Trong dịp Tết Giáp Ngọ này, cô Trang Lê, với biệt danh Bà Ngoại Xì Tin, vừa phổ biến đoạn clip nhan đề ‘Còn cái lai quần cũng cạp’ thu hút đông đảo khán giả mạng và nhận được sự tán dương nhiệt tình của các bạn trẻ Việt trong và ngoài nước.
Thursday, 13 February 2014
Trà Mi: Trò chuyện với tác giả 'Còn cái lai quần cũng cạp'
Trong dịp Tết Giáp Ngọ này, cô Trang Lê, với biệt danh Bà Ngoại Xì Tin, vừa phổ biến đoạn clip nhan đề ‘Còn cái lai quần cũng cạp’ thu hút đông đảo khán giả mạng và nhận được sự tán dương nhiệt tình của các bạn trẻ Việt trong và ngoài nước.
Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị
Tác giả chụp ảnh với một lão nông ở địa phương, người có hơn 8 sào đất thuộc diện sẽ bị thu hồi, hôm 4.2.2014, trên con đường đất đỏ dẫn xuống biển (khu đất dự án nằm ngay trước mặt chúng tôi; sau lưng chúng tôi, cách gần 1km, là Hải đội 202, Vùng Cảnh sát
Trong những năm qua, dư luận đã nhiều lần lên tiếng trước tình trạng người Trung Quốc, thông qua chiêu bài lập dự án kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau, đã chiếm lĩnh được những khu vực hiểm yếu về an ninh - quốc phòng trên cả nước trước sự “ưu ái” và “chủ quan” đến mức khó hiểu của những người có trách nhiệm.
Hà Nội 1950-1953 Ngọc Hạ: Hà Nội Ngày Tháng Cũ
Thân gửi các bạn người Hà Nội cũ để nhớ HàNội ngày tháng cũ 1950-1953 để sống lại với kỷ niệm trẻ thơ ngày nào!
Hoài niệm về VŨ - Mỹ Nga
Cảm giác hụt hẫng đến khó tả vẫn thường chiếm ngự trong tôi mỗi khi nghe tin xấu về những người mà tôi từng yêu mến. Dù thời gian có trôi đi nhưng nỗi buồn mỗi khi nghĩ về họ vẫn bao vây tôi, nó còn kéo dài tưởng chừng như không vượt qua được. Nhưng cuộc sống vốn là vậy, ai rồi cũng có những ngày phải lìa xa những người thân yêu. Cũng chính vì hiểu được quy luật của tạo hóa nên cuối cùng cũng phải chấp nhận, dù cho trong lòng cứ mãi vấn vương. Thật khó để có thể diễn tả được cảm giác mất mát này, sự nghẹn ngào khi đột ngột biết anh Hồ Quốc Vũ đã ra đi. Trong ánh sáng nhạt nhòa của buổi chiều tắt nắng đó tôi thấy như đôi mắt anh đang nhìn mọi người mỉm cười. Cuộc đời của anh Vũ đã có nhiều chuyến đi, từ quê hương nhỏ bé đến những miền đất, những xứ sở khác nhau trên trái đất này. Trong đám bạn bè cũ hoặc người quen, chỉ còn gặp nhau qua những lời thăm hỏi, cố nén nỗi xót xa. Vì cuộc sống mưu sinh, vì số phận cuốn đi, xa nhau rồi lại xa nhau mãi. Ngày tháng cứ mịt mùng cho đến hôm nay, sự xót xa càng tăng gấp bội. Vẫn chưa hết nỗi bàng hoàng, tôi không muốn tin vào điều đang xảy ra. Anh Vũ, bây giờ anh đã đến một nơi thật bình yên. Nhưng làm sao có thể vui khi mất đi một người mà ta từng có rất nhiều kỷ niệm của tuổi thơ. Từ đây sẽ không còn được nghe anh cười nói hồn nhiên trong điện thoại mỗi lúc nhắc lại thuở thiếu thời, sẽ không được nghe lời chúc nồng ấm ấy giữa sáng đầu xuân như năm nào, sẽ không còn ai để