Tuesday, 27 January 2015
Tôi Là Charlie - Trần Mộng Lâm
Nhiều
người hiểu lầm lời khẳng định trên có nghĩa là thích hay đồng ý với những gì đã
được viết, hay đúng hơn là vẽ trong tờ báo trào phúng mang tên Charlie Hebdo. Vì
lầm tưởng như vậy nên có những bài phản biện: Je ne suis pas Charlie.
Je
suis Charlie không thể hiểu theo nghĩa đen như vậy được.
Je
suis Charlie có nghĩa là tôi chống lại mọi áp đặt về tư tưởng , chống lại mọi hình
thức bạo lực ép người ta phải suy nghĩ một chiều.
Trong
một xã hội, nếu tất cả mọi người phải có cùng một cách suy nghĩ, thì xã hội đó
là một xã hội độc tài, một xã hội không có tự do.
Je
suis Charlie :
-Nếu những người Hồi Giáo quá khích
khẳng định rằng những ai không theo Islam sẽ xa vào Địa Ngục sau khi chết, thì
tôi sẵn sàng đi vào địa ngục đó, Tôi không vào địa ngục này thì ai vào thế cho
tôi ? (mượn ý của một bạn trẻ đã hát một bài hát rất phổ biến trên mạng mới đây phản
đối chế độ CS).
Je
suis Charlie :
-Nếu có một dự luật như Bill-S129 của
một Thương Nghị Sỹ của Canada đang đệ trình để đặt tên cho ngày 30 tháng tư là
Journey To Freedom và tôi không đồng ý với cái tên đó. Bài viết này không nhằm
giải thích tại sao tôi nghĩ như vậy. Tôi suy nghĩ ra sao, đó là quyền của tôi,
nhưng gửi những email hạch sách, kết tội, là làm lợi cho CS, làm chia rẽ cộng đồng,
rồi phỉ báng, thì vẫn không làm tôi thay đổi cách suy nghĩ.
Je
suis Charlie
-Tôi không có một bài học nào để học
từ bất cứ ai. Xin giữ cho quý vị đã viết email rác gửi vào thùng thư của tôi dừng
dây cho tôi cách quý vị đoàn kết, cách quý vị chống Cộng.
Je
suis Charlie
-Nghĩa là tôi không phải một con trừu
để người ta muốn kéo đến đâu cũng được, kể cả xuống hố.
Je
suis Charlie
Nghĩa là khi có người có danh, có phận, kể cả ông
Harper, thủ tướng Canada, hay ông Obama, Tổng Thống Hoa Kỳ, nói tôi nên làm điều này, điều nọ, người sau
cùng quyết định, phải là tôi. Tôi trách nhiệm những gì tôi làm, những gì tôi viết.
Tôi không bao giờ khuyên hay ép người khác suy nghĩ như tôi, và không bao giờ
phỉ báng hay đòi tiêu diệt các người này, kể cả khi họ công khai nói họ là người
Cộng Sản.
Tôi
sống tại Montréal, Quebec. Kể từ khi ông Couillard lên làm Thủ Tướng Québec, đã
có nhiều lần người lính Cảnh Sát, Lính Cứu Hỏa, Y Tá….v. xuống đường phải đối các
dự luật của chính phủ Couillard. Người ta đốt hình nộm, người ta mặc đồ chim cò
thay cho đồng phục Cảnh Sát, người ta vẽ nhăng vẽ cuội lên các xe cứu thương, dân
Montréal vẫn bình thản. Tại sao lại quan trọng hóa một phát biểu tư do, rất ôn hòa,
là không đồng ý với Bill-S129, rồi chụp mũ lung tung.Làm như phát biểu chống đối
Bill-S129 là một trọng tôi ?? Sao lại vô lý đến như thế ?? Ai ủng hộ, cứ ủng hộ,
ai chống đối, cứ chống đối, có sao đâu mà viết email xỉ vả nhau.
Làm
sao học được cách sống Tự Do ??
Có
lẽ phải bắt đầu bằng 3 chữ : Je suis Charlie.
