Sunday, 12 April 2015

4 Movies: Vietnamese Overseas Apr 30, 1975 - Apr 2015

Tháng 4 lại về ... đã 40 năm qua đi ... năm nay có 4 bộ phim nói về Việt Nam, về Người Việt Tỵ Nạn CS trãi qua 4 giai đoạn nối kết với nhau theo thời gian một cách ngẫu nhiên tao thành một "liên khúc" phim có giá trị lịch sử cận đại với chiều dài hơn 40 năm.

Giai đoạn 1: Chiến tranh và sự chiến đấu anh dũng của QLVNCH (Phim: Ride the Thunder) 
Giai đoạn 2: Saì Gòn sụp đỗ trước sự phản bội của đồng minh (Phim: Last Days in Vietnam 
Giai đoạn 3: Vượt biên, vượt biển đi tìm tự do (Phim: Master Hoa's Requiem) 
Giai đoạn 4: Vươn lên từ khổ đau tủi nhục (Phim: 40 Năm Vươn Lên Từ Nước Mắt)

Ghi chú: Những bài có tựa đề màu đỏ là những bài nên đọc nếu có thì giờ.

Vài bí mật chưa được tiết lộ về MTGPMN - Hứa Hoành

Ðồng bào miền Nam VN, ai cũng biết rằng CS chiếm được miền Nam nhờ bịp bợm và khủng bố, “mặt trận giải phóng miền Nam” không đại diện cho ai cả, chỉ là công cụ do CS dựng lên để lừa bịp dư luận trong và ngoài nước, lừa bịp ngay các thành viên của mặt trận này.
Từ “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” qua “Liên Minh Dân Chủ”, rồi đến “Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam VN” đều là những màn trình diễn bịp. Thành viên của 3 tổ chức trá hình đó đều là những tên múa rối, bị điều khiển bởi những tên cán bộ CS núp trong hậu trường. Các tổ chức trá hình trên là những vở tuồng được soạn sẵn, các đào kép bị phỉnh gạt đưa vào, phải đóng trọn vai của mình, nếu không sẽ bị thủ tiêu.
Tuy là thành viên của mặt trận, họ luôn luôn bị kìm kẹp (VC gọi là “bảo vệ”), theo dõi, kiểm soát chặt chẽ. Hàng ngày chúng nhồi nhét chính trị. Chúng tôi xin tường thuật quá trình lừa bịp của CS qua các tổ chức bịp bợm ấy ở miền Nam do kỹ sư Hồ Văn Bửu, từng là ủy viên của chính phủ lâm thời (ngang hàng Bộ trưởng), hồi chánh năm 1970 kể lại. Tập hồi ký này không xuất bản, chỉ dành cho các bạn thân của ông. Tôi may mắn được đọc bản chính tập hồi ký đó, và được phép khai thác để cống hiến độc giả. Hiện ông kỹ sư Bửu vẫn còn trong trại tỵ nạn Thái Lan. Chúng tôi xin trân trọng biết ơn ông Hồ Văn Bửu đã kể lại những âm mưu, những thủ đoạn lừa bịp trong hậu trường bọn CS ở miền Nam để độc giả thấy được sự gian trá của chúng.

