LGT: Nhà thơ Như Thương tên thật Phạm Kim Hương, con gái cựu Trung Tá Phạm Công Cẩn, nguyên Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng Chi Khu Buôn Hô, tỉnh Darlac.Niên trưởng Phạm Công Cẩn xuất thân Khoá 5 Trừ Bị Thủ Đức. Phu nhân ông đã qua đời năm 2001. Hiện ông sống tại Florida, Hoa Kỳ.
Ảnh mới nhất: Niên trưởng Phạm Công Cẩn và Như Thương, đầu xuân Ất Mùi 2015.Xin được nói thêm. Như Thương là người đã hạ cờ máu của Việt Cộng tại Florida Atlantic University và sau đó thay bằng cờ VNCH. (*)Trước hết kính mời quý niên, huynh trưởng và quý độc giả đọc các bài thơ Tháng Ba (Ban Mê Thuột mất vào tay quân Cộng Sản Bắc Việt ngày 10 tháng 3 năm 1975), tiếp theo chúng tôi sẽ đăng tãi các bài thơ Tháng Tư.Trân trọng,Alfa Đặng Sơn Hà. THÁNG BA QUỐC HẬN
Như Thương* * *CÚI HÔN ĐẤT RỪNGEm ơi rừng có còn xanh
Núi còn đá thẳm lượn quanh với đời
Đất ơi bụi đỏ đâu rồi
Mà sao hoang phế một trời quạnh hiu
Hoàng hôn suối nghẹn dòng chiều
Thả trôi hoa dại, đá xiêu xiêu buồn
Tìm đâu thác đổ thượng nguồn
Ngàn năm tiếng vọng cúi hôn đất rừng
Đường mòn độc đạo nửa chừng
Thôi đành mất dấu em từng đi qua
Quỳ vàng tìm mãi em à
Đến phai vạt nắng, đến tà huy rơi
Em đâu, em hỡi, em ơi...
Rong rêu đã phủ chơi vơi tháng ngày
Xưa em ngồi với trời mây
Với chim, với gió - chốn này núi đôi
Tháng Ba hoa trắng muộn rồi
Tang em vội vã góc đồi cà phê
Áo em trắng cõi Đi Về
Hôn em, hôn cả Banmê mùi rừngNhư Thương.
ĐOẠN TRƯỜNG MỘ KHÚCBốn mươi năm thịt xương giờ thành đất
Tuổi tên anh đã hóa kiếp thiên đàng
Bom chẳng còn vọng lại tiếng rền vang
Thành quách cũ đã quên lời khóc ngất?
Khuôn mặt anh, hỡi người em yêu dấu
Em nhìn ra hộp sọ, mắt vô hồn
Phút yêu em, tình chồng vợ tân hôn
Vẫn thấp thoáng về trong em đau đáu
Thẻ bài ơi, số quân người lính trận
Đêm hỏa châu rực sáng bót đồn canh
Phút vinh quang cờ bay lộng cửa thành
Anh nằm xuống còn nghe lời vợ khấn
Ngón tay anh ngày xưa bóp cò súng
Sao giờ đây lại xương xẩu thế này
Đôi giày Saut vinh hiển khắp trời mây
Buồn mục rửa, chôn đất nâu ướt sũng
Bi đông lính nằm gần anh rỉ sét
Đâu chiến hào tưới giọt rượu xung phong
Ê… Mầy ơi, viên đạn cuối lên nòng
Là lần chót, Tao nghe mùi đạn khét
Con dế nhỏ bên mộ anh rền rỉ
Tiếng khuya về rừng rụng lá lao xao
Chẳng tiếng em - tiếng gọi của ngọt ngào
Con đã lớn, gọi tiếng ba chưa nhỉ?
