Sunday, 18 February 2018

Chào cờ đầu năm tại San Jose 17-2-2018

Sáng nay, mồng hai Tết Mậu Tuất,- Thứ Bảy 02/17/2018 - tại Sân Vườn Truyền Thống Việt trên đường Story ST thành phố San Jose, bắc California, buổi Lễ Thượng Kỳ đầu năm mới, đã được long trọng tổ chức với sự tham dự của một số đồng hương, cùng sự hiện diện của một số quan khách gồm có ba vị Nghị viên của Thành Phố San José cùng Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, người sáng lập nên Vườn Truyền Thống Việt ngày nay.

Ban hợp ca của Đoàn Du Ca Bắc Cali cùng với Đoàn múa lân, đã tạo được một không khí vừa trang nghiêm vừa trẻ trung trong một buổi Lễ dưới nắng đầu Mùa Xuân ấm áp.

Sau đây là một vài hình ảnh chúng tôi ghi lại xin được chia xẻ Niềm Vui đầu năm đến Quí Bạn xa gần.


DIỄN HÀNH TẾT MẬU TUẤT 2018 . TẠI THÀNH PHỐ WESTMINSTER CALIFORNIA FEB.17.2018


DIỄN HÀNH TẾT MẬU TUẤT 2018 PHẦN 1


DIỄN HÀNH TẾT MẬU TUẤT 2018 PHẦN 2



DIỄN HÀNH TẾT MẬU TUẤT 2018 PHẦN 3

PHỞ THỜI NAY - Nguyễn Nhật Tín

Image may contain: 1 person, sitting, food and indoor

Mùng 2 tết: Trên đường đi từ Thành Hồ về Vũng Tàu, xe máy của tôi bất ngờ bị xì lốp. May quá, bên đường có cái vỏ xe treo nơi gốc cây xanh che mát ...cho vỉa hè. Tôi vội dắt xe vào sửa. Xe bị cán đinh! Bác sửa xe mặt đen nhẻm, gầy gò, miệng ngậm điếu Hero rít theo thói quen. Bác đang thay ruột xe cho một anh thanh niên khoảng 30 tuổi , trông vẻ từng trải lắm. Bên cạnh xe anh ta là 3 can, mỗi can 20 lít nước thơm phức mùi phở bò. Chiếc xe wave cũ kỹ được gia cố hai bên hai khung sắt để hai can cho tiện, chắc là tay chở mướn chuyên nghiệp đây!Tôi bắt chuyện: 


Ngày Tết treo tranh tứ bình bàn chuyện tứ quý

Từ ngày xưa, dân ta đã có tục chơi tranh, nhất là mỗi khi Tết đến xuân về. Chơi tranh là thú chơi tao nhã đứng ở vị trí thứ hai của người xưa: “Thứ nhất chơi chữ- thứ nhì chơi tranh…” Tranh có thể chơi đơn lẻ một chiếc, có thể chơi theo bộ.
Tứ bình là loại tranh trục, chơi theo bộ gồm bốn tranh. Tứ quý là kể về nội dung được người xưa chọn lọc thể hiện trên bốn bức tranh đó, chủ yếu là diễn tả bốn loại cây. Ngoài tranh tứ bình kể chuyện, tranh bộ tố nữ còn có tranh tứ bình bốn mùa- ca ngợi vẻ đẹp của hoa cỏ tượng trưng cho: Xuân- Hạ- Thu- Đông. Một bộ tranh tứ bình có thể là: Mai – Lan – Cúc- Trúc hoặc Trúc- Sen- Cúc- Hồng; hay: Tùng- Cúc- Trúc- Mai và Mai- Hồng- Cúc- Tùng…, các bộ cây này đều được xem là bộ tứ quý. Tranh tứ quý không chỉ là tranh diễn họa sự vật mà chủ yếu còn chứa đựng những hàm ý về thời gian và cuộc sống.