Thành phần thứ Ba
Thế hệ của tôi đã học chữ quốc ngữ qua dòng nhạc phản chiến đầy hào khí Lạc Hồng của Trịnh Công Sơn. Khi tôi vào đại học, được nghe lời truyền tụng về huyền thoại chống chiến tranh, được cho nhìn những tấm ảnh nhạc sĩ họ Trịnh ốm yếu, với đôi kiếng cận dày, ôm cây dàn ngạo nghễ hát trên một sân khấu phản chiến, giữa Trung tâm Sài Gòn với một “lực lượng cảnh sát và mật thám” dày đặc của một chính quyền Miên Nam “tay sai, tàn bạo, thối nát”; Vì thế, hơn cả sự ngưỡng mộ tài hoa của một nhạc sĩ, trong lòng tôi còn dành cho họ Trịnh sự kính trọng đối với một chí sĩ bất khuất trước cường quyền. Nhưng sau này, khi đi làm và có cơ hội tiếp xúc với ông, tôi hoàn toàn thất vọng. Trịnh Công Sơn rất sợ bị công an “thăm hỏi”. Dù là một người xa lánh với những kẻ quyền lực, Trịnh công Sơn luôn treo tấm hình ông chụp chung với nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt ở phòng khách. Ông đã nhiều lần bày tỏ với bạn bè một ý định ngây thơ và hết sức tội nghiệp là tấm ảnh đó có thể giúp ông tránh bị công an chụp mũ. Một nhạc sĩ hàng đầu của một dân tộc, từng hiên ngang công khai thách thức chính quyền miền Nam, đã trở nên hèn hạ đến mức phải dùng một tấm ảnh để đánh lừa nổi sợ hãi của chính mình. Trước khi ông mất vài năm, tôi đã vài lần gặp ông trong các hội nghị tổng kết của một số cơ quan tổ chức văn hoá tại Sài Gòn. Trong tất cả các hội nghị đó, những hàng ghế danh dự được dành cho các cán bộ văn hoá, tuyên huấn kể cả cấp quận huyện. Những cán bộ này phát biểu, chúc tụng nhau nhưng không ai để ý đến ông. Ông ngồi lọt thỏm ở các hàng ghế sau với một vài người bạn. Tôi xin lỗi vong hồn ông để nói điều này: Cộng sản đã dành cho nhạc sĩ huyền thoại Trịnh Công sơn vị trí của một trong số hàng ngàn “CÔNG NHÂN SẢN XUẤT NHẠC…” không hơn không kém. Thân phận của ông trong hai mươi sáu năm sau 1975, chỉ trừ khi ông chết, còn kém hơn một cán bộ phòng văn hoá quận 1.
Cuộc Chiến Chống Khủng Bố Đi Về Đâu? - Vũ Linh
...Phản đạo hay bỏ đạo là bị tử hình ngay, không có tự do lựa chọn gì hết...
Cuộc tấn công báo Charlie Hebdo bên Pháp đã đẩy cuộc chiến chống Hồi Giáo cuồng tín lên ưu tiên hàng đầu của cả thế giới. Tất cả những biến chuyển kinh tế, tài chánh, xã hội, giáo dục, văn hoá, gì gì đó đều bị nạn khủng bố này đe dọa trực tiếp và đẩy vào sau hậu trường hết. Tại sao đi đến tình trạng này? Ai có giải pháp? Giải pháp gì?
Trước hết, ta nhìn lại bối cảnh lịch sử.
Khủng bố của Hồi giáo quá khích trong lịch sử cận đại, phải nói là đã được khai sinh khi Tây Phương lấy quyết định cắt một phần đất Palestine để thành lập quốc gia Do Thái sau Thế Chiến II. Người Ả Rập Hồi giáo cảm thấy dĩ nhiên đã bị mất quyền lợi, bị chiếm đất mà còn bị đuổi ra khỏi vài vùng thánh địa của đạo Hồi. Nhưng họ không làm gì được khi Do Thái được sự yểm trợ chính trị, kinh tế và nhất là quân sự của cả khối Âu Mỹ. Trong thời chiến tranh lạnh, khối Ả Rập được sự hậu thuẫn của CS Xô Viết, nhưng hiển nhiên chưa đủ mạnh để nghiêng cán cân về khối Ả Rập.
Cuộc tấn công báo Charlie Hebdo bên Pháp đã đẩy cuộc chiến chống Hồi Giáo cuồng tín lên ưu tiên hàng đầu của cả thế giới. Tất cả những biến chuyển kinh tế, tài chánh, xã hội, giáo dục, văn hoá, gì gì đó đều bị nạn khủng bố này đe dọa trực tiếp và đẩy vào sau hậu trường hết. Tại sao đi đến tình trạng này? Ai có giải pháp? Giải pháp gì?
Trước hết, ta nhìn lại bối cảnh lịch sử.
