Saturday, 22 December 2018
Số phận của VN có can hệ gì đến Mattis – Trump – TC ? - Báo MAI
Trong cục diện hiện nay, việc Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis từ chức quả là một điều đáng tiếc bởi tài năng, trí tuệ và sự cống hiến của vị tướng không vợ không con này cho thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng là đáng được để trân trọng.
Tuy nhiên để mưu đại sự, để làm việc lớn thì bậc thế tôn phải biết giữ quan điểm nhưng hợp thời cuộc, biết sử dụng tướng tài phù hợp với thời thế nhằm đạt được mục đích tối thượng theo nguyên lý "dụng nhân như dụng mộc". Ngược lại, tướng tài cũng biết rõ mình có còn phù hợp với thời cuộc hay không, có còn đồng điệu với đấng thế tôn hay không, tức phải biết "thức thời" mới chính là "trang tuấn kiệt", ông James Mattis đã hiểu rất rõ điều này và việc ông từ chức trong lúc này là một quyết định sáng suốt, hợp thời, thể hiện đúng phẩm chất của một đấng anh hào, tuấn kiệt.
Đôi điều suy tư về mầu nhiệm Giáng Sinh - Báo MAI
Ðêm 24 rạng ngày 25-12 hàng năm cũng như năm nay 2018, tại thành phố Houston này, cũng như đêm qua, đêm mai tại những vùng đất có dân cư ở những múi giờ khác nhau trêm mặt địa cầu, con người nói chung, các tín đồ Thiên Chúa Giáo nói riêng, bằng nhiều hình thức, nghi lễ khác nhau, với tâm tình khác nhau, đã, đang và sẽ đón mừng kỷ niệm ngày Giáng Sinh lần thứ 2018 của một con người siêu phàm, có tên là Giêsu, đã xưng mình và đã minh chứng Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại. Như vậy, Giáng Sinh đã là một sự kiện và là một biến cố có thật trong lịch sử nhân loại, mang ý nghĩa lịch sử bên cạnh ý nghĩa mầu nhiệm tôn giáo nói chung, của Thiên Chúa giáo nói riêng.
NĂM MỚI – CHUYỆN CŨ - Vũ Linh
Trước thềm năm mới, thiên hạ nao nức, sốt ruột, thắc mắc, năm mới sẽ có chuyện gì mới? Dĩ nhiên là sẽ có vô số chuyện mới mà chẳng ai đoán trước được, kể cả Trạng Trình tái sinh. Ấy vậy mà kẻ này vẫn oai hùng dám đứng ra tiên đoán chuyện năm tới, ít nhất là trong chính trường Mỹ. Đây là chuyện ‘phá lệ’, đoán mò tương lai chứ không chờ chuyện xẩy ra rồi mới bàn luận như một bình luận gia phải làm.
Đây là lời tiên đoán: qua năm mới 2019, sẽ chẳng có gì mới lạ trong chính trường Mỹ hết ráo! Tuy năm mới, nhưng tất cả mọi chuyện đều là cũ, thay đổi nếu có, chỉ là cường độ. Khối cấp tiến, từ đảng DC đến TTDC, đánh Trump từ hai năm nay, vẫn tiếp tục đánh. Bây giờ, nắm được Hạ Viện, sẽ đánh mạnh hơn nữa, ít ra cũng sẽ làm tê liệt toàn bộ chính quyền Trump nếu không ‘đảo chánh’ được. Ông Thần Trump đánh lại từ hai năm nay, vẫn tiếp tục trả đòn bằng tuýt. TTTN (truyền thông tỵ nạn) vẫn tiếp tục vào Gu Gồ dịch CNN. Cuộc chiến mậu dịch với Tầu vẫn cò cưa, thảo luận với Bắc Hàn vẫn lai rai trong khi cậu Ấm vẫn ngừng thử nghiệm bom và hỏa tiễn. Diễn Đàn Trái Chiều vẫn cứ trái chiều. Thiên hạ ủng hộ Trump vẫn ủng hộ, chống Trump vẫn chống. Bệnh Dị Ứng Trump vẫn không bớt. Mặt trời vẫn mọc từ phiá đông.
