Saturday, 1 February 2014

NÀNG XUÂN ƠI!



Một cơn gió thoảng đón Xuân sang
Mai vàng đào thắm nở mênh mang
Nắng vờn cây cỏ êm êm mượt
Nàng Xuân ghé đến thướt tha tình

Xuân đến mộng mơ đôi mắt xinh
Như nhung thăm thẳm rất lung linh
Xuân luôn kiều diễm, luôn mê hoặc
Bởi vậy nhân gian mới đắm tình...

Xuân hỡi, Xuân ơi Xuân có hay
Tiếng lòng ai gọi những đêm ngày
Dáng  Xuân cứ mãi  luôn phơi phới
Tình Xuân  chan chứa đến muôn đời

Xuân hãy đến! Nàng Xuân thân ái
Khắp nơi nơi người vẫn đón chào
Cả không gian vạn vật xôn xao
Chờ Xuân đến nụ cười xao xuyến

Thiên Kim

Chính sách ngoại giao “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” - Đỗ Thành Công

Cuối năm 2013, Hà Nội nhận thêm chiếc tàu ngầm Kilo thứ hai. Đây là tàu ngầm nằm trong đợt đặt hàng 2.4 tỷ dollars mua vũ khí quân sự gồm 6 tàu ngầm Kilo và 12 chiến đấu cơ Su-30MKK. Su-30MKK là chiến đấu cơ tối tân, có thể bay hơn 4 giờ với tốc độ 1350km/hr, mỗi chiếc giá từ $40 đến $50 triệu đollars. Bên cạnh đơn đặt hàng mua vũ khí của Nga, Ấn Độ và một số nước khác. Do Thái cũng đã đồng ý tân trang vũ khí và thiết bị quân sự của Việt Nam từ thời chiến tranh Mỹ-Việt, giúp Việt Nam sửa chữa và nâng cấp hơn 300 chiếc xe tăng T54, T55 cho 10 tiểu đoàn lính tăng của Hà Nội.

(Hình - F-22 Raptor Chiến đấu cơ tàng hình - Đối đầu chiến thuật A2AD)

Trong các cuộc thảo luận kín đáo, Việt Nam luôn muốn Mỹ tái trang bị các vũ khí quân sự cho Việt Nam, giúp Việt Nam sữa chữa nhiều quân dụng từ thời chiến Mỹ-Việt hiện đang nằm ụ vì không có chuyên viên và đồ phụ tùng thay thế. Mặc dù không có vũ khí tôi tân của Mỹ, Hà nội cũng có thể bỏ tiền mua vũ khí từ các nước khác, không có mợ thì chợ vẫn đông. Nhưng thực tế, một đội quân đang nỗ lực hiện đại hoá quân đội để “kẻ thù nào cũng đánh thắng” mà trang thiết bị quân sự, vũ khí tham chiến năm cha ba mẹ, thì khó lòng đối đấu với khả năng quân sự dồi dào và thuần chủng của Trung Cộng.

NHỮNG CẢM NGHĨ TRONG HAI NGÀY HỘI CHỢ TẾT GIÁP NGỌ 2014 – BRISBANE

“Hay không bằng hên”, người Việt mình thường có câu nói đó, áp dụng mỗi khi mình đạt được một thành công nào đó tưởng đã ở ngoài tầm tay.

Như khi lái xe đi shopping ở một trung tâm thương mại sầm uất trong những ngày trước Giáng sinh, đinh ninh thế nào cũng không tìm ra chỗ đậu xe. Thế mà, đang chạy vòng vòng trong car park gần cả chục phút, định bỏ cuộc thì bỗng dưng có một chiếc xe đang chiếu đèn de để ra về ngay trước mắt. “Hay không bằng hên” !
Hoặc như anh em chúng tôi ở ngoài sân quần vợt, lâu lâu đánh một đường banh mà Rafael Nadal hay Roger Federer cũng chưa bao giờ dám nghĩ tới, ấy vậy mà banh chạy sát lằn vôi biên khiến cả người đánh lẫn đối thủ đều phải … cười ngất. “Hay không bằng hên” !
Và nụ cười vui tươi hớn hở tương tự đã là điều trông thấy rất rõ ràng trên khuôn mặt của những người trong Ban tổ chức Hội Chợ Tết Giáp Ngọ 2014 của Cộng dồng người Việt Tự do ở Queensland vào hai hôm thứ Sáu 24 và thứ Bảy 25/01/2014 vừa qua.

