.

Trong số hàng triệu đảng viên, có nhiều người cùng tuổi với Đảng.
Nghĩa là Đảng mới chào đời đã kịp sinh con, như cụ bà Phạm Thị Trinh, cũng đã 85 tuổi Đảng (101 tuổi đời). Đảng thì lớn mạnh vẻ vang, còn cụ thì tù đày bầm giập. Cùng tuổi với Đảng nhưng chẳng được ai chúc mừng, kể cả con cháu.

Vậy thì Đảng là cái gì mà mọi nhà đều phải treo cờ? Đến nỗi, hơn 50 năm trước, Trần Dần phải kêu lên: Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà/ chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Lá cờ mà sau đó ông gọi là lá cờ trừ ma.

Khi tôi cạo mặt ráy tai xong, ra về, cũng chưa thấy cờ như thời Trần
Dần, cũng chẳng thấy ai tới hạch hỏi “người ta đổ xương máu để có được cây cờ, chỉ có mỗi một việc treo lên mà không treo, phản động à?” như hồi 75.

Bật TV, thấy Tổng bí thư đọc lê thê một bài mừng Đảng giữa một hội
trường to rộng, trước những đảng viên ưu tú, áo quần sang trọng tinh
tươm, nhưng người đọc thì giọng buồn mệt mỏi, người nghe thì mặt cứ trơ ra, chẳng một chút xúc động cứ như những tượng sáp.

Người ta bảo Đảng bây giờ cũng như cái xác trong lăng kia, chỉ chờ
ngày chôn thôi. Tôi thì tôi không dám tin như vậy. Chẳng những thế tôi còn đâm ra sợ Đảng như nhân vật của Kafka, có thể đang hoá thân thành một con gì đó hơn cả con sâu. Bởi thế, cứ tới ngày sinh của Đảng thì tôi (và 85 triệu người không Đảng) lại buồn. Còn buồn hơn chiều chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu!

Khuất Đẩu

Đọc Báo Vẹm 427 & 428 do Nguyên Khôi và Hoàng Tuấn phụ trách



TÌM HIỂU VỀ NGÀY QUÂN LỰC 19 THÁNG 6 - Nguyễn-Huy Hùng(K1 Trường VBQGVN)



Cả gia đình Tôi tới định cư tỵ nạn Cộng sản Việt Nam tại Hoa Kỳ, vào đầu tháng 8 năm 1992 theo diện H.O.10(Humanitarian Operation), đến nay 2015 tính ra cũng được hai mươi hai năm rồi. Các cháu nội, cháu ngoại của Tôi đã tiếp theo nhau vào Đại học. Có người đã tốt nghiệp và đã đi làm, có người còn đang tiếp tục học nửa chừng, có người sắp sửa hết chương trình Trung học, có người mới vào Tiểu học. Bạn bè của các cháu, có người là Hoa Kỳ chính gốc da trắng, cũng có người là Mỹ gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ hay gốc các sắc tộc khác, đến nhà chơi trong những dịp Lễ hoặc kỷ niệm sinh nhật, biết Tôi là cựu Sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà ngày xưa, nên thường đưa ra những câu hỏi rất đơn giản và thành thật, yêu cầu Tôi giải thích cho họ rõ về 2 điểm mà họ thường thắc mắc sau đây:

Cha già gửi con gái nhân Father’s Day!


Trai mà chi" Gái mà chi" 
Con nào có nghĩa có nghì thì hơn.


Đây là thư của người cha già gửi con gái nhân ngày Father’s Day, được viết với rất nhiều xúc động. 
Theo nội dung bài viết, tác giả là một vị cao niên đã 80 tuổi: cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, cựu thuyền nhân, vượt biên tới Mỹ năm 1987 . Bài viết được chuyển tới bằng e-mail, mong tác giả sẽ có thêm những bài viết mới và vui lòng bổ túc chi tiết tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Father's Day .....

Con gái của Ba,


Còn bốn tháng nữa con tròn 56 tuổi. Nhưng trong lòng Ba con vẫn còn trẻ như tuổi 15. Ba nhớ lại cũng ngày nầy 18 năm về trước, cha con mình đùm túm dắt nhau đi vượt biên rồi sang Mỹ. 


