Sunday, 23 December 2018

Mẹ Quê - phamphanlang

Cách đây hơn một tháng, PL đã tập tễnh làm bài thơ Nhật Haiku/Renga Mẹ Quê.  Bài thơ này may mắn được ba nhạc sĩ ưu ái phổ thành ca khúc.

     Theo thứ tự của bài Mẹ Quê được phổ nhạc, PL xin mời thưởng thức ca khúc Mẹ Quê qua giòng nhạc của Ns Mộc Thiêng, tiếng hát Diệu Hiền và Quang Đạt hòa âm..


Mẹ quê
Chiều buồn phủ sương mù
Con bướm vàng - đậu nhánh mù u
Mẹ một mình lủi thủi

Gió thổi xô cửa liếp
Mẹ ho khan - lau giọt lệ tràn

Giậu thưa phơi áo bạc
Canh mồng tơi - nấu mãi chưa sôi
Mẹ đói lòng ngủ gục

Nhớ ngày xửa ngày xưa
Hoa khế trỗ - giặc chưa về làng

Trăng khuya treo ngọn cau
Mẹ tỉnh giấc - trăng sầu rớt vội
Tiếng ễnh ương gõ nhịp

Mẹ vội vàng cho kịp
Chọn chỗ nằm - góc sân quê cũ...

phamphanlang

Trung Quốc tập trận gần biên giới Việt Nam - RFA

Một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực của Trung Quốc được trưng bày tại Airshow China 2018 vào ngày 7 tháng 11 năm 2018.
Một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực của Trung Quốc được trưng bày tại Airshow China 2018 vào ngày 7 tháng 11 năm 2018.














Tập đoàn 75 Lục quân Trung Quốc vừa có cuộc diễn tập thực binh tại phía Đông tỉnh Vân Nam, nơi giáp giới các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên của Việt Nam. VietTimes đưa tin hôm nay.
Theo VietTimes, chủ đề của cuộc diễn tập là mô phỏng đối đầu trực diện giữa quân đội Trung Quốc và “quân đội nước láng giềng X”. Trọng điểm là nghiên cứu tìm kiếm việc “lữ đoàn hợp thành làm thế nào nhanh chóng và chính xác nắm được thông tin chiến trường; làm thế nào phối hợp hiệp đồng chỉ huy từ nhiều mạng; làm thế nào sử dụng hỏa lực khoa học và hiệu quả cao; rèn luyện năng lực hiệp đồng tác chiến nhiều binh chủng trong điều kiện thực chiến”.
Tại cuộc diễn tập này, loại xe tăng mới nhất của Trung Quốc Type-15 xuất hiện kể từ khi nó ra đời vào năm 2012. Ngoài xe tăng Type-15, tại cuộc diễn trận còn có các loại xe tăng chủ lực Type-96, Type-96A, xe bọc thép chở quân T-86A, T-04, pháo tự hành 07A, máy bay không người lái và pháo phản lực loại mới.
Theo nhận định thì những vũ khí trong cuộc diễn tập vừa nêu cho thấy lục quân Trung Quốc có thêm một bước tiến trên đường chuyển sang cơ giới hóa, tin học hóa.
VietTimes trích trang tin "Thanh niên Trung Quốc" cho biết có hai lữ đoàn tham gia diễn tập đối kháng, một lữ đoàn được trang bị các loại phương tiện của Trung Quốc trước khi cải cách mà các nước láng giềng hiện có; một lữ đoàn hợp thành sau cải cách được trang bị các phương tiện mới. Đáng chú ý là các đơn vị tiền thân của cả hai lữ đoàn này đều từng tham gia cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ ở biên giới phía Nam”; tức cuộc chiến biên giới Việt- Trung Tháng 2.1979.
Tập đoàn quân 75 lục quân thuộc Bộ Tư lệnh chiến trường miền Nam Trung Quốc, được thành lập tháng 4/2017 trên cơ sở Tập đoàn quân 41 của Quân khu Quảng Châu và một phần Tập đoàn quân 14 của Quân khu Thành Đô – cả hai đơn vị này đều đã tham gia cuộc chiến biên giới Việt- Trung Tháng 2.1979.

