Saturday, 24 October 2015

Một trang trong "Nhật ký Tập Cận Bình"

Mời các ACE thư rãn cuối tuần với một trang trong "Nhật ký" của Chủ tịch Trung Cuốc Tập Cận Bình ghi lại cuộc khẩu chiến với Tổng thống Mỹ Obama về "căng thẳng trên Biển Đông". Dĩ nhiên đây không phải là nhật ký do chính TCB viết vì "ông rất bận", mà có người viết thay cho ông. Điều thú vị là bằng giọng văn hài hước, tác giả Hà Ngạn Tuyền đã hư cấu một cuộc trao đổi qua tin nhắn điện thoại giữa Tập Cận Bình và Obama ngày 17/10, trong đó lãnh đạo 2 siêu cường "đấu võ mồm" về việc Hải quân Mỹ chuẩn bị tuần tra tự do và an toàn hàng không, hàng hải ở Biển Đông, phạm vi 12 hải lý quanh các đảo Trung Cộng chiếm đóng, bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
 
Do tính chất thiếu thông tin xung quanh hội nghị thượng đỉnh bí mật Hoa Kỳ-Trung Cộng về Biển Đông mà Việt Nam là quốc gia liên quan có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp dọc bờ biển theo UNCLOS đang bị hoạt động leo thang của Trung Cộng ngoài Biển Đông đe dọa, mời các ACE đọc một góc nhìn, phân tích của ông Hà Ngạn Tuyền dưới thể loại nhật ký giả tưởng này để có thêm thông tin tham khảo.
______________________________________________________________
Một trang trong "Nhật ký" của Tập Cận Bình: cuộc đấu khẩu với Obama về vấn đề Biển Đông

[Trích đoạn và lược dịch] Nhật ký Tập Cận Bình ngày 17/10/2015

"Hải quân Mỹ tung tin thách thức yêu sách 12 hải lý của ta trên các đảo ở Biển Đông, tôi lập tức đưa ra lời mời, có giỏi thì Mỹ đưa thuyền đến Hoa Đông, Hoàng Hải, Bột Hải thách thức xem. Quân Mỹ trả lời rằng họ không đến, họ chỉ đến Biển Đông. Không có cách nào khác, tôi đành nhắn tin cho Tổng thống Obama, có chuyện gì từ từ thương lượng.

Nam Phương Hoàng Hậu - Những Thước Phim Quý Giá

Bánh mì Việt Nam tại Pháp, cuộc hôn nhân hoàn hảo - Tường An, thông tín viên RFA

bm2015-10-23-at-622.jpg
Bánh mì thịt Việt Nam tại Pháp
RFA PHOTO/Tường An
Ở hải ngoại, sau món Phở, phải nói món bánh mì kẹp thịt của Việt Nam đã trở thành nổi tiếng nhờ ngon, bổ và rẻ. Tuy nhiên, ổ bánh mì thịt Việt Nam tại mỗi quốc gia vẫn có những hương vị khác nhau. Tại Pháp, quê hương của những ổ baguette nổi tiếng, người dân thưởng thức món ăn bình dân này ra sao?

Một món ăn đường phố quen thuộc

Sau khi món Phở vượt đại dương ra hải ngoại và trở thành món ăn quen thuộc trong các nhà hàng Việt Nam thì kế đó phải kể đến món bánh mì kẹp thịt, một món ăn đường phố đã trở thành quen thuộc trên khắp các quốc gia có bước chân người Việt.

Jenny Đỗ: Đường khuynh diệp

Giới thiệu của Giao Chỉ San Jose.

