Tuesday, 14 January 2014

Đào Văn Nghệ - Đại Tá CS tiết lộ nhiều bí mật động trời về Đảng CS



Cựu Đại Tá CS Đào Văn Nghệ 
tiết lộ nhiều bí mật động trời về Đảng CSVN

Phỏng vấn Đặng Chí Hùng

Đọc Báo Vẹm 355 do Hoàng Tuấn, Nguyên Khôi

Năm Ngọ lại... ngựa! - Phan Hạnh


 
Đầu Xuân Giáp Ngọ, tôi cũng muốn bắt chước thiên hạ dông dài chuyện ngựa, kể một vài kỷ niệm riêng liên quan đến con ngựa. Nhưng kỷ niệm của riêng tôi chẳng có gì đáng kể, bị ngựa đá thì không, vì tôi không bao giờ dám đến gần ngựa chớ đừng nói chi “mó bộ phận chiến lược của ngựa”, theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tôi nghe nói dù không mó, người ta vẫn bị ngựa đá bởi đủ mọi trường hợp tai nạn do ngựa đang hoảng hốt, sợ, bực mình, dành ăn, v.v. Ngay cả bác sĩ thú y chăm sóc cho ngựa cũng bị ngựa đá. Chủ ngựa, nhân viên chăm sóc ngựa, huấn luyện viên dạy cỡi ngựa, nài ngựa, v.v. là những người thường xuyên gần gũi với ngựa càng dễ gặp rủi ro bị ngựa đá.
 

Con ngựa trong Anh ngữ - Phan Hạnh

 
Việt ngữ của chúng ta không có nhiều chữ khác nhau để gọi con ngựa, chỉ có chữ “ngựa” hoặc chữ “mã” gốc Hán Việt: ngựa con, ngựa già, ngựa đực, ngựa cái, ngựa rừng, ngựa rằn…  Trong khi đó, Anh ngữ có rất nhiều chữ phân biệt để gọi ngựa: horse (nói chung), pony (ngựa nhỏ, ngựa con nói chung, thấp dưới 58 phân Anh), pinto (ngựa có hai độ màu lông đậm lợt khác nhau), dun (ngựa có  sọc), mare (ngựa cái, bốn tuổi trở lên), stallion (ngựa đực, bốn tuổi trở lên), stud (ngựa nọc, chỉ để gieo giống), bronc hay bronco (ngựa chưa được huấn luyện), feral (ngựa trang trại thả về rừng hoặc tự bỏ trốn đi hoang), brumby (tên mà người Úc gọi một con ngựa feral), mustang (ngựa hoang Mỹ châu), foal (ngựa con còn bú sữa mẹ, nói chung), filly (ngựa cái con còn bú sữa mẹ), colt (ngựa đực con còn bú sữa mẹ), weanling (ngựa con mới dứt sữa và bắt đầu ăn cỏ), yearling (ngựa con từ một tới hai tuổi), zebra (ngựa rằn). Ngoài ra còn cả lô tên gọi khác cho ngựa tùy theo đặc tính màu sắc hay chủng loại.
 

Về chuyện VNCH hủy bỏ kế họach phái phi cơ đánh trả đũa quân Trung Cộng sau Hải chiến Hoàng Sa

Phạm Trần (Danlambao) - Các bạn trong thôn Dân Làm Báo thân mến,

Tôi thấy chuyện VNCH hủy bỏ kế họach phái phi cơ đánh trả đũa quân Trung Cộng sau ngày Hoàng Sa bị TC đánh chiếm ngày 19/01/1974 đã "biến thành tranh cãi" sau tuyên bố (không bằng chứng) của Nguyên Trung Úy Phi công "của Việt Cộng nằm vùng trong Không quân VNCH" Nguyễn Thành Trung: "Một kế hoạch phản công được chuẩn bị công phu với khả năng chiến thắng là 100%, nhưng rốt cuộc đã không thể diễn ra do Mỹ cảnh báo tổng thống Thiệu không được hành động." 

