Monday, 30 April 2018

Lễ Giỗ những anh hùng tuẫn tiết - Mạc Phương Đính

Hàng năm nhân mùa Tưởng niệm Quốc hận 30/4, Viet Musium cuả ông Vũ Văn Lộc tại thành phố San José bắc California đều tổ chức Lễ Giỗ dành cho các vị anh hùng của quân lực VNCH đã tuẫn tiết, giữ tròn danh dự của những vị Tướng chết theo thành chứ nhất quyết không đầu hàng cộng sản.

Năm naycũng trong tinh thần đó, Ngày giỗ đã được tổ chức vào hồi 11 giờ sáng nay 29/4 tại khuôn viên Việt Musium, trước bức tường đá đen có hình ảnh của các vị anh hùng đã hy sinh trong ngày Quốc hận năm 1975..

Với khỏang trên hai trăm đồng hương và một số thân nhân, gia đình cuả các anh hùng tuẫn tiết cùng về tham dự Lễ Giỗ, Về phía chính quyền địa phương có ông bà Giám Sát Viên.Daves Corteses và đại diện Dân biểu Askara cùng nhiều nhân sĩ trong thành phố.

Sau đây là một vài hình ảnh chúng tôi ghi lại, xin được chia xẻ đến Quí Bạn Xa gần.



Đài iSaigon TV 24/24 giờ

Kính gởi quý Ông/Bà, Anh/Chị và các Bạn,
Hân hạnh thông báo:

6AM THỨ HAI 30 THÁNG 4 NĂM 2018 (GIỜ CALI),
kính mời quý vị xem đài

iSaigon TV

trên tổng đài Viettv24 (KHÔNG TỐN TIỀN)

Mọi người đều xem được trên TV, cell, iPad, iPhone, website.

Đây là đài TV đầu tiên phát hình toàn cầu 24/24 giờ hàng ngày, mong được phục vụ cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản.

Để phổ biến "Sức Sống Cộng Đồng", đài iSagon TV nhận chiếu video sinh hoạt của các hội đoàn (miễn phí). Vui lòng làm sẵn (edit) với thời lượng 1 giờ, gởi cho iSaigon TV qua email:isaigontv@gmail.com

Chúng tôi mong nhận được phê bình chân thành để học hỏi và cải tiến.  Trong bước đầu, chắc chắn còn nhiều thiếu sót.

Hãy tiếp tay iSaigon TV bằng cách chuyển email này đến quý hội viên, bà con, thân hữu.

Trân trọng,

Du Miên

"Cả Hàn Quốc, Triều Tiên đều không muốn Trung Quốc can dự vào bán đảo" - Hồng Thủy

Vận mệnh bán đảo Triều Tiên sẽ do dân tộc Hàn / Triều quyết định. Trung Quốc hay Hoa Kỳ đều không thể thao túng.

South China Morning Post ngày 28/4 đưa tin, Hàn Quốc đang tích cực chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, trong khi Trung Quốc sẽ không phải là một phần của các vòng đàm phán tiếp theo, dù Seoul vẫn cần sự hỗ trợ của Bắc Kinh.

Một nhà ngoại giao cấp cao Hàn Quốc giấu tên cho biết, Seoul muốn làm loãng ảnh hưởng của Bắc Kinh với bán đảo Triều Tiên, cho dù Trung Quốc vẫn là quốc gia chủ chốt trong khu vực.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tuyên bố chấm dứt 6 thập kỷ thù địch giữa hai miền, ông Kim Jong-un cũng cam kết sẽ nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo, mặc dù một lộ trình chi tiết chưa được đưa ra.

Với Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Triều Tiên trực tiếp đàm phán sẽ tốt hơn là có sự tham gia của Trung Quốc, bởi Bắc Triều Tiên phụ thuộc nặng nề vào quốc gia láng giềng này về dầu, thực phẩm và viện trợ nhân đạo khác.