Tinh khôn ở đâu ? - Trần Đỗ Cung

      Một bạn thân ở Montréal Canada vừa gửi cho tôi cuốn Pháp Ngữ Souvenirs et Pensées, viết bởi Bà Bác Sỹ Nguyễn Thị Đảnh và được Bác Sỹ Từ Uyên chuyển qua Việt Ngữ. Bạn lại khuyến khích tôi nếu có thì giờ thì chuyển qua Anh Ngữ theo sự mong muốn của tác giả. Sau khi đọc tôi thấy đặc biệt ở chỗ tù cải tạo này là một chuyên viên tài chính ngân hàng, khác hẳn trường hợp thường thấy của các sỹ quan trong quân lực. Ông Thảo bị đầy đọa sáu năm rưỡi trời để hy vọng moi các hiểu biết của ông về tài sản Ngân Hàng Quốc Gia.

     Bà Bác Sỹ Đảnh nay định cư tại Oslo Na Uy là một phụ nữ miền Nam, Tây học. Phu quân Đỗ Văn Thảo cũng là người Nam, sinh ngày 21 tháng 8 năm 1927 tại Gò Công. Sau khi tốt nghiệp Đại Học tại Pháp ông Thảo đã về làm việc tại Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam từ tháng Tư năm 1955. Ông đã giữ chức Giám Đốc Nha Ngoại Viện rồi Phó Tổng Thanh Tra Ngân Hàng  Quốc Gia cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975. Ông bị đi tù cải tạo tháng 6 năm 1975 rồi bị lưu đầy ra Bắc cho đến tháng 9 năm 1980. Đến tỵ nạn chính trị tại Bergen, Na Uy tháng 12 năm 1981, ông tạ thế tháng Giêng năm 2001 tại Oslo, Na Uy vì trụy tim.

     Câu chuyện Bà Bác Sỹ Đảnh kể lại về sự tù tội Việt Cộng của đức lang quân cho thấy đặc biệt có ba khía cạnh. Là người Nam thuần túy, là chuyên viên được huấn luyện công phu và chưa bao giờ liên quan đến quân đội.. Nhưng Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam đã hành xử như quân xâm lăng, cầm tù những chuyên viên rồi vơ vét của cải đem về như Phát Xít Đức Quốc Xã khi tiến vào Paris. Sự thiển cận của họ đã đưa đến sự kiệt quệ tột cùng cho đến bây giờ vẫn chưa ngóc đầu lên ngang hàng với các nước lân bang. Nay mở miệng mời chào người Việt nước ngoài trở về đem chất xám giúp nước thì thử hỏi có nghe được không?

Truyện ngắn THƯƠNG ANH “CÁN NGỐ” - ĐIỆP MỸ LINH


Vừa chuyển sang Yahoo news, thấy tấm hình đoàn di dân từ Nam Mỹ hướng về Hoa Kỳ đang lội bì bỏm trong dòng sông Suchiate, bà Liên ngồi lặng yên; nhưng trong tâm tưởng của bà, hình ảnh từng đoàn người đói khổ/rách rưới/tàn tạ dắt díu nhau đi tìm đất sống – vào thập niên 40 – trong “vùng giải phóng” lại hiện về!

Thập niện 40, bà Liên chỉ là đứa bé con, không thể nào hiểu được tại sao ông Thông – Bố của bé Liên – lại hãnh diện, tự hào để cùng nhiều thanh niên trí thức miền Nam đưa gia đình “thoát ly” đời sống đầy tiện nghi ở thành phố, trốn ra “bưng”, tham gia Việt Minh để chống Tây!Không thể nào bé Liên hiểu và có thể nhớ được cuộc khởi hành đầy phiêu lưu, vô định của gia đình; nhưng bé Liên lại nhớ cảnh hãi hùng khi thấy cầu, đường cái quan, đường xe lửa đều bị Việt Minh phá hủy và nhà cửa, xóm làng của dân cũng đều bị Việt Minh san bằng!