Bốn mươi năm em giữ niềm chung thủy
Trong cô phòng tưởng mình trẻ như xưa
Anh bây giờ tóc đã bạc hay chưa
Trong mộ đất nhúm tóc xanh yên nghỉ
Giờ em khóc tiễn hồn anh cát bụi
Vấn khăn tang em cung mệnh một mình
Em lạy anh, cúi lạy một chữ tình
Trong hương khói tà dương chiều khuất núiNhư Thương
(Viết cho những người vợ đi tìm mộ chồng là lính trận VNCH)
MẢNH TANG LÒNGAnh Linh, xương máu, núi sông
Vẳng kèn Tử sĩ ngóng trông anh về
Lắt lay sương phụ ngõ quê
Lạy chồng xin giữ lời thề sắt son
Anh ơi trống vắng đêm mòn
Trăm năm biền biệt dẫu còn thương yêu
Tìm anh giữa chốn xanh rêu
Mới hay đứt đoạn gối thêu ân tình
Con - Em giờ chỉ một mình
Khăn tang hương khói phủ hình bóng anh
Còn thân xác đổ bên thành
Đất nâu vùi lấp vây quanh bạn bè
Buông tay súng vẫn còn nghe
"Mày ơi, sao vậy..." tao che đạn thù
Hai người lính giữa thâm u
Máu tràn thấm ngực nghìn thu tuôn dòng
Quê hương một mảnh tang lòng
Tháng Tư còn đấy một giòng đau thương
Triệu khăn sô của đoạn trường
Còn chăng oan khuất vấn vương chốn nàyNhư Thương.
PHỐ NÚI BUỒN KHÔNGTháng Ba phố núi buồn không
Hay đem giọt lệ thả dòng suối khô
Lá rừng rụng xuống phủ mồ
Giày Saut, áo trận điểm tô sơn hà
Sao thầy cô bạn khóc òa
Sân trường lặng lẽ tìm tà áo em
Nghe trong đạn pháo nửa đêm
Hoa Xuân vừa đến bên thềm tả tơi
Hỗn mang một cõi đất trời
Nước non biến loạn Ngày Mười Tháng Ba
Khuya em lạc mẹ mất cha
Sau lưng khói lửa nhạt nhòa tuổi thơ
Bên đường bom đạn tình cờ
Con ôm vú mẹ đâu ngờ tử sinh
Ngày tàn một cuộc chiến chinh
Sắc lan tím thẫm trăm nghìn thẳm sâu
Địu con lên rẫy lệ sầu
Suối rừng nghiêng ngả trong bầu hồ lô
Núi ơi khóc vạn nấm mồ
Sương mù trắng xóa khăn sô một đời
Tháng Ba ai khóc cho người
Khóc cho non nước một trời tang thươngNhư Thương
(Viết để nhớ ngày mất Ban Mê Thuột 10/3/75)
PHỐ NÚI LÂM CHUNGCon thấy Chúa đứng che tầm đạn pháo
Thấy tay Người giang rộng cả màn đêm
Thấy xác người phủ lên một màu máu
Thấy thây ai nằm gục ngã bên thềm
Thềm nhà Thánh đâu bình an ngự trị
Đâu lời kinh ca tụng Chúa Chiên Lành
Hồi chuông đổ loan tin mừng đâu nhỉ?
Vợ tìm chồng,anh đâu hỡi...hỡi anh?
Đêm tối quá làm sao tìm ba mẹ
Lạc mất rồi trăm phương hướng bom rơi
Cây ngả nghiêng, đổ bóng rừng đơn lẻ
Em co mình khóc rưng rức mẹ ơi!
Nghe đất rung mà lòng con kinh hãi
Phút tối tăm hỏa ngục của Đêm-Ngày
Xin chở che, con nép mình cỏ dại
Tượng Chúa hiền sao bom đạn bủa vây
Phố bụi đỏ khóc những ngày binh biến
Muôn vì sao tắt lịm giữa trùng trùng
Chuỗi Mân Côi con dâng lời cầu nguyện
Xin đoái thương giờ phố núi lâm chungNhư Thương
(Viết để nhớ Ban Mê Thuột, Tháng Ba)
THÁNG BA,
THÁNG TƯ BỤI ĐỎGiỗ em, tang trắng Tháng Ba
Nắm xương tìm thấy… em à, Tháng Tư
Điếng lòng ta một tiếng... ừ...
Ngày em đi biệt chẳng từ giã nhau
Chỉ như bụi đỏ thẫm màu
Cuốn em đi mất, ngất sầu lòng ta
Giấu trong gạch đổ phố xa
Dấu chân em đã nhạt nhòa. Hoa rơi
Tháng Ba bụi đỏ ngất trời
Tìm em không thấy nửa đời nhớ em
Nửa đời còn lại là đêm
Không trăng sao chỉ chùng thêm cõi lòng
Mơ em ở giữa mênh mông
Giữa quỳ vàng rực bên sông dặm nghìn
Khấn em hương khói tội tình
Giấu trong góc nhớ riêng mình rưng rưng
Ta van bụi đỏ xin đừng
Đem em đi mất nửa lừng trời khôngNhư Thương.