Vợ chồng Tổng thống Moon Jae-in chụp ảnh lưu niệm cùng vợ chồng nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Nhà Hòa Bình, Vĩ tuyến 38. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Quốc Hận 1975 - 2018

quochan

HẢI QUÂN V.N.C.H. RA KHƠI, 1975 HƯỚNG VỀ SUBIC BAY

ĐIỆP MỸ LINH
Biên khảo

Trong khi những biến chuyển trọng đại xảy ra cho Hải-Quân V.N.C.H. thì…

 …Tối 29 tháng 4, ông Richard Lee Armitage rời Saigon bằng trực thăng và đáp xuống chiến hạm Blue Ridge thuộc Đệ Thất Hạm-Đội Hoa-Kỳ.

 Tại chiến hạm Blue Ridge, tuy không mang theo bất cứ một giấy tờ tùy thân nào, ông Armitage cũng vẫn yêu cầu được gặp Đề-Đốc Donald Whitmire – Tư-Lệnh Đệ Thất Hạm-Đội Hoa-Kỳ tại Thái-Bình-Dương.

 Khi gặp Đề-Đốc Whitmire, ông Armitage thỉnh cầu Đề-Đốc Whitmire liên lạc với Ngũ-Giác-Đài để được Ngũ-Giác-Đài xác nhận vai trò của Ông; đồng thời ông Armitage cũng nhờ Đề-Đốc Whitmire xin Ngũ-Giác-Đài cho phép trợ giúp Hải-Quân V.N.C.H.

 Sau khi được Ngũ-Giác-Đài cho phép, ông Armitage trở lại Côn-Sơn với hai chiến hạm Hoa-Kỳ, gặp Hạm-Đội Hải-Quân V.N.C.H.. Tại Côn-Sơn, ông Armitage chuyển sang Soái-Hạm HQ 3 và hướng dẫn Hạm-Đội Việt-Nam tiến về Phi-Luật-Tân.

 Thời gian này, Hạm-Đội Việt-Nam cũng chia thành nhiều nhóm nhỏ, do một sĩ quan thâm niên trong nhóm chỉ huy.


HẢI QUÂN V.N.C.H. RA KHƠI, 1975 - CHUYẾN RA KHƠI BI HÙNG


image001

ĐIỆP MỸ LINH
Biên khảo

Vào giữa tháng 4, ông Erich Von Marbod – phụ tá Bộ-Trưởng Quốc-Phòng (Assistant Secretary of Defense) Hoa-Kỳ –
cùng phụ tá của Ông là ông Richard Lee Armitage, đến Trung-Tâm Hành-Quân Hải-Quân bàn về vấn đề di tản Hải-Quân Việt-Nam. Ông Marbod và ông Armitage yêu cầu Hải-Quân soạn thảo một lệnh hành quân di tản, nhằm mục đích di tản tối đa Lực-Lượng Hải-Quân, gồm tất cả chiến hạm, chiến đỉnh, binh sĩ và gia đình.

Hải-Quân được yêu cầu đặt mìn phá những ụ nổi và cơ sở truyền tin của Hải-Quân. Hải-Quân từ chối, vì:
  • Nếu phải di tản, Hải-Quân sẽ ra đi sau cùng; vì vậy, cơ sở truyền tin rất cần thiết cho Hải-Quân.
  • Phá các ụ nổi sẽ gây nhiều tiếng nổ lớn và nhiều đám cháy, khiến đồng bào càng kinh hoàng thêm, tình trạng càng rối ren thêm.


Sunday, 29 April 2018

Thực Đơn Trong Ngày...

thucdontrongngay

"Sorrow About To Fall" written by Jeff Lynne....

Hậu Duệ VNCH
Mời nghe một bài hát hiếm hoi của một nhạc sĩ Mỹ viết về ngày 30 tháng 4 năm 1975 . Ngày mà theo người nhạc sĩ đó là một ngày tang thương đang đổ xuống Sài Gòn . Ở cuối bài hát diễn tả rằng có những tấm hình chụp được nhiều người trong đó , nhưng tất cả họ đều phải chạy , họ đã phải đi về đâu trước khi mặt trời lặn.
"Sorrow About To Fall" 
written by Jeff Lynne....
There's a silence in the city
There's nobody around
And everyone that we knew
Moved to higher ground
There's a shadow hanging overhead
It lingers there alone
Changing all we ever knew
The changes start to show
There's a sorrow about to fall
There's a sorrow about to fall
There's a new sound in the wires
And ears are to the ground
And everything that once was ours
Has slowly turned around
Something happened to the seasons
Started falling with the rain
And something changed forever
We gotta find a way
There's a sorrow about to fall
There's a sorrow about to fall
There's people in the photographs
But they all had to run
They went away to somewhere
Beyond the setting sun
There's a sorrow about to fall
There's a sorrow about to fall
There's a sorrow about to fall
There's a sorrow about to fall
Sorrow about to fall, fall, fall, fall
Sorrow about to fall
Sorrow about to fall
Sorrow about to fall
Bấm vào đây để nghe nhạc:

