Wednesday, 22 October 2014

EBOLA LOÀI VIRUS ĐÁNG SỢ


                       Ebola con virus quá nhỏ , nhưng thật chết người !

  Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO (17/10/2014) con số người lây nhiễm Ebola hiện nay là 9000 và đã có 4500 người chết. Tuy nhiên theo WHO cho đến cuối năm 2014 này con số 10000 ca lây nhiễm mới mỗi tuần tại Guinea, Liberia, Sierra Leone có khả năng xảy ra.
Đây là một đại dịch. Không phải vì thế giới nghèo mà hiện tại chưa có thuốc chữa thích hợp chống lại  căn bệnh này,  căn bệnh "quái ác" từ tính chất "tinh khôn" của con Virus Ebola .

Ánh sáng Điếu Cày

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Khi trục xuất anh Điếu Cày ra khỏi Việt Nam, lãnh đạo CS nghĩ họ trục xuất anh sang Mỹ. Với lãnh đạo CS đó là một chọn lựa khôn ngoan. Bởi vì, theo họ, tên anh gắn liền với các phong trào chống chủ nghĩa Đại Hán Bá Quyền Trung Cộng; phong trào do anh lãnh đạo chẳng những không bị dập tắt dần theo năm tháng tù đày của riêng anh nhưng đã mỗi ngày một phát triển rộng; để anh ở lại là một mối lo canh cánh bên lòng.

Thật ra, đảng nghĩ vậy là lầm.

Những ngày cuối cùng ở Việt Nam và phép lạ bị lãng quên - Đinh Từ Thức

image
Last Days in Vietnam là bộ phim tài liệu mới nhất về những ngày cuối cùng trước khi VNCH tan rã vào 30 tháng Tư, 1975. Trước đây đã có hai bộ phim tài liệu với nội dung tương tự: The Fall of Saigon và The Lucky Few. Bộ phim mới này đã gây tiếng vang trước khi được phổ biến rộng rãi.


TÓM TẮT DIỄN TIẾN BUỔI ĐÀM PHÁN GIỮA ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN HỒNG KÔNG VÀ ĐẠI DIỆN SINH VIÊN HỌC SINH HỒNG KÔNG

Facebook Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

- Yvonne Leung: các đại diện của chính phủ đang muốn bày trò với chúng ta, chúng ta không thể bỏ cuộc. Họ nói quyết định của NPCSC không thể thay đổi.
Buổi đàm phán giữa chính phủ và sinh viên Hong Kong đang diễn ra và được tường thuật trực tiếp.
Mỗi bên có 5 phút mở màn, 90 phút tranh luận (mỗi người nói từ 3-5 phút), và 10 phút dành cho phần kết luận của mỗi bên.
Post này mình sẽ edit khi lấy được hết tin, tạm thời ko hiểu sao đường truyền Internet quá chậm từ VNPT cho tới FPT.

Tự do trong lưu đày

Wed, 10/22/2014 - 02:43 — canhco

Điếu Cày, không biết là người thứ mấy triệu trên trái đất này tiếp tục con đường có cái tên rất đẹp: Tự do trong lưu đày.
Điếu Cày chắc chắn không phải là một cậu bé. Anh sinh năm 1952 năm nay đã ngoài 60, cái tuổi mà ở Việt Nam anh đã về hưu, đuổi gà nếu nghèo, du lịch nếu trung lưu và hưởng thụ, ăn chơi nếu giàu có.
Ở lứa tuổi 62 anh bị đẩy vào cuộc đời lưu vong vào tối hôm nay 21 tháng 10 năm 2014.

Thông điệp Điếu Cày nhắn gửi sau khi đến bờ Tự Do


Danlambao - Không lâu sau khi đặt chân đến Hoa Kỳ, dù vẫn còn rất mệt mỏi sau chuyến đi đường đột kéo dài nhưng blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã dành cho Danlambao một cuộc trao đổi ngắn.











Điếu Cày cho biết, sau hơn 6 năm 6 tháng tù đày, anh hiện gặp phải nhiều khó khăn trong việc sử dụng máy vi tính và internet. Dù vậy, một trong những trang mạng đầu tiên anh được giúp truy cập đó là Danlambao. 

Điếu Cày tỏ ra rất vui trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào viết blog, mạng xã hội và truyền thông độc lập trong thời gian anh vắng mặt. 

Trong cuộc nói chuyện, Điếu Cày muốn nhắn gửi một số thông điệp chuyển đến tất cả mọi người. Dưới đây là nội dung lời nhắn được Danlambao ghi lại:

KHI NGƯỜI ĐÀN BÀ BƯỚC VÀO NHÀ THỜ - ĐINH LÂM THANH

     ‘Linh mục lấy vợ’ là một vấn đề đang được thảo luận trong giáo hội công giáo. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra một khi giới linh mục được phép lập gia đình ? Vẫn biết rằng Vatican đã biết trước những hậu quả không mấy tốt đẹp một khi người đàn bà xuất hiện trong đời sống của linh mục. Nhưng tôi nghĩ rằng, những đề nghị đóng góp từ phía giáo dân đối với việc thay đổi quan trọng trong đời sống linh mục sẽ hữu ích phần nào trước khi tòa thánh có quyết định cuối cùng. Bởi lẽ đó, trong phạm vi một Kytô hữu, tôi xin góp ý : giáo hội công giáo không phải chỉ một khối lãnh đạo độc nhất của Vatican, tòa giám mục và nhà thờ, mà chính là cả một tập thể lớn, được kết hợp và hoạt động chặt chẽ giữa con chiên và chủ chăn, tức là giữa giáo dân với linh mục. Vì lý do nầy, và trong giai đoạn Vatican đang nghiên cứu việc cho phép linh mục lấy vợ, tôi xin trình bày quan điểm của một giáo dân về những chuyện có thể xảy ra, nếu…
     Trước hết, xin khẳng định rằng đây là một bài viết xây dựng mà cá nhân người viết cũng nhìn thấy trước phần nào những gì không mấy tốt đẹp sẽ xảy đến cho linh mục cũng như họ đạo một khi người đàn bà thực sự bước vào đời sống của nhà thờ.

