Monday, 10 February 2014

Bay Không Cần Đôi Cánh


Mỗi chúng ta trong cuộc đời đang sống
Đều bắt gặp điều gì đó vẹn toàn
Một nơi mà ta thấy thật bình an
Một nơi ta tình cờ không nghĩ tới.
 
Có người thấy mặt bé thơ phơi phới
Có người thấy trong đôi mắt người yêu
Hãy đón lấy niềm vui chẳng bao nhiêu
Đó là lúc ta bay không cần cánh.
 
Có người thấy trong sớt chia buổi sáng
Trong mãnh đời cô quạnh cõi trần ai
Trong ngôn từ ngào ngọt rót bên tai
Trong dòng chữ đủ ta cười hay khóc.
 
Ta tìm thấy nó trong tình bằng hữu
Thứ tình ta trân quý ở tim ta
Thứ tình đầy ý nghĩa rất đậm đà
Đó là lúc ta bay không cần cánh.
 
Vậy dù nó vô lý đi chăng nữa
Ta cũng cần phấn đấu cho ước mơ
Vì nếu ta cứ quay mặt làm ngơ
Ước mơ ấy làm sao thành trọn vẹn.
 
Em thấy không, đối với anh điều đó
Là sáng thức giấc có em nằm bên
Tia nắng đầu ngày rạng rỡ em thêm
Anh mới biết anh yêu em tha thiết.
 
Chuyện vụn vặt chỉ có mình anh biết
Những chuyện làm cho em thuộc về anh
Tha nhân không thể hiểu hết ngọn ngành
Anh chẳng khác bay không cần đôi cánh.
 
Em là nơi đời anh ghi thành sử
Cũng là nơi anh kết thúc cuối chương
Em cho anh hoa mộng của yêu đương
Anh cảm thấy như bay không cần cánh.
 
Phan Hạnh
(dựa theo lời bản nhạc Flying Without Wings của ban nhạc West Life, Ái Nhĩ Lan)
PH - N.T.Hoàng

Đôi điều với TS Nguyễn Nhã về Hoàng Sa - Nguyễn Quang Duy Gửi tới BBC từ Úc

Hôm 21/12 năm 2013, tôi có dự buổi nói chuyện về Chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa do Tiến sỹ Nguyễn Nhã chủ tọa mà sau đó được nhắc đến trên diễn đàn BBC trong bài “BấmNhớ về ngày Hoàng Sa 19/1”.
Hôm đó, ngay sau phần thuyết trình, một người đã xin phép được gọi Tiến Sỹ Nguyễn Nhã bằng anh cho thân thiện và đã được Tiến sỹ vui vẻ nhận lời.

Người cử tọa thứ nhất nhờ anh xác nhận có phải anh đã phát biểu:Nhưng tôi lại vẫn còn khách sáo và giữ kẽ nên hôm đó luôn dùng từ “Tiến sỹ”. Hôm nay xin phép được gọi bằng anh, một người đi sau có đôi điều tâm sự cùng người đi trước.
“Ngày trước Đài loan chiếm đảo Thái Bình, thuộc quần đảo Tường Sa, đảo này chính tôi đã đổi tên là Ba Bình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó cũng hoan hô lắm, vì cho rằng Đài Loan là đồng minh chiếm giữ hộ.”
Lời phát biểu này đã được đưa lên diễn đàn BấmĐàn Chim Việt. Anh cho biết anh đã không nói như thế, nhưng anh nghĩ như vậy và ở Việt Nam có nhiều người nghĩ như vậy.

LÀM TỪ THIỆN Ở VIỆT NAM PHẢI THEO VIỆT CỘNG! - Lê Duy San

Miền Nam đất rộng, người thưa,
Làm chơi, ăn thiệt, cũng thừa cho con.

Ấy vậy mà sau khi cưỡng chiếm được miền Nam chưa đầy một năm, với chính sách bần cùng hóa người dân để dễ cai trị như hộ khẩu, tem phiếu, hợp tác xã, quốc doanh v.v. Việt Nam đã trở thành một nước nghèo nhất thế giới. Vì sự sống còn, bọn Việt Cộng đã phải lậy lục Hoa Kỳ để được bỏ cấm vận và ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam đã phải thay đổi chính sách kinh tế phần nào. Nhưng những sự thay đổi kinh tế này cũng chỉ để cho giới có chức, có quyền tức bọn cán bộ và đảng viên đảng CSVN có cơ hội tham nhũng và làm giầu, còn người dân vẫn nghèo khổ, đói rách, trừ một số người ở thành thị sống nhờ vào sự ăn chơi của bọn tư bản đỏ.

Trước tình trạng này, nhiều ngừơi Việt tỵ nạn thường nghĩ đã nghĩ tới việc cứu giúp đồng bào đói khổ trong nước bằng cách lập ra những hội Từ Thiện đề về nước giúp đỡ.
Nhưng thương là một chuyện, mà làm việc làm từ thiện lại là chuyện khác, nhất là làm từ thiện ở Việt Nam, một nước mà tham nhũng đã trở thành quốc nạn. Vì thế, làm việc tù thiện ở Việt Nam không phải là một chuyện dễ dàng.
  