Cuối năm mặn đắng - Mặc Lâm RFA

Những người dân lao động tự do ở gầm cầu Long Biên tranh thủ nghỉ ngơi lấy sức, với họ Tết có cũng như không
Những người dân lao động tự do ở gầm cầu Long Biên tranh thủ nghỉ ngơi lấy sức, với họ Tết có cũng như không
courtesy ndh/CAND
Một năm tất tả rồi cũng qua khi ngày cuối cùng ba mươi tết tới từng gia đình Việt Nam. Bên cạnh những mái ấm trông chờ thời khắc của nửa đêm không ít những gia đình mãi tới ngày 30 vẫn không biết tết là gì. Mời quý vị cùng Mặc Lâm tới thăm họ vào chiều tối hôm nay.
Những người không có Tết
Giống như đích đến của một cuộc đua ngày ba mươi tết vắng vẻ và êm ả lạ thường sau một tuần lễ chuẩn bị cho ngày mùng một tết. Ngày ba mươi đường xá thường vắng lặng, mọi người ở nhà làm những công việc cuối cùng của một năm. Ngồi thảnh thơi thở phào chờ thời khắc giao thừa để thêm một niềm hy vọng mới.
Thế nhưng không phải ai cũng thở phào trút được âu lo trong ngày cuối cùng này nhất là người nghèo, những cuộc đời mà đồng tiền cuối cùng trong ba ngày tết phụ thưộc vào người mua sắm hay từ các ông chủ doanh nghiệp trả lương cho người công nhân.

Chửi cho chúng sụm bà chè!?

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Có một số bác càm ràm sao mà chúng em chửi dữ thế. Chửi ngày không đủ tranh thủ chửi đêm làm mấy bác phải trực 24 trên 24 vừa theo dõi, vừa chửi lại, vừa làm báo cáo chửi. Dạ thưa (quý) bác, ở đất nước này không chửi có mà điên! 

Bây giờ mà ngồi liệt kê lý do, sự kiện, phải chứng minh tại sao phải chửi thì có mà chết. Nói chi xa, chỉ trong vòng 1 con trăng, từ chuyện cái của quý của nàng được đồng chí trung tá Vũ Văn Hiển thăng chức lên thành đấng Tự do, đến việc đồng chí X giảng bài Tự trọng cũng đủ để mở được 1000 quán phở chửi. Quán nào cũng đắt.

Xuân về trên rừng vắng- SVSQ Lê Chiến khóa 8/72


                                   
                                                           Xuân về trên rừng vắng
 

                                                             Đêm nghe đạn pháo đón giao thừa
                                                             Không biết mai vàng đã nở chưa
                                                             Nơi đây rừng vắng dăm thằng lính
                                                             Nâng chén rượu mừng uống say sưa

                                                             Lính trận miền xa buổi xuân về
                                                             Phiên gác đêm buồn nhớ mải mê
                                                             Chẳng biết ngày mai trên trận tuyến
                                                             Bao kẻ ra đi lỗi hẹn thề

                                                             Xuân trên rừng vắng gió lặng im
                                                             Lững lờ mây trốn bóng trăng chìm
                                                             Không biết còn bao mùa xuân nữa
                                                             Xa biệt quê hương mỏi bước tìm

                                                             Mừng xuân chén rượu uống mềm môi
                                                             Chia xẻ cùng nhau kiếp nổi trôi
                                                             [Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
                                                             Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi]

                                                                                   
SVSQ Lê Chiến khóa 8/72

Một cựu chiến sĩ VNCH được trao Huân Chương Úc



alt

Ông Nguyễn Văn Tây. (News Limited)

ADELAIDE, miền nam nước Úc – Ông Nguyễn Văn Tây, một cựu chiến binh từ cuộc chiến Việt Nam vẫn xem mình là một chiến sĩ tranh đấu cho tự do mặc dù cuộc chiến đã kết thúc trong gần bốn chục năm

Năm nay 63 tuổi, cư ngụ tại Burton, vũ khí của ông Tây là truyền thông và ngoại giao, chứ không phải là súng máy và lựu đạn.

Ông Tây sinh ra tại Sài Gòn, và đến năm 18 tuổi thì phục vụ trong binh chủng Hải Quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cùng với quân đội Mỹ trên đồng bằng sông Cửu Long, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.

Đó là nơi xảy ra một số trong các trận đánh ác liệt nhất giữa quân du kích Việt Cộng và các tàu chiến cùng những chiếc tàu đệm khí của Hải Quân Mỹ, trong cuộc chiến tranh kéo dài 18 năm.

Nói với nhật báo Herald Sun, ông Tây nhớ lại, “Thật là khó mà chiến đấu đánh Việt Cộng vì họ không mặc quân phục, khó phân biệt du kích cộng sản với thường dân Việt Nam. Dọc miền đồng bằng sông Cửu Long, tôi đã bắn rất nhiều viên đạn từ súng máy trên tàu thuyền.

