“,,,,chăn nuôi bò lấy thịt và sữa là do người Pháp đem vào. Điều đó khẳng định phở bò chỉ có đầu thế kỷ 20 vì chuyến bò nhập đầu tiên là năm 1898. ,,,,,”Bài nầy nói về nguồn gốc của chữ “phở“, rất hợp lý, đả phá cái chữ Tàu “ngầu dục phảnh” (ngưu nhục phấn) mà lâu nay nhiều người tin nhưvậy. Người ta hay dịch những đặc sản của Việt Nam ra ngoại ngữ vì ghi tiếng Việt người ngoại quốc không đọc được. Tại sao không giữ nguyên chữ Việt như phở, chả giò, gỏi cuốn…? Họ đọc không đúng thì phiên âm ra như Tàu hay Nhựt… Cũng vì lẽ chữ quốc ngữ dùng mẫu tự La tinh nên người mình chủ quan, tự cho mình là “may mắn” và “thuận lợi” hơn người. Xem lại có hơn gì ai không, Tàu, Nhựt, Cao ly… không có “may mắn” như mình có chữ quốc ngữ mà trình độ của họ bây giờ ra sao so với mình ? Nhiều người còn lười biếng đến nỗi gõ chữ Việt không dấu cho người ta vừa đọc vừa đoán !NPH
Bên Bát Phở Trần Thu Dung
Một lần anh bạn Việt kiều Mỹ qua Paris chơi, rủ nhau đi ăn tiệm. Tôi hỏi anh thích nếm hương vị quê hương hay hương vị Pháp. Anh bạn đề nghị ăn đồ Tây với lý do đến đâu phải nếm đặc sản nước đó, đặc sản Việt Nam: nem, phở, bún, bánh cuốn… bên Mỹ bán đầy khắp. Hóa ra đặc sản Việt Nam bây giờ du lịch khắp thế giới, đặc biệt là ở Pháp và Mỹ – hai nước có lịch sử liên quan đến Việt Nam. Nhiều người nước ngoài biết đến nem, phở. Điều ngạc nhiên phở là món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam không nằm trên mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Tết Việt Nam gắn liền với bánh chưng, nem, măng hầm, bóng xào chứ không phải phở.