Không Thể Mừng Chúa Giáng Sinh Trong Sự Vô Cảm Với Người! - Huỳnh Quốc Bình

… Cầu nguyện với Chúa mà sợ ma quỷ nó không vui, hoặc VC nó buồn… Thì chúng ta có cầu nguyện đến gãy lưỡi Chúa cũng không nhậm lời đâu…
Biểu tượng hay ý nghĩa của “Lễ Giáng Sinh” không phải là mấy cây thông, các gói quà, những lời chúc tụng suông, những tấm thiệp với lời lẽ được in sẵn, hoặc hình ông già Nô-en, những bài viết, bài giảng luận thật hùng hồn về “yêu thương”… Mà phải là tình yêu thương đích thực. Người ta không thể “mừng Chúa giáng sinh” bằng thái độ vô cảm trước những trường hợp cần được cảm thông và giúp đỡ.
Was Jesus born in Jerusalem or in Bethlehem?

UPR 2019 – GENÈVE: BIỂU TÌNH TỐ CÁO CSVN VI PHẠM NHÂN QUYỀN (Lá thư thứ ba)


Hãy tham gia cuộc biểu tình tại:
Trước trụ sở Liên Hiệp Quốc Genève (Genf) ngày 22.01.2019 nhân dịp Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR-UNIVERSAL PERIODIC REVIEW) của Việt Nam, để tố cáo trước công luận quốc tế về những hành động vi pham nhân quyền trầm trọng của CSVN:
Lá thư thứ ba
THƯ  KÊU  GỌI THAM  DỰ  BIỂU TÌNH
vào ngày 22 tháng giêng năm 2019
trước trụ sở Liên  Hiệp Quốc, Palais des Nations, Genève – Thụy Sĩ
nhân dịp « KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ  PHỔ QUÁT »
( UPR-UNIVERSAL PERIODIC REVIEW )
 

Thế nào là giải phóng: sau 1975 ĐH Vạn Hạnh được tiếp quản như thế nào? - Nguyễn Lương Hải Khôi


Thư viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn.
Thư viện ĐH Vạn Hạnh có hàng vạn cuốn phim quay lại bản gốc các cuốn sách cổ của các nền văn minh trong lịch sử. Nhà nghiên cứu muốn đọc văn bản gốc thì mượn phim rồi đọc trên màn hình ti vi của thư viện. Không dễ để được các trường đại học, thư viện, bảo tàng trên thế giới cho phép thu thập một lượng tư liệu quý với số lượng lớn đến thế.
Những cuốn phim đó được lưu trữ trong các thùng bằng nhựa tốt, rất dày.
Sau 1975, chiến sỹ ta thực hiện chủ trương vô sản hoá trí thức, tích cực tăng gia sản xuất trong trường đại học, bèn dồn tất cả phim vào một số ít thùng nhựa, số thùng còn lại thì đổ nước vào... nuôi cá. Những thùng nuôi cá vẫn đặt cạnh thùng chứa phim trong thư viện nên chỉ sau vài tháng, tất cả các cuộn phim đều bị mốc, đành phải vứt bỏ.

Khánh Hà: Mrs. Rossi's Dream

Xin giới thiệu đến quý GS, các bạn và thân hữu một tác phẩm mới được xuất bản của Khánh Hà: Mrs. Rossi's Dream.
Nhiều đoản văn trích từ cuốn sách này đã được đăng trong những magazines của nước Mỹ và đoạt giải The Robert Watson Fiction Prize.
PThúy 

A haunting story of the Vietnam War. Coming in 2019.

The book cover is featured on the website of The Permanent Press’s chief designer. (At main page, click on ENTER.)

Pre-ordering a copy “Mrs. Rossi’s Dream” at Barnes & Noble will save you 10% of the cover price; or at Walmart with 20% off; or at Target with 35% off. The book will be available on March 1, 2019. 

