Tuesday, 18 March 2014

Nhìn khu Tự trị, ngẫm nghĩ Việt Nam

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Nhìn người dân Duy Ngô Nhĩ ở “Khu tự trị Tân Cương”, bị Trung cộng cai trị hà khắc luôn cố vẫy vùng, nhưng đã bị trị thì khó mà thoát được ách cai trị tàn bạo của quân xâm lược. Từ đấy, dân tôi nghĩ đến viễn ảnh của nước Việt Nam, cảm thấy lo lắng lẫn ngậm ngùi cho quê hương của mình!.

Sơ lược về dân tình và địa lý Tân Cương: 

Tân Cương vào thời xưa thường gọi là Tây Vực (Xiyu), ngày nay thường gọi là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương hay Khu tự trị Tân Cương là một khu vực tự trị lệ thuộc vào Trung cộng. Từ thời nhà Thanh (năm 1755) gọi vùng đất này là Tân Cương nghĩa là “biên cương mới”. Khu tự trị này là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau, các dân tộc chính đang sinh sống ở Tân Cương là: Duy Ngô Nhĩ (Uyghur: 46,42%), Hán (38,99%), Kazakh (Cáp Tát Khắc), Hồi, Kyrgyz (Kha Nhĩ Khắc Tư), Mông Cổ, Nga, Miêu, Tạng... Hiện nay dân số tại Tân Cương là 21.813.334 người, với mật độ: 13,1/km vuông. Tân Cương cũng là nơi diễn ra nhiều vụ bạo lực sắc tộc đẫm máu. Tân Cương là đơn vị hành chánh cấp tỉnh lớn nhất của Trung cộng với diện tích 1,6 triệu km vuông, chiếm khoảng một phần sáu diện tích toàn quốc Trung Hoa, khu tự trị được chia ra thành hai miền rộng lớn, là: Dzungarian ở phía bắc và Tarim ở phía nam có vùng sa mạc Taklamakan rộng bao la. Tân Cương có biên giới với các nước: Nga, Mông Cổ, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Tân Cương là nơi có trữ lượng dầu mỏ và là khu vực sản xuất khí thiên nhiên lớn nhất của Trung cộng.

Vì ngu muội nên đảng cộng sản VN nhận giặc làm cha - Huỳnh Tâm

 


Năm 1940, Mao Trạch Đông thành lập nhóm tổng hợp hoạt động tại Việt Nam, gồm Thứ trưởng ngoại giao, Trung tướng Trần Canh phụ trách dân sự, Thượng tướng Vi Quốc Thanh quân sự và Hồ Chí Minh phụ trách chiến lược cướp chính quyền.

Ngày 18 tháng 1 năm 1950, Trung Quốc thấy cần thành lập thêm nhóm 2, và nhóm 3 cùng chia nhau lãnh đạo chiến tranh tại Việt Nam. Nhóm thứ 2 do Vi Quốc Thanh lãnh đạo, nhóm thứ 3 do Hồ Chí Minh đứng đầu tổ chức chiến tranh, mục đích cướp chính quyền của nước lân bang, chống lại những ai không theo cộng sản kể cả nhân dân. Vào thời điểm này, Hồ Chí Minh tiếp nhận của Mao Trạch Đông 12 chữ vàng: “Ân thâm, nghĩa nặng, tình bền”.

10 nước tạo thành nguy cơ lớn nhất với Trung Quốc

Hình minh họa: Internet
La Khắc Hòa (Dịch) 

(VHNA): Chúng tôi giới thiệu nội dung một bài viết trênhttp://www.cnfol.com, một trang Web của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở tỉnh Phúc Kiến, được nhiều hãng truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc bảo trợ.

Trích dịch từ bản được lưu giữ trong Blog cá nhân là một dịch giả người Nga. 