https://www.facebook.com/hauduevnch/videos/393398464468329/UzpfSTEwMDAwMjQ2NTY0ODE4MToxNzA3MzkwNTQ2MDE5Nzg0/

BÍCH HUYỀN - Lối cũ chẳng sao quên





Đường trần quên lối cũ
Người đời xa cách mãi
Tình trần khôn hàn gắn thương lòng...

(Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay -
Đoàn Chuẩn-Từ Linh) 

 



Vĩnh Phú, địa danh tôi muốn quên mà không thể nào quên. Trong suốt hơn mười năm qua và trong cả cuộc đời . K1, K2, K3, K4...những chữ số ký hiệu kinh hoàng. Của tôi. Của những người tù và gia đình họ. Ở rồi, đến rồi, đi rồi...mấy ai muốn quay trở lại? Vậy mà hôm nay tôi vẫn phải trở về đây. Cảnh vật không khác xưa là bao nhiêu dù thời gian trôi qua bốn năm rồi...
 
Những khẩu hiệu:"Chào mừng thành công Đại Hội Đảng 5" ,"Đảng Cộng sản Việt Nam - Người lãnh đạo Tài Tình", "Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm..." lem luốc màu đỏ vì nước mưa, chảy dài xuống như những dòng nước mắt pha máu ngoằn ngoèo trên từng bờ tường loang lổ, cũ kỹ. Ngay phía dưới lại có hàng chữ mang tính "pháp lệnh" bằng những lời thô tục "Cấm ỉa đái" . Có cả những nét chữ nguệch ngoạc chửi thề. Hình như không một ai để ý.
Ở cái ga xép èo uột gần tận cùng của đất nước này, những con người lam lũ, ngác ngơ, còn đang loay hoay với ký trà, bao gạo, rổ rá nhựa, nồi niêu xoong chảo, xấp vải Chợ Lớn hoa xanh, hoa đỏ...Che che, giấu giấu, tránh con mắt dòm ngó của bọn Công an kinh tế. Chính sách của Đảng đổi mới rồi, tự do buôn bán nhưng người dân lại khổ vì sưu cao thuế nặng.
 
Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi không đến trại Tân Lập bằng đường sông nữa.

THÔNG BÁO

Tiếng Nói Chính Phủ Pháp Định Việt-Nam-Cộng-Hòa. Trân trọng thông báo quí vị:
Vào lúc 8 giờ California USA, ngày 29/4/2018, tức 10 giờ trưa ở Việt-Nam, ngày 30/4/2018

Có buổi hội luận với chủ đề"Cách hành xử tiểu nhân của bọn cầm quyền CSVN đối với Quân Dân Cán Chính VNCH sau ngày 30/4/ 1975 như thế nào?"

Diễn giả Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm, Hội trưởng Cao Đài Giáo Hải Ngoại. Trân trong kính mời quí vị tham dự

Gs. Lê Nguyễn Công Tâm

TRANG BỊ KHI VỀ GIÀ



Trong 3 Quên: Quên hận thù với các chuyện khác, nhưng không bao giờ quên được Hận mất nước, bọn cộng sản và tay sai....

