Trần Trung Đạo (Danlambao) - Khái niệm chủ nghĩa dân tộc có từ thời cổ Hebrew gần hai ngàn năm trước Thiên Chúa, qua đó, một tập thể người xác định họ khác với các tập thể người khác dựa trên các tiêu chuẩn chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, lịch sử. Có nhiều loại chủ nghĩa dân tộc và loại nguy hiểm nhất là chủ nghĩa dân tộc cực đoan (Extreme nationalism, Ultra-nationalism) trong đó một dân tộc tự nhận có đặc tính chủng tộc, văn hóa, lịch sử siêu việt vượt lên trên các dân tộc khác. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng là môi trường để các chính trị gia cơ hội dùng hận thù để khích động chiến tranh, khơi dậy mặc cảm dân tộc như một thủ đoạn chính trị để nắm lấy quyền lực. Một chính trị gia Cambode đang sử dụng cả hai phương pháp này, và y tên là Sam Rainsy.
Saturday, 8 February 2014
Một nhà từ thiện phải đột ngột rời VN sau khi bị đe dọa và sách nhiễu - Trọng Khiêm/Hồ Quì
Lời mở đầu: " Hội từ thiện Măng Non (tên tiếng Pháp là Association Avenir (http://www.mangnon.free.fr/) thành lập tại Pháp hoạt động từ năm 1994 với mục đích giúp đỡ các sinh viên và học sinh nghèo tiếp tục theo học. Một cách đều đặn từ 18 năm qua cứ hai năm một lần hội tổ chức những chuyến du lịch Việt Nam để tặng quà cho các trường học và để các nhà hảo tâm có dip thăm viếng Việt Nam và gặp các em mà họ giúp đỡ. Cho tới nay các chuyến du lịch này diễn ra môt cách bình thường dù bị công an theo dõi rất sát nhưng lần này công an đổi thái độ và ra mặt sách nhiễu. Bà Lương Thị Hồ Quì, vợ ông Nguyễn Gia Kiểng, một trong những sáng lập viên của hội và cũng là chủ tịch hội trong những năm đầu, đã phải rời Việt nam đột ngột sau khi bị công an đe dọa an ninh nhân thân. Phái đoàn sau đó cũng bị sách nhiễu. Trọng Khiêm đã liên lạc với bà Hồ Quì sau khi bà về Pháp. Sau đây là phần chính cuộc phỏng vấn.
Trọng Khiêm: Chào chị Quì, tại sao chị về Pháp cắt ngang cuộc thăm viếng Việt Nam?
Bà Hồ Quì: Tôi bị buộc phải rời Việt Nam vì bị công an đe dọa. Người chỉ huy công an nói với tôi rằng họ không trục xuất tôi nhưng nếu tôi không rời ngay Việt Nam thì họ sẽ không bảo đảm an ninh cho tôi và phái đoàn Măng Non đi đến đâu họ cũng không để yên.
Trọng Khiêm: - Chị nghĩ rằng họ có thể bạo hành?
Bà Hồ Quì: - Tôi hỏi tòa lãnh sự Pháp xem phải ứng xử như thế nào sau lời đe dọa này. Vị lãnh sự Pháp hỏi tôi cơ quan nào đưa ra lời đe dọa, tôi nói rằng tôi chỉ biết đây là một cơ quan công an nhưng không biết danh xưng chính thức là gì, chỉ biết địa chỉ công an là 242 đường Nguyễn Trãi. Vĩ lãnh sự nói rằng nếu như thề thì nghiêm trọng lắm, bà nên trở về Pháp ngay đi. Tôi điện thoại hỏi anh Kiểng, chồng tôi cũng nói rằng nên rời Việt Nam bởi vì công an Việt Nam có thói quen dùng bọn lưu manh hành hung những người mà họ không ưa. Đã có rất nhiều phụ nữ bị công an giả dạng côn đồ hoặc thuê bọn côn đồ hành hung. Một lý do khác khiến tôi quyết định về Pháp ngay là họ nói rằng nếu tôi còn ở lại Việt Nam thì phái đoàn Măng Non đi đến đâu họ cũng không để yên. Tôi không muốn vì tôi mà các bạn trong phái đoàn bị sách nhiễu, làm hỏng chuyến du lịch của họ.
Trọng Khiêm: - Thành phần phái đoàn Măng Non như thế nào và về Việt nam với mục đích nào?