SỐ 10: PHILIPPINE:
- Nguy cơ: 7 điểm
- Thực lực: 4 điểm
- Tổng điểm: 5,5 điểm

Bằng chứng: Người Mỹ đã giải phóng Philippine. Hiện nay Philippine là đồng minh trung thành nhất của Mỹ ở Đông – Nam châu Á. Ngoài ra, Philippine chưa bao giờ từ bỏ ý đồ giành lại các hòn đảo phía Nam của Trung Hoa, họ liên tục chiếm đóng một phần quần đảo Hoàng Sa. Súng đạn của Philippine thường xuyên bắn vào ngư dân Trung Quốc, cờ của Philippines lúc nào cũng bay phấp phới trên lãnh thổ Trung Hoa. Philippine là đất nước mà trung Hoa chưa bao giờ dám coi thường. Những đảo Trường Sa hay Hoàng Sa là một quần đảo nằm ở phía tây – nam của Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là “Biển Đông”), gồm hàng 100 đảo nhỏ, bãi san hô, đá ngầm, tổng diện tích của chúng không dưới 5km2. Diện tích chung của toàn khu vực lên tới trên 400 nghìn km2, điểm  trung tâm của khu vực này cách các đảo Palawan và Kalimantan 400 km, cách bờ biển Việt Nam 500 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 1000km. Lãnh thổ của các đảo này này lúc nào cũng là đối tượng tranh chấp trực tiếp của 6 quốc gia Trung Quốc, Việt Nam, Malaisia, Philippine và Brunei


Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Á hình thành cơ cấu quốc tế bảo vệ Tự do ngôn luận và Tự do tín ngưỡng trên thế giới

*******************************************************************************************************************************************
Logo VCHRQuê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam 

B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
*******************************************************************************************************************************************

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 18.3.2014
Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Á hình thành cơ cấu quốc tế bảo vệ Tự do ngôn luận và Tự do tín ngưỡng trên thế giới



PARIS, ngày 18.3.2014 (QUÊ MẸ) - Song song với cuộc họp Khoá 25 của Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève từ ngày 3 đến 28.3.2014, toà Đại sứ Hoa Kỳ ở Genève, chính phủ Hoa Kỳ cùng với Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ đã họp hội nghị hôm thứ ba tuần trước (11.3.14) để thành lập Nhóm Hành động Thăng tiến Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng.

Cuộc họp đặt dưới quyền chủ toạ của ông Scott Busby, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, và bàMaria Leissner, Tổng thư ký Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, bà cũng là cựu Đại sứ Thuỵ Điển cho Dân chủ.

Tăng Đoàn dị giáo tiếp tục áp lực nhằm phá tan Tổ chức Gia Đình Phật tử Việt Nam thống thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

**************************************************************************************************************************************
Logo IBIBPhòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.pttpgqt.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 18.3.2014
Tăng Đoàn dị giáo tiếp tục áp lực nhằm phá tan Tổ chức Gia Đình Phật tử Việt Nam thống thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất



PARIS, ngày 18.3.2014 (PTTPGQT) - Trong Thông cáo báo chí phát hành hôm 6.3 chúng tôi cho đăng tải việc Hoà thượng Chơn Niệm đuổi Ban Hướng dẫn Gia Đình Phật tử Thừa thiên – Huế, không cho sinh hoạt tại chùa Bảo Quang (Huế), vì lý do Ban Hướng Dẫn không chịu ly khai Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) dưới sự lãnh đạo của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, để gia nhập Tăng Đoàn. Tăng đoàn là tổ chức mới do các vị Thích Thiện Hạnh – Thích Viên Định – Thích Viên Lý thực hiện theo chỉ thị của HT. Thích Chánh Lạc kể từ khi các vị này bị Đức Tăng Thống giải nhiệm vì lý do phẩm hạnh, hay hoạt động trái với các điều quy định trong Hiến chương của Giáo hội, cũng như đi sai đường lối và lập trường của GHPGVNTN.