Sàigòn Ngày Tháng Cũ: Chương Một trong Hồi Ký "Những Người Tù Cuối Cùng" của PGĐ

Đúng ngày này 26 năm trước (29-4-1992) tại trại giam Hàm Tân Z-30D - 16 người tù cuối cùng ra khỏi trại giam, và một tuần sau 4 ông tướng (Lê Minh Đảo, Trần Bá Di, Lê Văn Thân, và Đỗ Kế Giai) cũng được thả ra sau 17 năm khổ sai lưu đầy. Để kỷ niệm, xin gửi đến quý vị Chương Một (trong 17 chương) của cuốn hồi ký: "Những Người Tù Cuối Cùng" của tác giả Phạm Gia Đại về "Sàigòn Ngày Tháng Cũ".
Chương một:
 
Chợ Bến Thành - Sàigòn
Sàigòn Ngày tháng cũ
S
uốt bao nhiêu năm nhưng tôi vẫn không sao quên được những ngày tháng cuối cùng của Sàigòn mà tôi đã sống trong đó. Những ngày thành phố lâm trọng bệnh đi vào cơn hấp hối như người đang khoẻ mạnh bỗng chốc vướng vào chứng nan y, nhưng Sàigòn vẫn anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng rồi mới chịu buông xuôi hai tay trước định mệnh uất nghẹn thương đau.
Tôi cũng không thể nào quên nổi vì đâu mà cả chế độ của một quốc gia hùng mạnh như Việt Nam Cộng Hòa, lúc đó phát triển ngang hàng hay hơn nếu so sánh với Thái Lan, Phi Luật Tân, Đại Hàn, hay Đài Loan, đã phút chốc bị tan tác như xác pháo. Vì đâu mà hầu như nguyên một chế độ theo chân nhau vào tù trong bàng hoàng và tủi hận…

Kết thúc chiến tranh Triều Tiên sau gần 70 năm, Tổng thống Trump xứng đáng Nobel Hòa bình?


Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (Ảnh: Lynne Sladky/AP)

Triều Tiên và Hàn Quốc đã cam kết chấm dứt chiến tranh kéo dài hàng thập kỷ hôm thứ Sáu (27/4) và hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Kết quả của Hội nghị thượng đỉnh liên Triều đã đặt ra giả thiết Tổng thống Trump, hay ông Moon, thậm chí ông Tập sẽ đạt giải Nobel Hòa bình, theo Business Insider.

Một số người thuộc cánh tả trong giới chính trị Hoa Kỳ, một số chuyên gia quan hệ quốc tế, và những người tán thành thống nhất Triều Tiên đã nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump xứng đáng với sự ghi nhận cho những đóng góp lớn lao của cuộc đàm phán.

Một số người còn nói rằng ông Trump có lẽ sẽ chiến thắng giải Nobel Hòa bình.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cam kết trong hội nghị thượng đỉnh lịch sử hôm 27/4 rằng sẽ kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Cuộc chiến này về mặt kỹ thuật vẫn đang diễn ra từ năm 1950 đến nay, bởi nó chỉ “tạm ngưng” do một hiệp định đình chiến chứ không phải hiệp ước hòa bình.

Vợ Kim Jong Un ‘tay trong tay’ với Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc

Triều Tiên
Cuộc gặp lịch sử giữa hai đệ nhất phu nhân Hàn Quốc và Triều Tiên (Ảnh: Daily Mail)

Tóm tắt bài viết

  • Đệ nhất phu nhân của Triều Tiên và Hàn Quốc đến với nhau và gặp gỡ lần đầu tiên vào bữa tối của Hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
  • Cuộc gặp lịch sử giữa vợ của Kim Jong -un, Ri Sol-ju và bà Kim Jung-sook, vợ của Tổng thống Moon Jae-in
  • Hai đệ nhất phu nhân dường như vui mừng bởi gặp gỡ, nắm chặt tay và Kim Jung-sook cười hạnh phúc.
Sau khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc có cuộc gặp lịch sử tại Hội nghị liên Triều hôm 27/4, các Đệ nhất Phu nhân của hai quốc gia cũng đã gặp gỡ nhau trong một bữa tiệc tối cùng ngày, theo Daily Mail.
Cuộc gặp giữa cô Ri Sol-ju, vợ ông Kim Jong Un và bà Kim Jung-sook, phu nhân Tổng thống Moon Jae In, cũng được coi là một sự kiện lịch sử.
Cô Ri Sol-ju đã băng qua biên giới tại khu vực phi quân sự và đặt chân tới lãnh thổ Hàn Quốc hôm thứ Sáu (27/4) để tham gia tiệc tối được tổ chức bởi Tổng thống Moon..