gọi là Vũ nữa, Vũ ơi! Chỉ biết cầu mong cho Vũ giữ mãi nụ cười vương vấn như nắng mai, chỉ biết mong Vũ thật an lành trong giấc ngủ ngàn thu đó. Trong ảo ảnh của hoàng hôn, của đêm đen và trong tiếng kinh cầu, tôi mơ hồ như anh đang bay trên đôi cánh để đến với bầu trời. Lúc này mọi người chỉ có thể gọi anh trong hoài niệm. Ngày ấy chúng tôi cùng trong một nhóm du ca. Những du học sinh Việt Nam xa quê kết tình thân hữu và trải nỗi nhớ nhà nhớ quê qua tiếng đàn tiếng hát. Chúng tôi đi nhiều nơi để hát cho bạn bè người Việt Nam. Rồi lúc ngồi nghỉ ngơi trên sân cỏ của trường đại học nào đó, nói chuyện với nhau chúng tôi mới biết rằng Vũ và tôi đều cùng sống ở Di Linh vào thời tiểu học. Trên mảnh đất cao nguyên thượng nguồn của sông Đồng Nai đầy sương và cũng đầy nắng ấm, với hoa cà phê màu trắng xóa như mây chiều và dã quỳ vàng rực như ánh mặt trời, Vũ và tôi đã từng học chung ngôi trường có tên là Tiểu Học Kinh Di Linh. Vũ học trên tôi 2 lớp và là một học sinh ưu tú. Vũ học giỏi nên trong cái làng nhỏ bé này ai cũng đều biết. Cùng với tuổi thơ tươi đẹp mà trời đã ban cho, Vũ cũng không tránh được những sự nghịch ngợm rắn mắc như những đứa trẻ khác. Vũ thường hay giật rổ hoa mà tôi đã mất công hái cả buổi để sửa soạn rắc cho đẹp đường đi giống như hình ảnh trong những phim Ấn Độ chiếu trong chiếc hộp nhỏ trên chiếc xe đạp của ông hát bóng dạo mà tôi rất thích coi. Rồi Vũ cười khanh khách và nói: “ Con bé lai Nhật, con bé lai Phát Xít kia ơi, sao không lo học mà ham chơi vậy?” Lúc đó tôi thật là ghét Vũ. Dù thế, chúng tôi cũng vẫn mỗi ngày đi học trên cùng một con đường, cùng đứng chào cờ mỗi buổi sáng, cùng tinh nghịch sau giờ học. Những đứa trẻ ham chơi này không chịu về thẳng nhà mà lại chui vào vườn người ta hái những trái cà phê chín đỏ bỏ vào miệng nhai, hút hết chất ngọt rồi phun hạt ra đầy đường, hoặc đi bẻ những quả bơ ăn ngon lành. Có khi còn ném đá cho những trái ca cao rụng xuống để cạp lấy cạp để vì bụng đói. Chúng tôi mỗi ngày đều diễn đi diễn lại những trò nghịch ngợm phá phách, cùng cất tiếng cười vui như bắp rang nổ, cùng la hò vang tận trời xanh, sau đó khi mọi thứ bị đổ xuống là chúng tôi cùng ùa nhau chạy. Nhớ những lúc kéo lại nhà một cặp vợ chồng lớn tuổi ở hàng xóm xem họ rang cà phê, mục đích chính là để thở hít lấy mùi thơm ngất ngây của cà phê rang có pha bơ. Dù ưa nghịch đùa nhưng Vũ vẫn rất chăm học, cuối năm đều được lãnh thưởng trong khi tôi chỉ đứng nhìn... Nhưng cũng nhờ Vũ chê tôi ham chơi và viết chữ xấu mà tôi trở nên chăm chỉ hơn. Câu chuyện bắt đầu từ lần tôi bị gai cào trầy xước bàn tay, máu rướm ra làm tôi hoảng sợ. Với đầu óc non nớt, lúc ấy tôi chỉ nghĩ đến chuyện trốn vào chỗ khuất rồi khóc vì không dám đến lớp, khiến cô giáo và ba mẹ tôi nháo nhào đi tìm. Hôm đó cả trường đều biết chuyện. Khi nhìn cặp mắt sưng của tôi lúc đó, Vũ đã dỗ dành và