Our 2018 Year in Review
XỨ CỜ LÁ PHONG QUÊ TÔI CUỐI ĐỜI - Hoàng Xuân Thảo
Tập I từ chương 1 tới chương 6 của tập XỨ CỜ LÁ PHONG QUÊ TÔI CUỐI ĐỜI do ông Lâm Văn Bé, trước là quản thủ thư viện Montreal trình bày lại cho gọn, đẹp mắt và liên tục.
Xin bấm theo LINK sau:
https://www.dropbox.com/s/iv4bkdbwatiltm6/X%E1%BB%A8%20C%E1%BB%9C%20L%C3%81%20PHONG%20QU%C3%8A%20T%C3%94I%20CU%E1%BB%90I%20%C4%90%E1%BB%9CI.%20HXT-TU.docx?dl=0
Biếm thi Ý Nga: THƯƠNG ƠI ĐỒNG ĐỘI
THƯƠNG ƠI ĐỒNG ĐỘI!
*
Kính tặng những CHIẾN SĨ QL VNCH đã vượt thoát được ngục tù bằng đường bộ
*
Rời tù nhỏ, ta ra nhà tù lớn
Thôi giữ đồn, hết chào đón đạn xuyên,
Thôi chiến trường, hết di tản cao nguyên,
Mà vượt ngục vùng tam biên vất vả.
Nghe nhớ quá đường rừng, từng phong tỏa
Cộng mấy bầy ngụy lá, vẫn nhận ra
Nhớ buôn Thra cô sơn nữ hái trà
Đôi mắt đẹp màu rừng khuya hoang dại.
Mưa tầm tã, nhớ bùn lầy doanh trại,
Nhớ bạn bè biền biệt cuối chân mây
Đứa nhảy dù, đứa tăng viện bủa vây
Ngày nắng dãi, đêm mưa dầm đi kích,
Đứa tận lực, sa trường lưu chiến tích,
Đứa lìa đời với thương tích toàn thây
Ta làm gì cô độc giữa rừng đây?
Có vượt thoát khỏi vũng lầy cộng sản?
Không bại trận, bao mộ phần căm phẫn?
Bạn bè ơi! Uất hận cả quân đoàn
Bãi đáp quân cùng đối diện tử thần
Sao nay phải cô đơn tìm đất sống?
Ý Nga, 8 tháng 8.2018.
Resistance Band Exercises
Trong một email trước tôi đã viết về hai cách tập thể dục tại nhà với các dụng cụ giản dị, rẻ tiền, ít choán chổ đó là tập với máy Total Gym hay với tạ tay (dumbbells).
Kỳ này lại xin giới thiệu một cách tập thể dục với dụng cụ càng giản dị hơn, rẻ tiền hơn và coi như không choán chỗ chút nào.
Kỳ này lại xin giới thiệu một cách tập thể dục với dụng cụ càng giản dị hơn, rẻ tiền hơn và coi như không choán chỗ chút nào.
Mùa Lễ Hội - Bạch Liên
Mười hai tháng cuối buồn vò võ
Chuyện năm qua buông bỏ nay mai
Tựa như phiến lá vàng phai
Theo luồng gió lạnh lạc loài phương xa
*
Toàn thế giới bước qua năm mới
Hai ngàn mười chín nới vòng tay
Thế nhân say xỉn, xỉn say
Gạo tiền điên đảo, đắng cay cuộc đời
*
Sương muối phủ đất trời lấp lánh
Hạt kim cương sóng sánh nẻo đường
Như thầm chờ đợi vách tường
Giăng đèn muôn sắc phố phường nở hoa
*
Hoàng hôn tắt mượt mà tỏa sáng
Chuông giáo đường loáng thoáng ngân vang
Con chiên ngoan đạo xếp hàng
Đón mùa lễ hội râm ran tiếng cười
Từng cơn gió lạnh tru rít, ùa tràn khắp ngã đường. Hàng cây bên đường gật gù run rẩy như thầm báo hiệu, chủ nhà nên đóng cửa then cài kỹ lưỡng. Đúng là mọi diễn biến đều tỉ lệ nghịch với mùa hè nóng cháy. Bao nhiêu áo mỏng mát mẻ bây giờ ngăn nắp lần lượt chui rút vào hộc tủ.