Đường ra Vĩnh Phú - Bích Huyền

Ngồi trong toa của con tàu Thống Nhất, tôi vẫn chưa hoàn hồn. Tay khư khư ôm chặt chiếc túi xách trong lòng, tôi nhìn theo Diễm đang cố len lỏi tìm lối ra giữa những người đang đứng lố nhố tranh giành nhau xếp đồ đạc. Gần ra tới cửa, Diễm còn ngoảnh lại nhìn tôi, đôi mắt đỏ hoe. Tôi cũng khóc. Nước mắt tôi làm nhòa đi hình ảnh Diễm trong giây phút ngắn hai chị em chia tay nhau. Diễm như bị xô xuống khỏi con tàu...

Xa xa, sân ga Bình Triệu dưới những ngọn đèn vàng vọt không đủ sáng, cảnh tượng vô cùng hỗn độn. Người đi, kẻ lại, người mang, kẻ vác... xô đẩy, chen lấn nhau. Tiếng la hét, tiếng gọi nhau í ới trên một khoảnh đất gồ ghề, tăm tối. Tôi cũng vừa từ đám đông đó lên đây. Bọn cán bộ nhà nước được lên tàu trước từ ga Phạm Ngũ Lão, trên những toa riêng hoặc những toa có giường nằm...


Vì hiểu sai về hạn dùng, 90% người Mỹ ngay cả người Việt Nam cũng vậy! Họ đã phạm sai lầm là vứt bỏ thực phẩm và thuốc quá sớm.

1/. Thực phẩm

image 
Họ nghĩ rằng thực phẩm sẽ không còn dùng được sau ngày qui định đó, trong khi thật ra ý nghĩa đúng nhất mà các nhà sản xuất muốn nói đến là thực phẩm sẽ đạt tình trạng tươi tốt nhất vào ngày qui định trên nhãn hiệu, chứ không phải là sẽ bị hư hỏng ngay sau ngày đó.  

Dân biểu Mỹ trình nghị quyết Tháng Tư Đen và dự luật trừng phạt CSVN vi phạm nhân quyền

Dân biểu Mỹ trình nghị quyết Tháng Tư Đen và dự luật trừng phạt CSVN vi phạm nhân quyền

Dân biểu Alan Lowenthal từ California trong tuần vừa qua đệ trình lên Hạ Viện Hoa Kỳ một nghị quyết ghi nhận 43 năm ngày Sài Gòn thất thủ, và biến cố đau thương với sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa.
Nghị quyết Tháng Tư Đen vinh danh tinh thần phục vụ của quân nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu và hy sinh để bảo vệ cho tự do và chính thể cộng hòa trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Đồng thời, nghị quyết cũng tưởng nhớ đến hàng trăm ngàn người đã bỏ mình trên đường tìm tự do, hành trình của hàng triệu người Việt đã sống sót và tìm đến bến bờ tự do tại nhiều quốc gia trên thế giới. Và cuối cùng là ghi nhận sự thành công và đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt đối với Hoa Kỳ trong 43 năm qua.
Nghị quyết Tháng Tư Đen được 19 dân biểu liên bang thuộc lưỡng đảng đồng bảo trợ.
Cũng trong tuần vừa qua, Dân biểu Chris Smith từ New Jersey đệ trình lên Hạ Viện một dự luật có được sự ủng hộ lưỡng đảng với mục đích nêu lên vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam (Vietnam Human Rights Act) nếu được thông qua, sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt về du lịch và tài chánh đối với các viên chức CSVN vi phạm nhân quyền. Dự luật mới cũng kêu gọi CSVN trả tự do cho các tù nhân lương tâm, ngưng đàn áp các nhà hoạt động dân chủ, và xác định Hoa Kỳ sẽ yểm trợ cho các hoạt động tự do Internet, chống tệ nạn buôn người và hỗ trợ các dân tộc thiểu số.
Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam cũng sẽ đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC của các quốc gia cần quan tâm đặc biệt vì vi phạm tự do tôn giáo.
Luật này kêu gọi Việt Nam cho phép hai đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) và Á Châu Tự Do (RFA) được tự do hoạt động tại Việt Nam.
Và sau cùng, dự luật xác định mọi sự mua bán vũ khí giữa Hoa Kỳ và Việt Nam phải dựa trên điều kiện Việt Nam sửa chữa hồ sơ nhân quyền.
Huy Lam / SBTN