Đổ Nước Đường - Tràm Cà Mau

Vợ chồng ông Năm đối xử với nhau lịch sự như tiên ông tiên bà. Họ chưa hề to tiếng và gắt gỏng nhau. Cũng có khi bất đồng ý kiến, nhưng họ biết tạm thời gác lại các khác biệt, để mà vui hưởng thời gian trời cho sáu mươi phút trong một giờ. Bà Năm thường nhắc nhở chồng rằng, hơn thua nhau mà làm chi, không có lợi cho ai, mà thiệt đến cái vui, cái yên ấm của gia đình. Bí quyết của ông Năm để giữ lịch sự với vợ, là khi nào cũng tự nhủ thầm rằng, đây là “cô em gái” mới quen biết, phải cưng chiều, nhẹ nhàng, ngọt ngào, may ra “cô em” mới xiêu lòng, dại dột ngã vào vòng tay mình. Nhờ đó, mà khi nào bà Năm cũng thấy sung sướng, hạnh phúc, và thấy thương ông chồng hơn. Phần bà Năm, cũng theo một phương sách, xem ông như “người anh trai” mới gặp gỡ, bà phải tỏ ra dễ thương, lời nói ngọt như mía lùi, hiền như Đức Mẹ, thì may ra ông mới bị  điên đảo tâm thần, u mê ám chướng, dám thương “người-dưng-khác-họ” ngang bằng, hay hơn cả cha mẹ ông. Người xưa có khuyên “Tương kính như tân”, nghĩa là kính trọng nhau như buổi ban đầu, câu nói đó, ai cũng biết, mà không mấy ai đem áp dụng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Bởi vì hàng ngày sống chung va chạm thực tế rất trần tục, thì không bực, không xem thường nhau là quý rồi, nói chi đến cái kính trọng?

Một số bạn bè của bà Năm, có những ông chồng thiếu chung thủy, các bà vợ nầy không hiểu tại sao những cô nhân tình của chồng vừa xấu xí dung nhan, vừa thấp kém, mà ông chồng lại mê như điếu đổ, dám lén lút tư tình, ngày đêm thương nhớ. Có bà cho rằng, đàn ông ham mê của lạ. Nhưng theo bà Năm, thì vì các cô nhân tình nầy khi nào cũng ngọt ngào, dịu dàng, vuốt ve, nịnh bợ, tâng bốc các ông lên tận mây xanh. Làm tự ái của các ông được thỏa mãn. Trong khi vợ nhà thì gầm gừ, nạt nộ, chê bai, nói xấu, hạ thấp các ông chồng sát ván, thì các ông đi tìm thỏa mãn tự ái bên ngoài, chẳng có chi là lạ. Phần bà Năm thì ngày đêm cứ  “đổ nước đường” cho chồng, làm cho ông có cảm tưởng rằng, tuy ông chẳng “ngon lành” gì với ai, nhưng là thứ yêu quý của bà vợ. Ông cố gắng giữ cho xứng đáng với lòng tin vô điều kiện của vợ. Bà khen ông đủ thứ chuyện, khen khi riêng tư, khen với bà con, bạn bè, khen khi có mặt ông, khen cả sau lưng ông. Khen ông tài giỏi, trí thức, rộng lượng, dịu dàng, hiểu biết, vị tha, thương người, có trái tim ấm áp. Có người cười vào mặt bà khi nghe lời bà khen chồng. Nhưng kệ họ, bà cứ nghĩ ông đáng được khen tặng, và bà biết lời khen đó, thế nào cũng dội lại tai ông, làm ông vui sướng. Chồng vui là đủ rồi, ai cười mặc xác họ.

Tài sản đồ sộ của các quan ở đâu ra?

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn, ngày 17.3.2014             
 
Câu hỏi này không mới và cũng chưa bao giờ cũ. Ở đâu người dân cũng trố mắt, mỏi cổ, ngước nhìn trước mắt những dinh thự ngất ngưởng, bế thế nguy nga. Toàn là nhà các quan, không là quan đương chức đương quyền thì cũng là quan vừa nghỉ hưu hoặc cũng là nhà của con cháu các quan cả đấy. Dân làm ăn lương thiện thì quá ít hoặc có nhiều địa phương không hề có “đại gia chân đất” nào có được ngôi nhà đồ sộ như thế cả.
 
Tôi đã từng ở vùng quê nghèo hơn 4 năm và cũng đã có nhiều thì giờ đi thăm những địa phương sát biên giới Campuchia, có nơi biên giới chỉ là một cái barrière bằng một cái thân tre già cũ, chắn ngang con đường hẹp.

Còn người dân thì 90% đều nghèo, đúng nghĩa là nghèo “mạt rệp”. Thế nhưng giữa những miền tưởng như hoang vu đó, nhiều nơi vẫn nổi lên vài cái biệt thự mới toanh, xây theo kiểu cách Tây Tàu đàng hoàng. Hỏi ra mới biết đó là của ông chủ tịch, bí thư xã, huyện chứ không có anh dân nào có nhà cửa như thế.
 

Chuyện Tầu Phù: Trinh nữ "hái chè" bằng miệng.