Sự thật theo 2 người "có thẩm quyền" lúc bấy giờ là Tư lệnh Hải quân Vùng I Chiến thuật, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại và Nguyên Bí Thư của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ông Hoàng Đức Nhã đã xác nhận với tôi như sau:
Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại nói với Nhà báo Phạm Trần:

"Từ khi tôi biết được có sự xuất hiện bất thường của quân Trung Cộng ở vùng bán đảo Hoàng Sa, cố vấn Mỹ bên cạnh tôi không một phút nào tán đồng lệnh của tổng thống Thiệu và các biện pháp tôi dùng trước và trong cuộc chiến. Khi tôi cho tăng viện thêm chiến hạm thì chính ông ta là người hăm dọa tôi là sẽ có phản lực cơ Trung Cộng tấn công chiến hạm của Hải Quân Việt Nam do đó tôi mới xin Không Quân Việt Nam tại Đà Nẵng ra nghênh chiến. Các phi vụ không thực hiện được vì theo tư lịnh Sư Đoàn 1 Không Quân (Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh) cho biết chỉ chiến đấu dược có 15 phút vì quá xa, quá nguy hiểm. Kể từ 1973 Hoa Kỳ không còn dính líu với miền Nam VN về quân sự nên tôi không có xin Hoa Kỳ tiếp viện. Việc xin cứu người trôi giạt cũng không được Mỹ giúp."

Ông Hoàng Đức Nhã, Cựu Tổng trường Dân vận-Chiêu hồi, Nguyên Bí thứ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu xác nhận với Nhà báo Phạm Trần: 

"Sau phiên họp tại Bộ Tư lệnh hành quân ở Tiên Sa (Đà Nẵng) có sự tham dự của Đại tướng Cao Văn Viên và các tự lệnh Quân đoàn I, Tư lệnh Hải Quân và Không quân vùng I chiến thuật, chính Tổng thống Thiệu đã quyết định không dùng Phi cơ F-5 oanh tạc các tầu chiến và lính Trung Cộng ở Hoàng Sa ví quá nguy hiểm cho các Phi công trong hoàn thiếu nguyên liệu và không có yểm trở của Hoa Kỳ."

Đây là điều cần trình bày lại với bạn đọc để làm sáng tỏ một biến cố lịch sử.

Ông Đại tá Nguyễn Thành Trung (của Không quân CSVN sau 1975), lúc bấy giờ ở cấp bậc Trung Úy Phi công của Không quân VNCH, không thể nào biết được chuyện "Mỹ cảnh báo TT Thiệu" (!) như ông đã nói mà không chứng minh được.


Vận động cho nhân quyền VN trước cuộc kiểm điểm UPR của Hà Nội - Trà Mi-VOA

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành BPSOS, người đứng đầu ban vận động Chiến dịch xóa bỏ tra tấn ở Việt Nam’ và ‘Chiến dịch Đòi tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam'.Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành BPSOS, người đứng đầu ban vận động Chiến dịch xóa bỏ tra tấn ở Việt Nam’ và ‘Chiến dịch Đòi tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam'.
Các chiến dịch vận động nhân quyền Việt Nam được tiến hành ráo riết tại Mỹ trước cuộc Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) của Hà Nội ở Liên hiệp quốc.

Từ Cánh Đồng Mây: Phỏng Vấn Luật Sư Nguyễn Bắc Truyển - Jan 11, 2014

Luật Sư Nguyễn Bắc Truyển


Xin bấm vào đây:


GÍA TRỊ CỦA SỰ THẬT

Mưa Sàigòn, Mưa Phnom Penh - Tác giả : NGUYỄN XUÂN TƯỜNG VY

Cuối cùng, tôi cũng đến Phnom Penh.  Phnom Penh của Hậu, Phnom Penh của tôi trong trí tưởng tượng. Tôi đẩy xe hành lý qua hải quan.  Tôi chờ đợi những âm thanh náo động bên ngoài như năm nào tôi về phi trường Tân Sơn Nhất.  Hai cánh cửa mở ra. Hơi nóng ngột ngạt bốc lên mặt.  Tiếng lá cây rì rào xen trong tiếng người nói nhè nhẹ khiến tôi bỡ ngỡ. Phi trường Phnom Penh vắng vẻ như thành phố tỉnh nhỏ.  Buổi trưa nắng chói.  Những cánh phượng rực rỡ nở trên bầu trời xanh.  Chúng tôi ra lề đường chờ xe nhà đến đón.
 