Rửa " ĐÍT " cho người
Bài hay lắm, khiến cho ai sắp đi vào tuổi vàng phải suy nghĩ.
Khó mà tính toán hơn người Nhật được. Mỗi gia đình nên sắm cái Bidet hiệu Toto của Japan để khỏi nhờ vả người thân làm công chuyện này cho mình khi về già. Tôi có gắn rồi sau khi du lịch Japan, giá từ $300-$400 tùy có dryer hay không. Cần có electrical access ở vách tường sau bồn cầu. Nếu không có thì chạy dây điện dưới nền nhà. Trust me, very clean, very comfortable. I guarantee you Japanese có đít sạch nhứt trên thế giới...
ductung.
Tôi đã rửa ĐÍT cho bà Vợ Alzheimer suốt 5 năm mới được gọi là " Người Chồ̀ng Lương Thiện " nhưng chỉ rửa ĐÍT một lầ̀n cho một Ông bạn mà được vinh thăng " Người Cao Thượng ".
Chuyện này liên hệ tới Ông Bà thông gia của tôi ( con gái út của họ lấy con trai trưởng của tôi ), Ông Nguyễn Khắc Chính và Bà Nguyễn Xuân Lan, nên tôi cần nói qua tiểu sử của hai người này.
Ông Nguyễn Khắc Chính sinh năm 1922 ( hơn tôi một con giáp ) tại làng Thần Phù, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Lúc thiế́u thời, Ông học trường nhà dòng của tỉnh Thanh Hóa do một cố đạo người Pháp làm hiệu trưởng. Từ năm 12 tuổi Ông là con nuôi duy nhất của vị cố đạo này. Ông Trần Kim Tuyến ( sau này đỗ bác sĩ nhưng không hành nghề̀ y mà làm giám đốc sở tình báo của Đệ Nhất Cộng Hòa VN, dưới quyền điề̀u khiển của Ông Ngô Đình Nhu ) là bạn thân lâu năm với Ông và cùng tốt nghiệp trung học với Ông ở trường nhà dòng này.
Khó mà tính toán hơn người Nhật được. Mỗi gia đình nên sắm cái Bidet hiệu Toto của Japan để khỏi nhờ vả người thân làm công chuyện này cho mình khi về già. Tôi có gắn rồi sau khi du lịch Japan, giá từ $300-$400 tùy có dryer hay không. Cần có electrical access ở vách tường sau bồn cầu. Nếu không có thì chạy dây điện dưới nền nhà. Trust me, very clean, very comfortable. I guarantee you Japanese có đít sạch nhứt trên thế giới...
ductung.
Tôi đã rửa ĐÍT cho bà Vợ Alzheimer suốt 5 năm mới được gọi là " Người Chồ̀ng Lương Thiện " nhưng chỉ rửa ĐÍT một lầ̀n cho một Ông bạn mà được vinh thăng " Người Cao Thượng ".
Chuyện này liên hệ tới Ông Bà thông gia của tôi ( con gái út của họ lấy con trai trưởng của tôi ), Ông Nguyễn Khắc Chính và Bà Nguyễn Xuân Lan, nên tôi cần nói qua tiểu sử của hai người này.