Thiệp Tết, một thế kỷ sau - TRẦN ANH TUẤN

Trước khi người Pháp sang xâm chiếm đất nước, người Việt không có truyền thống gửi thiệp Tết cho thân nhân bằng hữu. Lý do đơn giản là người Việt thời đó chưa biết kỹ thuật nhiếp ảnh.

 Chính người Pháp sang đã thu xã hội người Việt vào ống kính của họ, khiến ngày nay chúng ta có được hiện vật cụ thể về dòng sử Việt hồi đầu thế kỷ XX, là hình ảnh từ vua quan cho đến nhà nông, từ các anh hùng chống Pháp đến lính khố xanh khố đỏ, từ giới nho sĩ cho đến người ăn mày trên đường phố, từ nhi đồng đầu để chỏm đến phụ nữ buôn hương bán phấn, từ lò gốm cho đến nghề khảm nghề chạm, từ chợ búa cho đến ngày Lễ ngày Tết, từ kinh thành cho đến đền chùa miếu mạo, từ phong cảnh miền Bắc qua miền Trung đến miền Nam...

Người Pháp còn khởi hứng từ hình ảnh Việt Nam để tạo mẫu thiệp Tết. Đây là sinh hoạt quen thuộc hàng năm của họ, nhằm chia sẻ với người thân những lời chúc đầu năm, năm Dương Lịch dĩ nhiên, chứ không phải đầu năm Âm Lịch như người Việt chúng ta.

Theo dõi thiệp Tết hồi đầu thế kỷ XX, tôi không hề thấy một thiệp Tết nào do người Việt gửi hay nhận. Gửi hay nhận tất cả đều là người Pháp, gồm quan lại, công chức, quân nhân, thương nhân, giáo sĩ... và gia đình họ. Sử dụng thiệp Tết rõ ràng chưa phải là một sinh hoạt xã hội của dân Việt thời bấy giờ.

Lịch sử trong lòng dân - Bạch Hoàn - HÈN CÓ HỆ THỐNG - Phạm Đoan Trang

Như vậy hóa ra vụ tổ chức rầm rộ kỷ niệm biến cố Tết Mậu Thân chỉ là một màn trình diễn được bọn cầm quyền cố tình dựng lên ngầm khiến dư luận trong nước quên đi ngày 17 tháng 2 này.Hèn theo đúng kế hoạch. 
QH

Image result for 17-2-1979 chiến tranh biên giới

Sáng ngày mồng 2 Tết, tôi tìm mải miết trên nhiều tờ báo xem người ta có nói gì về ngày này 39 năm trước hay không.

Ngoài tờ Vietnamnet, Dân Trí, thì trên rất nhiều tờ báo lớn khác, có một sự im lặng không thể nào lý giải nổi. Nhiều tờ báo không một dòng nào nhắc nhớ về cuộc Chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược, bắt đầu vào đúng ngày 17-2-1979.

Rất lâu trước, tôi nhớ có một người lính trở về từ cuộc Chiến tranh biên giới phía Bắc nói rằng, họ không sợ kẻ thù mà chỉ sợ bị lãng quên.


Buông bỏ để bước tới

Hakuin là một thiền sư Nhật vào cuối thế kỷ 17 (1685–1768), ông cũng là người có công khôi phục lại dòng thiền Lâm tế tại Nhật. Thiền sư Hakuin là một nhà tu, mà cũng vừa là một nhà thơ và lại là một họa sĩ rất tài. Những bức thư pháp và tranh vẽ của Hakuin, còn được gọi là nét cọ giác ngộ, với những đường nét đơn sơ và rất mới lạ. Chúng đã mang lại nhiều cảm hứng và cũng là một hình thức hướng dẫn tu học của ông cho biết bao thế hệ thiền sinh.
    Trong những bức họa của ông, có lẽ tôi thích nhất là bức tranh về ba người mù. Thiền sư Hakuin vẽ ba người mù đang cùng nhau dò dẫm bước qua một chiếc cầu khỉ, làm bằng một thân cây ngã vắt ngang trên một vực thẳm. Trong bức tranh ấy, thân cây mỗi lúc lại càng trở nên nhỏ hẹp và người đi phải càng khó khăn và vất vả hơn. Người mù thứ nhất, phía bên phải, một tay cầm đôi dép của mình, một tay cầm cây gậy cẩn thận dò dẫm cố vói tới phía trước. Người mù thứ hai, vắt chiếc gậy vào thắt lưng, anh cúi xuống dùng tay vịn vào thân cây lần mò bước tới. Người thứ ba, anh treo đôi dép vào đầu chiếc gậy của mình để giữ thăng bằng, và quỳ hẳn xuống để bò mà tiến tới. Và nếu ta nhìn sang bên trái, chiếc cầu cheo leo làm bằng thân cây ngả ấy, không đưa đến bờ bên kia mà chỉ treo lơ lững giữa không trung, ở phía xa xa là một dãy núi khuất trong mây và bên dưới là một vực sâu thẳm… Chúng ta tự hỏi, không biết họ sẽ làm gì khi đi lần được đến cuối chiếc cầu cây ấy?