Vài chuyện thật xảy ra trong 9 năm kháng chiến 45-54 - Hứa Hoành

“Chiều 17/12/1946, “bác Hồ” và đồng đảng rút vào hang sâu trong núi Phượng Hoàng ở Sơn Tây. Nửa đêm 19/12/1946, từ chỗ ẩn náu an toàn, bác Hồ hùng hổ tuyên bố “Toàn quốc kháng chiến”, báo hại tụi du kích, Tự vệ thành…ngơ ngác mất người chỉ huy, cầm tầm vong vạt nhọn, dao găm, mã tấu, anh dũng…làm bia đỡ đạn Pháp ở Hà Nội !
“Ở Nam Bộ, khi Pháp mở cuộc tổng phản công (23/9/1945), Ủy Ban Hành Chánh (CS) của Trần Văn Giàu đã chạy thụt mạng vô Chợ Ðệm. Pháp tiến quân ra Phú Lâm, Ủy Ban chạy tới Tân An. Pháp mở cuộc ruồng bố Tân An, Ủy Ban chạy xuống Mỹ Tho, rồi tiện đường…dông tuốt vô Ðồng Tháp Mười mất dạng. Trong khi đó, các lãnh tụ quốc gia như Trần Văn Ân, Nguyễn Văn Sâm, Kha Vạng Cân, Hồ Văn Ngà liều chết ở lại lập Ủy Ban phong toả Saigon, Chợ Lớn… Trước khi bôn tẩu, Ủy Ban Kháng Chiến của Trần Văn Giàu ra lịnh đốt chợ, đốt phố, đốt nhà dân, và cho tự vệ đi lùng bắt các lãnh tụ quốc gia, đảng phái, tôn giáo…đem thủ tiêu. Cách chiến đấu của CS thật lạ lùng khó hiểu. Tỉnh nào cũng hành động y chang “bác Hồ”.
Nhà văn Nguyễn Gia Bảo, chứng nhân thời cuộc :
“Từ đó đến nay, nửa thế kỷ đã trôi qua..đa số chúng ta cứ đinh ninh ngày 19/8/45 là ngày “cách mạng thành công”. Ðiều đó hoàn toàn không đúng, như việc “kháng chiến thành công”, mang lại độc lập, tự do cho xứ sở. Thật ra, CS cướp công kháng chiến, một cuộc kháng chiến hào hùng, do toàn dân đóng góp…” (trong “Hà Nội, Những Ngày Tháng Cũ”, trang 12).
Nhà văn Vương Hồng Sển, chứng kiến :
“…ngày 5/11/1946, Ủy Ban (Hành Chánh của Trần Văn Giàu) ra lịnh đốt chợ Sóc Trăng, Tây kéo đến, ta rút lui. Ngày thứ Bảy 6/1/46 lại đốt chợ Bãi Xàu… Trước đó, ngày 17/12/45, Thanh Niên Tiền Phong đến nhà treo đồ bổi, lá khô, trên trình thượng 2 căn phố của thân phụ, ép mình ký tên cho đốt nhà để “tiêu thổ kháng chiến” khi có giặc Tây đến… Cách chiến đấu như vậy đâu có…chết thằng Tây nào !”
Bài viết sau đây là những chuyện thật, xảy ra trong thời kháng chiến chống Pháp, nhưng rất ít được sách báo thuật lại. Công cuộc kháng chiến giành độc lập là của toàn dân VN, chớ không riêng đảng CS, mà CS luôn luôn hãnh diện khoe khoang thành tích. Là nạn nhân của CS trong nhiều năm, chúng ta nhận ra một sự thật : gian ác, lừa bịp, tráo trở là bản chất của người CS.

Người đàn ông bị “bỏ rơi” của Aung San Suu Kyi

CNNTpic 1

“Mỗi ngày trong 20 năm, Aung San Suu Kyi đứng trước lựa chọn: tiếp tục cảnh sống bị quản thúc tại chính quê hương mình, hay trở về với mái ấm tại Oxford (Anh quốc) nơi chồng con bà đang chờ. Và mỗi ngày trong suốt 20 năm đó, Aung San Suu Kyi đã chọn không bỏ rơi đất nước Miến Điện và những người đồng bào của bà”.

Đó là cách đài BBC miêu tả 20 năm dài bà Aung San Suu Kyi, thủ lãnh phe đối lập của Miến Điện, Chủ tịch đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD), bị quản thúc tại gia. Nhiều người biết đến quãng thời gian bà đấu tranh cho Miến Điện, nhưng không nhiều trong số đó từng biết rằng có một người đàn ông đã bị “bỏ lại” trong những năm tháng đó. Ông là Michael Aris, sử gia người Anh.

Gặp lại cờ Vàng - Nguyễn Bá Chổi

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Hắn khựng lại khi thấy cái mẫu màu vàng với ba sọc đỏ trên mũ kiểu lính trận của người Mỹ cụt một chân ngồi xe lăn bên cửa ra vào tiệm bán tạp phẩm Ron của người Đại Hàn. Hắn nhìn kỹ và nhận ra đó là quốc kỳ nước Việt Nam Cộng Hòa của hắn xưa kia... Bỗng dưng hắn cảm giác như một luồng điện chạy xuyên suốt thân thể. Quên mất cái dè dặt cố hữu mỗi khi phải giao tiếp hỏi chuyện người lạ, nhất là với người lạ ngôn ngữ bất đồng, hắn vận dụng vốn liếng tiếng Anh vừa học được qua lớp ESL từ trường Đại học Cộng đồng Everett hớn hở chào “hai” người Mỹ, và tự giới thiệu tên, từ đâu đến, lão trịnh trọng:

Ký sự đường dài – những cuộc viếng thăm TPB VNCH

VRNs (12.04.2015) – Chuyến đi được tiếp tục bằng một hành trình đến tỉnh Tây Ninh và Đồng Nai. Tháp tùng cha Vinhsơn Phạm Trung Thành và cha Giuse Đinh Hữu Thoại, ngoài các thiện nguyện viên cố hữu có thêm cha Giuse Trương Hoàng Vũ cùng chia sẻ chuyến đi.
Qua trung gian ông TPB Nguyễn Văn Chủ, SN 1943, 72 tuổi, bị thương vào năm 1968 Mậu Thân, người nhà ông dẫn chúng tôi đi tìm đến ông TPB Nguyễn Văn Vân, SN 1942, 73 tuổi, thuộc Biệt Động Quân. Rất tâm đắc với chương trình ‘Tri ân Anh – TPB VNCH’, ông Chủ cộng tác với chúng tôi tìm kiếm các TPB quanh vùng của ông và giúp họ nộp hồ sơ tham gia chương trình. Ông Vân là một trường hợp.
Hình số 1
TPB Nguyễn Văn Chủ, SN 1943

Tiếng Hát Hậu Phương với Người Tù Cuối Cùng Phạm Gia Đại (Nhân Viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ) 07/04/2015

Vietnamese move commemoration after flag barred from Marine base

Associated Press - 04/10/2015

WESTMINSTER -- Vietnamese Americans scrapped plans to mark the 40th anniversary of the fall of a Saigon at a Southern California Marine base after learning they could not fly the South Vietnamese flag.

The commemoration expected to draw thousands on April 25 will be moved to a new location in Orange County's Little Saigon, where community members can use the yellow- and red-striped flag and play the South Vietnamese anthem, said Sophie Tran, an event spokeswoman.

"We know without those two things, our event would completely lose its meaning," Tran said Friday. "The event is for the community, and we need to think about them first."

The shift comes as the country's 1.7 million Vietnamese Americans prepare to commemorate the 40th anniversary of the fall of South Vietnam to communist rule. Thousands fled the country for the United States, with many arriving at a refugee camp erected at Marine Corps Base Camp Pendleton in Southern California.

The flag that belonged to South Vietnam before it fell to the communists is still widely used by Vietnamese immigrants at community celebrations in the region.
 
Jason Johnson a Camp Pendleton spokesman, said officials at Marine headquarters told the base that the flag cannot be flown at federal installations because the U.S. government can only recognize the current government of Vietnam.

"We at Camp Pendleton certainly understand their concerns, but ultimately we have to rely on our rules and regulations," he said.
 
Tuy nhiên, đại diện của căn cứ cho biết, gần đây họ nhận được thông báo và chỉ thị từ Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là theo chính sách hiện hành tại các căn cứ quân sự thuộc thẩm quyền liên bang như Camp Pendleton, thì các hình thức chào cờ và nghênh đón đều phải theo đúng quy tắc ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ cũng như quân pháp của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ,” thông cáo cho biết tiếp.
 
Cũng theo thông cáo, “vì lý do đó, trong phần nghi lễ chính thức, ước muốn có phần chào quốc kỳ và quốc ca của cộng đồng người Việt và ban tổ chức chương trình tại Camp Pendleton sẽ không thể thực hiện được".

Nàng Kiều Nằm Trang Giữa - Nguyễn Xuân Nghĩa

File:Uncle Sam (pointing finger).jpg

Không thể xuất cảng lên mặt trăng, các nước trông vào Mỹ

Khi Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ New York phát biểu hôm Thứ Hai mùng sáu vừa qua, cả thế giới lắng nghe.

Ông Bill Dudley này chỉ là một trong 12 người ngồi trong một ủy ban của hệ thống Ngân hàng Trung ương có thẩm quyền quyết định về chánh sách tiền tệ và tín dụng của Hoa Kỳ, dưới sự chủ tọa của bà Thống đốc Janet Yellen.