(Announcement on  Amazon with complete price listing and reviews will be updated in early 2019 prior to the street release date of March 6, 2019.) 
Portions of this novel have previously appeared in somewhat different form in the numerous magazines and been shortlisted for various literary prizes. It won the Robert Watson Fiction Prize. 
2016 Many Voices Project (New Rivers Press)

Đức Chúa Trời cũng thành gián điệp - Tác Giả: Đàn Chim Việt

Vợ chồng Garratts ngày gặp lại tại Vancouver
Cơ duyên
Năm 1984 Kevin Garratt và vợ Julia Garratt vừa làm đám cưới. Họ sống bình ổn tại thành phố Vancouver, tỉnh British Colombia, miền tây Canada.
Đang tuổi đôi mươi, tràn đầy sức sống, giàu nghị lực, thương người, mến yêu Đức Chúa Trời, họ dấn thân vào công việc tông đồ.
Có một ngày, một người Trung Quốc mời họ dậy tiếng Anh cho Đại học Kỹ thuật Quân sự Quốc gia Trung Quốc. Vợ chồng Garratts nhận lời.
Ông Garratt sau này hồi tưởng lại câu chuyện đùa “gián điệp” ngày vợ chồng ông tới nhận nhiệm sở. Viên sỹ quan bỗ bã: “Từ ngày Cách mạng Vô sản thành công, chưa có một người ngoại bang nào được đặt chân vào ngôi trường đào tạo sỹ quan này. Nay, tụi bay còn trẻ, không có gan làm “gián điệp”. Nên tụi tao tin.”

CÒN ĐÊM GIÁNG SINH NÀO CHO EM - kim thanh

      Em thương,

      Mùa đông Portland. Đêm xanh và gió lạnh từng cơn. Một góc trăng xa vàng vọt, bơ vơ giữa trời mênh mông đầy sao. Đêm huyền diệu, ngát hương an bình và hy vọng. Đêm Chúa ra đời, cứu chuộc nhân loài. Bên trong, tiệc mừng Giáng Sinh bắt đầu với tiếng nói cười, chúc tụng rộn ràng và ánh sáng lấp lánh muôn màu từ câysapin đặt giữa phòng. Một lúc nào, qua hai tuần rượu, người bạn tôi, một nhân viên thiện nguyện xã hội, đưa cho tôi xem một bức hình đã cũ, úa vàng –bức hình của em– do anh ta chụp tại một trại tỵ nạn Đông Nam Á mấy năm trước. Em đứng một mình, dáng buồn bã sau lớp kẽm gai, tay bám vào cột sắt, đôi mắt to đen còn ngấn lệ ngơ ngác nhìn thế giới bên ngoài. Quần áo xốc xếch, và tóc rối như mây bay bay trên khung ảnh, trong nắng hoàng hôn nhạt nhòa. Tuổi em chừng độ mười ba, mười bốn, nhưng trông em gầy còm, bé nhỏ như mới lên tám. Anh bạn cho biết em ở trại đã hơn năm năm, và đang chờ trục xuất về Việt Nam theo diện không thân nhân. Tôi ngắm mãi hình em. Giờ này chắc em đã về rồi, trôi dạt ở một nơi nào đó trên quê hương –nơi mà số phận bất công và bọn người có quyền lực đang rình rập, vồ xé em với nanh vuốt của loài thú dữ.
      Tự dưng tôi thấy cổ họng nghẹn đắng và tâm hồn rã rời. Giống như trước đây, khi hành quân qua những thôn ấp điêu tàn tôi đã ôm trong tay các em bé bị thương vì mìn chông và đạn pháo, hoặc nhìn những dòng sông ngập xác người  –gục ngã giữa hai lằn đạn–  trôi lẫn với ngàn cánh lục bình vùi dập. Hoặc sau này, trong một bối cảnh khác, bị tù đày đi ngang qua những trại giam thiếu nhi hình sự miền Bắc, Vĩnh Phú chẳng hạn, thấy có nhiều em chỉ mới bảy, tám tuổi, đói lả, da bọc xương, bước đi xiêu vẹo...