Khủng bố của Hồi giáo quá khích trong lịch sử cận đại, phải nói là đã được khai sinh khi Tây Phương lấy quyết định cắt một phần đất Palestine để thành lập quốc gia Do Thái sau Thế Chiến II. Người Ả Rập Hồi giáo cảm thấy dĩ nhiên đã bị mất quyền lợi, bị chiếm đất mà còn bị đuổi ra khỏi vài vùng thánh địa của đạo Hồi. Nhưng họ không làm gì được khi Do Thái được sự yểm trợ chính trị, kinh tế và nhất là quân sự của cả khối Âu Mỹ. Trong thời chiến tranh lạnh, khối Ả Rập được sự hậu thuẫn của CS Xô Viết, nhưng hiển nhiên chưa đủ mạnh để nghiêng cán cân về khối Ả Rập.
“Chuyện tử tế” ngày nay Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Nhiều vấn đề bức bối
Trong những năm vừa qua nhân sĩ trí thức Việt Nam đã lên tiếng lo ngại cho việc xuống cấp đạo đức, văn hóa suy đồi nghiêm trọng trong xã hội Việt Nam. Những chuyện đáng buồn từ trường học cho tới mặt bằng xã hội từ chính quyền cho tới hệ thống truyền thông, giải trí đâu đâu cũng xảy ra những vấn đề bức bối không thể chấp nhận.
Mời quý vị theo dõi cuộc mạn đàm giữa Mặc Lâm và đạo diễn Trần Văn Thủy, tác giả cuốn phim “Chuyện tử tế” phát hành từ hơn 30 năm trước nhưng nay nhìn lại vẫn thấy như cuốn phim nói về cuộc sống hôm nay. Trước tiên đạo diễn Trần Văn Thủy nhận xét:
Cướp máy bay quân sự để vượt biên - Hòa Ái, phóng viên RFA
Ông Trương Văn Ẩm chụp tại Hoa Kỳ ngày 26/1/2015
Hình do ông Trương Văn Ẩm gửi RFA
Vào ngày 24/11/1979, một cuộc không tặc máy bay quân sự C130 vô tiền khoán hậu tại sân bay Tân Sơn Nhất của một nhóm 13 người trốn chạy khỏi VN gây chấn động thế giới. Họ là ai? Cuộc vượt biên bằng máy bay này ra sao? Ông Trương Văn Ẩm, người lên kế hoạch cuộc không tặc kể lại câu chuyện sau 36 năm:
“Không có động cơ nào hết bởi vì năm 1975 tôi đã sắp xếp đầy đủ, sẵn sàng chỗ máy bay cho ông già bà già, cho vợ con đi mà cuối cùng bà già với anh em cương quyết không đi. Tôi không đi được thì tôi nghĩ không bao giờ đi nữa”.
Ngày Quốc Tế Nhân Quyền được chào mừng ở Việt Nam ra sao
Chính phủ Việt Nam dường như đã có một chiến thuật mới đáng báo động chống lại các nhà hoạt động nhân quyền.
Image Credit: Nguyen Huu Vinh |
Trong hơn nửa thế kỷ qua, chính phủ Việt Nam đã bỏ tù người dân vì bất đồng quan điểm với mình. Gần đây, bằng những luận điệu cho thấy đã giảm bớt việc bắt giữ các nhà phê bình, họ cố gắng thuyết phục giới chính phủ và ngoại giao các nước rằng mình đang trở nên khoan dung hơn.
Cafe cuối năm
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet
Những buổi sáng cafe ở Sài Gòn 10 năm trước cho đến nay dường như vẫn không có gì thay đổi. Vẫn ly cafe nhạt đó, những câu chuyện hỏi han nhau lệ thường, những cuộc tranh cãi vu vơ giữa người với người để chứng minh sự tồn tại như lẽ thật trên trần gian. Khác chăng là những đứa trẻ đánh giày nhiều hơn, những người già vé số tuyệt vọng hơn. Và đặc biệt lượng người trầm ngâm với điện thoại hay máy tính bảng ở mọi góc, ở mỗi giờ.
Labels:
Cafe cuối năm
Thơ và tùy bút Ý Nga: LÒNG NHÂN ÁI
|
Học sinh Hà nội trong giờ Thể dục?
