Tuesday, 12 January 2016

Món ăn ngon nhất nước Pháp : Chim

Chim họa mi kiểu Pháp được chế biến cầu kì. Làn da bóng như vỏ ô liu, thịt thơm ngọt vì được ướp trong rượu Armagnac. Họa mi nướng vẫn giữ nguyên độ căng tròn béo núc, thể hiện trình độ đỉnh cao trong chế biến và lựa chọn nguyên liệu của người Pháp.

Chuyện buồn về tuyệt tác đầy tội lỗi của ẩm thực Pháp - Ảnh 1.
Chim họa mi là nguyên liệu cho một trong những món ăn ngon nhất nước Pháp (Ảnh: istock)

Thưởng thức chim họa mi không phải theo cách thông thường là xẻ nhỏ với dao và nĩa. Thực khách sẽ ngậm trọn thân con vật sao cho phần đầu hướng ra bên ngoài. Từ từ, từng chút một, họ nhai trọn vẹn (bao gồm cả nội tạng) của một trong những món ăn ngon nhất nước Pháp. Chim họa mi nướng kiểu Pháp được coi là cách thưởng thức chất béo tinh tế và cầu kì bậc nhất thế giới.

Sự tương đồng kỳ lạ giữa Đặng Thế Phong và Taki Rentaro

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam và Nhật Bản thời cận-hiện đại  hai nhạc sĩ Đặng Thế Phong (1918-1942) và Taki Rentaro (1879-1903) có nhiều nét tương đồng đến kỳ lạ!

Nhạc sĩ Đặng Thế Phong
Thời đại “gió Tây thổi bạt gió Đông”.
Xét ở khía cạnh đời người Taki Rentaro thuộc  thế hệ đi trước nhưng xét ở bối cảnh lịch sử hai nhạc sĩ gần như sống cùng thời. Thời đại hai nhạc sĩ sống là thời đất nước chuyển mình trong quá trình cận đại hóa với những giao lưu và va đập của văn minh Đông-Tây.

Ngư dân Lý Sơn 'bị TQ đánh, vẫn bám biển' - Humphrey Hawksley BBC News, Việt Nam


Ngư dân Việt Nam nói họ ngày càng bị Trung Quốc tấn công. Tàu của họ bị đâm, đồ đạc bị phá, thủy thủ đoàn bị đánh.
Việt Nam tố cáo Bắc Kinh tìm cách đẩy ngư dân ra khỏi vùng biển, nơi các gia đình đã đánh cá hàng nhiều thế hệ.
Lúc bình minh lên với quầng mặt trời đỏ nơi chân trời Biển Nam Trung Hoa, Võ Văn Giàu quỳ trên boong trước của tàu cá, khóa tay sau đầu.
“Họ bắt tôi làm thế này,” ông giải thích, đầu cúi gằm. “Rồi họ đánh tôi bằng roi thép và búa như thế này.”
Ông lấy ra một cái vồ gỗ từ đống ngư cụ và gõ nhẹ lên vai và thân người mình.

Biển Đông Dậy Sóng: Viên Đạn Đầu Tiên Phát Xuất Từ Đâu?

trung-quoc-dang-che-tao-2-tau-san-bay.jpg

1.- Tham vọng xâm lăng :
Tình hình Biển Đông hiện nay đang trong thời kỳ hết sức gay cấn do sự hung hăn, ngang ngược của Trung Cộng càng ngày càng tỏ ra thô bạo, bất chấp sự phản kháng của các nước trong vùng, bấp chấp luật biển quốc tế cũng như bất chấp mọi sự phân giải của Tây phương. Vì nhu cầu cho lợi ích của mình, Trung Cộng càng lúc càng lộ rõ dã tâm của một cuộc xâm lăng trường chinh vô hạn định về phương Nam mà không cần dấu diếm bất cứ hành động thách thức nào.