Ông Nguyễn Khắc Chính sinh năm 1922 ( hơn tôi một con giáp ) tại làng Thần Phù, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Lúc thiế́u thời, Ông học trường nhà dòng của tỉnh Thanh Hóa do một cố đạo người Pháp làm hiệu trưởng. Từ năm 12 tuổi Ông là con nuôi duy nhất của vị cố đạo này. Ông Trần Kim Tuyến ( sau này đỗ bác sĩ nhưng không hành nghề̀ y mà làm giám đốc sở tình báo của Đệ Nhất Cộng Hòa VN, dưới quyền điề̀u khiển của Ông Ngô Đình Nhu ) là bạn thân lâu năm với Ông và cùng tốt nghiệp trung học với Ông ở trường nhà dòng này.
Tản mạn về "Con Heo" Trong Ca Dao Việt Nam nhân năm "Hợi"
Lời phi lộ: Bài này đã được phổ biến năm 2007, nhân Tết Đinh Hợi. Thắm thoát 12 năm trôi qua, đúng một giáp. Năm 2019 là Tết Kỷ Hợi, để phù hợp với thời gian người viết hiệu đính đề bài và năm tháng, giới thiệu lại cùng độc giả. Mong hoan hỷ cho mọi sự. Đa tạ (LNC).
Trong khuôn khổ bài này người viết chỉ muốn giới thiệu đến quí độc giả một vài nét đặc thù của dân tộc Việt Nam chúng ta, đó là Ca Dao, đặc biệt những câu ca dao liên quan đến con giáp "Hợi" hay "Heo" nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhưng Ca Dao là gì? Theo định nghĩa trong Tập "Tục Ngữ, Thành Ngữ Ca Dao và Dân Ca Việt Nam" của cụ Trần Ngọc Ngải, Chicago, Illinois, USA 1997 thì Ca Dao là những câu hát ngắn ghép thành khúc điệu được phổ thông trong dân gian. Có thể nói Ca dao là văn chương dân gian, rất bình dân và trải qua nhiều thế hệ lịch sử, đã được sinh ra trong những giai đoạn xã hội từ ngàn xưa và lưu truyền cho đến ngày nay. Rất ít người biết rõ được ai là tác giả của ca dao, tuy nhiên ca dao ít nhiều cũng đã là vũ khí chống lại những xâm nhập văn hóa trải qua sự đô hộ của nhiều thời đại. Vì vậy cũng có thể nói rằng Ca Dao Việt Nam đã góp phần không ít trên phương diện bảo tồn nền văn hóa dân tộc Việt. Những câu ca dao tục ngữ, các lời hò, hát dặm hay những bài vè thường đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau như xã hội, gia đình, tín ngưỡng, tình yêu, thiên nhiên v.v... Do đó, ca dao Việt Nam là một kho tàng vô giá, là nền văn hóa căn bản của dân tộc, làm giàu thêm tiếng Việt, vì thế chúng ta nên cố gắng và trang trọng gìn giữ nó. Cho nên khi nói đến ca dao là chúng ta muốn nói đến niềm tự hào của dân tộc Việt Nam mình.
Ngày Này Năm Xưa...
Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta
Ngày 21 tháng 12 năm 2009
Bạn ta,
Sau khi Holly Madison, Kendra Wilkinson và Bridget Marquardt dọn ra, người đàn ông mà đời sống là niềm mơ ước thầm kín cũng như lộ liễu của rất nhiều người đàn ông trên thế giới này, Hugh Hefner, chủ bút của tờ Playboy, đã lại mở cửa nhà để đón 3 cô bạn gái khác, Crystal Harris , Karissa và Kristina Shannon để thay thế cho 3 cô bạn gái cũ đã "bỏ đi như những dòng sông nhỏ …"
Karissa và Kristina là hoa thơm nên đón cả cụm về là phải. Hai chị em sinh đôi chỉ mới 19 tuổi. Crystal Harris 22 tuổi. Cả ba cô, đem tuổi tác cộng lại vẫn chưa bằng số tuổi 83 của Hugh Hefner.
Ba người càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn với Hugh Hefner. Nhiều người đàn ông ở Mỹ đã phải vào bệnh viện vì ghen tức đến trào máu ra ở họng. Một số khác bỏ đi theo Cộng Sản, phản đối việc tài sản phân chia không đồng đều, tài nguyên bị tóm lại trong tay một người, ngược lại hẳn với những điều Karl Marx rao giảng. Nhiều người đang phát điên.