Ba nói là "đùm túm" vì hồi đó Ba từ trại tù cải tạo về thì con đã gần 40 tuổi. Khổ. Nghèo. Nhìn con gái Ba héo úa dung nhan mà Ba khóc ròng. Tại ba! Tại Ba hết thảy! Làm con gái của một "sĩ quan nguỵ" nên từ trường Đại Học ra con không có việc làm. Hàng ngày, ngồi ở góc chợ Bàu Hoa vùng Ngã Tư Bảy Hiền-Sài Gòn để bán từng tô bún mắm. Cứ ba tháng một lần lặn lội ra Bắc thăm Ba. 
Năm 1975 Mẹ con mới 50 tuổi. Người vẫn nghĩ rằng Ba chỉ đi "học tập ít ngày". Thành ra, nghe Ba đi Bắc, Mẹ con bị shock. Cộng thêm bệnh cao huyết áp sẵn có Mẹ còn "nhất định nằm một chỗ!".Thế là con gái của Ba vừa lo cho Mẹ, vừa lo cho Ba. Ba ở tù 8 năm thì Mẹ con mất. Phải đến 4 năm gian khổ đời con nữa Ba mới được trở về. 


Buổi tối đoàn viên ấy, cha con mừng mừng tủi tủi. Nhìn ảnh Mẹ con vẫn như tươi cười Ba tan nát cả lòng. Nhưng biết nói làm sao" Vận mệnh cá nhân mình gắn liền với vận mệnh quốc gia dân tộc. 
Cả thời tuổi trẻ của Ba hầu như đi khắp 4 vùng chiến thuật. Mẹ con cứ bồi hồi theo dõi đường Ba đi. Không biết mình sẽ thành goá phụ lúc nào. Thời gian ở nhà của Ba rất ít. Con là con đầu lòng. Lại là con gái. Cảm ơn con gái của Ba. Một đứa con gái có lòng hiếu thảo. Trong một lần thăm nuôi tại trại tù, con kể Ba nghe: Từ nhà mình tới chợ Bàu Hoa chừng non 1 cây số. Sáng nào con cũng bày hàng bún mắm ra. Mùi mắm kho thơm lừng. Có cả tôm thẻ lột, thịt quay, cà tím. Có cả những rau nhúc, cây bông súng, rau đắng, húng cây, giá sống và bắp cải bào. Khách hàng đông lắm! Con còn cười vui nói với Ba: 


Khi nào Ba về con sẽ mở một tiệm bún mắm và rau VÂN KHANH cho Ba ngồi thu tiền. 


Ba nghe với lòng se sắt.


Con gái của Ba,

Trớ trêu thay, lúc Ba về con đã là con gái lỡ thì. Ba buồn lắm. Nhờ ơn Thượng Đế mình vượt biên một lần trót lọt. Ba đặt chân đến đất Mỹ vào cái tuổi người ta sắp nghỉ ngơi. Chính vì vậy mà con lại khổ vì Ba. Con không muốn Ba đi làm ca đêm giữa trời rét buốt. Con nói cái lạnh miền Bắc Việt Nam đã cứa nát thịt da Ba cả chục năm trời cũng đủ lắm rồi. Ba hãy để con lo. Nhưng Ba đâu đành lòng như thế. 


Buổi sáng con ra khỏi nhà là Ba cũng đi. Tiệm giặt ủi gần nhà mình quá mà. Ba nhận phần việc ủi và xếp quần áo. Đi tới đi lui xem máy giặt nào ngưng. Máy sấy nào đồ đã khô. Chỉ vậy thôi. Một ngày, tính ra Ba đi cũng gần 5 cây số. Tội ngiệp con gái của Ba. Lúc người ta báo tin Ba bị xỉu thì con khóc ròng. Ba về nhà ở không và cho con nuôi tiếp. Thật người xưa nói đúng! "Trẻ cậy cha, già cậy con" mà.


Vân Khanh con, 

Cho đến một buổi chiều, con đưa về nhà một trung niên trẻ. Trung niên mà Ba cho là "trẻ". Vì Ba thấy diện mạo anh ta cũng dễ nhìn. Ba mừng vì con của Ba rồi cũng có một bến đợi để neo thuyền. Ba cầu mong cho con hạnh phúc. 