Tình Báo VNCH qua lời kể của Điệp Viên Tống Văn Thái

Hoàng Phủ Ngọc Tường và Đông Ba Gia Hội - Trần Văn Tích

Đông Ba và Gia Hội là hai địa phương quan trọng và quen thuộc của cố đô Huế. Trong vụ thảm sát Mậu Thân 1968 tên họ Hoàng Phủ Ngọc Tường gắn liền với hai địa danh này. Đối với vùng Đông Ba, Hoàng Phủ Ngọc Tường dính líu vì khẳng định rằng máy bay Mỹ đả bỏ bom tiêu hủy một bệnh viện nhỏ ở đây gây tử vong cho hai trăm người. Đối với vùng Gia Hội, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị công luận tuyên án vì bị buộc tội ngồi ghế chánh án hạ lệnh xử tử hằng trăm đồng bào.
*
Hoàng Phủ Ngọc Tường và bệnh viện Đông Ba

Trong bài Hoàng Phủ Ngọc Tường sắp chết vẫn nói dối tôi viết nguyên văn “Người viết bài đặt tiền đề như vậy làm giả thuyết – nghĩa là nêu vấn đề ra theo tinh thần khoa học để giải thích một hiện tượng ngoài đời hay trong tự nhiên nào đó (trong trường hợp này là vụ gọi là Mỹ thả bom giết hai trăm người ở một bệnh viện toạ lạc tại Đông Ba, Huế) – và tạm chấp nhận sự kiện liên hệ tuy chưa thể kiểm nghiệm, chứng minh hầu căn cứ vào đó mà phân tích, suy luận.“ Hành động thận trọng đi đôi với lối viết lương thiện là nguyên nhân khiến tôi phải nhấn mạnh cung cách làm việc của bản thân. Tôi không có phương tiện hầu xác nhận chắc chắn rằng tại Đông Ba có hay không có một bệnh viện nhỏ bị máy bay Mỹ “thảm sát“ (sic)1. Nhằm giúp tôi làm sáng tỏ nghi vấn này, nhiều bằng hữu và đồng hương sinh trưởng ở Huế, có người hiện diện tại Huế vào đúng Tết Mậu Thân 1968, đã cung cấp cho tôi một số dữ kiện, càng ngày càng nhiều và càng ngày càng rõ, qua mạng internet. Bài viết này tổng kết những dữ kiện liên quan đến cơ sở y tế mà Hoàng Phủ Ngọc Tường gọi là “bệnh viện nhỏ ở Đông Ba“, căn cứ vào các tin tức tôi thu thập được. Để thêm tính xác tín, tôi nêu rõ danh tính chứng nhân khi người lên tiếng dùng phương tiện phổ biến rộng rãi là internet; trong rất nhiều trường hợp tôi không thể nêu tên họ nguồn tin bởi vì tôi nhận được tin tức qua hình thức điện thư gởi riêng cho tôi. Trong mọi trường hợp, luận cứ của tôi dựa vào sự kiện khách quan; tôi triệt để gạt bỏ lối lập luận hồ đồ dựa vào suy đoán chủ quan.
*