Văn hóa là một tổng hợp bao gồm rất nhiều lãnh vực của xã hội như: Hội hè, nghi lễ, nghi thức, cách ăn mặc, cách nói năng, cách cư xử trong gia đình, ngoài xã hội…chẳng hạn như: văn hóa Trung Hoa, văn hóa Mỹ, văn hóa Việt Nam….qua đó chúng ta thấy sự khác biệt về lối sống giữa các quốc gia. Chẳng hạn thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa lớn của người Việt chúng ta. Hoặc, các cụ ngày xưa gặp nhau đều chắp tay vái chào, đó là một nét văn hóa cổ kính của Việt Nam. Hoặc, Hội Lim hằng năm để trai gái hát Quan Họ, hát đúm là nét văn hóa trữ tình của làng quê Việt Nam.
Do đó không thể dùng từ ngữ “văn hóa” để diễn tả một thói hư, tật xấu, một trào lưu của một số người chứ không phải của cả dân tộc, chẳng hạn như:
“Văn hóa ứng xử” mà phải nói, “cách cư xử” sao cho lễ độ, lịch sự, phải phép v.v..“văn hóa xếp hàng” mà phải nói “thói quen xếp hàng” hoặc “ tự trọng khi xếp hàng”.“văn hóa đi trễ” mà phải nói, “thói quen đi trễ”, “bệnh đi trễ”.“văn hóa chửi thề” mà phải nói, “bệnh chửi thề”, “tật chửi thề” Thí dụ: Thằng cha/con mụ đó có tật hễ mở miệng ra là chửi thề. Do đó không thể nói, “Thằng cha/con mụ đó có văn hóa chửi thề” Nếu đã có văn hóa thì làm sao có thể chửi thề?
“văn hóa phong bỉ” mà phải nói “trào lưu, phổ biến”. Thí dụ: “Bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân đã trở thành một trào lưu không biết ngượng/phổ biến của giới bác sĩ Việt Nam bây giờ.” Do đó không thể nói, “Ông/bà bác sĩ đó có văn hóa nhận phong bì.” Mà phải nói “Ông/bà bác sĩ đó không biết xấu hổ khi nhận tiền biếu của bệnh nhân.”