CỬA CHÙA! - Huy Phương
Tôi đã trải qua những ngày ấu thơ trong một ngôi làng nhỏ, ngôi làng nhỏ này có một ngôi chùa nhỏ, ngôi chùa có một ông thầy, mà chúng tôi gọi là ông thầy chùa.
Những ngày còn nhỏ, cũng không nghe ai nói, tôi không biết rõ là thầy ăn chay hay ăn mặn, cũng không thắc mắc vì sao thầy có vợ, có con. Thầy có nhiệm vụ giữ chùa, hương khói và thỉnh thoảng chúng tôi thấy có người mời thầy đến nhà cúng kiếng, tụng kinh gõ mõ. Lũ trẻ chúng tôi thường gọi thầy là Thầy Chùa vì thấy thầy ở và coi sóc cho ngôi chùa của làng, thấy thầy thỉnh thoảng đi cúng, nên có đứa gọi thầy là Thầy Cúng. Người Việt Nam vẫn lẫn lộn ba vị, là Thầy Tu, Thầy Chùa và Thầy Cúng, như những ngày còn nhỏ, chúng tôi không hề phân biệt, cứ nghĩ ba người cũng như một, cũng như chẳng hề biết sự khác nhau giữa các môn thể dục, thể thao và tập võ.
BÁN NƯỚC MÀY DÂNG CẢ CƠ ĐỒ - Bút Xuân Trần Hoàng Sa
Đ.M. thằng Minh, lũ giặc Hồ!
Chỉ quen liếm đít Khựa-Liên Xô
Bịp dân, chủ nghĩa đầy hoang tưởng
Bán nước mày dâng cả cơ đồ
Đ.M. mày nước của toàn dân
Đâu của riêng bay cái bọn đần
Núp háng giặc Tàu bay khoác lác
Vào Nam cưỡng chiếm giết muôn dân...
84 năm bay đã chơi cha
Cướp của nhân dân cả đất, nhà
Một phường sâu mọt tư bản Đỏ
Tỉ đô bay gửi bọn Tàu-Nga...
Bô-xít Tây nguyên, 6 tỉnh thượng nguồn
Hoàng, Trường quần đảo cũng đã dâng
Đ. M. giặc Minh phường bán nước
Dân thề diệt hết lũ buôn dân!
Bút Xuân Trần Hoàng Sa
Hải trình quyết định Hoàng Sa - Long Vân
Hoàng Sa là nhóm đảo nhỏ và bãi cạn. Không phải chổ nào cũng có thể cập bến bằng tàu lớn. Vấn đề nhóm quần đảo HS, ít người để ý, chính là vấn đề hải trình. Đường biển, marine traffic. Đường lưỡi bò là gì, chính là hải trình. Vấn đề nằm tại đường lưởi bò chứ không phải tại HS.
Bằng cớ là Đảo Lý Sơn, Cù Lao Ré ngoài khơi Quãng Ngãi thuộc VN, cách Hoàng Sa 200 hải lý, vẫn bị TQ khống chế bởi đường "lưỡi bò" thòng xuống bao gồm cả quần đảo Trường Sa phía dưới rộng lớn hơn nhiều. Dân chúng VN trên đảo Lý Sơn sống về nghề biển luôn luôn làm ăn trong sự phập phòng lo sợ bị tàu "lạ" ủi chìm và đánh đập. Tại sao? Tại vì hải trình lưỡi bò chứ không phải quần đảo Hoàng Sa.
Từ đây suy ra, nếu VN kiểm soát được vùng duyên hải của mình, tức là bề mặt biển hay hải trình đi lại thuộc VN, tự dưng HS sẽ bị vô hiệu hóa, hay ít lắm là cũng sẽ trở nên rất khó khăn quản lý.
Câu hỏi đặt ra là tại sao VC không có khả năng kiểm soát ngay chính vùng cận duyên hải trình thuộc địa lý VN? Quý vị nên nhớ, vùng cận duyên khác vùng viễn dương thuộc hải phận QT. Đường lưỡi bò của TQ bao gồm cả cận duyên VN lẫn lãnh hải QT. Vấn đề mắc mướu tại chổ nầy!
Không thể nói là một chính phủ quá nghèo và quá yếu đến nổi không thể bảo vệ bờ biển của mình. Về mặt quân sự, chỉ cần những giàn pháo binh hạng nặng đặt an toàn trong đất liền thì đã là những lợi thế khiến địch thủ phải gờm. Chưa kể máy bay hay những vũ khí chiến lược khác.