Mà điên người lên cũng có lý. Người thì không có một con ma nào, tối tối về nhìn cái trần nhà mà khóc ngất. Trong khi đó, ông chủ báo Playboy có của ăn, của để, dùng không hết mà không chịu ban phát cho thiên hạ.
Hugh Hefner năm nay 83 tuổi. Thất thập cổ lai hy, xưa nay sống được tới 70 tuổi đã là hiếm. Vậy mà chàng vượt được quá số 70 tới 13 năm. Không những thế, chàng còn có tới 3 em bé đậu trên tay thì hỏi sao mà không bị chúng ghen, chúng ghét.
Hồi Uy Viễn tướng công bồng một người em bé bỏng về, người em bé bỏng hỏi tướng công bao nhiêu tuổi, tướng công khai nửa thế kỷ trước, tướng công chỉ mới 23 tuổi. Lúc ấy, Uy Viễn tướng công 73 tuổi, vẫn còn thua Hugh Hefner 10 tuổi. Uy Viễn chỉ có một người em bé bỏng. Hugh Hefner có 3 . Uy Viễn tướng công đỗ đạt, binh nghiệp đều hơn Hugh Hefner nhưng thua xa Hefner về số em bé.
Phố chợ Giáng Sinh
Chiều cuối năm trong mùa lễ hội, phố xá tưng bừng, đèn hoa rực rỡ... Trong cái hào nhoáng, nhộn nhịp đó, đôi khi, chúng ta đã quên đi ý nghĩa của những ngày lễ hội, ý nghĩa của cuộc sống và thương yêu.
Tác giả thyan đã lắng tâm hồn trong giây phút giữa đám đông ồn ào để thấy lòng chùng xuống trên những bước chân ngại ngùng:
vẫn ánh sáng vẫn muôn màu sáng chói
trời trong ta vẫn có chút mông lung
mùa lễ hội bỗng nghe lòng chùng xuống
bước chân đi sao vương vấn ngại ngùng
Ngày cuối tuần, Đặc San Lâm Viên mời quý vị thưởng thức những vần thơ nhẹ nhàng của thyan trong nỗi buồn mang mác của những ngày cuối năm, trong đó phảng phất một chút hy vọng ấm êm như nụ cười của trẻ thơ trong mùa lễ hội:
nụ cười đẹp bé thơ đầy hy vọng
nhìn cuộc chơi sung sướng trái tim non
ta đi lại mất còn trong ánh mắt
chiều cuối năm nghe nhỏ xuống thơ buồn…
Chuyên gia pin TQ bị cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại Mỹ
Một nhà khoa học Trung Quốc vừa bị bắt và bị buộc tội ăn cắp bí mật thương mại từ công ty dầu khí Mỹ nơi ông ta làm việc, theo Reuters.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hôm thứ Sáu 21/12 rằng vụ trộm cắp bí mật thương mại của Hongjin Tan, công dân Trung Quốc, liên quan đến một sản phẩm trị giá hơn một tỷ đô la.
Hongjin Tan bị cáo buộc đã tải xuống hàng trăm tập tin liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm nghiên cứu và phát triển thị trường năng lượng hạ nguồn.
Ông ta bị cáo buộc dự định sử dụng bí mật này để mang về làm lợi cho một công ty ở Trung Quốc đã mời ông ta làm việc.
Hongjin Tan bị bắt vào thứ Năm 20/12 tại Oklahoma và sẽ ra tòa vào thứ Tư tuần tới, bộ Tư pháp Mỹ cho biết.
Trang LinkedIn của Hongjin Tan cho biết ông đã làm việc với tư cách là nhà khoa học cho công ty dầu khí của Mỹ Phillips 66 tại Bartlesville, Oklahoma, kể từ tháng 5/2017.