THÁNG BA,
RỪNG THÔI TRỔ LÁHỏi khuya phủ bóng trăng tà
Rừng thôi trổ lá Tháng Ba bụi mờ
Đạn bom cày nát tình cờ
Vạt quỳ gục ngã khuất bờ tử sinh
Lối mòn vẫn dạ chung tình
Từ buôn làng cũ in hình dấu trăng
Gùi khoai, gùi bắp, gùi măng
Gùi bông bí nụ. Ngực căng suối mềm
Gùi cành lan tím êm đềm
Còn vương nhánh gãy… gùi đêm hoang tàn
Em qua thác đổ trên ngàn
Cạn khô nguồn nước trăng vàng bơ vơ
Tiếng rừng thổn thức lặng chờ
Đại ngàn réo gọi sương mờ âm vang
Suối trong veo ở đâu Yàng
Mạch tuôn nhuộm đỏ buôn làng Kosier
....Váy em trôi giạt xuân thì (*)
Ta nghe rừng khóc, ôm ghì tiếc thươngNhư Thương
(*) Các cô gái Thượng mặc váy,
chết xác trôi theo giòng suối.(*)
Thursday, 26 March 2015
Thơ chủ đề: Tháng Ba và Tháng Tư Quốc Hận Như Thương
Chỉ Còn Một Phút Trước Nửa Đêm - Trần Mộng Lâm
Cách
đây ít lâu, theo dõi tin tức từ Việt Nam liên quan đến việc bảo vệ đất nước,
người ta nhận thấy có phong trào người dân
muốn biết trong đó xuất hiện những nhân vật thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi,
đàn ông cũng như đàn bà, lần lượt xuất hiện với tấm bảng ghi những chữ viết : «Chúng
tôi muốn biết» để hỏi nhà cầm quyền đương thời về việc có hay không có các điều
ghi trong cái gọi là mật ước Hội Nghị Thành Đô.
Không
hiểu đến ngày hôm nay, những người này có nhận được câu trả lời thoả đáng hay
chưa, hình như chưa thì phải,nhưng không thấy xuất hiện những nhân vật khác kế
tiếp. Tuy nhiên, câu chuyện này làm ta nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn ngày xưa,
khi cô bé quàng khăn đỏ hỏi con chó sói : Thế hàm răng của bà (vì cô vẫn tưởng
con sói là bà của cô) dùng để làm gì ?? Thật tội nghiệp cho cô bé ngây thơ !!
Mật vụ CS bắt cóc blogger Đoan Trang
CTV Danlambao - Lúc 15:45’ chiều nay, 26/3/2015, lực lượng an ninh CSVN đã bất ngờ ập đến bắt cóc blogger Phạm Đoan Trang khi cô đang đi cùng gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng đến gặp đại sứ quán Mỹ và Liên minh Châu Âu.
Blogger Trịnh Anh Tuấn (Gió Lang Thang) - người chứng kiến vụ việc cho biết, Đoan Trang bị 3 viên an ninh thường phục gồm 2 nam và 1 nữ xông đến vây bắt ngay trước Nhà hát Lớn, đầu đường Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ngay sau đó, bọn chúng ép nữ blogger này lên một chiếc xe biển số xanh của bộ côn an (biển kiểm soát 80B-2530) rồi đưa đi mất tích.
Đôi Mắt Của Trái Tim
Celine Dion có một bài hát “Because You Love Me”, lời ca viết rằng: "Nếu em không nhìn thấy, anh sẽ là mắt em, nếu em không thể nói, anh sẽ là tiếng em". Lời bài hát đã khiến tôi nhớ đến một đôi vợ chồng mù ở trong thôn của bà ngoại.
Đôi vợ chồng mù trong thôn bà ngoại tôi năm nay đã sắp sửa tám mươi tuổi, đã có một đàn con cháu.
Jukebox: 25 Best Songs From Classic Movies
In 2004, the American Film Institute held a survey to decide what the greatest cinema tunes of all time are. The top 100 songs that were selected included great artists such as Fred Astaire and Barbra Streisand. Here are our 25 favorite songs from the list, which will take you back to magical moments in cinematic history.
|
Phía sau một “Quốc Hội Tối Cao”
Nguyễn Phương Uyên - Sự tuyên truyền của cộng sản Việt Nam thật lợi hại, chính nhờ vậy mà nhiều khẩu hiệu đại loại như “Quốc hội đại diện cho dân” đã lan tỏa đến từng ngỏ ngách xã hội, nhưng điều đó có phải là thực sự? Rõ ràng nó chỉ là chiêu trò đánh lận câu từ quen thuộc trong vô số những trò “đánh lận con đen” khác của đảng cộng sản bày đặt ra mà thôi.