2.- Mưu đồ bất chánh :
Đầu tiên là khoanh vùng biển để tự nhận Trung Cộng là chủ nhân ông qua đường lưỡi bò chin đoạn mà không cần chứng minh bất cứ văn kiện pháp lý nào, dù là tối thiểu. Vùng lưỡi bò chin đoạn nầy chiếm hết 90% của Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng sa của Việt Nam mà chúng đã xua quân tiến chiếm vào năm 1974, là lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam Cộng Hòa đã được Hiệp Định Genève năm 1954 xác định; Bao gồm quần đảo Trường sa gồm một phần của Việt Nam, một phần của Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei và đặc biệt bao gồm hết khu vực của hải phận quốc tếvùng tự do hàng hải và không lưu quan trọng vào bật nhứt trên thế.

Dân oan Cấn Thị Thêu: Giới cầm quyền là một lũ cướp có tổ chức - Phóng viên Trần Quang Thành


Phóng viên Trần Quang Thành

Dân oan Cấn Thị Thêu
Sáng ngày 12 tháng 1 năm 2016,  khoảng hơn 100 dân oan 3 miền Bắc -Trung -Nam đã tập trung diễu hành ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội để phản đối giới bạo quyền cộng sản sử dụng bạo lực cướp đoạt tài sản, ruộng đất của dân.
Khoảng hơn 10 giờ sáng, trong khi cuộc diễu hành ôn hòa của bà con đang diễn ra, thì giới bạo quyền Hà Nội huy động môt lực lượng đông đảo công an đến đàn áp, giải tán. Hơn 30 dân oan đã bị cưỡng bức lên xe buýt đưa về trụ sở công an số 6, phố Quang Trung, quận Hà Đông, trong đó có chị Cấn Thị Thêu, dân oan phường Dương Nội đã từng bị tù đày vì đi đấu tranh đòi đất đai bi giới bạo quyền cộng sản tước đoạt.

Sức Khoẻ và Đời Sống: Ăn uống cân bàng và vận động để có sức khoẻ tốt

Hội nghị quốc tế về sức khoẻ ở Victoria (Úc) đưa ra một tuyên ngôn gồm có ba vấn đề : ăn uống cân bằng, vận động có ôxy và trạng thái tâm lý tốt , hoàn toàn giống với tư tưởng thiền . Giáo sư y khoa Tề Quốc Lực ( người Mỹ gốc Hoa , đã từng làm việc cho tổ chức y tế thế giới -WHO nhiều năm) triễn khai ba vấn đề trên như sau:
1. Ăn uống cân bằng.
Lâu nay, nhiều người nghĩ rằng việc giữ gìn sức khỏe thì có gì mà phải lo lắng, chẳng qua ngủ sớm dậy sớm thì người sẽ khoẻ mạnh chứ gì. Xin thưa với bạn, cách đây một trăm năm thì có thể nói vậy được, chứ ngày nay nói vậy thì thật là thiếu hiểu biết, có nhiều điều đã thay đổi.
Nói ăn uống cân bằng là nói hai chuyện : ăn và uống.
Thức uống
Ở các hội nghị quốc tế người ta đã định ra 6 loại đồ uống bảo vệ sức khỏe:
- Trà xanh;
- Rượu vang đỏ;
-Sữa đậu nành;
-Sữa chua (nên chú ý , người ta không nói sữa bò);
-Canh xương;
- Canh nấm.

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ ‘theo chân’ Tổng thống Putin?