Chồng Tôi Bắc Kỳ 54

Hồi nhỏ, mỗi lần nhắc đến hai chữ “Bắc Kỳ” tôi tự nhiên thấy mất cảm tình. Những hình ảnh của các bà, các cô khăn quấn mỏ quạ, răng đen ánh hạt huyền, còn các ông thì hút thuốc lào kêu két két, đi đâu cũng đủng đẳng đeo theo cái điếu cày, của những màn đánh ghen, chửi thề nghe như hát cải lương mà không hiểu gì, của cái tính keo kiệt dân xứ Bắc là những gì vẫn thường ám ảnh trong đầu bọn trẻ chúng tôi.

Trong trường gặp mấy cô em “Bắc Kỳ nhỏ nhỏ” là bọn Nam Kỳ Lục Tỉnh chạy xa. Ăn uống thì một con tôm cõng ba hạt muối, chém to kho mặn, rau muống luộc chấm mắm tôm cũng xong một bữa cơm, dư đồng nào dắt vào ruột tượng.

Mấy nơi dân Bắc Kỳ tụ lại sống chung với nhau như Phú Nhuận, Lăng Cha Cả, Xóm Mới, Vườn Chuối, Vườn Xoài, Cái Sắn, Hố Nai, Gia Kiệm thì đến “Việt Cộng” trước và sau tháng 4 năm 1975 cũng phải chào thua!  Nhà thờ mọc lên san sát, xứ này đến xứ kia sáng sáng chuông nhà thờ thi nhau đổ có muốn ngủ nướng cũng phải bò dậy. Vậy mà nếu ai đụng đến một chút là “tiên sư tổ bố nhà mày, để ông, để bà dậy cho mà biết nhá!...”  Những tài xế lái xe chạy qua ngả Hối Nai, Gia Kiệm nhiều lần phải toát mồ hôi hột mỗi khi sơ ý để xẩy ra tai nạn.

Chưa đi chưa biết

Chưa đi chưa biết Bến Tre,
Nếu đi sẽ thấy cá mè như nhau.
Toàn là mặt lợn đầu trâu,
Cướp nhà, cướp đất, đè đầu dân oan.


Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Nếu đi sẽ thấy chúng hèn đáng khinh.
Tàu xâm lăng thì làm thinh,
Dân đen phản đối, tội hình phạt ngay.


Chưa đi chưa biết Bình Dương,
Nếu đi sẽ thấy đau thương vô cùng.
Thấy tàu thì nó gập lưng,
Thấy dân thì nó lại hùng hổ lên.


Chưa đi chưa biết Cà Mau,
Nếu đi sẽ thấy một màu tang thương.
Cầm quyền là lũ bất lương,
Thụt két, tham nhũng, một phường lưu manh.


Chưa đi chưa biết Cần Thơ,
Nếu đi sẽ thấy xác xơ dân mình.
Người dân khổ cực mưu sinh,
Cầm quyền chiếm đất xây dinh, dựng nhà.


Chưa đi chưa biết Đồ Sơn,
Nếu đi sẽ thấy tệ hơn đồ tồi.
Trên cao một lũ ngu ngồi,
Để dân khốn khổ một đời lầm than.


Chưa đi chưa biết Huế thương,
Nếu đi sẽ thấy dân thường thở than.
Lưu manh, trộm cướp làm quan,
Cướp sông, cướp cạn, dân oan kêu trời.


Chưa đi chưa biết Hải Dương,
Nếu đi sẽ thấy chuyện thường xảy ra.
Có miếng đất tốt dựng nhà,
Lãnh đạo nhìn thấy, thế là mất toi.


Chưa đi chưa biết Hòn Chồng,
Nếu đi sẽ thấy dân không còn gì.
Trên cạn bị lãnh đạo đì,
Dưới biển Trung Cộng nó đì mạnh hơn.


Chưa đi chưa biết Lâm Đồng,
Nếu đi sẽ thấy đau lòng tổ tiên.
Giang sơn một giải cao nguyên,
Để tàu khai thác nát nghiền quê hương.


Chưa đi chưa biết Tây Ninh,
Nếu đi sẽ mới biết dân tình làng quê.
Ngày xưa ruộng luá ê hề,
Bây giờ xuất cảnh làm thuê cho tàu.


Chưa đi chưa biết Quảng Ninh,
Nếu đi sẽ thấy hoảng kinh phận đời.
Kiện thưa khó hơn kiện trời,
Viết ra sự thật thì ngồi tù ngay.


Chưa đi chưa biết Quy Nhơn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng hơn nhà tù.
Dân đen cho đến thày tu,
Bất đồng ý kiến là tù mọt gông.