Hồ Tuấn Hùng - Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh
Người dịch: Thái Văn
Lời người dịch
“Hồ Chí Minh sinh bình khảo ” (Tim hiểu về cuộc đời Hồ Chi Minh) do
Giao sư Hồ Tuấn Hùng, một người đã tốt nghiệp khoa Lịch sử của Trường Đại Học
Quốc Lập Đài Loan dành nhiều cong sức nghiên cứu trong những năm qua, được Nhà
xuất bản Bạch Tượng Văn Hóa ấn hành tại Đài Loan vào ngày 01/11/2008 (mã số
ISBN: 9789866820779).
Hồ Tuấn Hung sinh năm 1949 (có tài liệu noi la sinh năm 1948), tại Miêu Lật,
Đồng La, Đài Loan, là cháu ruột Hồ Tập Chương (ma ong khẳng định chinh là Chủ
tịch Hồ Chi Minh) từng dạy học hơn 30 năm, đồng thời ong còn là viên chức cao cấp
Giáo Dục Hanh Chinh. Theo Giao sư Hồ Tuấn Hùng, Hồ Chi Minh xuất than la người
thuộc sắc tộc Khach Gia (Hakka, người Việt gọi là Hẹ ) tại huyện Miêu Lật, địa khu
Đồng La, Đài Loan.
SUY NGHĨ VỀ MỘT BỨC HÍ HỌA
MẬT ƯỚC THÀNH ĐÔ
Tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt Nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung Quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành Đô.
Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt Nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa Kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ:
Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt Nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa Kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ:
Trần Trung Đạo: Lý Quang Diệu và chính sách ngăn ngừa CS tại Singapore
Cựu Thủ tướng Cộng Hòa Singapore Lý Quang Diệu được đưa vào bệnh viện hôm 5 tháng 2 vì bịnh viêm phổi trầm trọng. Chỉ vài hôm sau, ông được chuyển qua hệ thống duy trì sự sống (life support). Theo nhiều nguồn tin, hai năm trước đây ông đã thêm vào di chúc một đoạn trong đó ông không muốn kéo dài sự sống vô nghĩa bằng cách này. Theo thông báo của chính phủ Singapore “ông qua đời trong thanh thản” tại Tổng Y Viện Singapore lúc 03:18 sáng, giờ địa phương thứ Hai 23/3/2015, thọ 91 tuổi. Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên của Singapore và mất vào năm kỷ niệm 50 năm độc lập của quốc gia này.
Các thành tựu kinh tế
Về đối ngoại, hầu hết các chính trị gia thế giới từ Margaret Thatcher của Anh trước đây đến Barack Obama của Mỹ hiện nay đã từng ca ngợi Thủ tướng Lý Quang Diệu. Ông có một tầm nhìn rất xa không chỉ vào tương lai Singapore mà cả chính trị khu vực Á Châu và Thái Bình Dương. Từ đầu năm 1994, Lý Quang Diệu đã thấy trước sự căng thẳng trong vùng biển Đông.
THOÁT KHỎI GỌNG KỀM - Trần Trung Chính
Cách nay khoảng 10 -15 năm, ông Bùi Diễm – cựu Đại Sứ VNCH tại Hoa Kỳ, có xuất bản quyển sách có tựa đề
GỌNG KỀM LỊCH SỬ. Mặc dù chưa được đọc toàn thể quyển sách này, nhưng những gì
mà tôi đã đọc thì không có mới lạ đối với tôi, một phần vì tôi biết những biến cố mà ông Bùi Diễm kể trong
quyển sách qua những tài liệu của tác giả khác, một phần vì tôi được nghe kể lại
từ những vị đã hoạt động trong chính trường như Luật Sư Phạm Nam Sách – cựu Thượng
Nghị Sĩ VNCH , như Luật Sư Nguyễn Hữu Hiệu – cựu dân biểu Chủ Tịch Ủy Ban Tư
Pháp Định Chế Hạ Nghị Viện, như Luật Sư Nghiêm Xuân Hồng – thủ lĩnh Duy Dân Quốc
Dân Đảng , nguyên Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng dưới thời Thủ Tướng Nguyễn Khánh…
Theo sự nhận xét của tôi, ông Bùi Diễm được đào tạo và được huấn luyện thành chuyên
gia chứ không được đào luyện để trở thành nhà lãnh đạo, cho nên tôi chọn tựa đề
bài tiểu luận này là THOÁT KHỎI GỌNG KỀM, với ngụ ý là nếu biết các gọng kềm của
các đại cường vây bủa quốc gia nhỏ bé là Việt Nam, thì nhà lãnh đạo đất nước phải
tìm ra được phương cách thoát khỏi được các gọng kềm đó.