Tổng thống Nga Vladimir Putin chào đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng dinh thự Bocharov Ruchei ở khu nghỉ dưỡng Biển Đen của Sochi, ngày 15/5/2013.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chào đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng dinh thự Bocharov Ruchei ở khu nghỉ dưỡng Biển Đen của Sochi, ngày 15/5/2013.
Đương kim thủ tướng Việt Nam vẫn là “ứng viên sáng giá” cho vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và nếu “lên ngôi”, ông sẽ là “Putin của Việt Nam”, theo nhận định của một số nhà quan sát.
Các nguồn tin từ trong nước cho hay, gần tới ngày diễn ra kỳ đại hội đảng lần thứ 12, trong khi thông tin về việc lựa chọn “tứ trụ”, gồm vị trí tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội, được giữ kín, trên mạng xã hội dồn dập xuất hiện nhiều đồn đoán về nhân sự chủ chốt.
Ông Trương Duy Nhất, chủ trang blog “Một góc nhìn khác”, cho VOA Việt Ngữ biết rằng bây giờ dư luận trong nước “đang xôn xao” và “chú tâm vào việc là những ai sẽ ngồi vào ngôi tứ trụ đấy”.
Người ta hy vọng nhất, và bây giờ người Việt Nam lo lắng nhất là làm cách nào để thoát Trung. Với những phát biểu của ông Dũng trước đây, thì người ta hy vọng rằng nước cờ vào tay ông Dũng thì ông có thể thoát Trung được, ông ấy sẽ thân Mỹ hơn, thân phương Tây hơn
Cựu nhà báo này nói thêm rằng người dân “không biết làm gì ngoài chờ và kỳ vọng vào kết quả lựa chọn nội bộ trong tổ chức đảng” vì họ “chưa có quyền cầm nắm lá phiếu trực tiếp để bầu”. Blogger Nhất nói tiếp:  
“Dư luận trong nước về ông Nguyễn Tấn Dũng thì nó đa chiều. Cũng có một cái luồng rất ủng hộ ông Dũng, bởi vì người ta hy vọng là ông Dũng độc tài và khi mà ông Dũng cầm trịch được thì ông sẽ xoay theo tình thế khác nào đấy. Người ta hy vọng nhất, và bây giờ người Việt Nam lo lắng nhất là làm cách nào để thoát Trung. Với những phát biểu của ông Dũng trước đây, thì người ta hy vọng rằng nước cờ vào tay ông Dũng thì ông có thể thoát Trung được, ông ấy sẽ thân Mỹ hơn, thân phương Tây hơn bởi vì không những có tư tưởng mà quan hệ gia đình, thông gia có với phía Mỹ. Nhưng mà cũng có những luồng dư luận trái chiều lại, thì người ta bảo là không hy vọng gì vào một nhân vật như ông Dũng cả, bởi vì thật sự thì qua bao nhiêu năm, hai nhiệm kỳ ông làm thủ tướng thì thấy tình hình nó cũng tệ đi, cho nên không nên kỳ vọng vào nhân vật đó mà nhường cho những nhân vật khác. Tôi kỳ vọng, tôi muốn làm mới hết, và tôi cũng không muốn ông Trọng [Tổng bí thư] ngồi lại”.

Chuyện một lá cờ - Phạm Văn Thành

10388999_1551449198404233_9007953992565971111_n.jpg

Tôi  được đưa vào gần bờ. Biển không còn những con sóng cao bạc đầu nữa, thay vào đó là những con thuyền gỗ sơn trắng  xanh với hai bè càng  bằng tre đặc thù của dân đảo Phi. Sóng  dạt nghiêng ngửa hai con thuyền sắt từ  trong bờ vươn ra đâm  sầm lại, đầu cột ăn-ten là lá cờ Phi luật tân , dưới hai cửa sổ  buồng hoa tiêu là phần phật hai phiến vải màu vàng đâm ra hai bên mạn thuyền . Càng đến gần , màu vàng như  càng bật phun ra những tia máu đỏ thẫm, như vẫy vùng trên mặt biển xanh  đang bắt đầu xám . Gần ba trăm con người  hốt nhiên  lặng người thảng thốt . Đám trẻ măng  sữa đen đủi khựng  cảm xúc  khi nhìn thấy những khuôn mặt cha mẹ tự dưng như cứng lại , hầu hết đều lặng lẽ khóc ; những giọt nước mắt  không dễ hiểu đối vơí  tuổi thơ chúng đang mang.