Nhân dân Việt Nam đã một lần nghe quan lớn Phan Đăng Long, phó ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội đã nói: " Bắn Pháo hoa giúp người nghèo quên đi cái khó " ! Câu nói vô tích sự của một kẻ mà đảng cộng sản đặt cho nếu không lầm, là một chức vị lo v/v giáo huấn - tuyên truyền người dân nên làm những gì lợi ích cho Đất Nước - Dân Tộc ?
Muôn dân, có ngờ đâu đảng lại lựa chọn một kẻ quá hàm hồ trong ăn nói, phát biểu chẳng lường được hậu quả như thế nào, chẳng những cho cá nhân mà đến Nhà Nước và luôn cả đảng csvn !
Hèn chi, những hình ảnh gợi dục sau đây của buổi tập thể dục cho học sinh được phát tán, phổ biến. Học sinh nam nử (lủ thơ dại) vừa thi đưa vừa cười rổn rản, hồn nhiên, sở giáo dục Hà Nội cười, ban tuyên giáo Hà Nội cười, thành ủy Hà Nội cười còn mọi người lớn Việt Nam chắc là "Cười ra nước mắt " !
Lời trần tình của Gái lấy Tầu
Lời trần tình của Gái lấy Tầu(thơ cay )
Em lấy Tầu sao các anh lại tức !
Đô la nhiều em mặc sức mà tiêu
Lấy việt cộng tiền Hồ đáng bao nhiêu
Làm sao đủ để cho em mua sắm ?
Thằng Tầu già nó thương em nhiều lắm !
Chẳng làm gì chỉ nằm ngửa mà thôi
Số em hên nên sung sướng một thời
Hơn Thúy Kiều trong Đoạn Trường thuở trước !
Đừng chửi em vì em không bán nước
Bán nước là bọn Trọng - Dũng - Thanh - Sang
Thân phận em chỉ làm điếm đi hoang
Chỉ bán trôn để lấy tiền nuôi miệng !
Nước Việt ta giặc Hồ đem cống hiến
Cho giặc Tầu kiếm tỉ tỉ đô la
Em có gì chỉ có mỗi lá đa
Để làm vốn sống qua đời dương thế
Hồ cáo già hắn ngồi trông bệ vệ
Ngay trong chùa nó ngang Phật Thích Ca
Cộng bắt dân vái lạy giống quỷ ma
Sao không chửi... cứ nhè em la mắng !
Vì cộng nô cuộc đời em cay đắng
Kể từ ngày chúng giải phóng miền Nam
Em đói khổ chẳng có việc chi làm
Nên làm đĩ đi giúp vui thiên hạ !
Còn quê hương lũ giặc Hồ tàn phá
Rừng đầu nguồn cũng đem cúng giặc Mao
Tầu cướp đảo... toàn dân chống xôn xao
Chúng tỉnh bơ vẫn ăn chơi lễ hội
Em làm đĩ xét ra không đáng tội
Để mọi người phải nguyền rủa ngày đêm
Lũ giặc cộng bán nước rõ từng tên
Sao không chửi, chửi chi em tốn sức !
Baky Hà Nội
Sau Bức Màn Cộng Sản: Đảng ăn ngang nói ngược
Thưa quý thính giả, Chúng tôi hân hạnh giới thiệu với quý thính giả chuyên mục mới SAU BỨC MÀN CỘNG SẢN phát thanh vào mỗi Thứ Ba hàng tuần. Đây là diễn đàn trình bày những sự kiện đang diễn ra trong nội bộ Đảng CSVN, đặc biệt là trong guồng máy an ninh, công an của Đảng. "SAU BỨC MÀN CỘNG SẢN" do Khánh Toàn, một cựu đảng viên đảng CSVN đã phục vụ nhiều năm trong ngành công an phụ trách, qua sự trình bày của Duy Hà.
Kính thưa quý đồng nghiệp, quý thính giả, các anh chị và các bạn thân mến,
Đảng đã ăn ngang nói ngược và làm càn khi cho công an bắt giam nhà văn Nguyễn Quang Lập. Chẳng biết lực lượng sinh viên, học sinh nói riêng và lực lượng trí thức cả nước nói chung có thấu hiểu chăng?
Sri Lanka: Đức Giáo Hoàng viếng thăm một ngôi Chùa Phật giáo tại Thủ đô Colombo - Thích Vân Phong
Trong suốt chuyến công du Sri Lanka từ 12-15 tháng 01 năm 2015, Đức Giáo Hoàng Francis đã có chuyến thăm bất ngờ đến một ngôi chùa Phật giáo ở Colombo vào sáng thứ Tư, ngày 14/01 nơi Ngài chứng kiến một nghi lễ quan trọng.