Chồng của con cũng là chiến hữu của Ba. Gia cảnh cũng không may mắn giống như Ba. Vợ anh đã chết trong lần đi thăm chồng. Cả chiếc xe lăn xuống vực. Từ đó anh dở dở ương ương. Qua Mỹ rồi anh vẫn sống như người mộng du. Cho tới ngày gặp con. Tình yêu thật là kỳ diệu! Chẳng những khiến cho con gái của Ba trẻ lại mà anh chàng "dở hơi" kia cũng chừng như mới cải lão hoàn đồng. Cứ 4 giờ khuya , anh thức dậy đi bỏ báo. Tới 9 giờ sáng về. Nghỉ ngơi rồi 5 giờ chiều đi vào hãng. 1 giờ đêm mới trở về nhà. Ba cảm ơn Thượng Đế lần nữa vì con có người chồng hiền lành và độ lượng. Chứ vào tuổi của Ba không bị đưa vào nhà dưỡng lão là hiếm lắm. Con nhớ gia đình Bác Th. không" Hai bác cưới vợ cho anh Cảnh từ lúc còn ở Việt Nam . Vậy mà qua Mỹ rồi Bác Thanh bị cô dâu xem như gánh nặng. Nhất định đòi anh Cảnh phải đưa Mẹ vào Nursing home cho đến chết. 


Vân Khanh con, 

Cả một thời trẻ tuổi của con đã dành để sống cho cha mẹ. Bây giờ con hãy sống cho con đi. Ba rất cảm động mỗi lần khách đến thăm nhà con hay nói: vợ chồng con có phước lắm nên suýt soát tuổi 60 mà vẫn còn có cha để phụng dưỡng. Phải ! Hồi đó ba khó nghĩ mỗi lần nghe người ta cho rằng sự sống con người tính theo công thức: 5 năm, 6 tháng, 7 ngày. Nghĩa là ở tuổi đời 5 bó, tuổi thọ tính theo năm. Đến 6 bó thì tính theo tháng , mà 7 bó thì tính theo ngày. Ba đã 80, chắc phải tính theo giờ quá!


Cảm ơn vợ chồng con đã chăm sóc Ba mỗi ngày. Con nói: Ba ơi ! Với chúng con ngày nào cũng là Father's Day cả. Ba thật có lỗi với con. Hồi đó Ba vẫn buồn thầm trong lòng khi mẹ con sinh con là con gái. Ông Nội con sợ Ba chết trận thì không có con trai nối dõi tông đường. Còn nếu Ba già mà yếu đau thì con là gái không thể chăm cho Ba được. Ca dao có câu:


"Trai mà chi Gái mà chi 
Con nào có nghĩa có nghì thì hơn". 


Nói đến đây Ba chợt nhớ loáng thoáng câu chuyện "Tấm đắp mông ngựa" mà Ba đã đọc từ rất lâu:
Chuyện kể :


Một người cha đã đem cả gia tài còn lại của mình cưới cho con cô vợ giàu, trẻ đẹp. Một thời gian đầu sống vui. Rồi những đứa cháu nội lần lượt ra đời. Người cha mỗi ngày một già yếu. Người con trai rất yêu và nể vợ. Dần dần quên đi trong nhà còn có người cha. Mùa Đông lạnh lẽo mà sức già chịu không thấu những ngày giá tuyết phũ phàng.Trong khi những con ngựa nuôi trong chuồng thì được giữ ấm bằng những tấm đắp mông. Đến chừng không thể chịu đựng được nữa người cha bèn gọi con trai để nói rằng:


- Con ơi , hãy cho cha một tấm đắp mông ngựa đễ cha dễ ngủ vì mùa Đông nầy lạnh quá!


Con dâu nghe được bèn nói với chồng:


- Anh hãy lấy tấm đắp cũ ngoài sân kia mà cắt cho cha một nửa.


Người con trai làm theo lời vợ. Trong lúc cố dùng sức cắt đôi tấm đắp ra thì đứa con nhỏ đến gần, hỏi:


-Cha ơi, sao không cho ông Nội cả tấm đi" Cha cắt ra làm chi "


Người cha trả lời:


- Để dành con à.


Hôm sau, người con trai thấy đứa con mình cũng đem tấm đắp mông ngựa khác cắt ra làm đôi. Người con trai giận dữ hỏi:

- Con làm cái gì vậy" Tại sao con cắt nó ra" 


Đứa con nhỏ đáp:


- Nửa tấm nầy con cho ông Nội. Còn nửa nầy để dành khi nào cha già con sẽ cho cha.
Người cha giật mình hối hận. Từ đó, hết lòng chăm sóc cha mình cho đến cuối cuộc đời. 