      Trinh nữ hái chè trên cổ đeo một giỏ mây nhỏ, có lồng chiếc túi vải và đặt nó vào bên trong ngực. Sau khi dùng miệng hái những búp non, cô gái sẽ “thả” búp chè vào giỏ mây nằm yên ở ngực của mình.

Sự bất bình của dân chúng khi đọc thông báo tuyển người hái chè phải có vòng ngực từ 90cm trở lên chưa lắng xuống, thì những hình ảnh về thiếu nữ hái chè theo kiểu này lại dấy lên là sóng phẫn nộ mới.

Một tuần qua, câu chuyện về một công ty ở Hà Nam, Tàu Cộng, đăng tin tuyển dụng nhân viên hái chè với yêu cầu có sức khỏe, yêu đời, vòng một 90cm trở lên… gây nên làn sóng bất bình trong dân chúng. Vì nhiều ý kiến cho rằng, yêu cầu để tuyển nhân viên của công ty này không minh bạch, và quá chú trọng đến những phần nhạy cảm.

alt
Trinh nữ dùng miệng để hái chè
Loạt hình ảnh về một thiếu nữ hái chè bằng miệng của công ty này vô tình bị lộ càng khiến người dân tức giận hơn.

Chuyện kể trong tù nhân một dịp Tết: KHO VÀNG CỦA THƯỢNG TƯỚNG CỘNG SẢN CHU VĂN TẤN

Võ Đại Tôn


(Cổng trại tù Thanh Liệt (bí số B-14) ngoại ô Hà Nội – hình do một người bạn Mỹ tặng tác giả năm 1993 tại Hoa Thịnh Đốn, với câu nói: “Chúng tôi biết sau cổng trại tù này, Ông đã bị biệt giam hơn 10 năm…”. Hình nhỏ bên trái: - Hình chụp tác giả tại tư gia ở Sydney khi ở tù về, 1992, sau 10 năm 1 tháng 17 ngày bị biệt giam ở trại tù Thanh Liệt).

Trại tù Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, ngoại ô Hà Nội, cũng như trại tù Hỏa Lò ở Hà Nội, là những trại giam hình sự, nhưng có một số phòng đặc biệt để giam cầm những phần tử mà chế độ cộng sản gọi là “phản động, chống đối cách mạng”. Tại trại tù Hỏa Lò, trong thời gian chiến tranh, các phi công Hoa Kỳ (trong đó có đương kim Thượng Nghị Sĩ Mc.Cain) bị bắt giữ, giam cầm. Các tù nhân chiến tranh Hoa Kỳ này thường gọi mỉa mai đó là “Khách sạn Hilton”. 

Nhớ về Tân Định & Đakao – Trần Đình Phước - Hình ảnh Sài Gòn 1967

Tân Định – Đakao dễ thương Những con đường vẫn như xưa

Chợ Tân Định
Cho đến bây giờ, dù đã xa Tân Định và Đa Kao  nhiều năm, nhưng trong tôi hai cái tên Tân Định và Đa Kao lúc nào cũng là một nổi nhớ khôn nguôi. Chúng cứ thôi thúc tôi hoài. Đã bao năm  qua, tôi muốn tìm về chốn này, để sống lại với kỷ niệm thuở học trò, mà tình yêu khi  đó, chỉ biết, đôi mắt nhìn nhau cũng đủ rồi. Tôi cứ hẹn đi, hẹn lại, nhưng vẫn chưa bao giờ thực hiện được ước mơ này. Rồi một dịp tình cờ đưa đến. Vào tháng 5, năm 2010. Tôi đã toại  được ý nguyện. Tôi đã có hai tuần lễ đi qua, đi lại trên những con đường kỷ niệm của Tân Định và Đa Kao. Điều làm tôi rất đỗi ngạc nhiên và thích thú là tên nhiều con đường trong khu vực này vẫn như cũ.

CHÍNH CỘNG SẢN LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VỤ THẢM SÁT MỸ LAI!!!

VỤ THẢM SÁT MỸ LAI: AI BỊ SÁT HẠI VÀ VÌ SAO?
Vụ thảm sát Mỹ Lai xảy ra vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 – chỉ hơn hai tháng sau sự kiện Tết Mậu Thân 1968. Một đại đội lục quân Hoa Kỳ có tên là Charlie được điều động đến thôn Mỹ Lai, thuộc làng Sơn Mỹ để “Tìm và diệt” tiểu đoàn 48 của phiến quân Cộng sản. Sau khi bị thất bại nặng nề trong sự kiện Tết Mậu Thân, tiểu đoàn 48 đã rút về và ẩn náu tại làng Sơn Mỹ này. Khi đi tuần ngang qua thôn Mỹ Lai, đại đội Charlie đã liên tục bị bắn tỉa, đạp phải mìn, và lọt vào hầm chông khiến cho 23 người bị thương và 5 người bị tử vong.