VN yếu hơn TQ về hải quân. Đúng. Nhưng đó là hải quân mạnh trên lãnh hải QT kìa. Thí dụ, hạm đội Hoa Kỳ có thể tung hoành khoảng cách xa Mỹ vạn dặm. Nhưng vùng cận duyên nước khác thì khó xâm phạm.
TQ rất láu cá, đường lưỡi bò chỉ nhắm vào VN là chính. Khống chế hải trình và ngư trường lẫn dầu khí. Chứ sự đi lại của QT thì không ảnh hưởng. Ấn Độ hay Hoa Kỳ hay nước khác nếu dùng hải trình QT nầy thì TQ không thể nào ngăn chận được. Điều nầy dĩ nhiên, vì nó thuộc luật QT, và TQ tính toán chi li lợi hại lời lổ, cũng như khả năng quân sự cũng giới hạn trên một bề mặt quá rộng.
Tóm tắt, không chừng những hòn đảo HS chỉ là diện, điểm là toàn cõi Nam Bang nước VN đấy
Việt Nam bị Bắc Thuộc mãi thế sao? - Trần Hoáng Nam
Đọc bài lịch sử Việt Nam của hai học giả Phạm Quân Khanh và Phạm Thị Tuyết Mai, rồi xem lại nguồn gốc Việt tộc như luận bàn đại cương về văn hóa của Việt Nam mình thì nước ta là một nước có văn hiến từ lâu. Văn hoá Việt đã đạt đến mức cao cả từ xa xưa nên đủ uy lực để bảo tồn được Việt tính và giữ vững sự trường tồn của dân tộc. Văn minh Việt là nền văn minh nhân tính, đó là đặc trưng của văn minh nông nghiệp. So với lịch sử của các xứ hậu bối như Mỹ được 238 năm, Á căn đình 203 năm (1811-2014), Ba Tây 125 năm (1889-2014), Canada 147 năm (1867-2014), Úc 113 năm (1901-2014), hay Israeli 65 năm (Do Thái, 1949-2014). Xét các xứ óc tiêu lịch sử về năm tháng khai sinh so với Việt Nam bề thế hơn 4000 năm văn hiến có thừa, xứ ta vốn vẫn là xứ đi trước về phương diện văn hiến. Theo định nghĩa về chiều dài lịch sử lập quốc cổ kim gian truân, gian khổ, xứ Việt ta là đàn anh của nhiều xứ khác. Như thế thì văn hiến phải là trạng thái phát triển nhất định của một dân tộc. Nó nói lên lối nhận định theo khuynh hướng nhằm khắc phục tình trạng nguyên khai lạc hậu và sự lập quốc sơ nguyên thấp kém để vươn tới cuộc sống ngày một phát triển hơn, tiến bộ hơn, cao đẹp hơn, với sự phong phú của đời sống vật chất và tinh thần, với sự xuất hiện ngày một nhiều những nhân tài của đất nước. Nó đánh dấu trình độ của một dân tộc đã đạt được trong quá trình sử dụng thiên nhiên, hoàn thiện đời sống xã hội và không ngừng trau dồi đào tạo ra những con người ưu tú cả về trí tuệ, lẫn phẩm hạnh và tài năng.
Văn hóa Việt Cổ Loa - Âu Lạc
THƠ Ý NGA: VIỆT GIAN VAN? GIỆT!
Giặc vào, tất cả tan tành
Chỉ còn ngụy đảng giả danh: chính quyền!
CHÍNH TÀ
LỆNH THƯ.
Văn gì có thể bất tử
Ngoại trừ HUYẾT LỆ TÂM THƯ
Của Người viết trang hùng sử
Hịch lưu từng nghĩa, từng từ.
Trong Hịch, nước mắt không dư
Máu anh hùng đã y như
Luân lưu từ thời quá khứ
Nuôi hoài MỐI HẬN NGHÌN THU.
Ý Nga, 8-2-2014
BÁO CHÍ VÀ HỌC GIẢ CÁC NƯỚC LÊN ÁN HÀNH ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG
BienDong.Net: Từ ngày 01/01/2014, Biện pháp sửa đổi của tỉnh Hải Nam thực thi “Luật ngư nghiệp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” có hiệu lực. Hành động mới này của Trung Quốc được dư luận quốc tế hết sức quan tâm, báo chí các nước đã đưa tin nhanh chóng về sự việc này.
Hầu hết các bài viết đều chỉ trích hành động này của Trung Quốc, coi đây như một bước leo thang mới gây tình hình căng thẳng ở Biển Đông.