Chiến Hạm Không Người Lái Đầu Tiên Của Hải Quân Hoa Kỳ

Từ thời cổ đại cho đến bây giờ, khi nói đến chiến tranh là nói đến vũ khí. Bởi vì vũ khí gần như là một dụng cụ, yếu tố, cần thiết để chiến thắng. Từ khi biết dùng ngựa, con người đã có thể mở rộng chiến tranh qua những vùng lân cận. Sau khi phát minh ra chiếc bánh xe và thuyền buồm, thì chiến tranh đã bành trướng ra ngoài biên giới của quốc gia. Và rồi những chiếc máy bay cùng phi đạn đã đem chiến tranh đến bất cứ chỗ nào trên mặt quả địa cầu. Ở kỷ nguyên khoa học tân tiến, ngày nay, chúng ta vẫn được đọc và thấy những kỹ thuật mới với những từ ngữ “robot - máy tự động" và “intelligence - trí thông minh”, đôi khi gộp chung lại để trở thành “artificial intelligence - trí thông minh tạo”. Ông Alfred Nobel chế ra chất nổ để giúp cho kỹ nghệ hầm mỏ và kiến tạo. Thế nhưng kỹ nghệ chiến tranh đã dùng nó để làm thành vũ khí. Tương tự như kỹ nghệ hạt nhân được phát minh để giải quyết vấn đề thiếu năng lượng, nhưng đã được dùng để chế tạo ra bom nguyên tử, những robot đã đi ra khỏi nhà máy để trở thành vũ khí tự động. Máy bay oanh tạc không người lái đã tung hoành trên không, và bây giờ chiến hạm không không người lái (không thủy thủ đoàn) đã có mặt trên biển.. Tuy mới chỉ là chiếc chiến hạm không thủy thủ đầu tiên trên thế giới, chiếc Sea Hunter (Thợ Săn Trên Biển) của Hoa Kỳ, đã mở đầu cho kỷ nguyên chiến tranh của những “máy móc và vũ khí chiến tranh tự động." Mời quý vị đọc bài chuyển ngữ của Lâm Viên về chiếc chiến hạm Sea Hunter “không thủy thủ đoàn" này để cùng tự hỏi rằng: “những phát minh mới về vũ khí thông minh sẽ đưa con người về đâu?”


TƯỞNG NHỚ Những người trong Gia đình Tư pháp Việt Nam đã thiệt mạng dưới chế độ cộng sản dã man tàn bạo - LS ĐOÀN THANH LIÊM



Ngành Tư pháp của Việt nam Cộng hòa bao gồm hệ thống các Tòa án Dân sự, Tòa án Hành chánh, Tòa án Quân sự - với các nhân viên gồm Thẩm phán, Lục sự, Thư ký v.v... Giới Luật sư được tổ chức thành hai Luật sư Đòan Tòa Thượng Thẩm Sài gòn và Tòa Thượng Thẩm Huế.

Sau ngày 30 tháng 4  năm 1975, đa số các  vị Thẩm Phán thuộc Tối Cao Pháp Viện, các Thẩm phá thuộc Bộ Tư Pháp, các Thầm phán thuộc hai Tòa Thượng Thẩm Sai Gon, Huế và  các thẩm phán thuộc các Tòa Sơ Thẩm  đểu phải đi tù " cải tạo" . Các Luật sư vì nằm ngòai guồng máy chánh quyền, nên không phải đi tù cải tạo. Tuy nhiên cũng có một số Luật sư bị đi tù vì lý do chính trị, điển hình như các Luật sư Trần Văn Tuyên, Nguyễn Lâm Sanh v.v...Ngòai ra có một số Giáo sư các Đaị Học Luật Khoa Việt Nam cũng bị đưa đi tù cải tạo như GS Bùi Tường Huân, GS Vũ Quốc Thông, GS Mai Văn Lễ.  Cựu Đại sứ VNCH tại Anh quốc LS Lê Ngọc Chấn,  vị Chưởng Khế tại Saigon Cụ Nguyễn Bích Lưu, cũng bị bắt đi tù cải tạo. Tất các vị trên đã qua đời sau khi ra tù.