Công ty Phillips 66 cho biết trong một thông cáo rằng họ đang hợp tác với Cục Điều tra Liên bang trong một cuộc điều tra liên quan đến một nhân viên cũ tại "trụ ở của chúng tôi ở Bartlesville", nhưng từ chối bình luận thêm.
Một báo cáo của FBI cho biết công ty Phillips 66 đã gọi cho FBT này vào tuần trước để báo cáo về hành vi trộm cắp bí mật thương mại và Tan nói với một đồng nghiệp cũ rằng ông ta nghỉ việc để trở về Trung Quốc.
FBI tìm thấy trên máy tính xách tay Tan một thỏa thuận tuyển dụng từ một công ty Trung Quốc chuyên phát triển dây chuyền sản xuất vật liệu pin lithium ion.
Tan truy cập các tập tin về bí mật thương mại trên các hệ thống pin điện thoại di động và pin lithium, FBI cho biết.
Công ty Phillips 66 cho biết họ có một trong hai nhà máy lọc dầu trên thế giới sản xuất các sản phẩm không xác định.
Tan chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển cho chương trình pin và công nghệ pin cho công ty Hoa Kỳ bằng các quy trình độc quyền.
Công ty Phillips 66 nói với FBI rằng họ đã kiếm được khoảng 1,4 tỷ đến 1,8 tỷ đô la từ công nghệ không xác định này.
Những dòng nước mắt trong những cảnh ngộ tang thương của các gia đình cựu tù “cải tạo”! - Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Lời người viết: Như mọi người đã biết về những cảnh ngộ của các cựu tù “cải tạo”, qua nhiều ngòi bút, hoặc nghe kể lại. Riêng người viết loạt bài này, vì đã từng là nạn nhân và cũng từng chứng kiến với những cảnh đời dâu bể, đã khiến cho người viết không thể nào quên được !
Chính vì thế, bắt đầu hôm nay, người viết sẽ dùng ngọn bút của mình để tuần tự qua nhiều kỳ, ghi lại tất cả những cảnh ngộ vô cùng bi thương ấy; và dẫu cho có muộn màng; nhưng với lòng chân thiết, người viết xin được cùng xẻ chia cùng các gia đình nạn nhân, là các cựu tù năm cũ. Và dĩ nhiên, người viết chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, mà không nêu tên họ thật.
Kính xin quý vị đã từng “chết đi sống lại” trong những hoàn cảnh này, hãy nhận nơi đây, những dòng nước mắt, khóc cho những cảnh đời tang thương - tân khổ, trong suốt những tháng năm dài sau ngày Quốc Hận: 30/4/1975.
Một tấm gương sáng ngời: Tiết hạnh khả phong:
Trước ngày 30/4/1975, Đại úy Thụy, là một vị sĩ quan liêm khiết, cho nên, dù đã phục vụ tại Đặc Khu Quân Trấn tại Thành phố Đà Nẵng; nơi dễ dàng có “tư lợi”, nhưng Đại úy Thụy không có nhà cửa riêng, mà ông và vợ con đã sống ở trong Cư Xá Sĩ Quan, sống đời đạm bạc. Chị Thụy, một phụ nữ hiếm có ở trên đời, chỉ biết sống cho chồng-con, không cần để ý đến những sự cuộc sống đầy đủ của những người vợ của các sĩ quan, là bạn của chồng mình.
Sau ngày 30/4/1975, Đại úy Thụy bị bắt, bị ở tù “cải tạo” tại: “Trại 1 - Trại chính, Trại cải tạo Tiên Lãnh”, tức “Trại T.154”; hậu thân của “trại cải tạo Đá Trắng” đã được thành lập vào cuối năm 1959, tại thôn 3 xã Phước Lãnh, quận Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Sở dĩ người viết biết về trại “cải tạo” này một cách rất rõ ràng, bởi vì, chính Bác ruột của mình: Ông Trần Thắng, một lương dân vô tội, và các vị đồng hương đã cùng bị du kích của Việt cộng bắt, rồi bị đưa vào nơi này giam cầm, và tất cả các vị, trong đó có Bác ruột của người viết, đều đã bị chết vì đói và lạnh ở trong trại này vào năm 1964.