Vân Khanh, 

Ba ước ao những người cha khác cũng có con hiếu thảo như con gái của Ba. Ba rất tự hào về con. Trong lúc có biết bao gia đình, cha mẹ ngậm đắng nuốt cay vì những đứa con Việt Nam sống theo kiểu Mỹ. Rất tự do! Thậm chí đã khước từ hai chữ HIẾU KÍNH cha mẹ, làm cho các bậc sinh thành hàng ngày sống "nước mắt chan cơm" thì Ba đã được vợ chồng con hết lòng chăm chút từng miếng ăn, giấc ngủ. 


Người xưa nói: "Hiếu thuận huờn sinh hiếu thuận tử. Ngỗ nghịch huờn sinh ngỗ nghịch nhi". Ba ước nề nếp gia đình mình là như vậy. 


Ba của con,


HOÀNG YẾN

President Obama vs Chairman Xi



Tổng thống Obama vs Chủ tịch Tập Cân Bình  
 
Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cân Bình bước vào một cửa hàng sô cô la. Khi họ đang bận rộn lựa chọn, Chủ tịch Tập lấy trộm 3 thanh sô cô la. 

Khi họ rời cửa hàng, Chủ tịch Tập nói với Tổng thống Obama, "Yo Man! Tôi là kẻ trộm hay nhất hơn bao giờ hết. Tôi đã lấy trộm 3 sôcôla và không ai nhìn thấy tôi, bạn khó có thể đánh bại tôi đó!" 

Còn đâu một thời 'tị nạn' ! - Huy Phương

Qua một bài viết của Tiến Sĩ Phan Văn Song vào Tháng Mười Một, 2013, chúng ta được biết trên báo “Ép Phê” số 4 tại Paris (không ghi rõ ngày phát hành) ký giả Xuân Mai đã đưa một tin có 22,417 người Việt tại Pháp bị tước bỏ quyền tị nạn, vì đã phản bội tư cách tị nạn của mình.

            
Người tị nạn Việt Nam tại phi trường Manila, Philippines, chuẩn bị sang định cư vĩnh viễn tại Mỹ. (Hình minh họa: Joel Nito/AFP/Getty Images)

Nhưng quyền tị nạn là gì?

Liên Hiệp Quốc định nghĩa về tị nạn như sau: “Đó là người có đủ lý do để sợ rằng bị bách hại vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, hoặc vì là thành viên của một đoàn thể xã hội nào, hoặc vì chính kiến, hiện sống ở ngoài quốc gia mà mình mang quốc tịch nhưng không thể nhận được hoặc không muốn nhận sự bảo vệ của quốc gia mà mình mang quốc tịch vì những lý do trên, hoặc là người không có quốc tịch vì ở ngoài quốc gia thường trú nhưng nay không thể trở về quốc gia đó, hoặc là người vì những lý do kể trên không muốn trở về quốc gia thường trú.”

Gậy ông đập lưng ông

Đối phó với những mánh khoé tiểu nhân thì chiêu lợi hại nhất là "gậy ông đập lưng ông". Hãy xem các vĩ nhân đã hạ gục đối thủ mình như thế nào.

Voltaire 
Vua Phổ Frederic Đệ nhị mời Voltaire đến thăm cung điện. Rất nhiều quan trong triều đình thèm muốn sự ưu đãi này của vua Phổ đối với nhà văn. Một vị cận thần đặc biệt rất ghen tị với Voltaire đã viết trên cửa ra vào của nhà văn một dòng chữ rất to "Chó đểu".
Voltaire đoán ngay kẻ muốn lăng mạ mình. Ngay lập tức, ông trở lại nhà gã cận thần nọ và nói rất lịch sự với gã:
- Thưa ngài, tôi xin lại thăm đáp lễ ngài. Tôi đã được đọc "Danh thiếp tên ngài" trên cửa nhà tôi. Tôi vô cùng tiếc là đã không ở nhà khi ngài đến thăm!

Anh cu Đa


Những năm 1965- 1975 nhà mình sơ tán ở làng Đông. nhớ nhiều người nhưng nhớ nhất anh Đa. Bây giờ kể chuyện anh Đa thôi, vì anh này hay nhất trong kí ức của mình về cái làng này.