CHIẾN TRANH VIỆT MINH-PHÁP? - Trần Gia Phụng


Sau khi sáchChiến tranh 1946-1954, từ chiến tranh Việt Minh-Pháp đến chiến tranh ý thức hệ Quốc-Cộng được nhà xuất bản Tự Lực phát hành tại California vào tháng 3-2018 và quảng cáo trên Internet, có độc giả ở xa e-mail hỏi người viết tại sao lại gọi chiến tranh 1946-1954 là chiến tranh Việt Minh-Pháp?

Lý do câu hỏi nầy có thể vìtrước đây, người ta thường quen gọi chiến tranh 1946-1954 là “Chiến tranh Việt-Pháp”, hay là “Cuộc kháng chiến chống Pháp”.  Nếu gọi như thế, có nghĩa là xem cuộc chiến nầy xảy ra giữa toàn dân Việt với người Pháp.Trong thực tế, chiến tranh xảy ratối 19-12-1946 không phải giữa toàn dân Việt với người Pháp, mà là giữa mặt trận Việt Minh và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) với người Pháp.  Việt Minh và đảng CSĐD chỉ là một thành phần nhỏ trong toàn dân Việt mà thôi, nên không thể gọi là chiến tranh Việt-Pháp.Lý do chiến tranh chứng thực điều nầy.

1.-  LÝ DO CHIẾN TRANH

Tháng 8-1945, Việt Minh và đảng CSĐD cướp chính quyền, thành lập nhà nước cộng sản đầu tiên ở Á Châu là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH).  Khi làm lễ ra mắt ngày 2-9-1945 tại Hà Nội, Hồ Chí Minh hô hào cương quyết chống Pháp đến cùng, nguyên văn như sau: “Nếu Pháp đến xâm lăng lần nữa thì chúng tôi xin thề: không đi lính cho Pháp, không làm việc cho Pháp, không bán lương thực cho Pháp, không đưa đường cho Pháp.” (Tô Tử Hạ và nhiều tác giả, 60 năm chính phủ Việt Nam, Hà Nội: Nxb. Thông Tấn, 2005, tr. 26.)

Bonjour Hanoi! - Đặng Mỹ Hạnh

Tạ Hiện phố, chỉ cần một ly bia hơi và lập bập vài câu tiếng Anh bồi là có thể giao thiệp với đủ loại Tây ở đây. Những chiếc ghế nhựa con con mà dân Việt vẫn quen ngồi dễ khiến những dáng hình quá khổ phải khổ sở vì đầu gối chỉ chực đụng tới cằm. Quán bar Local với cô chủ highlight tóc vàng hoe đang lúi húi lau dọn sau quầy bar. Vì tôi  đến vào giờ vắng khách (trước 9 giờ đêm) nên mọi thứ chỉ có nửa giá. Con đường lát đá, phía trên vẫn còn in lại những tường vàng, cửa sổ xanh theo kiểu kiến trúc thuộc địa. Dàn đèn đường lamp post kiểu cổ bằng đồng được gắn trên lầu một. Buổi tối ở đây thực sự là một tụ điểm ồn ã của đám thanh niên Tây, Ta. Nơi đây trước đây vốn là một góc tấp nập người Hoa ở Hàng Buồm. Chính giữa con phố Tạ Hiện này là cái rạp tuồng Quảng Lạc, chốn ăn chơi của đám công tử Hà Thành ngày xưa. Tôi chẳng biết có bao nhiêu Hắc Bạch công tử xứ Bắc từng đốt tiền để chiều lòng các công nương. Cái dấu tích của Quảng Lạc vẫn còn đấy, được trao lại cho Nhà hát Kịch Hà Nội nhưng vẫn chỉ là cái vỏ. Giờ đây là Club 1900 Le Théâtre, cái tên với đầy đủ các thăng giáng của văn hóa Pháp và là chốn lui tới của bao đám trẻ từ Tây tới Ta ăn đêm.
bonjour-ha-noi5

CHUYỆN "VUI" 30/4 (NGUYỄN TƯỜNG THỤY)