Frère Anh đến đón chúng tôi bằng bốn chiếc xe tuk tuk.  Chúng tôi chất hành lý lên xe.  Tôi nhảy lên một chiếc với mấy valise áo quần.  Xe nổ máy xình xịch rời phi trường, chạy vào trung tâm thành phố.  Người có đông hơn, xe có nhiều hơn chút ít, nhưng vẫn một khung cảnh vắng vẻ của ngoại ô cũ kỹ.  Một vài con đường mới được tân trang với nhà lầu và siêu thị lớn.  Đế quốc Khmer đã có thời thịnh vượng nhất Đông Nam Á. Trải qua thời kỳ Pháp thuộc, cuộc chiến với Việt Nam, và bị cai trị bởi bọn diệt chủng Pol Pot, vương quốc Khmer dường như vẫn còn mang đầy trong mình những vết thương chưa lành. Tôi ngồi trên xe, ngắm đường phố Phnom Penh lần đầu trong đời, tưởng chừng như đi về một nơi chốn xa xưa trong ký ức.
 

Hồ Hoàng Yến "Tiễn Đưa" Anh Việt Dzũng


Tiễn Đưa
(Friday, 27 December-2013) (Xem: 227)
Thơ: Đặng Hiền / Nhạc: Lê Đức Long
Giọng hát: Hồ Hoàng Yến / Dương Cầm: Trúc Hồ

VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG - VŨ NGỰ CHIÊU


Như một nén hương tưởng niệm
nhà văn Nguyễn Thượng Tiến,
cộng sự viên báo Việt Nam tại Hà Nội năm 1946.

Đây là một trong những đảng cách mạng đầu tiên trong nội địa Việt Nam, qui tụ sự nối kết giữa giới học thức, điền chủ trung lưu và quân nhân do Pháp đào tạo, với mục đích giải phóng đất nước bằng võ lực. Chào đời vào dịp Giáng Sinh 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ] hoạt động được hơn hai năm thì bị Pháp khám phá và hủy diệt sau nỗ lực bi hùng vào đầu năm Canh Ngọ (1930), lưu lại một gương sáng lịch sử “không thành công thì thành nhân.” (1)

1. Ba tác phẩm Việt ngữ nói về VNQDĐ được biết nhiều nhất là Nhượng Tống, Nguyễn Thái Học (Hà Nội: Tân Việt, 1949); Trần Huy Liệu, Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam (Hà Nội: 1958); và Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng (Sài Gòn: 1971). Xem thêm Lê Tùng Sơn, Nhật ký một chặng đường (Hà Nội: Văn Học, 1978). Về quan điểm thực dân Pháp, xem Louis Marty, Contribution à l'histoire des mouvements politiques de l'Indochine francaise [Đóng góp vào lịch sử các phong trào chính trị tại Đông Dương thuộc Pháp], 7 tập, tập II: “Việt Nam Quốc Dân Đảng” ou “le parti nationaliste annamite” (Hà Nội: 1933-1935), tr 22, 23-4. [Sẽ dẫn: VNQDĐ]. Hầu hết tài liệu văn khố Pháp về giai đoạn này đã mở ra cho các nhà nghiên cứu. Xem CAOM (Aix), Indochine Nouveaux Fonds [INF], Cartons 265, 322, 323, and 324; và lời khai của Nguyễn Thế Nghiệp trong CAOM (Aix), 7F 12.  