khuyên tôi đừng mải mê hái hoa bắt bướm nữa. Lời khuyên đó khiến tôi ngoan hơn, từ một con bé suốt ngày chỉ hứng thú với những trò chơi vô bổ, tôi đã biết lo và chăm học hơn xưa. Mẹ tôi còn nhờ thầy Viễn về kèm học thêm vừa dạy tôi viết chữ cho đỡ cua bò. Từ ngày ấy, tôi đã xem Vũ như người anh ruột thịt của mình. Để rồi lên lớp nhì lớp nhứt tôi cũng được lãnh những phần thưởng to tướng đầy sách vở và tự điển chứ không còn đứng ngơ ngáo nhìn Vũ và người khác lãnh thưởng nữa như lúc học lớp ba nữa. Con đường học tập cứ năm tháng dần trôi như tuổi hồn nhiên gắn liền với bảng đen phấn trắng. Rồi cũng không biết tự bao giờ, chúng tôi từ giã tuổi thơ của những trang sách, tập vở, xa những bông hoa cà phê đẹp như sương phủ trắng xóa đường làng. Vũ rồi đến phiên tôi lần lượt rời xa vùng Di Linh để ra thành phố lớn học, tất cả đám trẻ thời ấy đều tâm niệm sẽ cố gắng học hành để sau này như những cánh chim thiên di rời tổ ấm tung cánh vào đời. Cũng không ngờ quả đất tuy lớn mà nhỏ, chúng tôi lại gặp nhau nơi xứ người sau một thời gian khá dài. Chúng tôi cùng cất tiếng ca, lúc trầm lúc bỗng, lúc như tiếng thì thầm của gió. Cũng có những lời hát gợi buồn: “ Thà như giọt mưa rớt trên tượng đá, rơi trên tượng đá, vỡ trên tượng đá ”. Giọt mưa ngày ấy giờ đã tan cùng những hạt mưa khác để chảy thành sông suối hay hòa cùng biển lớn hoặc đã hòa cùng mây gió. Vũ đã đi thật xa. Không hiểu ở nơi xa ấy Vũ có còn cất giọng ca trầm ấm như xưa? Chỉ biết rằng kiếp này chúng tôi không còn gặp anh nữa, chúng tôi khóc tiễn một người đã yên giấc ngàn thu. Tôi nhớ về anh với những kỷ niệm trong sáng đã đi qua một thời thơ ấu. Nếu ai cũng biết được sẽ có ngày xa nhau vĩnh viễn như vầy, những lúc còn bên nhau, là bạn bè, là anh em, sao không thể hết lòng với nhau hơn nữa. Tuổi trẻ của Vũ đầy những lý tưởng cho quê hương. Có thể anh đã thực hiện hoài bão của mình, có thể ước mơ còn dang dở đâu đó nhưng tôi tin rằng anh đã sống có ích, đã làm con người đúng nghĩa. Và hơn hết anh đã là niềm tin cho mọi người. Vũ ơi! Cuộc sống tha hương chưa hết những chông gai, anh lại là người ra đi quá sớm. Trong không gian này tôi lại nghe tiếng hát của anh năm xưa rồi tôi lại muốn khóc. Anh để lại cho gia đình, quê hương và bạn bè nhiều tiếc nuối. Nhưng dù ở đâu, dù ở chân trời nào, hãy tin rằng mọi người luôn yêu thương và kính trọng anh. Vũ ơi, bao giờ chúng tôi mới có thể quên được anh? Mỹnga. Texas 13/2/2014 |
Tai vạ cho "khúc ruột yêu thương ngàn dậm"
Vụ án Nexus Technologies, một công ty kinh doanh xuất khẩu của 3 anh em ruột người Mỹ gốc Việt họ Nguyễn ở Philadelphia, bang Pensylvania, Hoa Kỳ, đang làm xôn xao dư luận ở Mỹ và Châu Âu.
Hãng tin Mỹ AP và hãng tin Pháp AFP đều đưa tin này hàng đầu. Toà án Philadelphia đã bắt đầu xử, nghe cáo trạng, lấy khẩu cung và điều tra sâu thêm, dự kiến đến tháng 7 sẽ có thể tuyên án.