Trở lại với gia đình của Đại úy Thụy. Sau ngày 29/3/1975, khi chồng bị bắt đi tù. Lúc này, Thủ đô Sài Gòn chưa thất thủ, thì “Lực Lượng Hòa Hợp-Hòa Giải Thị Bộ Đà Nẵng”, trụ sở được đặt tại Chùa Pháp Lâm, ở số 500, đường Ông Ích Khiêm, tức Chùa Tỉnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Quảng Nam, Đà Nẵng; đã xông vào Cư Xá Sĩ Quan để đuổi chị Thụy và con cái ra khỏi nhà. Do vậy, không còn cách nào khác, nên chị Thụy đã phải ôm áo quần và dìu dắt các con ra đi, rồi phải ra nhà Ga Đà Nẵng để sống một cuộc đời gối đất, nằm sương !
Cuộc sống của chị Thụy và các con tại nhà Ga:
Ngày Đại úy Thụy đã phải đến “trình diện” tại “Thị bộ Hòa Hợp-Hòa Giải” tại Chùa Pháp Lâm, số 500, đường Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng. Nên biết lúc này thủ Đô Sài gòn chưa mất, tại Đà Nẵng chưa có “Ủy Ban Quân Quản”. Và, để rồi phải hơn mười năm sau Đại úy Thụy mới được trở về nhà… Ga để gặp lại vợ con !
Xin nhắc lại, Thành phố Đà Nẵng đã bị rơi vào tay của Cộng sản Hà Nội vào ngày 29/3/1975; trong thời gian này, Sài Gòn chưa mất, nên trước khi bị bắt vào tù, người viết đã chứng kiến cảnh sống vô cùng thê thảm của chị Thụy và các con tại nhà Ga Đà Nẵng. Ngày ấy, khi nghe hai bà chị họ của người viết đang buôn bán củi tại nhà Ga Đà Nẵng, số củi này được mua từ Lang Cô, chở bằng tàu lửa về Đà Nẵng để bán sỉ và lẻ, đã kể lại với người viết về hoàn cảnh của chị Thụy và các con tại nhà Ga, và còn cho biết chị Thụy và đứa con trai lớn cũng thường hay vác củi thuê cho hai chị. Và, người viết đã đến tận nhà Ga để gặp chị Thụy, để rồi phải chứng kiến trước mắt một cái “nhà” của chị Thụy:
Bên cạnh một gốc cây, ở một góc đường Nguyễn Hoàng - Hoàng Hoa Thám là một cái “nhà” được che bằng hai tấm tôn, chung quanh được đắp những tấm bạt nhà binh đã rách, và những tấm vải bố được tháo ra từ những chiếc bao cát, loại dùng để làm lô cốt chống đạn của quân đội VNCH. Trong “nhà” là một chiếc chõng tre rộng khoảng hơn một mét, có trải chiếc chiếu cũ, một chiếc chăn cũng cũ. Trên chiếc chõng tre, là hai đứa con nhỏ của chị, khoảng dưới năm tuổi ngồi trên đó, vì phía dưới, trong những ngày mưa, hoặc mùa Đông, thì những giòng nước đen ngòm, hôi hám đã từ phía nhà Ga chảy ra lênh láng ở phía dưới chiếc chõng, nên chị Thụy không cho hai con nhỏ bước xuống đất, mà cứ ngồi, nằm hoặc ngủ, để chờ Mẹ và Anh trai đem gạo về nấu cơm cũng ngay trong cái “nhà” này. Chị Thụy và con trai lớn đã phải vác hàng thuê không kể mưa, nắng, ngày, đêm, chỉ khi nào quá mệt, thì lại về, để rồi phải nằm gác lên nhau trên cái chiếc chõng tre độc nhất ấy. Đó là một “mái nhà” của chị Thụy và các con !
Subscribe to:
Posts (Atom)