Wednesday, 29 April 2015

Ngày Quốc Hận - Trần Cao Sạ



Hôm nay đây ngày ba mươi Quốc Hận,
Tháng Tư buồn một chín bẩy mươi lăm.
Ngày kinh hoàng, thê thảm cuả Việt Nam,
Ngày cuả những gì: nát tan, vỡ đổ!

Hôm nay đây ngày Sàigòn thất thủ,
Ngày giống nòi đã mất hẳn tự do.
Ngay liên hoan của lũ, bầy qủy đỏ
Ngày đau buồn của tất cả chúng ta

Hôm nay đây ngày quê hương hấp hối,
Ngày Việt Nam không có ánh mặt trời!
Ngày tử thần đã đưa cao lưỡi hái,
Chụp lên đầu mấy chục triêu dân tôi!

Hôm nay đây là một ngày nguyền rủa,
Cuả linh hồn những kẻ đã hi sinh
Vẫn kêu gào đòi tự do dân chủ,
Đòi công bằng, đòi dân được ấm êm.

Hôm nay đây phải là ngày đền tội,
Của lũ người đã băng hoại quê hương,
Ngày hôm nay căm hờn dâng dữ dội,
Đến sông sâu, rừng núi cũng chuyển mình!

Hôm nay đây là một ngày tang tóc,
Ngày hôm nay, ngày mất nước nhà tan!
Hỡi tất cả cháu, con giòng bất khuất,
Hãy vùng lên tiêu diệt lũ tham tàn,


Trần Cao Sạ

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN ÚC CHÂU TẶNG BỊNH VIỆN NHI ĐỒNG MELBOURNE HƠN 500 NGÀN DOLLARS QUA ĐẠI NHẠC HỘI “THANK YOU AUSTRALIA”

Trong vài tháng vừa qua, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc-Đại-Lợi đã tổ chức nhiều sinh hoạt nhằm kỷ niệm 40 năm người Việt tỵ nạn và định cư trên đất Úc. Tại thành phố Melbourne, tiểu bang Victoria đang có một dự án mang tên ‘Cảm Ơn Nước Úc: 40 năm định cư của người Úc gốc Việt’ đã được khai mạc từ đầu năm nay.
 
Một trong những sự kiện nổi bật của dự án này là buổi Đại Nhạc Hội “Cảm Ơn Nước Úc 1975-2015 - Thank You Australia”, tưởng niệm quốc hận 30 tháng Tư lần thứ 40 diễn ra vào ngày 25 tháng 4 năm 2015 vừa qua.
 
Đây là một chương trình đại nhạc hội quy tụ hầu hết những nghệ sĩ nổi tiếng và được yêu thích của Trung Tâm Asia như MC Nam Lộc, Ngọc Đan Thanh, Nguyên Khang, Diễm Liên, Quốc Khanh, Đan Nguyên, Nguyễn Hồng Nhung, Hoàng Thục Linh, Phương Hồng Quế, Quang Minh và Hồng Đào hợp cùng MC luật sư Đan Phượng  đến từ Sydney và các thành viên trong ca đoàn Hoan Ca thuộc giáo xứ Keysborough, Victoria.
 
Chương trình nhạc hội này mang một ý nghĩa rất đặc biệt nhằm góp phần cho dự án tri ân nước Úc bằng cách gây quỹ từ thiện đóng góp cho Bịnh Viện Nhi Đồng Hoàng Gia ở Melbourne (Royal Children’s Hospital) . Ban tổ chức và các nghệ sĩ cùng những hội đoàn địa phương đã chung tay góp sức thực hiện một chương trình gây quỹ thật hào hứng và thành công  ngoài sự tưởng tượng của mọi người.
 

Montréal Trong Tháng Tư Đen - Trần Mộng Lâm

Một bệnh nhân người Canadien nói với tôi khi đến khám bệnh:

- Xin chúc mừng lễ độc lập của đất nước ông.

Ngạc nhiên quá đỗi, tôi hỏi ông:

            - Tại sao ông nói vậy.

- Thì tôi thấy ông bác sĩ đồng nghiệp của ông cắm hai lá cờ vàng trên xe của ông ấy, và mấy hôm nay, trên các đường phố, tôi thấy xe của các người Việt Nam cắm cờ chạy ngoài đường, Nếu không phải lể Độc Lập, thì chắc một hội thể thao nào của đất nước ông đang vào chung kết một giải thể thao nào quan trọng lắm, cỡ giải vô địch hockey của hội Canadiens (Tên hội Hockey chuyên nghiệp rất được dân Montréal ái mộ).