Lãng Phí Từ Dưới Lên Trên, Từ Trong Ra Ngoài - Văn Quang

Tiền dân còn quá tiền chùa
Máu dân ngày trước còn chưa ra gì

Nhân danh cách mạng cuộc đời
Bak Hồ đã biến con người thành trâu

Xác khô trưng tại Ba Đình
Vinh danh một thuở xú danh muôn đời

Một đàn cán bộ đảng "ta"
Quậy đất quậy nước nát ra tương Bần

Đảng khoe thành tích rất cao
Phe nào tham nhũng cho vào nghỉ ngơi
Phe kia lại được lên ngôi
Đến khi no lại đổi dời cho nhau

Cán A xử tội cán B
Cả hai xong việc cùng về ăn hưu

Ra tòa Dương Dũng đọc thơ
Có mùi như loại bak Hồ thải ra

Việt Nam "ta" giống Bắc Hàn
Các con lãnh tụ đều sang học thù

Nhân dân cởi áo chìa lưng
Phần bầm Phú Trọng phần xưng chính quyền 


Trải qua một cuộc bể dâu
Đảng cười nhăn nhở, dân đau thấu trời

Đinh Thế Dũng


Một đề tài không mới, tuy nhiên nó trở nên lạnh gáy những người dân Việt Nam suốt đời cần cù, làm không đủ ăn, tiết kiệm từng đồng bạc để mua thuốc chữa bệnh. Vậy mà sự lãng phí trong năm 2013 vẫn xảy ra như cơm bữa. Chưa nói đến chuyện tham  nhũng, chưa nói đến chuyện các đại công ty nhà nước làm ăn văng mạng đút túi và  đốt hàng ngàn tỉ đồng, chưa nói đến chuyện các quan lãnh lương hàng năm từ vài trăm triệu đến vài tỉ đồng, những con số ấy nói lên sự lãng phí kinh hoàng trong những năm vừa qua.

Dương Chí Dũng (bên trái) bị tuyên án tử hình ngày 26.12.2013

Hà Nội: Học viên Pháp Luân Công 'tử chiến' trước lăng Ba Đình


CTV Danlambao - Lúc 09h30 sáng ngày 14/01/2014, một nhóm 5 thanh niên trong bộ đồng phục vàng của Pháp Luân Công đã bất ngờ kéo đến căng biểu ngữ ngay trước khu vực quảng trường Ba Đình. Hình ảnh gửi đến Danlambao cho thấy một tấm biểu ngữ khổ lớn có nội dung: "Chân tướng Pháp Luân Công là tử huyệt của ma giáo cộng sản" được giăng ngang ngay phía chính diện cổng lăng Hồ Chí Minh. Bên cạnh là một biểu ngữ nhỏ hơn có nội dung: "Tà đảng Việt Cộng và đại ma đầu Hồ Chí Minh là tội đồ của dân tộc".

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 14.1.2014

**************************************************************************************************************************************
Logo IBIBPhòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 14.1.2014
Công an hành hung Hòa thượng Thích Chơn Tâm tại Saigon, hành hung Sư Cô Đồng Hiếu tại Đà Nẵng, 21 Huynh trưởng Gia Đình Phật tử bị quản chế, các thành viên Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN tiếp tục bị đàn áp



PARIS, ngày 14.1.2014 (PTTPGQT) - Sáng nay, 14.1.2014, Hòa thượng Thích Chơn Tâm, Chánh Thư ký Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), gửi Thư Báo Đông đến Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, trụ sở đặt tại Paris, đề nhờ trình lên Hội đồng Nhân Quyền LHQ trong khóa họp thứ 18 đang diễn ra tại Genève.

Máu lệ Hoàng Sa! - Hoàng Hải Thủy

Tổ quốc ghi ơn. Tranh Babui.
 
 
 
Mời quí vị đọc những trang Sử về Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa.

Xuân Nhớ - Nguyễn Vạn Thắng



XUÂN NHỚ 
 
 
Đường vắng chiều Xuân gió lạnh lùng
Phố buồn hiu quạnh buổi chiều Đông
Nắng vàng e thẹn bên bờ vắng
Nào biết Xuân sang để hỏi lòng ?
 
