Saturday, 15 December 2018

CÁI CHẾT CỦA BỘ TRƯỜNG TRẦN CHÁNH THÀNH


Image result for Trần Chánh Thành

Nhân k niệm ngày quốc hận 30 tháng Tư lần thứ 35, chúng tôi xin đúc kết một số tài liệu để vẽ phác chân dung cựu Bộ trưởng Trần Chánh Thành và cái chết lẫm liệt của ông như một nén hương tỏ lòng thành kính, ngưỡng mộ ông.
Mỗi năm, vào dịp kỉ niệm ngày quốc hận 30 tháng Tư, lại thấy xuất hiện trên các phương tiện truyền thông khắp nơi hình ảnh các vị tướng tá đã coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, quyết hi sinh mạng sống để bảo vệ danh dự, tiết tháo của một cấp chỉ huy. Các vị ấy xứng đáng được tôn vinh là những anh hùng của Quân Lực VNCH, xứng đáng được lưu danh muôn thuở.

Cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam tự do suốt 20 năm là cuộc chiến đấu chống CS của toàn dân, mà trọng trách giao vào tay quân, cán, chánh. Khi nước mất, thành đổ, nếu đã có những vị tướng tá quyết tự chọn lấy cái chết oai hùng để đền nợ nước thì đồng thời cũng ghi nhận có những viên chức bên phía chính quyền dám tuẫn tiết, không chịu để bị lọt vào tay bọn CS.

ĐÊM GIÁNG SINH TRONG TRẠI TÙ LONG GIAO - kim thanh

      Tháng 12 năm 1975. Chúng tôi bị lừa, bị lùa vào trại Long Giao, do bộ đội quản lý, và đã ở đó hơn sáu tháng. Long Giao thuộc tỉnh Long Khánh, là một căn cứ cũ của Sư đoàn 18, mà trước kia tôi chưa hề đặt chân đến, nói chi bấy giờ bị giam cầm tứ phía lại càng thấy mù mịt hơn. Thời gian buồn hiu và không gian xám ngắt. Trời mưa, đất Long Giao trơn như mỡ và biến thành bùn đỏ quyện vào chân và gấu quần, không khác chi đất Pleiku, Kontum và Ban Mê Thuột mà tôi đã ghé ở qua những ngày chinh chiến cũ.

      Tù binh được chia thành tổ, mỗi tổ gồm tám đến mười người. Bốn tổ lập thành một đội, còn gọi là nhà, hay B. Dãy tù kế bên, ngăn cách bởi một hàng rào kẽm, dành cho sĩ quan cấp tá, trong đó có Thiếu tá Lê Ân, Văn Hoá Vụ trưởng trường Đại Học CTCT Đà Lạt, chỉ huy trực tiếp của tôi, mà thỉnh thoảng tôi được thấy mặt và chào hỏi qua lớp kẽm gai. Có một khu giam riêng một số nữ quân nhân, từ cấp trung tá trở xuống, vài chị trông rất trẻ, đẹp. Đôi khi gặp nhau tình cờ ngoài hiện trường lao động, các chị nhìn chúng tôi với ánh mắt buồn bã, cảm thương, nếu không nói tội nghiệp, mặc dù cùng trong cảnh chim lồng cá chậu.