Câu nói của ông bệnh nhân người bản xứ làm tôi cứng người, không biết ăn nói ra sao. Chả lẽ nói với ông ta là chúng tôi đang ăn mừng Tháng Tư. Tại Canada và Quebec, người ta cũng cắm cờ. Cờ Canada và cờ Québec. Nhưng người ta chỉ sử dụng cờ trong các dịp trọng đại như Lễ Độc Lập, như ngày 24 tháng 6 (Fête du Québec) hay ngày 1 tháng 7 (Fête du Canada) mỗi năm. Khi hội khúc côn cầu Les Canadiens của họ thắng giải Stanley, các fans của hội này cũng cắm cờ của hội này chạy trên mọi đường phố. Nhưng đó là trong những dịp vui vẻ.

Người ta không cắm cờ trên xe hơi rồi chạy trên đường phố Montréal trong ngày 11 tháng 9.

Về lá cờ vàng, tôi đã hơn một lần viết rằng người Việt Nam lạm dụng lá cờ này trong bất cứ trường hợp nào. Mới đây, trong một buổi dạ tiệc của Hội Nhẩy Dù, Cộng Đồng Người Việt có quầy hàng tặng cờ, cravate và khăn quàng có mầu vàng, 3 sọc đỏ, gây quỹ. Việc đó rất tốt, để nhắc nhở mọi người. Thế nhưng những lá cờ đó, những cravates và khăn quàng đó cần được sử dụng một cách có ý thức.

Tháng Tư đen có gì vui để người Việt vùng Montréal cắm cờ trên xe để chạy tung trên các đường phố??? Nên nhớ là chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày 30 tháng tư.


Nếu dùng cờ xí trong một cuộc biểu tình hay trong một buỗi lễ tôn nghiêm trong một phòng họp, thì OK. Nhưng cắm cờ vàng trên xe rồi chạy trên đường phố Montréal, Ottawa, Toronto trong tháng Tư Đen, thì xin giải thích cho mọi người biết lý do tại sao ?? Chúng tôi đợi lời giải thích này từ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal .

Ra mắt sách “The Escapes And My Journey to Freedom”.- Tuyết Mai




Hội Voice of Vietnamese Americans đã phối hợp với Boy Scout Troop 612, GMU, MAUVSA, Thăng Long Viêtnamese School, Tin Sách, VAYLAC, Vietnam War History, Viet Toon cùng tổ thức buổi ra mắt sách “ The Escapes: My Journey to Freedom của Dr. Du Hứa, vào lúc 1:30 Pm -  4:30Pm tại Mason District Government Center, Annandale, VA.

Hiện diện có  khoảng một trăm quan khách trong đó có Nghị viên Quốc Hội Virginia Mark Keam, Ông Jay Kalner, thành viên của the Vietnam Veterans of America Chapter 227;  Ông Đồng Chủ Tịch  CĐ HTĐ, MD&VA Thomas Phạm, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích...và rất nhiều người thuộc thế hệ trẻ tham dự.

Sau nghi lễ chào Quốc kỳ Mỹ Việt,  Bà Ngọc Giao, thay mặt Ban tổ chức có vài lời chào mừng quan khách. Bà Ngọc Giao nói,  đã tròn 40 năm kể từ Tháng Tư Đen, 1975. Dân Việt không ngừng nỗ lực vượt lên trên mọi thảm họa oan nghiệt, bi thương với quyết tâm tìm Tự Do. Voice of Vietnamese Americans xin được kính chia sẻ nỗi đau to lớn của dân tộc. Bà nói, chúng ta cũng xin chân thành cảm tạ và tri ân các chiến sĩ đã hy sinh vì lý tưởng Tự do, Dân Chủ cho VN.

Cách duy nhất để lấy lại Biển đảo của VN từ tay KHỰA...

Sau hai vòng đàm phán không chính thức với mục đích nếu không đạt được Hiệp ước Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ thì ít ra cũng được phép mua vũ khí từ Mỹ, Đại diện CSVN đành về nước tay không với gói quà 18 triệu đô viện trợ cho Cảnh sát Biển.

Hôm trước khi ra sân bay về nước, Đại diện CSVN có ngõ lời mời người đối tác phía Mỹ một buổi cơm tối thân mật tại một nhà hàng Tàu trong vùng Virginia. Nhà hàng này nổi tiếng với món Vịt Bắc Kinh và có rất nhiều Tổng thống Mỹ ghé qua ăn và chụp hình lưu niệm. Vừa bước vô cửa người đại điện Mỹ nói chào một cách dí dỏm:

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 28.4.2015

**************************************************************************************************************************************
Logo IBIBPhòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.pttpgqt.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 28.4.2015
Dân biểu Quốc hội Châu Âu Ramon Tremosa I Bacells và Bà Therese Jebsen thuộc Sáng hội Rafto Vương quốc Na Uy nói về Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế



PARIS, ngày 28.4.2015 (PTTPGQT) - Vừa qua một số Cư sĩ và một Thượng toạ ẩn anh tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, đã có nhã ý và phát tâm đứng ra cùng với Sáng hội Phạm Gia Bình tổ chức buổi Tiệc gây quỹ yểm trợ Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế.