Lời Tâm Sự - Ngô Thụy Miên

Trong nền tân nhạc Việt nam, đặc biệt là tình ca, dòng nhạc Ngô Thụy Miên là một nét đẹp đài cát, mang một phong cách rất riêng. Người ta thường cho rằng không có gì trong cuộc đời là vĩnh cữu. Nhưng Ngô Thụy Miên đã đóng góp cho âm nhạc Việt nam những bản tình ca mà tôi tin rằng sẽ bất tử.
Tôi đã hân hạnh được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên cho phép làm một bài phỏng vấn sau đây. Hy vọng rằng qua bài phỏng vấn này, chúng ta sẽ cảm thấy gần gũi hơn với tác giả của những bài tình ca tuyệt vời.

Hoàng Vi Kha


 
1. Trong các chủ đề sáng tác, thông thường là: Tình Yêu (đôi lứa), Thân Phận, và Quê Hương, phần lớn các nhạc sĩ đều viết cho cả ba chủ đề này, riêng chú, tất cả cho tình yêu (đôi lứa), vì hễ nói đến nhạc của chú, là nghĩ ngay đến “tình ca”, vậy chú có thể cho biết tại sao chú lại chỉ chọn một chủ đề mà thôi?

Từ bao nhiêu năm nay tôi chỉ viết tình ca vì thấy thích hợp với con người, với cá tính của mình, và cũng vì tình yêu mãi mãi vẫn là một đề tài muôn thưở cho người nghệ sĩ sáng tác. Các chủ đề Tình Yêu, Thân Phận, và Quê Hương đã được khai triển rộng rãi trong nhiều thập niên vừa qua với bao nhiêu tác giả và tác phẩm. Được biết đến như một người viết tình ca (đôi lứa) cũng đã là quá đủ cho tôi rồi.

Dũng Phục Hồi Vai Trò Nhà Nước - Vi Anh

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgEsdLRq3kPirefhT1KUdkX9AwfgvaEJBPCpxnDxJ8AMNB0sMfHM532CRzalfo88v54m5qvNyKxslXJbbepo2NSKRg6Au_l8HHwQtov09m3up0hXxl1gYUW9xaeja9JZ-m68voSPikFGNw/s1600/nguyentandung-3938-Danlambao.jpg

Từ khi CS Bắc Việt cướp được chánh quyền ở Miền Bắc rồi sau đó cưỡng chiếm được Miền Nam Việt Nam, CS cai trị theo công thức CS: độc tài đảng trị toàn diện. CS đưa ra khẩu hiệu tuyên truyền mị dân Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Nhưng trên phương diện thực tế thi hành, Đảng CS dời cái phết qua hai chữ, biến vai trò của Đảng trong guồng máy công quyền cai trị thành vai trò độc quyền thống trị tối cao, trên Nhà Nước và Nhân dân, với công thức cai trị thực chất như sau đây: “Đảng lãnh đạo Nhà Nước, quản lý Nhân dân, làm chủ Đất Nước. Nhưng nhờ mở cửa ngoại giao và cho đầu tư ngoại quốc vào, nhờ thế nước lòng dân VN tiến bộ theo thời đại tin học, do TC xâm lấn giang sơn gấm vóc VN, có thế nói suốt gần 70 năm Đảng CSVN độc quyền đảng trị toàn diện trên xã hội VN, mới có một thủ tướng âm thầm phục hồi vai trò chính thống của Nhà Nước. Và trong khi làm việc đó vị thủ tướng này làm tê liệt đảng quyền của Đảng CSVN. Người Thủ Tướng đó là Nguyễn tấn Dũng.


Biến động tài chính Trung Quốc, những triệu chứng tiên báo đáng ngại - Thanh Hà, Nguyễn Xuân Nghĩa

Biến động tài chính Trung Quốc, những triệu chứng tiên báo đáng ngại
 
Bảng thông tin tại thị trường chứng khoán Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc (Ảnh chụp ngày 11/01/2016) REUTERS/China Daily

    Sau khi đã mất gần 10% trong tuần đầu tiên năm 2016, thị trường tài chính Thượng Hải và Thẩm Quyến tiếp tục đổ dốc. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sau khi phá giá đồng tiền, lại nâng giá nhân dân tệ, với hy vọng tạm xua tan viễn cảnh nổ ra một cuộc chiến tiền tệ. Những quyết định « trống đánh xuôi kèn thổi ngược » của các giới chức tài chính càng gây hoang mang.