Vụ án này rất quan trọng vì vừa là một vụ buôn lậu lớn, vừa là một vụ rửa tiền lớn, còn thêm là một vụ hối lộ các giới chức Hà Nội.
Thơ tình Á Nghi: HIỀN… KHÔ
Khen gì, chẳng dám khen mình
Nhờ tuần trăng mật thưa trình vào thơ.
SỢ GÌ MƯA!
Anh cao… ráo, miệng ngọt ngào
Em hiền… khô chẳng ồn ào như anh
Cao bẫm sinh gặp hiền lành
Vậy mà duyên nợ em anh kết thành
Vậy mà… ướt át chữ tình!
Á Nghi, 13-2-2014.
TẤT CẢ HÌNH gửi từ: Doanhdoanh - trucle k20
HỎI NHAU
-Trong tờ báo chắc có nhiều chàng đẹp
Cho nên em cứ cửa khép xem… người?
-Ai lại đem ngọn nến so mặt trời?
Tay sắt thép ai bì anh cho kịp?
Đi tàu hỏa hay máy bay, nếu gấp?
Chưa chắc gì xe lửa thua máy bay!
Tùy chặng đường, xe gắn máy cũng hay
Đi hay chạy vẫn đường ngay em bước!
Á Nghi, 13-2-2014.
MÙA XUÂN DỄ DÀNG TRỞ LẠI... Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Đoản văn của - Sơn Điền Nguyễn viết Khánh
Mùa Xuân năm đó, tôi trở lại đất Phù Tang đi tìm lại Haruko và bông mẫu đơn đỏ của nàng. Tôi nói mùa Xuân là nói theo lối Việt Nam, vì thật ra mùa Xuân ở Nhật Bản bắt đầu từ tháng Ba Dương lịch, nhưng bây giờ là cuối năm sắp đến ngày lễ Giáng Sinh, nên nói cho thật đúng đây là mùa Đông, vì tuyết đang phủ lên khắp miền Bắc nước Nhật. Riêng đối với tôi, chẳng cứ gì vào dịp gần Tết Dương lịch, nước Nhật bao giờ cũng ở vào mùa Xuân vì người con gái tôi yêu có tên là Haruko, viết theo chữ Hán là Xuân Tử.
Tôi đã đến Nhật Bản lần đầu tiên vào tháng 5 năm 1975. Những chàng trai nước Việt ngày nay bôn ba đi khắp phương trời thế giới sau khi Cộng quân chiếm được toàn bộ miền Nam. Tôi là một ký giả nhiếp ảnh, làm việc cho một hãng truyền hình Nhật suốt trong thời chiến tranh Việt Nam, nên tôi có may mắn cùng các ký giả Nhật lên được một chiếc trực thăng của Thủy quân Lục chiến Mỹ vào trưa ngày 29 tháng 4 năm 1975 để dọt ra biển và nơi tôi đến đầu tiên mấy ngày hôm sau tất nhiên là Nhật Bản.
Chiến tranh Bắc biên giới: “Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc” (*)
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Vài hôm nữa là đến ngày “giỗ lớn” của dân tộc, đánh dấu 35 năm trận chiến Bắc biên giới với quân Trung Quốc xâm lược (17.2.1979 - 17.2.2014). Giữa lúc nhà nước “đảng ta” thậm thò thậm thụt chưa biết có chịu công khai, lần đầu tiên sau 35 năm nhân danh nhà nước làm “giỗ” trong vinh dự cho hơn 50.000 dân quân chiến sĩ đồng bào đã anh dũng hy sinh bảo vệ cương thổ quốc gia hay không?.
Chiều thứ Tư 12/2/2014, báo mạng của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam đăng chùm phóng sự của nhà báo Đào Tuấn về sự kiện chiến tranh biên giới xảy ra ngày 17/2/1979. Loạt phóng sự này gồm ba phần có tựa đề "Biên giới, hồi ức 35 năm", "Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau" và "Bia trấn ải - nơi tổ quốc được tô màu đỏ"; với nhiều phỏng vấn các nhân chứng của cuộc chiến biên giới ngắn ngủi nhưng bi tráng khốc liệt.
Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, các bài viết này đã bị gỡ bỏ và nay khi truy cập, người đọc chỉ thấy dòng chữ báo lỗi "Không tìm thấy trang".
"BIỂN YÊU BIỂN NHỚ - Nguyễn Thị Thanh Dương
Sáng nay Linh đi ngân hàng về đã thấy một chiếc xe lạ đậu trước sân nhà làm nàng ngạc nhiên không biết hôm nay thứ bảy ai đến chơi nhà mình mà không hề hẹn trước? Vào đến phòng khách thì Linh ngỡ ngàng khi nhận ngay ra Hà đang ngồi đối diện với chồng mình, cả hai đang nói chuyện gì mà vui vẻ lắm…Lòng nàng bất chợt không vui. Phong đứng lên nói với vợ: - Em ơi Hà vừa đến thăm chúng ta…anh chưa kịp rót nước ra mời nữa. - Chào Hà…để Linh lấy nước Hà uống nhé, Hà thích nước gì nhỉ? Phong nhanh nhẩu: - Cô ấy vẫn thích nước lạnh, có phải thế không Hà? |
"Đất, người An Nam qua tranh bút sắt" (Pen pictures of Annam and its people)
Từ trên xuống dưới: Một chiếc ô tô được chở qua sông bằng đò/ Khoảng sân ở Hoàng thành Huế/ Thuyền đánh cá của dân địa phương.
Ấn phẩm "Đất, người An Nam qua tranh bút sắt" (Pen pictures of Annam and its people) được xuất bản ở Mỹ năm 1920, được số hóa và đăng tải trên trang web của thư viện ĐH Cornell, Mỹ.
AI LÀ LÍNH ĐÁNH THUÊ ? - Lê Duy San
Trong chiến tranh Việt Nam, bọn Cộng Sản Hà Nội tuyên truyền rằng lính Việt Nam Cộng Hòa là lính đánh thuê cho Mỹ vì chính Mỹ đã trả lương cho lính Việt Nam Cộng Hòa để đánh lại Quân Đội Nhân Dân của Hà Nội. Sự tuyên truyền này của Việt Cộng không phải chỉ có người dân quê ít học mới tin, mà ngay cả một số lớn sinh viên, trí thức cũng tin theo. Nhục nhất là ngay cả Nguyễn Cao Kỳ, một tướng lãnh của Việt Nam Cộng Hòa, đã từng làm Chủ Tịch Ủy ban Hành Pháp Trung Ương, một chức vụ như Thủ Tướng và Phó Tổng Thống thời đệ nhị VNCH cũng không ngượng miệng khi tuyên bố rằng quân đội VNCH là lính đánh thuê cho Mỹ.
Tháng 8 năm 1965, tại cuộc họp Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt Nam, Thailand, Miến Điện, Malaysia, Singapore... Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy”.
Đền thờ Lê Duẩn, Thủ Lãnh bọn lính đánh thuê Việt Cộng
Gần đây, chúng ta lại thấy ở Việt Nam có một đền thờ to lớn thờ tên Việt Cộng Lê Duẩn mà trên cổng chính của đền thờ có khẩu hiệu như sau: “Ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”
Vậy thì ai là linh đánh thuê ? Quân Đội VNCH hay Quân Đội Nhân Dân của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ?
Thế hệ thứ hai Võ Bị: Trung tá Võ phi Sơn
Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong Hội chợ Tết Fairground 2014?
Qua hình ảnh và những lời giải thích đã không giải đáp được thắc mắc của đồng hương và các cựu quân nhân nhạy bén trong chính trị và sâu sắc trong cách đánh giá và cách nhìn. Họ đã tỏ ra rất khó chịu, nếu không muốn nói là tức giân vì sự việc đã xảy ra.
Cali Today News - Một việc đang gây ồn ào trong dư luận cộng đồng Việt Nam tại San Jose đó là tin “Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong hội Tết Fairgrounds.”