Do sự kiện vấn đề truyền thông ngày càng phải phát triển. Đặc biệt cuộc vận động quốc tế Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn đòi hỏi nhiều phương tiện để chu toàn, mà nhân sự cũng như tài chánh của Phòng Thông tin Quốc tế hiện quá eo hẹp.

Blogs der führenden Politiker Vietnams begehen Plagiat - Câu Chuyện Đạo Văn của CSVN

From: Hong-An Duong <hongan.duong@>
Date: 2015-04-28 8:26 GMT-05:00
Subject: trang mạng của các chức sắc chóp bu đảng CSVN đạo bài của RFA / Blogs der führenden Politiker Vietnams begehen Plagiat

Blogs der führenden Politiker Vietnams begehen Plagiat

Kính chuyển

Trong khi nhân dân trong và ngoài nước đang tổ chức tưởng niệm ngày Quốc hận thứ 40 thì các quan chức của chế độ CS tung ra một bài lấy tên là
„Bức tường Berlin sụp đổ: Bài học hòa hợp dân tộc của người Đức“  do môt người ký tên là Minh Anh viết và đưa lên nhiều trang mạng của các quan chức trong chế độ
(xin xem danh sách 16 trang mạng cuối bài)
Mới đọc nhiều người lầm tưởng bài này là một bài mới nhưng nếu đoc vài dòng thì nhận ra được ngay là bài này đăng lại gần như trọn vẹn hai bàì của ký gỉa Tường An thuộc đài Á Châu tự do RFA (Radio Free Asia), nhập hai bài lại thành một và ghi tên tác giả là Minh Anh. Gian xảo hơn nữa, trang mạng Nguyễn Tấn Dũng không những đưa luôn hình ảnh của RFA vào bài mà còn viết lên ảnh dòng chữ nguyentandung.org. xâm phạm trắng trợn bản quyền ảnh của người khác.
Đây là link hai bài của RFA:

Nước Đức, 25 năm sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, phần 1
Nước Đức, 25 năm sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, phần 2

Thân kính
Duong Hong-An
(Forum Vietnam 21)

Con Tàu Của Thế Kỷ 20 - KS Nguyễn Văn Phảy Cap Anamur I / Chuyến thứ 8

1. Bối cảnh
2. Tiến trình hình thành Con Tàu cho Việt Nam với Ủy Ban Bác Sĩ Cấp Cứu Người Đức
3. Hoạt động trên biển Đông
4. Quảng bá và vận động ân nhân
5. Thành quả hoạt động của Cap Anamur
6. Những Buổi Lễ Kỷ Niệm
6.1 Lễ Khánh Thành Bia Tưởng Niệm tại Troisdorf năm 2007
6.2  Bia Tri Ân và Tưởng Niệm của Thuyền Nhân Việt Nam tại hải cảng Hamburg
6.3 Lễ Kỷ Niệm 35 Năm Một Con Tàu Cho Việt Nam
7. Thuyền nhân từ quan điểm của khoa học
8. Tạm kết

1. Bối cảnh:

Nói đến con tàu thì chúng ta đều nghĩ ngay đến là vật vô tri vô giác. Tuy vậy, con tàu đó lại rất nổi tiếng, không những đối với toàn thể người Việt tỵ nạn cộng sản trên toàn thế giới, mà ngay cả người dân bản xứ, nơi đâu có người Việt định cư cũng đều biết đến. Có thể nói, con tàu không những làm cho thế giới rung cảm trước những hành động nhân đạo của nó vào những năm cuối thập niên 1970 và thập niên 1980 mà nó còn xứng đáng mang danh là "Con Tàu của Thế Kỷ 20". Đó là Con Tàu cho Việt Nam (Ein Schiff für Vietnam = A ship for Vietnam). Con tàu đã được nhân cách hoá như là một ân nhân của người Việt tỵ nạn cộng sản. Đó là con tàu cứu thuyền nhân trên biển Đông do vợ chồng Dr. Rupert Neudeck cùng nhà văn Heinrich Böll khởi xướng và thành lập vào tháng 8 năm 1979 và được Ủy Ban Bác Sĩ Cấp Cứu Người Đức (Deutsches Komitee Not-Ärzte e.V.) thực hiện. (Ghi chú: e.V. viết tắt của những chữ eingetragen Verein, có nghĩa là một Hội có tư cách pháp nhân đã được ghi danh ở toà án và được luật pháp bảo vệ).