Phát ngôn viên Vatican Federico Lombardi cho biết: “Đức Giáo Hoàng Francis đến viếng thăm một ngôi chùa Phật giáo ở Thủ đô Colombo. Trong những thay đổi lịch trình của ngài vào giờ chót, đức Giáo Hoàng đã quyết định sau cuộc họp với các Giám mục Thiên Chúa giáo ở Thủ đô Colombo, Sri Lanka, Ngài đến Chùa để tỏ lòng kính trọng đối với chư tôn Thiền đức Giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo ôn hòa tại một ngôi Tự viện quan trọng ở thủ đô Sri Lanka. Nơi đây, Ngài đã chứng kiến một nghi lễ quan trọng của Phật giáo “Lễ khai Bảo tháp di tích của hai vị đệ tử ưu tú của đức Phật Thích Ca.
Là "Việt Kiều" hay "Người Mỹ gốc Việt" ? - Tiến Sĩ. Nguyễn Đình Thắng
thoát cs bỏ nước mà đi.
Hôm nay đây.Năm ngoái, một cô du sinh Việt Nam theo học chương trình tiến sĩ ở Hoa Kỳ phỏng vấn tôi cho luận án của cô ấy với đề tài: Cách nào để chính quyền Việt Nam đến với Việt kiều ở Mỹ.
“Trước hết hãy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,” tôi trả lời.
Thấy cô ấy lúng túng, tôi giải thích: “Chúng tôi là công dân Mỹ gốc Việt", không phải công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”
Chính quyền Việt Nam muốn xem người Việt ở hải ngoại là công dân Việt mang “hộ chiếu” nước ngoài.
The 35 Most Powerful Militaries In The World
Sergei Karpukhin/REUTERS
Russian servicemen march during the Victory Day parade in Moscow's Red Square May 9, 2014.
Despite the potential powder keg in the South China Sea, standoffs in Ukraine, and proxy wars throughout the Middle East, inter-state warfare between the world's military powers has been all but banished from the global scene (for the time being, at least).
Trận Khe Sanh 1968 – William Dabney
Bài đọc suy gẫm: Tổng thống Obama trong bài diễn văn nhậm chức của ông có nhắc đến Khe Sanh như một chiến tích của nước Mỹ. Khe Sanh không phải là trận đánh có tính quyết định cuộc chiến Việt Nam như Điện Biên Phủ. Nhưng trận Khe Sanh có thể được xem là cuộc đọ sức giữa hoả lực vô giới hạn của Hoa Kỳ và sự bất chấp mức tổn thất sinh mạng bộ đội Bắc Việt của đảng cộng sản Việt Nam. Xin mời độc giả xem một góc độ của trận Khe Sanh qua bài “Under Siege – The Battle of Khe Sanh” của Đại Úy William Dabney do Trà Bồng viết lại. Bài được trích từ cuốn The U.S. Marines in Action của Villard Books New York phát hành năm 1986. Hình ảnh chỉ có tính minh họa.
Cô gái Việt Nam được cả nước Hungary biết đến
Là một trong những nhạc kịch nổi tiếng nhất của sân khấu thế giới, và được trình diễn tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, sau hai mươi lăm năm, “Miss Saigon” lần đầu tiên có một vai chính là ca sĩ gốc Việt trong phiên bản tiếng Hung. Đó là Nguyễn Thanh Hiền, 20 tuổi.
Thời ngục tù - Phạm Đình Trọng
1. Khi chưa có chính quyền, những người Cộng sản liền vu cho chính phủ hợp pháp và là chính phủ tập hợp được những trí thức có trí tuệ uyên bác và mặn nồng yêu nước, chính phủ Trần Trọng Kim là tay sai của giặc Nhật rồi kích động bạo lực nhân dân cướp quyền của chính phủ hợp pháp đó. Suốt 70 năm qua, tất cả tài liệu, sách báo của Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam đều phải thú nhận với lịch sử rằng cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cuộc “cướp chính quyền”. Hành xử kẻ cướp tất nhiên là bất chính và bất minh.
Buổi nói chuyện của chương trình Từ Cánh Đồng Mây với CCB-NHÀ BÁO NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Buổi nói chuyện của chương trình Từ Cánh Đồng Mây
với CCB-NHÀ BÁO NGUYỄN TƯỜNG THỤY
với CCB-NHÀ BÁO NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Xin bấm link để nghe
Subscribe to:
Posts (Atom)