Vào ngày Chúa Nhật 2/2/2014 là ngày Mồng 3 Tết Giáp Ngọ. Một cựu quân nhân – anh Minh Nguyễn - đã gặp và báo cho biết “có cờ CS xuất hiện trên sân khấu thiếu nhi”. Vào buổi sáng ngày Mồng 3 Tết, trên sân khấu 3 trong hội trường đang là giờ trình diễn thi tài của các thiếu nhi nam nữ do trường Việt Ngữ Về Nguồn đảm trách phần tổ chức. Trên sân khấu có một em bé trai mặc chiếc áo dài màu đỏ, trên ngực trái có gắn bảng số thứ tự là ngôi sao màu vàng nổi bật lên “nền đỏ”. Anh Nguyễn Minh đã chụp một số hình ảnh của việc nầy, và sau đó đã gọi cho một số cựu quân nhân thông báo về sự việc.
Việt Nam năm Giáp Ngọ: Con ngựa gỗ
Cứ tưởng là đất nước có nhiều thay đổi, cũng bằng anh bằng chị, chẳng thua kém ai, ở Việt Nam sương nhất, cái gì cũng có, v.v… Đó là những điều mà kẻ có tiền (bất chính) huênh hoang, thiển cận, chỉ nhìn vào bản thân mình, tự so sánh với chính mình, với cái ngày ăn cơm độn mì, khoai lang.
39 năm hoà bình, với sự ngu xuẩn cộng với lòng kiêu hãnh đắc thằng, Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đưa cả nước xuống bờ vực của đói rét. Các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá rằng, vào nửa sau của thập kỷ 80, có 3 triệu người bị đói ở nông thôn, 12 triệu người không đủ ăn. Đảng đã phải giật mình choàng tỉnh để tự “cởi trói”, “đổi mới”. Cứ xét từ năm 1986, từ giai đoạn ấy, đầu tư nước ngoài FDI, đầu tư ưu đãi phát triển ODA, đầu tư ngân sách, tiền kiều hối gửi về khoảng 10 tỷ USD/năm… phải tới hàng trăm tỷ USD đổ vào mảnh đất chỉ hơn ba trăm ngàn hai trăm km2 trong hơn hai thập niên, thì không thay đổi mới là lạ. Nhưng nếu các dự án, công trình không bị rút ruột từ 10-40%, không có những con tàu nát của Vinashine hay ụ nổi sắt vụt của Vinalines, không bị bộ máy tham nhũng, lãng phí chèn ép, thì sự thay đổi còn có thể nhiều hơn gấp bội.
Quốc tế báo động tình hình tự do báo chí tại Việt Nam
Chính phủ Việt Nam duy trì một trong những chính sách kiểm duỵêt truyền thông gắt gao nhất Châu Á, thể hiện rõ nhất qua việc nghiêm cấm báo chí tư nhân, kiểm soát chặt chẽ tất cả phương tiện truyền thông nhà nước.
Hai tổ chức bảo vệ ký giả có uy tín trên thế giới đồng loạt lên án tình hình kiểm duyệt, đàn áp tự do báo chí tại Việt Nam chỉ vài ngày sau khi Hà Nội tuyên bố tôn trọng nhân quyền và bảo vệ quyền tự do báo chí trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhân kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR.
Giới trẻ Sài Gòn lì xì cho người nghèo trong đêm cuối năm - Như Quỳnh
Đêm 29 Tết, một nhóm bạn trẻ rủ nhau lang thang ngõ hẻm Sài Gòn để mang Tết đến cho những người vô gia cư bằng cách lì xì, tặng bánh chưng, bánh tét cho họ.
Nhóm bạn trẻ là những người yêu thích mô tô, quen nhau trên mạng rồi rủ nhau đi làm từ thiện. Trong hai ngày 28, 29 Tết, cả nhóm (10 thành viên) rủ nhau đi tặng quà cho những người gia, trẻ em lang thang.
Bravo the United VSA - Trần Việt Hải
Hội Chợ Tết của các em trẻ thuộc Tổng Hội Sinh Viên Nam California (UVSA) đã được tổ chức vô cùng thành công, mặc dù địa điểm tổ chức hoàn toàn mới mẽ và cách xa trung tâm Little Saigon ít nhất 7, 8 miles, xa nơi mà Tết những năm qua do các em sinh viên đã làm, vã lại các em thục hiện sau ngày Tết đã xong xuôi và sau luôn cả 2 hội chợ Tết khác cũng có mặt tại cùng quận Cam.