ĐOẠN TRƯỜNG MỘ KHÚC - Như Thương

alt 

Tượng THƯƠNG TIẾC - Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu
  

ĐOẠN TRƯỜNG MỘ KHÚC 


- Thơ Như Thương- Hương Chiều diễn ngâm

Bốn mươi năm thịt xương giờ thành đất
Tuổi tên anh đã hóa kiếp thiên đàng
Bom chẳng còn vọng lại tiếng rền vang
Thành quách cũ đã quên lời khóc ngất?

Khuôn mặt anh, hỡi người em yêu dấu
Em nhìn ra hộp sọ, mắt vô hồn
Phút yêu em, tình chồng vợ tân hôn
Vẫn thấp thoáng về trong em đau đáu

Thẻ bài ơi, số quân người lính trận
Đêm hỏa châu rực sáng bót đồn canh
Phút vinh quang cờ bay lộng cửa thành
Anh nằm xuống còn nghe lời vợ khấn 
                
Ngón tay anh ngày xưa bóp cò súng
Sao giờ đây lại xương xẩu thế này
Đôi giày Saut vinh hiển khắp trời mây
Buồn mục rửa, chôn đất nâu ướt sũng

Bi đông lính nằm gần anh rỉ sét
Đâu chiến hào tưới giọt rượu xung phong
Ê … Mầy ơi, viên đạn cuối lên nòng

Là lần chót, Tao nghe mùi đạn khét
Con dế nhỏ bên mộ anh rền rỉ
Tiếng khuya về rừng rụng lá lao xao
Chẳng tiếng em - tiếng gọi của ngọt ngào
Con đã lớn, gọi tiếng ba chưa nhỉ?

Bốn mươi năm em giữ niềm chung thủy
Trong cô phòng tưởng mình trẻ như xưa
Anh bây giờ tóc đã bạc hay chưa
Trong mộ đất nhúm tóc xanh yên nghỉ

Giờ em khóc tiễn hồn anh cát bụi
Vấn khăn tang em cung mệnh một mình
Em lạy anh, cúi lạy một chữ tình
Trong hương khói tà dương chiều khuất núi

Như Thương
(Viết cho những người vợ đi tìm mộ chồng là lính trận VNCH)

TỔNG KẾT CUỘC CHIẾN VIỆT NAM

LTG: Cuộc chiến Việt Nam đã xem như chấm dứt được ba mươi bảy năm nhưng vẫn còn để lại những “Hội Chứng Việt Nam” trong lòng tất cả con dân nước Việt.

Cho đến ngày nay, kể cả những người từng tham dự cuộc chiến, cầm súng chiến đấu vẫn không nhận chân được vấn đề là bản chất của cuộc chiến Việt Nam? Chiến tranh Việt Nam có phải là cuộc chiến để giành độc lập dân tộc như Cộng Sản Việt Nam vẫn rêu rao tuyên truyền? Thật vậy, đồng bào miền Bắc nhất là các đảng viên đoàn viên bị nhồi nhét tuyên truyền “Bác Hồ” là người yêu nước và đảng Cộng sản Việt Nam có công giành lại độc lập từ tay thực dân Pháp. Trong khi đó, Đồng bào trong Nam thì chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh ý thức hệ để ngăn chặn làn sóng đỏ, bảo vệ miền Nam tự do. Đối với đa số quần chúng nhân dân thì hiểu đơn giản là cuộc nội chiến Nam Bắc tương tàn. Thật vậy, đối với quần chúng và nhất là giới nghệ sĩ thì đó là một cuộc nội chiến tương tàn “Ba mươi năm nội chiến từng ngày …” nồi da xáo thịt “Người chết hai lần … thịt da nát tan …!” khiến 4 triệu đồng bào Việt Nam ở miền Bắc đã hi sinh cho một cuộc chiến vô nghĩa. Sở dĩ CSVN còn tồn tại tới giờ này vì đa số đảng viên CS tuy thất vọng về tập đoàn lãnh đạo Việt gian CS nhưng vẫn còn biện minh, bám víu vào luận điểm cho rằng HCM và đảng CSVN có công giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Một khi biết rõ sự thật lịch sử thì họ sẽ cùng với toàn dân đứng lên chuyển đổi lịch sử trong nay mai.