Chưa đi chưa biết Sài Gòn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng còn thân quen.
Đường xá hỗn độn, thay tên,
Công an, cảnh sát tống tiền giữa trưa.


Chưa đi chưa biết Sông Hương,
Nếu đi sẽ thấy sông thường thở than.
Còn đâu đất Việt dân Nam,
Giang sơn gấm vóc nó mang dâng tầu.


Chưa đi chưa biết Nha Trang,
Nếu đi sẽ thấy từng hàng lệ rơi.
Mỗi lần nhìn ra biển khơi,
Giang sơn sao lại để trôi sang tàu.


Chưa đi chưa biết Vũng Tàu,
Nếu đi sẽ thấy giặc tàu xâm lăng.
Lãnh đạo gục mặt lặng câm,
Biểu tình, phản đối, người dân đi tù!


Chưa đi chưa biết gần xa,
Nếu đi sẽ thấy toàn là lưu manh.
Từ trung ương đến thừa hành,
Thấy tàu thì sợ chỉ hành hạ dân


Chưa đi chưa biết Cali,
Nếu đi sẽ thấy những gì đúng, hay.
Cột đèn mà có chân tay,
Nó cũng vượt biển sang đây tức thì.


Thế mà cũng thấy lắm khi,
Bao người áo gấm bay về Việt Nam.
Hoặc là nghe lũ việt gian,
Đem tiền mà cúng nuôi đoàn lưu manh.
 

Chúng nó đè cổ dân lành,
Đến cả những bậc tu hành chẳng tha.
Mất Hoàng Sa, mất Trường Sa,
Tây Nguyên Bauxite bán ra cho tàu.
 

Trí thức chống đối một câu,
Đánh đập, bắt bớ, nhốt sâu trong tù.
Quả là lũ lãnh đạo ngu,
Đôi tai đã điếc, mắt mù đã lâu.
 

Hỡi người dân Việt toàn cầu,
Đoàn kết chống cộng, chống tàu ngoại xâm.
Một ngày mai sẽ thật gần,
Cờ vàng rực rỡ ba phần Việt Nam.
 

'Chiến sĩ' tình báo giả gái: Trò bịa đặt hay hay chứng hoang tưởng của tuyên giáo đảng

'Chiến sĩ tình báo' Huỳnh Văn Thắng được báo đảng nói có biệt tài giả gái, khiến con trai tỉnh trưởng Bến Tre mê mẩn và nằng nặc đòi cưới về làm vợ

Có thể "nàng" Huỳnh Thị Thanh này đã là người yêu lý tưởng của  "lão thành cách mạng" từng hoạt động trong các hội đoàn "Việt Kiều Yêu Nhà Nước" (bao gồm cả Nhật) ngang thời Lê Hiếu Đằng hay trẻ hơn một chút nữa không biết chừng?
Đinh Thế Dũng


Nguyên Anh (Danlambao) - Nói về cái ban tuyên láo của CSVN thì phải nói là nơi của những tên thần kinh hay bệnh hoạn trầm trọng. Ngoài những chuyện nói không thành có, nói có thành không dễ dàng như lật sấp lật ngửa lòng bàn tay thì ngày nay người dân ai ai cũng biết tiếng về những chuyện bịa đặt đến mức hoang tưởng của cái gọi là ban tuyên giáo này.

MÙI TỬ-KHÍ - Phạm Lưu Vũ

Sau đây xin trích một phần của bộ sách 
Luận ngữ Tân thư.



 
Khổng Tử một hôm giảng về Lễ (phép tắc, pháp luật…). Lễ của Ngài bao trùm cả cái nhẽ sinh tử của cuộc đời. Hết “sinh“ rồi đến “tử“.  Riêng “Lễ“ về “tử“ của Ngài thì chung quy chỉ bốn bài sau đây là gồm hết.
 
Thứ nhất: Có cái chết là sự tiếp tục của những đạo lý lớn trong thiên hạ (“Tử vi Thánh nhân -chết thành Thánh nhân, như Nghiêu, Thuấn, Vũ, Văn Vương, Chu công …).

Thứ hai: Có cái chết là sự tiếp tục của một sự nghiệp trong đời (“Tử vi hiền nhân-chết thành hiền nhân, như Cơ Tử, Tỷ Can, Tử Văn, Quản Trọng…).
 
Thứ ba: Có cái chết đơn giản là sự trở về cõi vĩnh hằng (“Tử vi sa trần-chết thành cát bụi, lành như cát bụi, lẽ thường của vạn kiếp sinh linh). Song để đạt được những điều đó, thì tất cả những người chết đều phải được người sống đối xử sao cho đúng với “Lễ“.  Thuận theo Lễ thì cát (gặp được yên ổn). Nghịch theo Lễ thì hung (gặp phải hiểm họa), có khi hậu quả không biết thế nào mà lường được. Cái đó gọi là: “Tử phù đạo tặc“ (cái chết giúp rập cho trộm cướp).