Cảnh đời của những người nghèo ở Tây Nam Bộ - Nhóm phóng viên tường trình từ VN

xe-loi-622.jpg
Một người kéo xe lôi ở vùng ngoại ô thành phố Long Xuyên.
RFA


Nghề phu xe, có lẽ đó là cái nghề khá cũ kĩ và buồn trong thời đại người ta chạy đua tốc độ bằng những phương tiện vận chuyển hiện đại, phân khối lớn và đầy đủ tiện nghi. Về miền Tây, chỉ cần đi bộ vài chục bước chân ra các đường phố hoặc các thị trấn, dường như bất kì nơi đâu cũng có thể bắt gặp những phu xe tưởng chừng như cổ tích. Hình ảnh người phu xe phải cong oằn lưng đạp chiếc xe lôi hoặc khom người lấy đà kéo cho được chiếc xe bò chở đầy dừa, trái cây băng qua đường luôn khiến cho người chứng kiến cảm thấy bùi ngùi trước thân phận con người, trước nỗi buồn mang tên chén cơm manh áo.

Doanh nghiệp xe máy chết hàng loạt vì… Trung Quốc

Cửa hàng kinh doanh xe máy Trung Quốc ngày càng ế ẩm. (Ảnh minh hoạ)
Cửa hàng kinh doanh xe máy Trung Quốc ngày càng ế ẩm. (Ảnh minh hoạ)
autodaily.vn













Các doạnh nghiệp buôn bán xe máy Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp sản xuất khung sườn xe máy của Viêt Nam chết hàng loạt trong thời gian gần đây, có thể nói tỉ lệ phá sản là 100% nếu như các doanh nghiệp này chỉ buôn bán độc nhất xe máy Trung Quốc. Đã có nhiều gia đình phải rơi vào tình trạng mất trắng tay không còn nhà để ở và cũng không còn mảnh đất để cắm dùi bởi nhà cửa đã thế chấp cho ngân hàng, quá hạng, ngân hàng đến tịch thu nhà để bán thanh lý. Từ chỗ một người ăn nên làm ra, doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng trở thành kẻ trắng tay bởi bạn hàng Trung Quốc.
Bà Trang, chủ một doanh nghiệp xe máy ở Quảng Nam vừa bị phá sản, chia sẻ: “Thì mình bị lụt lội, trụt giá, rồi họ bảo là để họ giúp cho mình, mình đưa trước mấy mươi phần trăm rồi lúc lấy giấy tờ thì trả hết. Còn xe hãng thì họ có đảm bảo cho mình, như mình đưa tiền cược trước. Bên hãng họ bảo đảm cho mình lúc trượt giá, mỗi tháng mình bán bao nhiêu chiếc thì có chừng rồi. Còn xe Trung Quốc thì mua đứt bán đoạn, doanh nghiệp nào mà kinh doanh xe máy Trung Quốc thì bán nhà hết luôn. Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Bình Định, Hà Nội.. đều vậy!”

AI MUỐN ĐÁNH CẮP “NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI” CỦA ANH BẰNG? - Phạm Trần


Vấn đề suy thoái đạo đức, ăn gian nói dối, mua bán bằng cấp và chạy chức chạy quyền trong xã hội thời Cộng sản không còn ngạc nhiên mà là thói quen của một bộ phận cán bộ, đảng viên, ngay cả trong lĩnh vực văn hóa, văn  nghệ.

Lãnh đạo đảng và nhà nước đã nhiều lần nhìn nhận như thế nhưng không sao cải thiện được.

Giáo sư Hòang Tụy, Nhà  tóan học nổi tiếng của Việt Nam từng nói : “ Giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối. Thế nhưng đã có hơn một nhà khoa học nước ngoài nói thẳng với tôi rằng, điều thất vọng lớn nhất mà ông ta cảm thấy là sự giả dối đang bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tầng nấc.” (trích Phỏng vấn của báo Dân Trí)

HỒNG KÔNG UPDATE: MÁU, NƯỚC MẮT CỦA TUỔI TRẺ VÀ KHUÔN MẶT HUNG ÁC CỦA BẮC KINH


Chính quyền Hồng Kông đang rõ ràng muốn đàn áp cuộc đấu tranh của giới trẻ Hồng Kông bằng thô bạo. Ngày chủ nhật hôm nay, 28 ngàn cảnh sát vào trận với đầy đủ phương tiện chống bạo động, kể cả quân khuyển và băng đảng xã hội đen xô sát với hàng nghìn sinh viên tay không đang cố gắng bám lấy đường phố để đòi hỏi dân chủ.

Người nông dân trước và sau năm 1975 - Văn Quang - Viết từ Sài Gòn


 
Ông Nguyễn Minh Nhị (thường gọi là Bảy Nhị), trước năm 1975 là nông dân, sau năm 1975 ông lên đến chức chủ tịch tỉnh An Giang và cũng là chủ tịch Hiệp Hội Cá Ba Sa tỉnh An Giang.
 
 
alt
Tượng đài Cá Basa ở Châu Đốc