Quê cũ Xuân về mãi nhớ thôi
Đón Xuân đất khách tủi bùi ngùi
Gió mùa Xuân đến mang niềm nhớ
Đón Tết sao lòng chẳng thấy vui
 
Trời Đông giá lạnh tuyết rơi đầy
Xuân đến nơi này thiếu vắng mai
Tràng pháo Giao thừa im lặng tiếng
Chúc mừng Tết đến có nào hay
 
Ngày tháng qua mau Tết lại về
Tình vương nỗi nhớ miền Sơn Khê
Muôn hoa khoe sắc mừng Xuân đến
Vui Tết nơi này lại nhớ quê
 
Đất khách Xuân sang lại thấy buồn
Bao giờ về lại chốn Quê hương
Ai về nhắn hỏi giùm tôi với
Nước Việt bao năm hết đoạn trường ?
 
Nguyễn Vạn Thắng

Lời cuối

Tôi sẽ chết lý tưởng còn đâu
Ngày khép lại thân không động nữa
Nợ dương trần tôi đã trả chưa
Hay quịt nợ nước nhà đau đáu
(trích Lời Cuối, NTTB)

Thêm một vài ý nghĩ rời về một khuôn mặt mà có lẽ khi anh ấy vừa ngậm cười (chín suối), thì mỗi người trong chúng ta đã phải tốn không biết giấy bút mực và cả nước mắt thương tiếc khôn nguôi. Thật đáng tiếc khi trước mặt, sau lưng “vưỡn” còn có không ít những vị đáng bị chúng ta nguyền rủa cho tới chết, nhưng cứ vẫn nhăn răng nhăn vuốt thấy mà ghê. Chính những tay đồ tể khét tiếng này cũng vừa lấy mất của chúng ta và gia đình thân yêu một tù nhân chính trị bất khuất, không thỏa hiệp khoan hồng là cố trung úy phi công Bùi Đăng Thùy ở trại giam Xuân Lộc, một người đã phải hy sinh đọa đày trong thứ đòn thù của 17 năm đằng đẳng lao phổi.

CẢNH BÁO TƯỚNG PHÙNG QUANG THANH: AI GIẾT TƯỚNG NGUYỄN KHẮC NGHIÊN?

Hình ảnh

Đã đến lúc mở lại hồ sơ về cái chết đột ngột đầy mờ ám của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, nguyên nhân vật số 2 của Bộ Quốc Phòng VNCS, qua đời ở tuổi 59 trong khi đang giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng QĐNDVN và Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Theo trang WEB của chính phủ CHXHCNVN tường thuật, ông từ trần ở Bệnh viện 
Trung Ương Quân Đội 108 ngày 13/11/2010 sau một thời gian lâm bệnh hiểm nghèo?

Việc nhân vật số 2 trong quân đội qua đời khi mới 59 tuổi, không lâu trước Đại hội Đảng CSVN khiến thu hút sự chú ý của dư luận lúc bấy giờ. “Sự cố” nầy cũng nhắc lại trường hợp tương tự của các tướng lãnh VNCS những năm trước đó:

Thư kính mời tham gia sinh hoạt chính trị ở Genève ngày 05.02

BS Trần Văn Tích
Kính gửi Đồng bào Tỵ nạn tại Liên Âu,
Kính gửi các Hội Đoàn, Đảng Phái, Tổ Chức Chống cộng tại Liên Âu,

Kính thưa quí vị,

Ngày 12.11.2013 Việt Cộng trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trụ sở ở Genève, Thụy sĩ. Thủ tục điều hành của Tổ chức này có những sinh hoạt luân chuyển gọi là Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập, Universal Periodic Review. Năm nay, Việt cộng sẽ tham dự Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập vào ngày thứ tư 05.02.2014.

Tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có trách nhiệm và bổn phận thực hiện quyền người dân trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng. Tham gia tiến trình Kiểm điểm Định kỳ Phổ cập, Việt cộng phải tường trình cùng Đại Hội đồng các cải thiện về nhân quyền và dân quyền theo qui ước quốc tế. Trong thực tế, tình trạng dân quyền và nhân quyền tại quốc nội chẳng những không được cải thiện mà còn tồi tệ hơn; do đó, sẽ có những câu chất vấn do phái đoàn các quốc gia hội viên nêu ra và Việt cộng phải trả lời.

Nhằm thiết thực yểm trợ đồng bào quốc nội đang dũng cảm kiên trì đấu tranh đòi quyền làm người và quyền làm dân, Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn sẽ tổ chức biểu dương lực lượng trước tiền đình trụ sở Liên Hiệp Quốc cùng lúc với việc tham gia theo dõi chất vấn trong Phiên họp Đại Hội đồng vào

ngày thứ tư 05.02.2014, từ 14 đến 18 giờ
tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, Palais des Nations Unies
Place des Nations, Genève, Thuỵ sĩ

Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức phối hợp cùng một số Tổ chức và Đoàn thể Chống cộng – trong số có phái đoàn đến từ Hoa Kỳ – xin thành khẩn và tha thiết mời gọi Đồng bào Tỵ nạn tham gia đông đảo hai hình thức đấu tranh vừa trình bày. Mọi chi tiết về tổ chức xin trực tiếp liên lạc với TS Nguyễn Ngọc Hùng, điện thư hungnguyen00@googlemail.com, điện thoại di động 015780276220.

Trân trọng kính chào,
Đức quốc, ngày 12.01.2014,


BS Trần Văn Tích

Tư Bể - Phạm Khắc Trung

Tư Bể là hỗn danh của Lê Văn Phụng, do Nguyễn Hiếu Đức đặt.


Đức, Phụng và tôi chơi thân với nhau ngay từ những ngày đầu, khi các trường đại học ở miền Nam sát nhập với nhau. Chúng tôi học chung 3 quý đầu trong lớp KT11: Đức thuộc Tổ 1, tôi ở Tổ 3, Phụng trong Tổ 4. Lúc đó Đức lẫn Phụng đều là Tổ Phó, trình độ chính trị là Đối Tượng Đoàn, cả hai đều thuộc thành phần "gia đình cách mạng". Phụng ở trong đại học xá, Đức ở trọ nhà người dì.

Một hôm ngồi chơi Phụng kể, Phụng là con thứ tư trong gia đình, nhưng không hề nhắc nhở gì đến anh chị nên không biết mất hay còn. Phụng mồ côi cha mẹ từ lúc còn thơ ấu và được bà ngoại bồng về nuôi, sau khi bà ngoại qua đời thì ở với dì dượng. Bị dượng bạc đãi nên lúc 15 tuổi Phụng bỏ nhà theo ghe trái cây lên chợ Cầu Muối làm mướn sống. Việc làm của Phụng là bốc dỡ trái cây từ ghe vô vựa, rồi phân phối từ vựa lên xe cho khách hàng. Công việc của Phụng chỉ bận rộn từ khuya tới sáng, buổi trưa rảnh Phụng vẫn cắp sách đến trường.

HẬN HOÀNG SA


Bảy mươi bốn anh hùng từ sĩ
Đã hy sinh trên biển Hoàng Sa
Thân trai trả nợ nước nhà
Tuổi tên ghi dấu, sáng lòa sử xanh


Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
Có đâu như cộng sản Việt gian
Phạm văn Đồng ký công hàm
Cúi dâng biển đảo nước Nam cho Tàu


Bốn mươi năm niềm đau còn đó
Hận quân gian biết thuở nào nguôi
Trùng trùng sóng gió biển khơi
Hồn bay theo gió, sóng vùi thân trai


Một tấc đất ông cha để lại
Là máu xương từng chảy bao đời
Hoàng-Trường Sa : hận sục sôi
Thù quân cướp nước, hận loài Việt gian. 


Lời hịch xưa vẫn còn vang :
Dân Nam phải giữ nước Nam của mình .


[NLG73 Lê Phú Nhuận]
Houston 14 JAN 2014.