Đêm nay tôi tìm đọc bút ký có tựa đề lạ lùng của nữ luật sư Jenny Đỗ tại San Jose. Tôi hết sức xúc động. Xin viết đôi lời về tác giả. 
Tháng 2 năm 1984 chuyến bay Air France từ Phi qua San Francisco chở nhóm gia đình con lai đầu tiên đến Hoa Kỳ. Cô gái lai Đặng Thị Phương Khanh đi cùng bà mẹ và em trai. Ngày hôm đó là ngày sinh nhật của Phương Khanh. 18 tuổi. Cô sinh ra tại Vũng Tàu. Lúc đó người cha Hoa Kỳ chưa hề biết mặt đã ra đi từ mấy tháng trước. Thế giới của cô là bên ngoại. Mẹ và ông bà ngoại. Quê ngoại ở ngoài Bắc xa xôi thuộc miền Nam Định. Họ Đặng cùng với Trường Chinh, một lãnh tụ cộng sản nhưng riêng gia đình cô lại có nhiều người bị "cách mạng" giết. Sau 9 năm sống với Việt nam Cộng Hoà cô bé Phương Khanh khá vất vả vì hoàn cảnh con lai. Sau 75 lại còn cay đắng hơn trong 9 năm vì thuộc thành phần con lai không có hộ khẩu. Cuộc sống hết sức đau thương từ kinh tế mới Túc Trưng cho đến Sài Gòn thời bao cấp. Năm 1984 đi Mỹ là cơ hội cho cô gái lai 18 tuổi chắp cánh bay cao. Hành trang là kinh nghiệm cuộc sống dưới 2 chế độ. Với cộng hòa cô bé học được căn bản đạo đức gia đình và văn hóa miền Nam. Với cộng sản cô trải nghiệm giai đoạn đau thương phải phấn đấu để sinh tồn.Thân phận con lai trở thành tấm vé cho cả gia đình bỏ quê ngoại trở về đất nước của người cha chẳng bao giờ gặp lại. 18 tuổi với 9 năm thuộc nền giáo dục của xã hội chủ nghĩa qua chế độ tem phiếu, khi đến Hoa Kỳ, Phuơng Khanh không có vốn Anh ngữ nên đã phải bắt đầu hoàn toàn từ số không. Cô đi làm, đi học, tốt nghiệp luật sư và đặc biệt thành lập cơ quan bất vụ lợi, tổ chức bạn của Huế ra đời. Phương Khanh trở thành luật sư Jenny Đỗ và là chủ tịch hội đồng quản trị Friends of Hue. Những chi tiết về tổ chức này được gián tiếp giới thiệu trong bút ký cô viết về chuyến thăm viếng năm 2009. Nhưng định mệnh khắt khe đã rung hồi chuông báo tử.                  

Tình Cô Giang và nỗi truân-chuyên của Người Vợ Lính VNCH.

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Cô Giang tuẫn tiết, tấm chân tình oanh liệt đã có nhiều nhân sĩ, sử gia ngợi ca hết lời mà sao tấm lòng, dạ can trường của bao phụ nữ miền Nam là vợ lính Việt Nam Cộng Hòa, ráng nhọc nhằn sống nhục nuôi con, thăm nuôi chồng trong tù, thậm chí, có khi các Bà lặn lội khắp các trại tù tập trung của cộng sản để tìm xác chồng, sao không thấy sử gia nào, nhân sĩ nào ca ngợi hết vậy? Mùa Vu Lan đến, kính xin ơn trên tặng cho những người vợ lính Việt Nam Cộng Hòa một bông hồng nhơn đức biết ơn từ dân tộc này.

Trong khi sử cổ Lạc Hồng nổi lên mối tình thiên cổ ngàn năm của Trưng Trắc, thù hận chồng bị quan triều Hán giết oan, giấy binh rửa hận (vào khoảng năm 39-40) mà lừng lẫy tạo non sông, rồi sau tự sát ở sông Hát thì sử Việt cận đại lại nổi lên một mối tình bi hùng có một không hai của cô Giang (tức Nguyễn Thị Giang,) con gái của một gia đình bán lụa dệt tơ ở Bắc Giang, tự sát theo chồng gần làng Thổ Tang phủ Vĩnh Tường cho vẹn nghĩa tào khang, tròn câu nghĩa khí khiến nhân sĩ đương thời ngẩn ngơ xót xa, bao kẻ quốc quốc gia gia phải đau lòng xốn dạ.

Hai cái chết - một nỗi niềm!