Liên Hiệp Quốc : Tội ác của chế độ Bắc Triều Tiên ngang hàng với tội ác Khmer Đỏ


Ông Michael Kirby, trong cuộc họp báo tại trụ sờ Liên Hiệp Quốc ở Genève, ngày 17/03/2014
Ông Michael Kirby, trong cuộc họp báo tại trụ sờ Liên Hiệp Quốc ở Genève, ngày 17/03/2014
REUTERS/Denis Balibouse

Thanh Hà
Tội ác của chính quyền Bắc Triều Tiên có thể được so sánh với tội ác của Đức Quốc xã, của Khmer Đỏ hay của chế độ Apartheid tại Nam Phi. Ông Michael Kirby chủ tịch ủy ban điều tra về tình trạng nhân quyền Bắc Triều Tiên phát biểu như trên nhân cuộc điều trần trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève vào hôm nay (17/03/2014).

Căn cứ vào bản báo cáo đã được công bố cách nay đúng một tháng, đại diện Liên Hiệp Quốc ông Michael Kirby, nhấn mạnh đến « bổn phận của quốc tế » phải đương đầu với « những hành vi vi phạm nghiêm trọng về quyền của con người, những tội ác chống nhân loại đã diễn ra tại Bắc Triều Tiên ». Chủ tịch ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc nói thêm là ở vào thế kỷ XXI, quốc tế không thể nhắm mắt làm ngơ để cho chế độ Bình Nhưỡng muốn làm gì thì làm.
Báo cáo dầy 400 trang của ủy ban điều tra trực thuộc Liên Hiệp Quốc được công bố hôm 17/02/2014, lên án chính quyền Bắc Triều Tiên « phân loại dân chúng, đàn áp vì những lý do như tôn giáo, chính trị, sắc tộc, sát hại trẻ vị thành niên, bỏ đói dân chúng, … ». Đây là lần đầu tiên Bắc Triều Tiên bị kết tội vi phạm « tội ác chống nhân loại »
Vẫn theo văn bản nói trên hàng trăm ngàn tù chính kiến đã thiệt mạng trong 50 năm qua. Theo ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc, hiện vẫn còn khoảng từ 80 ngàn đến 120 ngàn tù nhân chính trị bị giam trong 4 nhà tù Bắc Triều Tiên. Bên cạnh đó còn phải kể đến những vụ người Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản bị bắt cóc hay mất tích. Theo lời ông Kirby, lãnh tụ tối cao Bắc Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về những tội ác nói trên. Một lần nữa chuyên gia Liên Hiệp Quốc yêu cầu Tòa án Hình sự quốc tế CPI can thiệp.

BỆNH VÔ CẢM - Phan Hoàng Yến

LỜI DẪN NHẬP
Hôm nay Ủy Ban Chống Bắc Thuộc xin được tiếp tay phổ biến bài viết dưới đây của một nữ lưu còn rất trẻ, một học sinh. Bài này đã gây cho chúng tôi nhiều cảm xúc nhưng rất mừng vì những nhận xét chính xác và tinh tế của em. Em đã rất đúng khi nói “Vô cảm với cái đẹp chỉ là bước đầu để rồi sẽ dẫn đến sự ‘chai sạn, đóng băng’ của trái tim khi không cảm thấy bất bình, căm tức, phẫn nộ và cũng không động lòng chua xót, rung động trước những hành động ác độc, vô lương tâm. Em cũng đã nhận xét chính xác khi nói căn bịnh nan y này đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội.