Tâm bút : Tản mạn về Ngày 30 Tháng Tư (Cao Nguyên)

 

Tháng Tư đang đi qua. Nỗi buồn chưa chịu lắng.

Bởi chắc chắn một điều là không thể tách rời quá khứ khỏi cuộc đời mình, nhất là quá khứ của một cuộc hành trình đầy chông gai, cuồng lũ và bão lửa. Do bất trắc của thiên nhiên hợp cùng sự cuồng nộ của lòng người giữa dòng đời nghiệt ngã!
Quá khứ của một thời như vậy làm sao quên? Biết nhớ là đau thương, nhưng muốn quên là không thể. Quên là tự phản bội với chính mình, phản bội với những người cùng đồng hành trong thời điểm nghiệt ngã đó.
Quên là từ chối trách nhiệm của một người dân đối với quốc gia, dân tộc. Thấm thía hơn, ai muốn quên là cố tình đốt cháy căn cước tị nạn, trong đó có cả lời thề và lời xin lỗi. Xin lỗi quê hương Việt Nam đã đành đoạn rời xa mang theo tâm niệm hi sinh vì tổ quốc mà trách nhiệm chưa tròn. Đồng thời xin lỗi quê hương thứ hai đã cưu mang mình vì không giữ trọn lời thề của một công dân khi đưa tay tuyên thệ từ bỏ chế độ cộng sản.
Mai Ba Mươi
bữa nay Hai Chín
ta đếm thời gian
câm nín ngược dòng …!
Đúng, ngày mai 30 tháng 4, một điểm mốc thời gian của lịch sử Việt Nam đau thương đầy nước mắt và máu của bao nhiêu triệu người dân Miền Nam Việt Nam bị xé toạc phận người bởi quân cuồng nô phương Bắc. Một cuộc dìm chết cả đất và người dưới sức mạnh của bạo lực tàn ác. Không chỉ hôm nay, những người chung số phận lưu vong hồi tưởng và mặc niệm ngày lịch sử đau thương đó. Mà mãi mãi những thế hệ tiếp nối cần phải nhớ.
Chính vì những điều không thể quên, dẫu Tháng Tư đi qua, tâm trí vẫn còn lắng đọng những u buồn trầm uất. Trong bất chợt mỗi đêm về giấc ngủ chưa yên, tình còn thao thức với những chung chia niềm thương đau với Đất và Người.
Ai đã từng thao thức về nỗi niềm chung khi nghĩ về những tháng năm xưa của 40 năm về trước. Từ cuộc sống của bản thân và gia đình trên một miền đất hiền hòa, an cư và thịnh vượng. Bỗng dung bị cơn lốc đỏ cộng sản tràn qua gây đổ vỡ mọi an lành có được! Sự ly tán khởi đầu từ vượt đất, vượt biển xa nguồn, bỏ nước ra đi tìm sự sinh tồn nơi miền đất lạ, chấp nhận cuộc sống lưu vong, để mãi mãi nhìn về quê hương trong niềm đau vô tận!
Tôi và những đồng đội chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, sau nhiều năm thi hành trách nhiệm bảo quốc an dân, bị cơn bão hận thù thổi bay đi tứ tán. Bao nhiêu người ngã xuống trên các con đường di tản, bao nhiêu người còn gượng sống bị gom tụ lại quăng vào các trại tù lao động khổ sai.
Bao nhiêu năm sống trong các trại tù oan nghiệt đó, chúng tôi hiểu thân phận mình đã bị biến thành loài sinh vật chịu kiếp đọa đày. May thay còn điểm tựa lương tri giữ mình đứng thẳng với sự yểm trợ niềm tin của Gia Đình và Tổ Quốc. Để có ngày hôm nay được sống trên vùng đất tự do gọi là quê hương thứ hai, vẫn mang trong tâm nỗi lòng người Do Thái dựng trong tim một dãi sơn hà.
Chính niềm tin và khí tiết chinh nhân đã thôi thúc những người lính già mà đồng bạn ví như những con ngựa què, vẫn tiếp bước trên hành trình dang dở để hiến thân cho cuộc sinh tồn dân chủ, tự do và phẩm giá con người. Với may mắn đôi tay còn cầm được cây bút và trong tâm còn lưu giữ được sắc cờ vàng tổ quốc thiêng liêng.
Viết là nhu cầu của cuộc sống, như hơi thở cần tiếp truyền đủ máu cho con tim còn nhịp khát khao dẫn lực chân tình về với ngày mai có thế hệ cháu con sẫn sàng tiếp nhận. Viết để chuyển tải từ hôm nay đến ngàn sau tâm tư của một người dân mất nước:
Đất không Nước và ta người tàn phế
Vói hai tay không thể chạm Quê Hương!
Hai tay không thể chạm Quê Hương, chỉ còn biết chạm Quê Hương bằng hơi thở nồng nhiệt của mình. Những hơi thở mang niềm hy vọng tạo nên những ngọn lửa đốt cháy sự khắc nghiệt của dòng đời, làm tan rã lòng thù hận của thế lực đương quyền.
40 năm quá dài và quá đủ để người Miền Bắc thấu hiểu tấm lòng của Đất và Người Miền Nam. Đủ để những người cộng sản hiểu rõ ai giải phóng ai. Và ai thắng ai khi nhìn thấu nỗi lòng nhân dân cả nước! Điều rõ ràng mình bạch là sự điêu tàn của cả Đất và Người trên quê hương không chỉ do nguyên nhân chiến tranh để lại. Mà còn là sự tàn phá cùng tận của chủ nghĩa thống trị vì lợi ích cá nhân và đảng hệ.
Mỗi một gợi ý về niềm đau của đất nước, về nỗi thống khổ của người dân nơi quê nhà là mỗi trở mình thao thức. Hơn hai mươi năm chịu cuộc lưu vong, bao nhiêu dòng nghĩ chảy tràn cảm xúc thương đau xuống ngòi bút. Hằng triệu con chữ ngậm ngùi vượt đêm thao thức bày tỏ cùng thế gian nỗi tủi buồn của một chinh nhân, cũng là nạn nhân và chứng nhân của cuộc chiến hai mươi năm khốc liệt.
Biến cố tang thương của Đất và Dân Việt trong ngày 30 tháng 4 năm 1975. Luôn biết là buồn lắm, nhưng không thể quên là sự nghịch lý của cuộc đời, là sự bi đát của một quốc gia nhược tiểu sát liền biên giới với một nước lớn luôn nuôi mộng bá quyền thiên hạ. Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu của thế kỷ xưa không chỉ là nỗi ám ảnh của quá khứ, mà là hiện thực của hôm nay với họa xâm lăng của cộng sản Trung Hoa đang là những vấn nạn của những tấm lòng còn thao thức với quê hương.