    Trong tuần lễ đầu của năm 2016, Trung Quốc đã hai lần phải đóng cửa thị trường chứng khoán trước khi kết thúc phiên giao dịch, khi chỉ số của Thượng Hải và Thẩm Quyến giảm quá ngưỡng 7 %. Thế nhưng biện pháp « cúp cầu chì » này, được ban hành từ mùa hè 2015, đã không đủ sức trấn an các cổ đông và giới đầu tư. Để đến giữa tuần, Bắc Kinh bãi bỏ biện pháp đóng cửa các sàn chứng khoán một cách cưỡng ép.

    Lịch sử nào cho tuổi trẻ học đường VN?


    Nhân cuộc khủng hoảng trong việc giảng dạy môn Sử Học ở Việt Nam hồi cuối năm 2015, nhắc lại vấn đề Sự Thực Lịch Sử và Các Nhà Sử Học Mácxít Việt Nam:
    Lịch sử nào cho tuổi trẻ học đường VN?
    image008
    Ts Phạm Cao Dương
                Trong một bài tham luận nhan đề “Lịch Sử, Sự Thật và Sử Học” đăng trên tờ Đoàn Kết số 403, ấn hành vào tháng 6 năm 1988 tại Paris, nước Pháp, có lẽ in lại từ tờ Tổ Quốc số tháng Giêng năm 1988, Hà Văn Tấn,  một sử gia có uy tín đương thời [i], đã nêu lên một số những nhận định quan trọng liên hệ đến tình trạng nghiên cứu lịch sử nước nhà ở miền Bắc hồi trước năm 1975 và ở toàn quốc từ sau năm này. 
    Đối với những người làm công việc nghiên cứu lịch sử, bài viết của Giáo Sư Hà Văn Tấn có thể được coi là đơn giản và ngắn cho một vấn vô cùng rộng lớn và là chủ yếu trong sinh hoạt tư tưởng nói riêng và văn hóa nói chung ở Việt Nam hiện tại; nhưng đối với những người theo dõi các biến chuyển xảy ra ở trong nước trong ngót ba thập niên vừa qua, nó đã phản ảnh một  sự thay đổi trong cách nhìn những công trình sử học đã được thực hiện, từ đó cuộc sống, điều kiện làm việc và ước vọng của các nhà sử học Việt Nam dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa là như thế nào. 

    BỊ CÁC MẠNG XÃ HỘI ĐẢ KÍCH NÊN TẬP CẬN BÌNH CHO KÉO SẬP TƯỢNG VÀNG MAO TRẠCH ĐÔNG CAO 37M SẮP KHÁNH THÀNH

    Tượng Mao Trạch Đông cao 37m, sơn son thếp vàng, chuẩn bị khánh thành thì bị đập phá vì dân chỉ trích
    VietPress USA (08-1-2016): Bức tượng của ông Mao Trạch Đông (Mao Zedong) đúc bằng bê-tông cốt sắt cao 120ft (37m) được xây dựng quy mô ở vùng nông thôn tỉnh Hà-Nam (Henan) miền trung của Trung Quốc, đã được sơn một lớp sơn kim loại màu vàng như vàng thật sáng rực trên nền trời để chuẩn bị khánh thành thì hôm nay đã bị đập phá kéo đầu bác Mao xuống hố.
    Tỉnh Hà-Nam có dân số 100 triệu người, được xếp loại trong số những tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc.  Thời Nhà HánHà Nam gọi tắt là "Dự" ("豫" - yù) đặt tên theo Dự châu, là một châu thời Hán. Tên gọi Hà Nam có nghĩa là phía nam của con sông Hoàng Hà. Hà-Nam giáp Hà Bắc về phía bắc; giáp Sơn Đông về phía đông bắc; An Huy về phía tây nam; Hồ Bắc về phía nam; Thiểm Tây về phía tây và Sơn Tây về phía tây bắc. Hà Nam và tỉnh láng giềng Hà Bắc có tên gọi chung là Lưỡng Hà (两河).