Ngày 25 tháng 3 năm 1975, Tổng Thống Nguyễn
Văn Thiệu của chúng ta viết một bức thư cầu viện đến Tổng Thống Gerald Ford và
Quốc Hội Hoa Kỳ để có phương tiện chống trả cuộc xâm lăng của Cộng Quân Bắc Việt,
nhưng không được đáp ứng. Trong bài viết này, tôi không nêu ra chi tiết bức thơ
để cảm thương cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cũng không trách móc Tổng Thống
Ford hay Quốc Hội Hoa Kỳ (do Đảng Dân Chủ chiếm đa số), vì 40 năm qua rất nhiều
người Việt Nam khác đã làm rồi.
THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 27-3-2015
THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc
Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta
NHỮNG CON RUỒI ĐỎ VÔ THỪA NHẬN
Khi Vương ông gặp nạn, buổi sáng trong căn
nhà của ông bỗng đầy một bọn nách thước tay đao, đầu trâu mặt ngựa, những tên sai
nha mà Nguyễn Du gọi là đám “ruồi xanh” vo ve kéo đến giở đủ mọi trò khốn nạn
ra với cái gia đình tự nhiên mắc phải ách giữa đường khởi đầu cho những oan khiên
kéo dài suốt mười lăm năm cho người con gái tài sắc họ Vương.
Những con ruồi xanh mà tác giả truyện Kiều
dùng để tả bọn nặc nô chắc là những con ruồi trâu hay những con nhặng có lẽ chúng
làm phiền người ta nhiều hơn là gây ra được những thảm họa kinh hoàng như những
thứ ôn hoàng dịch lệ khác. Nhưng phiền nhiễu thì chúng có tạo ra rất nhiều thật.
Bọn ruồi bọ ấy hôm 14 tháng 3 vừa qua lại
thấy xuất hiện ở khu tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội tại một buổi dâng hương đặt
vòng hoa tưởng niệm 64 binh sĩ hải quân bị Tầu Cộng thảm sát ở Gạc Ma năm 1988.
Khi những người tham dự lễ tưởng niệm tiến lên đặt những bó hoa trên những bậc
thang dẫn lên tượng đài Lý Thái Tổ thì bọn ruồi nhặng ào tới đứng len vào giữa
những người đặt vòng hoa và tượng đài vị vua khai sáng ra nhà Lý. Những con nhặng
này trương ra những lá cờ búa liềm che lấp hẳn pho tượng vua Lý và những vòng
tay cung kính niệm hương cho các chiến sĩ hải quân anh hùng bỗng nhiên trở thành
hành động cung kính dành cho lá cờ búa liềm. Những con ruồi này mặc trên người
những chiếc áo đỏ với ngôi sao vàng rất
mới. Những lá cờ búa liềm cũng rất mới được ủi phẳng phiu rõ ràng là được mang
theo sẵn sàng cho trò phá thối của chúng.
Bọn ruồi toàn là những đứa còn rất trẻ,
khoảng ngoài hai mươi, một vài đứa mặt mũi cũng sáng sủa. Những đứa khác thì có
cái nét hung ác lạ lùng. Người ta gọi bọn chúng là những dư luận viên, những
danh từ có thể mang những ý nghĩa tốt đẹp
thực ra chỉ được dùng để gọi cái thứ côn quang mà nhà cầm quyền dùng để
đàn áp, khống chế những tiếng nói chống lại chính phủ. Thí dụ tên du côn bịt miệng
cha Lý tại tòa án năm nào. Hay bọn mất dậy ném phân và rác rưởi vào nhà Trần Khải
Thanh Thủy, văng tục vào mặt thân nhân blogger Điếu Cày trước pháp đình Sài Gòn…
Subscribe to:
Posts (Atom)