Hôm nay những ngày cuối của Tháng Tư buồn. Những gì tôi viết từ những cảm xúc của một người dân Việt lưu vong gởi chia xẻ cùng các bạn tạm thời lấy những dấu chấm than (!!!) ghim trên vách thời gian luân chuyển. Để nhìn ngày mai ngoài khung cửa với màu cờ vàng phất phới bay hòa vui với màu hồng hoa anh đào mùa Xuân mới. Cùng dâng lời nguyện cầu cho quê hương thanh bình và nhân dân ấm no, hạnh phúc trong một thể chế tự do dân chủ. Xin cho không còn những Tháng Tư Đen tiếp nối.
Hôm nay và ngày mai tôi sẽ cùng các bạn trẻ tay nắm tay đi dưới màu cờ vàng hát những bản tình ca quê hương, hát trong niềm yêu thương của những người Việt Nam luôn hướng về Quê Mẹ.
Chúc các bạn của tôi mạnh bước đi lên trên hành trình tranh đấu vì một Việt Nam quang vinh với niềm tin chính nghĩa và lòng dân sẽ chiến thắng bạo tàn. Tái lập kỷ nguyên Việt Tộc anh hùng và kỷ cương Lạc Hồng bất diệt.
Trân trọng,
Cao Nguyên
Washington.DC - April 29, 2015

Hãy gọi 30/04 là ngày phán xét

Nếu ai đó hỏi cha tôi 30/04 là ngày gì? Cha tôi sẽ trả lời, đó là ngày mà ông nhận ra mình đã bị lừa dối. Ông và các đồng đội của ông là “Thế hệ bị lừa dối”.  

Cha tôi sinh ra trên đất Thái. Năm ông 5 tuổi, nghe theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông nội tôi bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn và đem các con trở về cố quốc.

Năm 16 tuổi, như hàng triệu thanh niên miền Bắc khác, ông bỏ học, khai thêm tuổi và xin vào quân ngũ.

Ông đã may mắn khỏe mạnh và lành lặn bước qua những cuộc chiến tàn khốc nhất, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc. May mắn hơn rất, rất nhiều những đồng đội của ông.

Thời của cha tôi, miền Bắc XHCN là một xã hội khép kín. Hệ thống tuyên truyền đồ sộ của Đảng Cộng sản đã rất thành công trong việc tuyên truyền, lồng ghép giữa chủ nghĩa cộng sản, lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Câu nói của TS.Goebbels: "Sự thật là cái không phải sự thật được nhắc đi nhắc lại nhiều lần" được áp dụng triệt để trong xã hội đó.