“Tôi cảm thấy như thể khi nào tôi cũng để bàn tay của mình lên cò súng.”

Ông di cư sang Úc trong thập niên 1980, định cư tại Burton vào năm 1986.

Từ đó đến nay, ông đã làm việc không mệt mỏi để thiết lập những hệ thống hỗ trợ cho cộng đồng người Việt ở miền bắc Adelaide, và giúp đỡ các cựu chiến binh Úc từng tham chiến ở Việt Nam.

Là cựu chủ tịch của Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam của Nam Úc (VVASA), ông làm việc ba năm để dựng lên được một đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam tại Torrens Parade Ground trong năm 2006.

Ông nói, “Chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ, gây quỹ và cố gắng để có được sự hỗ trợ. Thật là bõ công để làm chuyện này, bởi vì các thế hệ tương lai cần phải nhớ những gì đã xảy ra và nỗi đau khổ đã phải chịu.”

Ông đã được trao Huân Chương Úc (Order of Australia) vào ngày lễ Australia Day hôm Chủ Nhật 26 tháng Giêng, 2014, vì những công việc tốt đẹp mà ông đã làm.

Ông Tây nói, “Tôi rất ngạc nhiên và hân hạnh nhận được vinh dự này.”

“Gia đình tôi rất vui mừng, nhưng chính công việc tôi làm, chứ không phải là giải thưởng, giúp đem lại cho tôi sự bình an. Khi đến Úc với vợ và các con của tôi, tôi thấy cô đơn đến nỗi tôi đã kết thân bạn bè để tham gia với cộng đồng. Tôi đã có rất nhiều sự hỗ trợ từ cộng đồng. Tôi sẽ không quên điều đó.”

Ông sẽ khó quên những biến cố khốc liệt trong thời chiến, thế nhưng ông muốn ghi nhớ những đồng đội đã hy sinh hơn là cay đắng về kết cục thảm thương.

Mỗi tối ông vẫn khấn nguyện trước di ảnh của sáu vị tướng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa được treo trong phòng nghỉ. Những vị tướng này đã tử trận khi Sài Gòn bị thất thủ vào năm 1975.

“Họ đã chết cho tự do của chúng ta và tôi sẽ không bao giờ quên điều đó,” ông nói.

Lịch sử: Nhà Tây Sơn

vua quangtrung

1 – Tình trạng xã hội:

Vào thế kỷ thứ 16, ở nước ta uy quyền của Nhà Lê không còn nữa, quyền bính nằm trong tay họ Trịnh.

Đến đầu thế kỷ thứ 17, giặc giã nổi lên nhiều nơi trong nước. Trịnh Giang chuyên quyền, giết vua Lê, lại còn tàn sát các đại thần như Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn. Họ Trịnh ăn chơi xa xỉ, khiến công quỹ thiếu hụt, sưu thuế nặng nề.

- Loạn lạc Miền Bắc: Lúc bấy giờ có Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ nổi lên tại làng Ninh Xá tỉnh Hải Dương, Vũ Trác Oanh nổi lên tại làng Mộ Trạch huyện Đường An, Hoàng Công Chất và Vũ Đình Dung ở Sơn Nam, quan quân địa phương dẹp không nổi. Đây là những tổ chức phiến loạn lớn, còn các đám giặc cỏ thì nhiều không kể xiết. Nhóm đông có tới hàng vạn người đi cướp phá từ thành thị đến thôn quê.

Chúng ta đang thiếu một chữ "Dũng"

Lê Thanh Phong


NQL: Trong chúng ta có cả Lê Thanh Phong và Nguyễn Quang Lập. Trí thức Việt Nam nói chung, giới cầm bút nói riêng, cái gì cũng có, chỉ thiếu đúng một chữ Dũng. Vì thiếu chữ Dũng mà chúng ta bé nhỏ thấp hèn đi rất nhiều, Đất nước vì thế mỗi ngày một lụn bại, để cho bọn lú lấp quân mất dạy lũ trộm cướp hoành hành... thật khốn lắm thay!


Xuân nào cũng  dạo một vòng các phố bán tranh thư pháp. Ở thời này, ngắm một bức thư pháp cũng như một sự lắng đọng, một điểm dừng của tâm tưởng, của tâm tư. 

Người xưa viết thư pháp chữ Hán, nay các ông đồ thời hiện đại viết thư pháp chữ Việt, ngạc nhiên hơn là thư pháp chữ Tây. Không biết nên khen hay chê, nhưng thực sự khó có cảm xúc với tranh thư pháp ký tự Latinh.