Ủy ban này có tên tắt là FOMC – xin miễn dịch vì cũng chẳng rõ nghĩa hơn. Thế giới lắng nghe một người có thẩm quyền vì muốn dự đoán về tình hình kinh tế và đặc biệt là lãi suất tại Hoa Kỳ trong thời gian tới.

ngày 04 tháng 04, 40 năm trước - Đinh Từ Thức

Có một con số người Tầu kiêng cữ hàng đầu, nhưng người Mỹ không kiêng, và một tai nạn thảm khốc đã xảy ra bốn mươi năm trước. Đó là con số 4.
Những người đã từng du lịch qua Bắc Kinh hay Đài Loan, nếu để ý, thường thấy những khách sạn nhiều tầng không có tầng 4. Đếm từ dưới lên, chỉ thấy tầng một, tầng hai, tầng ba, rồi tầng năm… Sở dĩ như vậy, vì người ta kiêng con số 4, tiếng hán việt đọc là “tứ”. Phát âm theo tiếng Tầu, số 4 nghe rất gần với “tử”, là chết. Người Mỹ không kiêng cữ giống người Tầu, họ đã bắt đầu cuộc di tản khỏi Việt Nam vào ngày 04 tháng 04, 1975, bằng chuyến bay khổng lồ chở hơn ba trăm người, trong số có 230 trẻ mồ côi ra đi, và chuyến bay đã gặp nạn.
clip_image002
Các trẻ mồ côi ra đi trong “Operation Babylift”

10 thứ cho dù có gia tài bạc triệu cũng không mua được

alt
(Ảnh: Fotolia)

Jordi Al Emany là người sáng lập một công ty tư nhân. Vừa qua ông đã đăng một bài trên mạng xã hội, nói rằng tiền tài không phải vạn năng, có 10 thứ cho dù có gia tài bạc triệu cũng không mua được. Bài viết đã nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh trên cộng đồng mạng, mọi người đều tán thành.

Khi đang theo đuổi một cuộc sống hưởng thụ, ngàn vạn lần chúng ta cũng đừng nên bị mất phương hướng, chỉ vì ham muốn hưởng thụ vật chất, mà quên đi rằng có những thứ dù có tiền cũng không thể mua được.

Bắt đầu một năm mới là cơ hội tốt để mỗi người có thể suy nghĩ và thay đổi mục tiêu sắp tới của mình, để chúng ta có thể sắp xếp lại công việc và cuộc sống. Lúc này, chúng ta có thể tĩnh tâm suy nghĩ để tìm ra giá trị, nguyên tắc, và niềm tin thật sự của mình.

Chúng ta hãy cùng xem, rốt cuộc là những điều gì, mà cho dù là tỉ phú thế giới cũng không thể mua được?

Nguyễn Phú Trọng xác nhận dâng hiến Việt Nam cho Trung Quốc

Huỳnh Tâm (Danlambao) - “…thúc đẩy sự phát triển ổn định của quan hệ Trung-Việt v.v... Nguyễn Phú Trọng cho biết Việt Nam hy vọng sẽ tăng cường trao đổi cấp cao, tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau…”

Ngày 07 tháng 4 năm 2015, Tổng Bí thư CPC, Chủ tịch nước Tập Cận Bình hội đàm cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Chỉ cách đây không lâu vào cuối tháng mười một (11) năm vừa qua, Tập Cận Bình (Xi Jinping) đã hội đàm với Chủ tịch Trương Tấn Sang. Hôm nay, Tập Cận Bình lại nhắc lại và nhấn mạnh kiểm soát tốt những sự khác biệt về Biển Đông, tất cả cùng có lợi, quan hệ Trung-Việt, duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Ảnh hưởng của “Bảy chị em” (Seven Sisters) tới VN - Tú Hoa

media

I. “BẢY CHỊ EM”  (Seven Sisters) nghĩa là gì?

“BẢY CHỊ EM ” hay tiếng Anh còn gọi là “Seven Sisters ” là tiếng lóng để ám chỉ bảy công ty dầu hỏa lớn nhất thế giới , nắm khoảng 85%—95% trữ lượng dự trử dầu hỏa của thế giới. Khởi thủy ( lúc ban đầu) , “BẢY CHỊ EM” trong ngành dầu hỏa bao gồm các công ty sau đây:

•Exxon (xuất thân từ Standard Oil of New Jersey )
•Mobil (xuất thân từ Standard Oil of New York)
•Chevron (xuất thân từ Standard Oil of California)
•Texaco
•Gulf Oil
•Shell
•British Petroleum

Về sau này, Exxon xác nhập với Mobil vào năm 1998 để trở thành ExxonMobil , Chevron mua đứt Texaco vào năm 1984 và Britist Petroleum mua đứt Gulf Oil cho nên “BẢY CHỊ EM”  lần hồi không còn đúng nữa nhưng thành ngữ“BẢY CHỊ EM”  vẫn được sử dụng  để ám chỉ các công ty dầu hỏa hàng đầu của thế giới.