Mỗi tân binh, như cha tôi, được xem đi xem lại những bộ phim chiến tranh tuyên truyền về tội ác của Mỹ - Ngụy. Từng mảnh xác người chết bởi bom đạn của B52. Những ngôi nhà tan nát. Những em thơ ánh mắt ngơ ngác. Những thiếu phụ đầu chít khăn tang, khuôn mặt hốc hác. Những người mẹ già với đôi mắt sâu thăm thẳm.

Cuốn tiểu thuyết viết về những người du kích miền Nam đầy anh dũng, những gia đình miền Nam một lòng hướng về phía "Đảng" và "Bác Hồ" và những người lính Việt Nam Cộng hòa hiện lên như hiện thân của ác quỷ, ăn thịt, moi gan, uống máu, hãm hiếp dân thường... Một người miền Nam tập kết ra Bắc và viết như thế, trong một xã hội khép kín và thiếu thông tin như thế, ai mà không tin?

Những "nhà văn", "nhà thơ" con cưng của chế độ như Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Anh Đức cũng đã góp phần quan trọng trong việc đưa những người trai trẻ ấy ra chiến trường, và cả triệu người đã không bao giờ quay lại.

Anh Đức nổi tiếng ở miền Bắc với tiểu thuyết "Hòn Đất". Cuốn tiểu thuyết viết về những người du kích miền Nam đầy anh dũng, những gia đình miền Nam một lòng hướng về phía "Đảng" và "Bác Hồ" và những người lính Việt Nam Cộng hòa hiện lên như hiện thân của ác quỷ, ăn thịt, moi gan, uống máu, hãm hiếp dân thường... Một người miền Nam tập kết ra Bắc và viết như thế, trong một xã hội khép kín và thiếu thông tin như thế, ai mà không tin? Và thế là hàng triệu thanh niên miền Bắc đã lên đường ra chiến trường. Họ đã sống, đã chiến đấu và đã chết với niềm tin sắt son rằng mình đang "giải phóng" miền Nam khỏi những kẻ ngoại bang xâm lược, như những cuộc chiến chống xâm lược suốt ngàn năm qua của dân tộc Việt.

Sau cái ngày 30/04 đó, lần đầu tiên cha tôi tiếp xúc trực tiếp với những người lính phía bên kia (những người mà sau này ông thường kể với tôi, họ cũng là người lính và họ cũng chiến đấu dũng cảm như chúng ta ở phía bên này).

Cha tôi được giao nhiệm vụ trong một trại học tập cải tạo của các viên chức và sỹ quan Việt Nam Cộng hòa.

Không như những gì mà ông được tuyên truyền, những người phía bên kia mà ông tiếp xúc đều là những người nhã nhặn, lịch sự và có trình độ văn hóa cao. Đó là lần đầu tiên, ông nhận thấy có điều gì đó không đúng.

Ngược lại, cha tôi bắt đầu nhìn thấy mặt trái của những người cộng sản. Ông đã nhìn thấy những sỹ quan Bắc Việt tìm cách moi tiền từ những tù binh phía bên kia và gia đình của họ.

Ông cũng đã chứng kiến những vụ đánh đập ngược đãi với những người lính gan dạ và dũng cảm, những người có cùng dân tộc, cùng màu da, cùng ngôn ngữ nhưng không cùng lý tưởng.

Và ông thường kể với tôi điều ông ân hận nhất, một người đồng đội của ông cố tình thả cho tù nhân chạy rồi đuổi theo bắn chết. Đôi mắt của người chết vẫn ám ảnh cha tôi đến bây giờ. Người đồng đội đó của ông sau này cũng bị đột tử, và cha tôi thường nói với tôi, đó là "nhân quả".

Một sự kiện nữa cũng đã làm thay đổi những suy nghĩ của cha tôi. Đó là phía Bắc, người anh em cộng sản trở mặt. Những người bạn và cả những người đồng chí của ông bị trục xuất về Trung Quốc, đôi khi chỉ vì trót mang cái họ giống với họ của người Hoa.

Tình anh em, tình đồng chí sao mà mong manh thế? Khi cần thì anh em tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, khi không cần nữa thì lập tức thành "Kẻ thù truyền kiếp của dân tộc" và sẵn sàng trút súng đạn điên cuồng vào nhau?

Sau cuộc chiến khốc liệt ở biên giới, cha tôi lặng lẽ giải ngũ, đốt hết huy chương và bằng khen, sống một cuộc sống dân sự bình thường, mặc cho những đồng đội của ông, sau khi học thêm vài ba lớp chính trị, trở thành cấp tướng, cấp tá... Ông không bao giờ muốn nhắc lại về những ký ức chiến tranh khốc liệt nữa.