Thôi không bàn đến chữ mà xin bàn về nghĩa của chữ. Hình như thói quen, nên ai cũng thích mua tranh chữ "Đức", để gia đình tích lũy nhân đức. Chữ "Phúc" cũng quá nhiều, vẽ bao nhiêu bức cũng bán được, không sợ ế - một ông đồ trẻ nói như vậy. Còn chữ "Lộc" thì ôi thôi rồi, ai mà chẳng thích lộc vào nhà, vì vậy mà vẽ xấu cũng bán chạy.

Chữ "An" nhiều người chuộng. "An" trong đạo học ít ai hiểu, mà chỉ thích an theo nghĩa an thân. Ai làm gì mặc, miễn sao thân mình yên là ấm. Chữ "An" thời nay có lẽ vì thế mà đắt khách. Nói ai cho xa,  mình cũng là kẻ hèn, né tránh nhiều việc để tìm cái an.

Nhưng nhiều nhất là chữ "Nhẫn". Ai cũng tìm chữ này bởi vì nghĩ rằng mình đạt đạo, là minh triết. Nhưng ẩn giấu bên trong e cũng là chữ hèn. Nhẫn của bậc đắc đạo khác với nhẫn của kẻ sợ hãi. Với kẻ sĩ "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ  bất năng khuất" (không thấy giàu sang mà tham, không thấy  nghèo mà xa lánh, không thấy quyền lực mà sợ hãi) thì cần chi phải nhẫn.

Có một chữ cả nước này, mọi công dân đang cần nhất chính là chữ "Dũng".

Một dịp Tết cách đây chừng 5 năm, người viết bài này đã đi tìm chữ "Dũng" ở Văn Miếu. Tuy rất ít, nhưng dù sao cũng lác đác đôi bức và có người hỏi mua. Viết về chữ "Dũng" lúc ấy tuy đau lòng nhưng còn hy vọng.

Hãy dẹp chữ nhẫn, chữ an đi, lúc này chỉ  cần một chữ "Dũng".

TRẬN HOÀNG SA (19-1-1974) TRONG CHIẾN TRANH LẠNH TOÀN CẦU -Trần Gia Phụng

(Trình bày ngày 5-01-2014 tại Sacramento, và ngày 18-01-2014 tại Orange County.)

                                                                                                                                             
1.-  CHIẾN TRANH LẠNH

Chiến tranh lạnh bắt đầu từ năm 1946, sau thế chiến thứ hai (1939-1945), là tình trạng tranh chấp căng thẳng, gay cấn và quyết liệt giữa hai khối tư bản và cộng sản (CS).  Nói trắng ra, đây là cuộc tranh chấp giữa hai tập đoàn quyền lợi tư bản và CS.  Hai tập đoàn quyền lợi nầy đối chọi nhau về tất cả các mặt, nhưng hai bên không trực tiếp đánh nhau vì các cường quốc đứng đầu hai khối cùng thủ đắc võ khí nguyên tử, sợ chiến tranh nguyên tử xảy ra, thì cả hai bên đều thiệt hại nặng nề. 

Chiến tranh lạnh, có một số đặc điểm như sau: 1) Mỗi khối không phải là một tổ chức thống nhứt, không có chỉ huy chặt chẽ.  2) Các quốc gia trong mỗi khối vẫn duy trì quyền lợi riêng tư, nên trong nội bộ mỗi khối, các quốc gia vẫn xảy ra tranh chấp quyền lợi với nhau, nhiều khi không kém phần quyết liệt.  Ví dụ giữa Hoa Kỳ và Pháp trong khối tư bản, giữa Liên Xô và Trung Cộng trong khối CS.  3)  Quyền lợi quốc gia của các nước luôn luôn thay đổi theo hoàn cảnh và theo thời gian nên chính sách đối ngoại cũng thay đổi theo thời gian. (Ví dụ Hoa Kỳ, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng.)  4) Các nước nhỏ yếu bị các nước cường quốc lợi dụng.  Các cường quốc dùng các nước nhỏ để trao đổi quyền lợi giữa các cường quốc. 5) Trong chiến tranh lạnh, có một số tranh chấp địa phương, bùng nổ thành những điểm nóng, mà các cường quốc trong hai khối đứng về hai phía đối đầu nhau.

Từ khi xảy ra chiến tranh lạnh trên thế giới năm 1946, tại Á Châu, hai điểm nóng quan trọng là chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh Việt Nam (1960-1975).  Trong cả hai cuộc chiến Triều Tiên và Việt Nam, Hoa Kỳ đều ủng hộ hai miền Nam tự do, chống lại hai miền Bắc CS, nhưng Hoa Kỳ áp dụng hai chiến lược khác nhau tại hai cuộc chiến nầy.