Báo chí Mỹ có nhiều bài viết phê phán hành động đơn phương áp đặt các luật lệ đối với tàu cá ở Biển Đông. Tạp chí “American Interest” ngày 08/01/2014 có bài viết nhan đề “Trung Quốc quyết tâm trấn áp tàu cá nước ngoài tại Biển Đông” nhận định Trung Quốc đang từng bước tăng cường sự kiểm soát tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông; đồng thời cho rằng với việc Trung Quốc tiếp tục đe dọa các tàu cá nước ngoài ở Biển Đông mà Trung Quốc coi là sân nhà sẽ khiến cho cuộc chạy đua vũ trang hải quân đang lan tỏa khăp khu vực không có hồi kết và nguy cơ đối đầu sẽ leo thang.
NHÀ BÁO ĐOÀN TRỌNG PHỎNG VẤN G.S VÕ VĂN ÁI
Tình hình Giáo hội Phật Giáo VNTN hải ngoại tại Hoa Kỳ sau Giáo chĩ số 10
Hoa Đông, biển Đông: hoà hay chiến? - Việt-Long - RFA
Tình hình biển Hoa Đông căng thẳng thêm, với những lời lẽ và hành động leo thang của cả hai bên Nhật Bản lẫn Trung Quốc. Trung Quốc lại có dấu hiệu lăm le xác lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông. Liệu thùng thuốc súng châu Á sẽ nổ ở phía đông hay phía đông nam?
Thành quả của Chúng Ta trong UPR
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Con đường còn rất dài. Gian nan chờ trước mặt. Nhưng chúng ta sẽ cùng nhau bước với một nụ cười trên môi. Hạnh phúc không chỉ tìm gặp ở điểm đến cuối đường mà hiện hữu ở từng bước chân đi. Viết ra những thành quả này của các bạn như là một đóa hoa nhiều sắc màu để gửi tặng các bạn, những người đã nhọc nhằn nhiều ngày, thao thức nhiều đêm để thực hiện những công việc mà cách đây vài năm đã chỉ là một giấc mơ trong mỗi chúng ta.
*
Thành quả của chúng ta là những tiếng nói đến từ Việt Nam, những chứng nhân, những nạn nhân cụ thể nhất của vi phạm nhân quyền, có mặt tại Brussels, tại Geneva.
Thành quả của chúng ta là mở ra một mặt trận Nhân Quyền song song với những mặt trận khác của nhiều người. Một trận chiến có kế hoạch, đơm mầm từ những kết hợp và tuyên bố của các Công Dân Tự Do, sang cuộc vận động 0258, đến sự ra mắt của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, kéo đến kế hoạch UPR mà mỗi chiến thuật trong toàn bộ một chiến lược tổng thể đã gầy dựng nên tư thế, uy tín và hình ảnh những thanh niên thiếu nữ đang cầm cờ làm cuộc-cách-mạng-bước-ra-khỏi-sự-sợ-hãi bằng phương hướng công khai, minh bạch, trên con đường thằng tắp, đường đường chính chính.
ÐĨA XÔI ÐẬU XANH - Bút Xuân TRẦN ÐÌNH NGỌC
Chợ Chồm Hổm - như cái tên người ta đặt cho nó - ở lề đường đông đảo nhộn nhịp xe cộ này bị công an phường khóm theo lệnh trên dẹp đuổi miết mấy lần mà không được. Trước kia còn thời Việt Nam Cộng Hòa, cái chợ này cũng họp lai rai nhưng người thưa thớt, lèo tèo, khoảng dăm chục mỗi buổi sáng rồi đến trưa là tàn. Nhưng từ ngày Sàigòn sụp đổ, người ở các nơi túa đến, chẳng ai bảo ai mà ngôi chợ cứ thế đông dần. Số người họp từ một trăm, bây giờ người ta đã thấy cả mấy trăm. Lều vải khung tre che đỡ làm cái mặt hàng, từ vài chục bây giờ đếm không xuể.
Chuyện Bên Nga: Bi hài chuyện nhà vệ sinh ở Thế vận hội Sochi.
Chiện này làm mắc cỡ quá, nếu người "tham gia lưu thông" kế bên phát ra tiếng sấm vì bị Tào Tháo rượt, hoặc mặt đỏ ké vì táo bón kinh niên thì sao ?Lại một sáng kiến của Đỉnh cao Trí tệ ???? Người ngồi chờ địa hàng và hít thở đã luôn ....Hai bồn cầu trong một toilet, hay phòng vệ sinh có ghế ngồi chờ trở thành đề tài bàn tán hài hước trước khi Olympic Sochi khai mạc.