Nếu ai đó hỏi cha tôi 30/04 là ngày gì? Cha tôi sẽ trả lời, đó là ngày mà ông nhận ra mình đã bị lừa dối. Ông và các đồng đội của ông là “Thế hệ bị lừa dối”.Còn nếu ai đó hỏi ông muốn gọi 30/04 là ngày gì? Thì tôi xin phép được trả lời thay cho cha tôi, hãy gọi 30/04 là ngày phán xét.

Ngày phán xét những kẻ đã đẩy dân tộc vào cuộc chiến huyết nhục tương tàn.
Ngày phán xét những lãnh đạo miền Bắc thời điểm đó, những kẻ đã trực tiếp đẩy hàng triệu thanh niên miền Bắc lên giàn hỏa thiêu, vì một thứ lý thuyết không tưởng, mơ hồ và thiếu thực tế.
Ngày phán xét cho những kẻ tự khoác lên mình chiếc áo nhà văn, nhà thơ, cổ động người ta lao vào chỗ chết, lao vào những cuộc chém giết với lòng căm thù không giới hạn.

Hòa bình của nấm mồ

Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn của Spiegel 1979
Phạm Thị Hoài dịch

(Nguyễn Văn Thiệu và Henry Kissinger)

SpiegelThưa ông Thiệu, từ 1968 đến 1973 Hoa Kỳ đã nỗ lực thương lượng hòa bình cho Việt Nam. Trong cuốn hồi ký của mình, ông Henry Kissinger, trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ đã dùng nhiều trang để miêu tả việc ông, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đã chống lại những nỗ lực nhằm đem lại hòa bình cho một cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm, với hàng triệu nạn nhân và dường như là một cuộc chiến để "bóp nát trái tim Hoa Kỳ". Vì sao ông lại cản trở như vậy?
Nguyễn Văn Thiệu: Nói thế là tuyệt đối vô nghĩa. Nếu tôi cản trở thì đã không có Hiệp định Hòa bình năm 1973 – mặc dù, như ai cũng biết, đó không phải là một nền hòa bình tốt đẹp; hậu quả của nó ở Việt Nam là chứng chỉ rõ ràng nhất. Kissinger đại diện cho chính sách và lợi ích của chính phủ Mỹ. Là Tổng thống Nam Việt Nam, bổn phận của tôi là bảo vệ những lợi ích sống còn của đất nước tôi. 
Tôi đã nhiều lần chỉ ra cho Tổng thống Nixon và TS Kissinger rằng, đối với một cường quốc như Hoa Kỳ thì việc từ bỏ một số vị trí không mấy quan trọng ở một quốc gia bé nhỏ như Nam Việt Nam không có gì đáng kể. Nhưng với chúng tôi, đó là vấn đề sinh tử của cả một dân tộc.

Tâm Thư của Lê Ngọc Túy Hương

quochan.jpg

 

Ngày 30.4, vốn là ngày đại tang, ngày QUỐC HẬN của VNCH.
1975-2015, đã bốn mươi năm kể từ một ngày tháng tư năm nào, bọn cộng sản miền bắc bước chân lên miền Nam VNCH, cưỡng chiếm phần giang san gấm vóc mầu mỡ. 
Xin hãy cùng tôi thành tâm tưởng nhớ đến Quê Hương và Dân Tộc, cầu  mong quê hương đất mẹ mau sớm thoát khỏi gông cùm cộng sản ( việt cộng và tàu cộng ).
 
Chúng ta , người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại  cùng đoàn kết nhau dưới ngọn quốc kỳ VIỆT NAM màu vàng ba sọc đỏ, chung lòng chung sức bằng mọi hình thức để giải thể đảng cộng sản Việt Nam.
Xin cùng tôi:
1.Cầu siêu, Cầu hồn  cho chư vị  Quân Dân Cán Chính VNCH đã vị quốc vong thân. 
2.Cầu an cho đồng bào mọi cấp, mọi giới đang chịu đọa đầy đau khổ và khốn cùng dưới sự cai trị của bọn việt cộng ngu dốt.
Nhằm mục đích giữ không khí trang nghiêm trong ngày 30.4 QUỐC HẬN, xin tha thiết kêu gọi trong 24 giờ tới đây hoàn toàn KHÔNG chuyển tin và tài liệu giải trí, vui cười hay các bài, các lá thơ tranh luận trên các trang mạng, thơ điện tử.
Nếu đồng thuận, xin vui lòng tiếp tay kêu gọi.

Trân trọng,
Lê Ngọc Tuý Hương