Anh Đa lùn, đen, xấu. Anh Di nói cái mặt thằng Đa chành bành giống cái l. trâu. Anh sống với mẹ già, sau mẹ chết anh ở một mình. Nhà nghèo quá, 24, 25 tuổi rồi hỏi cô nào cũng bị chê.

KHÔNG BÁN NƯỚC THÌ LÀ GÌ NỮA ? - Đặng Chí Hùng

Thưa quý thính giả, ĐCSVN càng ngày càng công khai nhìn nhận mình là tay sai cho bọn Tàu Cộng, điển hình gần đây nhất là việc CSVN đã chi ra hơn 13 triệu mỹ kim để xây dựng cái gọi là Văn Miếu để thờ "đức Khổng Tử". Trong phần Bình Luận hôm nay, Song Thập sẽ gởi đến quý thính giả bài "Không Bán Nước Thì Là Gì Nữa?" của Đặng Chí Hùng để kết thúc chương trình phát thanh của đài ĐLSN tối hôm nay.
Thông tin được nhà cầm quyền tỉnh Vĩnh Phúc, một trong những tỉnh thuộc hạng nghèo của Việt Nam, đã chi ra hơn 13 triệu USD để xây dựng cái gọi là Văn Miếu để thờ "đức Khổng tử". Theo đó, công trình này được nhà cầm quyền Vĩnh Phúc khởi công xây dựng từ năm 2011 và dự trù sẽ hoàn tất vào năm tới, trên một mảnh đất rộng hơn 4 mẫu tạu phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên., với thiết kế không khác gì một hoàng cung. Cần biết là trong tờ trình xin xây dự án này, nhà cầm quyền Vĩnh Phúc nói rằng các nước như Trung Cộng, Nhật Bản, Nam Hàn và kể cả Việt Nam đều xây dựng văn miếu để thờ "Khổng Tử". Tuy nhiên, ngay sau khi biết được chuyện thờ Khổng Tử, rất nhiều người đã lên tiếng phản đối, yêu cầu không được thiết lập bài vị Khổng Tử trong tòa văn miếu này. Nhưng câu chuyện ở đây là như thế nào đây ?

Tù “cải tạo”: Mãi mãi... không bao giờ quên! - BS Lê Bá Dũng

CaiTao1978      

Viết để riêng tặng các Sĩ quan bị tù đày của Tổng trại 8 Sông Mao... các bạn đã nằm xuống hay đang lưu lạc nơi quê người, và nhất là các bà mẹ, vợ hay con các Sĩ quan đã không quản gian nan trong gông cùm Cộng Sản.

Những ngày gần đây, đài phát thanh Little Saigon mỗi sáng đều tường thuật chuyến đi về Biển Đông của đặc phái viên Đinh Quang Anh Thái trong đoàn đi thăm lại những ngôi mộ vô danh hay hữu danh của các thuyền nhân vượt biển, những người từng mong muốn thoát khỏi một chế độ cực kỳ tàn ác, dã man Cộng Sản Việt Nam. Ra đi, với ước mơ được sống một đời sống cho ra con người, họ chẳng may bỏ xác trên biển cả và được chôn tại các đảo xa xăm vùng Thái Lan, Mã Lai, Indonesia…

Giọng nói nghẹn ngào tức tưởi của Đặc phái viên khi đứng trước các ngôi mộ cá nhân hay tập thể làm tôi nhớ lại những người bạn Sĩ quan đã bỏ mình khi bị đưa đi ở tù tại các trại Cà Tót, Sông Mao... và cuốn phim về trại cải tạo như quay chậm lại tuy thời gian đã bao nhiêu năm qua, nhưng vẫn còn in đậm nét trong ký ức tôi.

HIGHLIGHT - FIFA Women's World Cup 2015














Xin qúy thân hữu yêu thích World Cup 2015, vui lòng phổ biến đến các vị ghiền túc cầu đọc chơi cuối tuần, để dễ theo dõi những trận đấu kế tiếp.

         WOMEN WORLD CUP 2015
          Sắp hạng giải Túc Cầu Nữ FIFA 2015 sau khi đấu vòng 2.


     Cuộc tranh tài giữa 24 quốc gia giải Túc cầu Thế Giới 2015 vòng 2 đã kết thúc vào chiều thứ bảy 13-6. Kết qủa như sau:

     Trận Đức - Na Uy diễn ra hấp dẫn, vì cả hai đều ngang nhau cả phẩm lẫn lượng. Kết qủa hai hội huề nhau 1-1.