Các bài viết trên báo chí tường trình về chi tiết và tài liệu hình ảnh về Hội Chợ Tết Sinh Viên Nam California khá dễ tìm lại trên internet, những cảm tình nồng hậu và nồng nàn của quý đồng hương dành cho các em là đổ xô tham dự Hội Chợ Tết Sinh Viên quá nhiệt tình, dù lái xe đi xa hơn vì cách xa phố Bolsa tại Costa Mesa, và parking fee hơn tô phở xe lửa nữa chứ. Không sao cả, vào Hội Chợ xơi tô mắm và rau hay 3 trứng vịt lộn 5 đô Obama giúp sinh viên luôn vậy.
Vụ Giang Trạch Dân bị truy nã: Bắc Kinh gây sức ép đòi Madrid sửa luật
Nhà sư Tây Tạng Thubten Wangchen, thành viên của Quốc hội Tây Tạng lưu vong, trả lời báo chí tại Madrid ngày 11/02/2014.
Reuters
Một giới chức Tây Tạng lưu vong, hôm qua 11/2/2014, khẳng định Trung Quốc gây sức ép để Madrid thay đổi luật, sau vụ tư pháp Tây Ban Nha phát lệnh truy nã quốc tế đối với ông Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch tịch Trung Quốc về tội « diệt chủng », áp bức người Tây Tạng.
Động thái đó của tư pháp Tây Ban Nha, hôm qua đã khiến Bắc Kinh nổi giận và yêu cầu Madrid giải thích. Ngay lập tức chiều tối qua Quốc hội Tây Ban Nha mà Đảng Nhân dân cầm quyền chiếm đa số đã bỏ phiếu đồng ý xem xét một dự luật luật mới nhằm hạn chế phạm vi của « công lý phổ quát », một khái niệm cho phép các Tòa án Tây ban Nha tiến hành điều tra các vụ phạm tội ở nước ngoài.
Nhà sư Thubten Wangchen, thành viên của Quốc hội Tây Tạng lưu vong khẳng định với AFP, đảng Nhân dân của Thủ tướng Mariano Rajoy đã « lắng nghe và ủng hộ chính phủ Trung Quốc nên mới có chuyện cải cách luật » nói trên. Tuy nhiên theo quan chức của người Tây Tạng lưu vong này thì sẽ là « một sự xấu hổ đối với chính phủ Tây Ban Nha » nếu họ cho thay đổi luật theo yêu cầu của chính quyền Bắc Kinh
Với sự hỗ trợ của Ủy ban Ủng hộ Tây Tạng (CAT) và tổ chức Ngôi nhà Tây Tạng, năm 2006 ông Thubten Wangchen đệ đơn lên tòa án Tây Ban Nha yêu cầu mở điều tra về các tội « diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tra tấn khủng bố dân tộc Tây Tạng » trong những năm từ 1980 đến 1990 đối với nhiều lãnh đạo Trung Quốc. Trong số đó có cựu chủ tịch nước Giang Trạch Dân, cựu Thủ tướng Lý Bằng và đến tháng 11/2013 cuộc điều tra mở rộng đến cựu Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.
Tư pháp Tây Ban Nha thấy có đủ thẩm quyền để điều tra trong trường hợp này vì ông Thubten Wangchen, sinh năm 1954 tại Tây Tạng, có quốc tịch Tây Ban Nha và tư pháp Trung Quốc thì chưa hề điều tra về các cáo buộc trên.
Đầu tuần này, hôm 10/2, một thẩm phán Tây Ban Nha đã khẳng định việc phát lệnh truy nã quốc tế đối với ông Giang Trạch Dân. Ngay lập tức, Trung Quốc một đối tác kinh tế quan trọng của Tây Ban Nha, đặc biệt trong lúc khó khăn như bây giờ, đã có những phản ứng tỏ bất bình gay gắt đối với chính quyền Madrid với những lời nói bóng gió đe dọa quan hệ kinh tế song phương.
Subscribe to:
Posts (Atom)