Hà Nội cười - Người Hà Lội

            
            Hay nói ầm ĩ là con vịt bầu            Hay hỏi đâu đâu là con chó vện 

            Nhanh hơn cả điện là chặt cây xanh
            Giải thích loanh quanh: Ủy ban Thành Phố
            Họp báo nhí nhố là lão Quốc Hùng
            Ăn nói như khùng là anh Tuyên giáo

             Hứa rồi bội ước: Tấn Dũng mồm to
             Nhắm mắt gật gù: Mấy quan nghị gật
              Như con lật đật là mấy thằng dân
              Mặt méo mày nhăn là người lao động

    Mồm to, miệng rộng: Đám Dư luận viên
    Thay đổi triền miên: Luật và quần lót
    Làm xấu nói tốt: Báo cáo hàng năm
    Nói như thằng hâm là anh Hùng hói

    Sợ Tàu hỏi tội, là Phùng Quang ThanhLạy giặc làm anh, là lão Trọng Lú
    Chén anh chén chú, là đám quan tham
    Ngớ ngẩn quanh năm là Ban Tư tưởng

    Ăn nằm vất vưởng là cụ dân oanSuốt ngày khóc than là bà mất đất
    Ngai vàng ngây ngất, Tổng Mạnh về hưu
            Vẽ vượn, bày hươu “Hội đồng lú lẫn” 
            Dân nghèo mạt kiếp, nhờ đảng tiên phong

                 Người Hà Lội

    DI TẢN VÀ VƯỢT BIÊN KÝ ỨC VỀ NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN - Bùi Trọng Cường & Nguyễn Phục Hưng

    Sau ngày 30-4-1975, một ký giả Tây phương đã viết là ‘Dưới chính sách khắc nghiệt của Cộng sản, nếu cái cột đèn mà biết đi chắc nó cũng…vượt biên’.  (Ginetta Sagan). Câu nói dí dỏm của Sagan đã diễn tả được một thực trạng rất bi hài của dân dộc Việt Nam trong khoảng thời gian hơn hai  mươi năm kể từ Tháng Tư, 1975 cho đến năm 1996.

    Những người chạy trốn chế độ Cộng Sản có thể chia làm hai đợt chính:

         Đợt đầu được mệnh danh là người Di Tản vì họ rời Việt Nam ngay trong khoảng tháng Tư 1975 và
          Đợt thứ hai thường được mệnh danh là ngưòi Vượt Biên, dù bằng đường bộ hay đường biển.

    Cuộc thảm sát thường dân qua lời một nhân chứng - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

    NYC149390.jpg
    Xuân Lộc ngày 13/4/1975
     Photo courtesy of Hiroji Kubota/Magnum Photos

    Trong cuộc chiến 12 ngày đêm chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã diễn ra một cuộc tàn sát thường dân tại xã Tân Lập, bây giờ gọi là Xuân Lập, thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai và câu chuyện này được Hạ sĩ Trần Đức Thạch, phân đội trưởng trinh sát bộ đội miền Bắc, người tham gia trận đánh đã chứng kiến cuộc tàn sát man rợ đó kể lại với Mặc Lâm của đài chúng tôi sau đây.

    Những điều trông thấy từ NGÔ BẢO CHÂU

    Cậu bé Bill Clinton 16 tuổi

    CLINTON-16TUOI
     
    Ngày 24 tháng 7 năm 1963, một cậu bé 16 tuổi ở bang Arkansas, tên là Bill Clinton, đã được diện kiến tổng thống John F. Kennedy tại White House. Tổng thống John F. Kennedy đã thân mật bắt tay cậu bé.
    Ba mươi năm sau, cậu bé Bill Clinton trở thành vị tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ.