“…Họ giàu có là phồn vinh giả tạo, còn ta tuy nghèo đói nhưng mà là nghèo đói thật. Hiểu chưa?...”
Image result for 30 tháng Tư 1975
Tiểu phẩm
Tù nhân: Thưa cán bộ, hôm nay là ngày gì mà treo nhiều cờ thế ạ?
Quản giáo: Hôm nay 30/4 là ngày giải phóng miền Nam, có thế mà không nhớ hả?
TN: Giải phóng khỏi cái gì ạ?
QG: Giải phóng khỏi sự xâm lược của đế quốc Mỹ chớ sao.
TN: Nhưng đế quốc Mỹ rút hết quân sau hiệp định Pa ri rồi cơ mà, chỉ còn người Việt Nam với nhau.
QG: Thì giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách kìm kẹp của chế độ ngụy.
TN: Nhân dân miền Nam bị kìm kẹp thế nào ạ?
QG: Chế độ ngụy thực hiện chính sách ngu dân, học sinh phải 12 năm mới học xong chương trình phổ thông, còn chế độ ta chỉ cần 10 năm. Không có tem phiếu để mua nhu yếu phẩm, không có đảng soi đường chỉ lối, không có lãnh tụ để tôn thờ.... Nghĩa là sống một cuộc đời rất tăm tối. Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Cuộc đời đau suốt trăm năm
Chim kêu trên tổ, cá nằm dưới ao.
TN: Chim kêu ríu rít trên tổ, cá lội tung tăng dưới nước thì tự do quá chứ còn gì nữa ạ?
QG: Í nhầm, là “chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao”. Nói chung đồng bào miền Nam khi chưa được giải phóng thì rất nghèo khổ.
TN: Nhưng em thấy "giải phóng" xong, ta toàn vào miền Nam khuân của về, nghĩa là ta nghèo so với họ, họ có nhiều thứ ta không có?
QG: Họ giàu có là phồn vinh giả tạo, còn ta tuy nghèo đói nhưng mà là nghèo đói thật. Hiểu chưa?
TN: Phồn vinh giả tạo nhưng đầy đủ, so với cái nghèo đói thật thì cái nào hơn ạ?
QG: Không được hỏi khó cán bộ. Xuống biệt giam.
Nguyễn Tường Thụy

Saturday, 28 April 2018

Ý nghĩa sau mỗi món ăn trên bàn tiệc hội nghị liên Triều

Trang thông tin chính thức của chính phủ Hàn Quốc đã đăng tải thông tin về tiệc chiêu đãi do Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Phu nhân Kim Jung-sook chủ trì sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều, dẫn nguồn tin từ phát ngôn viên Nhà Xanh Kim Eui-kyeom.
Theo đó,  buổi tiệc sẽ diễn ra ở phòng tiệc trên tầng 3 Ngôi nhà Hòa bình với sự tham dự của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, phu nhân Ri Sol-Ju cùng 26 thành viên đoàn tháp tùng của Triều Tiên. Được biết, các thành viên trong phái đoàn của phía Bắc là những người từng đến Hàn Quốc, phụ tá cấp cao cho ông Kim, hoặc các ca sĩ, diễn viên tới tiến hành công diễn. 
Phái đoàn miền Nam sẽ có Tổng thống Moon Jae-in cùng phu nhân và 32 nhân vật tháp tùng, trong đó có nhiều quan chức cấp cao của Hàn Quốc. 

Tháng Tư… Ngu! - Tạp Ghi Huy Phương


Trước hết, tôi xin tự kiểm điểm cái ngu của bản thân mình trước, trong hàng nghìn cái ngu của thiên hạ, vì ngu mà phải mất nước, “lỗi tại tôi mọi đàng” hay “tôi làm tôi mất nước.” Là một cán bộ chiến tranh chính trị trung cấp, hết làm tâm lý chiến, rồi chính huấn, tức là huấn luyện chính trị cho hàng nghìn tân binh tại một trung tâm huấn luyện lớn nhất nước, mà khi nghe Cộng Sản vào đến Sài Gòn, không chịu tìm đường chạy, vì cứ nghĩ mình gốc nhà giáo, hòa bình rồi, đi ‘học” mấy ngày rồi về dạy học lại!

Tôi ngu vì đã suy diễn hay hiểu sai thời gian đi “học tập,” nên chỉ đem theo 10 gói mì ăn liền Vifon, để ăn sáng trong 10 ngày, ngày thứ 11 đã ăn cơm nhà rồi!