Nếu đọc những quyển ‘Người Mỹ xấu xí, người Trung Quốc xấu xí, người Nhật xấu xí’ rồi đọc lại tài liệu của nhà cách mạng Phan Bội Châu, nhà giáo dục Trần Trọng Kim và vài học giả người Việt khác chúng ta đều thấy có nhắc đến những tính xấu, những căn bệnh của dân mình trong đó tệ hại nhất là ích kỷ và đố kỵ nhưng có lẽ bệnh ‘vô cảm’ thì mới hơnnặng hơn, khó chữa hơn và dễ lây lan hơn. Những người ’không dại gì’ mà em nêu lên đã ‘vô cảm’ vì không muốn bị rắc rối, phiền nhiễu, mất thì giờ, tiền bạc nhưng sự ‘vô cảm’ không ngừng lại ở đó; người ta đã ‘vô cảm’ nhiều rồi nên cũng sẵn sàng ‘vô cảm’ ngay cả với hiểm họa mất nước vào tay Tầu cộng. Sống trong một môi trường độc tài, bưng bít thông tin, nói dối, mị dân, tham nhũng thì ai cũng phải đóng kịch, giả cách nói, giả cách nghe, giả cách tin tưởng thì những tật xấu đó sẽ được nuôi dưỡng ngày càng lớn mạnh và trở thành nếp sống chính thức của dân tộc.

Nhà cầm quyền Việt Nam không thể tiếp tục cai trị quốc gia với một tinh thần bạc nhược, nô lệ như hiện nay. Câu “Nước ta chưa bao giờ lại có một tập đoàn lãnh đạo hèn với giặc và ác với dân như chúng” thật vô cùng chính xác.

Chúng tôi xin cùng với em Yến cầu mong dân ta sớm thoát ra khỏi sự áp bức, đầy đọa để cùng mở cửa trái tim để biết cảm nhận, biết yêu ghét, thương giận và chia sẻ những điều tinh túy đó cho những người xung quanh mình.
     
Để đọc thêm tài liệu xin vào Facebook tên uy ban chong bac thuoc 
UBCBT

GỬI NGƯỜI... THIÊN THU - tiểu-thu

         Tú vừa đọc xong bài tùy bút của một anh bạn mới gia nhập vào nhóm "Đời Sống " trên Net. Thấy anh tả cô giáo dạy văn suốt những năm Trung Học ĐNC lâm ly quá. Tình yêu của những cậu con trai mới lớn dành cho cô giáo đẹp đài trang, quý phái, có nụ cười hút hồn khiến Tú đã cười dòn và đặt câu hỏi với anh bạn "thế cô giáo đẹp nghiêng nước nghiêng thùng của anh bây giờ ra sao rồi?". Chưa có hồi âm thì Tú đã thấy váng đầu, cặp mắt nặng trĩu. Cơn buồn ngủ ập đến. Nàng để máy y nguyên, đứng lên vào phòng ngủ, định ngả lưng một tí rồi trở ra tiếp tục. Từ khi về hưu, mỗi ngày liên lạc với các bạn khắp năm châu bốn biển trên mạng là cả một thú vui không thể thiếu. Nó mang lại cho Tú những tiếng cười, những xúc động dạt dào, những tiếc nhớ bâng khuâng khi cả bọn nhắc lại chuyện xưa. Cái thời còn mài đũng quần trên băng ghế nhà trường. Tiểu học, Trung học rồi Đại học. Cả kỹ niệm của những người bạn mới quen cũng khiến nàng xao xuyến như của chính mình. Ngày xửa ngày xưa, con bạn thân tên Thảo đã phán "mày nhạy cảm, hay thương vay khóc mướn như thế, cuộc đời sẽ khổ dài dài đấy em ạ". Đã biết, nhưng trời sinh ra tao như thế. Biết làm sao hơn!

          

Hãy thong thả Sống - Trần Mộng Tú

 

 Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào. Ta hối hả sống, vui, buồn, khỏe, yếu, ta cứ lướt qua rồi không ngoái đầu lại nhìn chuỗi ngày tháng ta đã tiêu hao của một đời người.

 Cho đến khi có một người bạn vừa ngã bệnh, bệnh nặng, không biết sẽ mất đi lúc nào, lúc đó ta mới xa, gần, hốt hoảng gọi nhau. Tưởng như chưa từng có người bạn nào “Chết” bao giờ. Hay ta có một người thân trong gia đình, đang rất khỏe vừa báo tin bị bệnh hiểm nghèo. Gia đình, họ hàng cuống lên, sợ hãi như chưa nghe đến ai nói về cái chết bao giờ, chưa chứng kiến cảnh vào bệnh viện, cảnh tang ma bao giờ.