'Bồn cầu sinh đôi' là từ giới truyền thông nói về bức ảnh của phóng viên AP chụp hai bồn cầu trong một nhà vệ sinh nữ tại Trung tâm báo chí ở Olympic Sochi. Ban tổ chức Thế vận hội mùa đông ban đầu phủ nhận việc biết về nhà vệ sinh hài hước này, sau đó từ chối bình luận.
Nữ thủ tướng Thái có thể bị bay chức...
Mưu sự tại nhân, thành sự tại dân, là điều mà các đảng phải ở các nước dân chủ luôn đặt hàng đầu trong các cuộc bầu cử vào hầu hết các cơ cấu chính quyền từ thành phố, tiểu bang đến liên bang. Bà Yingluck đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng là hứa hẹn nhiều với nông dân, nhưng khi cầm quyền, bà không thực hiện được, trái lại còn làm thiệt hại đến túi tiền nông dân, là điều đại kỵ trong chính sách quốc gia.
Đi và Về - Huy Phương
Trở lại nơi mà chúng ta đã từ đó ra đi, hẳn là về. Nhưng nếu một gia đình sau khi ở Việt Nam vài tuần, đang sửa soạn hành lý ra sân bay, thì câu nói của chúng ta là: “Anh chị về Mỹ bình an!” mà không ai nói đi… Mỹ. Vậy thì đi đâu mà về đâu, hẳn nghĩa của hai tiếng “đi” và “về,” chẳng giống nhau!
Không Thích Chuyện Chính Trị - Huỳnh Quốc Bình - Nguyên Sang
LTG:Trong cộng đồng Tin Lành tại Oregon và hải ngoại, số người ủng hộ lập trường chính trị của tôi và cách hầu việc Chúa của tôi rất đông, nhưng số người có thành kiến với tôi cũng không phải là ít. Những người có thành kiến với tôi, khi thấy ai nhắc đến tên tôi thì để tỏ ra mình thiêng liêng hơn người khác, họ lập tức lên án tôi là “không lo hầu việc Chúa mà chỉ thích làm chính trị”. Làm sao tôi biết? Vì có những người Tin Lành chân chính khác, có cùng quan điểm, và cách suy tư giống tôi đã cho tôi biết như thế.
Cũng có những ông bà được người khác gọi là “sư” nhưng vì sợ tín hữu của họ bị tôi ảnh hưởng nên dặn dò rằng: “có đến tham gia sinh hoạt gì ở nhà thờ Tin Lành Nazarene bên ông Huỳnh Quốc Bình cũng nên cẩn thận, vì ông ấy luôn thích nói chuyện chính trị…”. Làm sao tôi biết điều này? Vì những tín hữu chân thật đó đã nói cho tôi biết có hiện tượng đó. Thật tình tôi không buồn những người tìm cách “dìm” tôi xuống, để họ được "cao" hơn, nhưng tôi thật sự thấy thương hại cho, bởi vì đã ở vị trí là "sư" là “con trời” rồi mà còn kém quá. (HQB)
***
Có người thích thắc mắc về vị trí của tôi trong giáo hội Tin Lành. Họ không thắc mắc những mục vụ tôi đảm trách, nhưng chỉ muốn biết tôi có thật sự là "sư" hay không? Có lẽ họ tưởng ai cũng thích làm "sư" theo kiểu có tiếng mà không có miếng nên mới thắc mắc như thế. Bài này tôi không giải thích cho mấy ông bà "thiêng liêng", tò mò tọc mạch đó, mà trân trọng giải thích cho những ai ủng hộ các việc làm của tôi để đọc chia sẻ.
Tôi là giáo sĩ tình nguyện, tôi và vợ con tôi sử dụng đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình để sinh sống và làm công tác mục vụ. Đây không phải là điều gì đáng ca ngợi nhưng tôi chọn cách hầu việc Chúa như thế. Các mục sư và giáo sĩ Tin Lành chân chính khác cần thiết nhận được sự trợ cấp của giáo hội hay của hội thánh địa phương để sinh sống và làm công tác mục vụ, vì họ đã hy sinh cả đời cho chức vụ mà họ chọn, chứ không giống thành phần chỉ cố tìm cho được chức “mục sư” để cho oai theo kiểu xác thịt, hoặc để ngồi không mà hưởng đồng lương từ tiền mồ hôi nước mắt của tín hữu.
Subscribe to:
Posts (Atom)