Saturday, 25 April 2015

CÀNG HUÊNH HOANG BỐC PHÉT VỀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN, CÀNG KHƠI DẬY NỖI ĐAU VÀ LÒNG HẬN THÙ

Nhật ký mở lần thứ 137
Tô Hải
23-04-2015 
Kể từ ngày đi vào con đường bờ-lốc-bờ-liếc, mỗi năm cứ gần đến cái ngày 30 tháng 4, mình đều có bài bộc lộ nỗi buồn, nỗi đau, kể cả sự tức cười của mình về những “chiến thắng như chẻ tre”, “những cuộc tiến đánh, “chiếm lĩnh nơi này, căn cứ nọ của… “Mỹ-Ngụy”, những cuộc “tiến công thần tốc, thần tốc nữa” vô tận hang ổ cuối cùng của “ngụy quân, ngụy quyền”, cứ y… như là có thật vậy! 
Không buồn cười sao được khi thấy mấy chú tuyên láo ra lệnh “tán rộng”, “hư cấu” về những chiến thắng chẳng đánh mà thắng, của “quân ta”, đặc biệt là sau sự “bỏ cuộc chơi của một bên” khi phía quân lực VNCH đã buông súng sau… Buôn Mê Thuột thì… Đà nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết… có ma nào bắn lại đâu mà cứ vống lên là quân ta “anh dũng tiến thần tốc, đánh thắng nơi này, nơi khác”! 

Bài không tên số 5 - Đặng Xương Hùng

Phương Tây có những triết lý thú vị, thí dụ như Qui Perd Gagne, dịch từng chữ là Người Thua Thắng. Bề ngoài thì quả đúng là có phần Chí Phèo, AQ. Nhưng trong sâu thẳm chứa đựng triết lý riêng của nó. Ở nhiều tình huống, đôi khi những bất lợi trở thành lợi thế. Vì thế tôi hay diễn giải triết lý này thành : Ai biết thua, người đó sẽ thắng.
Trong những ngày này, tôi lại hay nghĩ đến triết lý nói trên.

Tôi xin được gọi ngày 30/4/1975 là ngày Việt Nam Cộng hòa thua trận. Hãy ghi nhớ như vậy và hành động như người Nhật đã làm sau Thế chiến thứ hai. Những đối thủ nào tuyên bố sau trận đấu : hôm nay tôi thua, thì ắt hẳn trong họ ấp ủ một niềm tin chiến thắng.

NHỮNG CHƯƠNG BỊ KIỂM DUYỆT BỎ CỦA HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – 4

 NHỮNG CHƯƠNG BỊ KIỂM DUYỆT BỎ CỦA HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ – 4

Hồi ký Nguyễn Hiến Lê

Chương XXX – Chế độ tập thể ở miền Nam
Cảm tình của tôi với kháng chiến
Ngày 30-4-75 – Việt Nam thống nhất
Chế độ mới
I. Hành chánh
II. Tài chánh
III. Kinh tế
IV. Giáo dục – văn hóa
V. Y Tế
VI. Tư pháp
VII. Ngoại giao
VIII. Tôn giáo

 Cảm Tình Của Tôi Với Kháng Chiến

Cho tới năm 1974 tôi đã được biết ba xã hội: xã hội nông nghiệp của ông cha chúng ta, xã hội tư bản của Tây phương do ảnh hưởng của Pháp và vài nét xã hội tiêu thụ (Société de consommation) ở thời kì hậu kĩ nghệ (post-industriel) của Mĩ; ba xã hội đó tôi đã phác qua vài nét trong các phần trên.

Từ 1975 tôi lại được biết thêm một xã hội nữa mà người ta gọi là xã hội Xã hội chủ nghĩa (1).

Mời nghe BBC phỏng vấn người lính VNCH năm xưa về ngày 30 tháng 4:

VNCH chết nhưng chưa chôn

CSBV chôn nhưng chưa chết
---
Ngày 30 tháng 4 có 1 triệu (đảng viên) vui nhưng có 90 triệu người buồn
---

Mời nghe BBC phỏng vấn người lính VNCH năm xưa về ngày 30 tháng 4:

---

Một cựu lính biệt kích của Việt Nam Cộng hòa trước 1975 nói với BBC rằng sự phủi tay của đồng minh là lý do dẫn tới Sài Gòn sụp đổ.

Ông Phạm Hòa là lính biết kích gia nhập quân đội vào mùa hè đỏ lửa năm 1972.

"Đó là khoảng thời gian rất ngắn và đầy biến động trong cuộc đời tôi,” ông Hòa kể và cho biết đơn vị của ông không hề biết là đang được di tản khi nhận được lệnh lên tàu ra Phú Quốc vào ngày 29/4.

Về biến cố 30/4, ông Hòa cho biết những người được di tản ‘gần như là bấn loạn’.

Quốc Hận: Le Cordon Ombilical. (Thư Gửi Cháu Gái) - Trần Mộng Lâm

Cháu gái tôi sinh năm 1981 tại Montréal. Cô ta thuộc thế hệ thứ hai, không biết gì nhiều về Việt Nam và cuộc chiến tranh vừa qua. Đã lâu, hai chú cháu không có dịp nói chuyện với nhau, cho nên thực là một ngạc nhiên cho tôi khi chiều hôm qua, 24 tháng tư năm 2015, cháu điện thoại hỏi tôi về ngày 30 tháng tư. Đây là cuộc nói chuyện giữa hai chú cháu tôi.

Cháu nói:

            - Thưa chú, có người muốn phỏng vấn cháu về ngày quốc hận, ngày hành trình tới tự do, và về đạo luật S-219. Trước khi trả lời cho cuộc phỏng vấn này, cháu xin chú cho cháu được hỏi rõ  về các vấn đề này.

Tôi hỏi lại :

           - Cháu muốn biết cái gì ??

          - Xin chú cho cháu biết tại sao lại có chuyện tranh luận về tên gọi của ngày 30 tháng tư. Tại sao lại nhất quyết phải gọi ngày đó là ngày quốc hận, tại sao lại có sự phản đối của một số người về tên gọi ngày hành trình tới Tự Do, tại sao đạo luật này được Quốc Hội thông qua ,tại sao CS VN phản đối đạo luật này, và xin chú cho cháu biết về những hậu quả của đạo luật này đối với tập thể các người tỵ nạn tại Canada.

            - Như vậy cháu có 5 câu hỏi phải không, chú sẽ xin trả lời cho cháu, và các người trẻ tuổi Việt Nam từng câu hỏi một, để cho thế hệ thứ hai hiểu rõ ràng hơn về vấn đề này.