    Phan Nhật Nam: Thư của người tình hư vô

    (Chân dung người giải phóng: ...Người dân rời xóm làng để lại nơi chốn cho những người ”giải phóng”. Họ đi từ Bắc vào, từ Thanh Hóa, Nghệ An xuống Đồng Hới, băng qua biên giới dọc theo Tchépone, Mường Nông xuôi dần xuống phía Nam, rẽ vào Kontum hay mặt trận B3 hoặc tiếp tục xuống vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt trước khi qua lại biên giới để vào Lộc Ninh, cách An Lộc 18 cây số - Hành lang di chuyển mở rộng không chướng ngại. Họ đến An Lộc từ đầu tháng Tư sau sáu tháng di chuyển và bắt đầu “được” xích vào cần chân ga thiết giáp, xích vào cây để bắn máy bay và xích vào cổ người bên cạnh để đi hết lời nguyền “Sinh Bắc Tử Nam”. Ôi, nhưng đó chỉ là bề ngoài, một bề ngoài giả dối tội nghiệp để che chở phần tinh thần đổ nát, tan vỡ trong kinh hoàng, khiếp đảm. Làm sao không sợ được, vì trong đêm 11 rạng 12 tháng 5, sau khi được 8000 quả đạn dọn sạch đường, 3 trung đoàn, mỗi trung đoàn quân số 3 Tiểu đoàn đầy đủ được“ tùng thiết” với một đại đội chiến xa thuộc các trung đoàn 203 và 303 thiết giáp, tưởng sẽ san bằng An Lộc, giết toàn thể lính Mỹ Ngụy, không để sống một người dân. Mười bẩy “pass” B52, mỗi “pass” đi qua do 3 phi cơ thực hiện với 42 quả bom 500 ký, 24 quả bom 250 ký. 17 pass bom sát nách An Lộc 600 thước, chiếc hầm béton của Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn I Dù “di chuyển” theo cơn rung của bom. Bom chiến lược, với nguyên tắc chỉ thả cách quân bạn khi có khoảng cách an toàn từ hai cây số trở lên. Cuộc đánh bom phải do chính Trung Tướng James Hollingswoorth của Vùng III điều khiển. Và chỉ một “pass” bom ở Trãng Bàng cũng đủ làm cho thành phố Sài Gòn chuyển động, cách nơi đánh bom 30 cây số đường chim bay! Con người nào chịu nổi 17 pass bom đi trên đầu, bao chung quanh không phải từng lớp nhưng từng chồng, từng tảng âm thanh mà cường độ nằm ngoài sức tưởng tượng... Sợ, phải sợ, dù người có được đúc bằng thép, thép cũng chảy, người có uống thuốc liều, thuốc cũng phải tan, Marx, Lénine, Hồ Chủ Tịch, Võ Đại tướng chẳng còn là cái quái gì trong khối không gian điên đảo tàn khốc đó - Sợ, nên dù có bưng bít, che dấu trong lá thư gởi về gia đình ở Nghệ An, Nguyễn Đình Nghiêm, ám danh quân số và đơn vị là HT 810042 SZ 7, sau một thời khuyên nhủ gia đình “công tác tốt để đạt được tiêu chuẩn... Em Ba hãy gắng học tập để tiến bộ đúng sự hướng dẫn của Đảng...” Cuối thư không thể cầm lòng được, Nghiêm viết thẳng: “Điều kiện chiến trường rất gian khổ, vô cùng khó khăn, thư có khi 2, 3 năm không viết được, nên gia đình cha mẹ chớ trông thư con”. Viết thế nào được dưới 17 pass B52 đó? Viết thế nào được dưới AC 130 Spector bằng Ra-đa ba quả 105 ly một?! Không viết thư được là chuyện bắt buộc. Không thể sống được là điều tất nhiên. Làm sao có thể sống được hở người Cộng Sản? Làm sao để sống và chiến thắng hở ông Võ Nguyên Giáp - “Thiên tài ngu muội” của lịch sử dân tộc. Lỗi lầm này mấy biển rửa cho tan. Oán hờn chồng chồng cao ngất.

    Cha tôi và những ngày tháng ấy…Hồng Thúy

    nguoi ty nạn
    Sau cuộc di cư vĩ đại vào Nam năm 1954, bỏ của chạy lấy người tìm lấy chữ tự do, nghe kể lại, cha tôi đã theo từng bước chân ông bà nội tôi trải qua muôn vàn khó khăn vất vả trong hoàn cảnh mới để xây dựng lại cơ ngơi từ đầu.
    Ông bà nội tôi, sau đó, vốn tuổi tác và sức lực chẳng còn trẻ, lại thêm bôn ba mưu sinh cộng thêm mối muộn phiền tinh thần, nên đã lần lượt nối gót quy tiên. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn rất non trẻ của cha tôi, khiến ông mang nặng mối căm giận chủ nghĩa Cộng Sản sâu sắc, ông cho rằng chính sự hà khắc và độc tài tàn bạo của chế độ đưa đến sự phân rẽ chia đôi đất nước, gây ra bao cuộc tang thương, chia lìa, mất mát để cha tôi chẳng những xa rời hẳn nơi chôn nhau cắt rốn mà còn đôi ngã âm dương với cả hai thân sinh yêu quý nhất đời mình.