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Ngày 22 tháng 11 năm 1963, Tổng thống Hoa Kỳ, John F. Kennedy bị ám sát chết. Cái chết của ông cũng chấm dứt phương thức đối đầu quân sự trực diện của Hoa Kỳ đối với Liên Xô. Phương thức đối đầu này đã được Tổng thống Kennedy sử dụng thành công thông qua sự kiện "Cuban Missile Crisis." Liên Xô đã đồng ý thoái lùi và nhượng bộ trước những đòi hỏi công khai thẳng thừng của Tổng thống Kennedy, trong đó có việc rút bỏ các hỏa tiển hạch tâm ra khỏi Cuba với hy vọng Hoa Kỳ cam kết không đổ bộ lên quần đảo này, nhằm giữ mạng và duy trì chế độ của Fidel Castro.

Sự thoái lùi của Liên Xô trong vụ "Cuban Missile Crisis" đem đến uy tín vô cùng lớn cho Tổng thống Kennedy trên chính trường Hoa Kỳ nhưng lại tạo ra một sự rạn nứt rất lớn giữa ông và cơ quan tình báo Hoa Kỳ, gọi tắt là CIA.

Chuyện đời với Vũ Văn Lộc: Chuyện Áo Gấm Về Làng

Giáo chức thời Việt Nam Độc Lập (9 tháng 3 năm 1945) và Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975) - GS Phạm Đức Liên

Tháng 9 năm 1939, đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945) bùng nổ!. Trong khi Đức và Ý làm chủ tình hình ở Châu Âu và Bắc Phi thì ngược lại người Nhật kiểm soát Á Châu - nhất là Việt Nam, yết hầu vùng Đông Nam Á. Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương (Nhật đã vào Việt Nam từ năm 1939 và áp đảo người Pháp), chấm dứt gần 100 năm - thực dân Pháp "bớp tai/đá đít" dân Việt!. Chỉ hai ngày sau đó - thừa lệnh Nhật Hoàng, Đại Sứ Nhật tại Việt Nam, Yokoyama - xin yết kiến vua Bảo Đại và : "Muôn tâu Hoàng Đế, chúng tôi xin dâng nền độc lập lên Ngài và dân tộc Việt Nam" - " Xin Việt Nam ở trong khối thịnh vượng Châu Á - do Nhật Hoàng lãnh đạo". Bản tuyên ngôn Việt Nam Độc Lập được vua Bảo Đại và Viện Cơ Mật ký ngày 12/3/1945.

    Biết bao xương máu của nhân dân Lạc Hồng - tranh đấu cho nền độc lập - từ phong trào Cần Vương/Văn Thân - Phan Bội Châu/Phan Chu Trinh ... đến Việt Nam Quốc Dân Đảng khởi nghĩa năm 1930, và ngay cả phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh do Việt Nam Cộng Sản Đảng ...  đã được đãi ngộ xứng đáng: Lãnh thổ và nền độc lập Việt Nam bất khả phân.

 

Dở lại Trang Quân sử QL/VNCH: GIỖ 40 NĂM

Lễ Tưởng Niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam - Chiến sĩ Trận Vong

 



Từ đảng trị tới gia đình trị: cặp đôi hoàn hảo

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đến nay, một cách nhất quán, Đảng luôn tự phong là giai cấp lãnh đạo, là ngọn đuốc soi đường cho mọi thế hệ, là văn minh và ngay trong hiến pháp của đất nước Đảng cũng “tiếp thu” và chễm chệ trên ấy với điều 4 vững vàng và kiên định.
Mặc những phản đối, những lập luận đưa ra chống lại sự kiên trì đảng trị ấy, trong khi người dân tiếp tục lăn lóc kiếm từng đồng tiền mang dấu ấn của Mỹ dưới ánh sáng Mác Lê, Đảng vẫn như từ lúc mới sinh vẫn oe oe tiếng khóc đòi được bú dòng sữa Xã hội chủ nghĩa, thứ sữa không biết mua đâu mới có.
Tính chất đảng trị được ngay các đảng viên sừng sỏ nhất chấp nhận và đôi lúc, đôi nơi những tuyên bố của họ nhấn mạnh đến vai trò không thể thay đổi của Đảng Cộng sản mà chính họ là người đại diện mang chữ “trị” trên ve áo. Dùng quyền lực của một tập thể hơn ba triệu đảng viên để khống chế đất nước, Đảng được chia nhỏ cho từng con người trong Đảng. Vị trí trong Đảng càng lớn thì mức độ “trị” càng cao.