Monday, 5 January 2015

TRINH BINH AN :Cưỡi Ngọn Sấm

Một cuốn phim sắp được chiếu vào cuối tháng 1 năm 2015:.
"Cưỡi Ngọn Sấm " kể lại câu chuyện có thật về tình “huynh đệ chi binh” hiếm có của một toán nhỏ cố vấn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và các chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa trên một mặt trận hết sức đặc biệt của Chiến Tranh Việt Nam: Quảng Trị – Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. 
Viên TĐT TQLC Việt Nam là  THiếu Tá Lê Bá Bình Khóa 12 SQTB Thủ Đức hiện anh đang cư ngụ tại San Jose Cali . Cấp bực sau cùng là Trung tá .
Hoàng Lộ kính chuyển

TRINH BINH AN :Cưỡi Ngọn Sấm 
Cưỡi Ngọn Sấm   

Một Câu Chuyện Về Vinh Dự Và Chiến Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam
Ride The Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph
Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph. Nguồn:  WorldNetDaily
Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph.
 Nguồn: WorldNetDaily

Để giặc dùng thơ vết dao đâm

Là lính làm thơ phải nghĩ suy
Làm thơ mà tụng bọn Vi Xi
Thà đi bưng phở thà quét rác
Đừng nhục ngày xưa bước quân đi!

Đời lính lưu vong bỏ quê hương
Vẫn nhớ, vẫn đau mỗi con đường
Vẫn hận cành hông ngày bẻ súng
Vẫn uất khi quân bỏ chiến trường.

Ngày nay đất khách còn thơ, thẩn
Mấy dòng tơ liễu gọi gió mây
Tình thơ như nước hồ xưa cạn
Có biết non sông vẫn đọa đày?

Về nước in thơ có phân vân
Trang thơ dường có chút máu dân
Máu, lệ đồng bào... mầu cờ đỏ
Dòng nào cũng nặng như ngàn cân!

Lính chỉ làm thơ cho Việt Nam
Vần thơ trôi theo hận tháng năm
Làm sao thơ cúi đầu về nước
Để giặc dùng thơ... vết dao đâm!

Lê Khắc Anh Hào
604 879 1179

Bức tường Ô Nhục bá Linh và sự sụp đổ của khối CS Đông Âu



Kính/ Thân mời xem lại một tài liệu được thực hiện năm 2009 về bức tường Ô Nhục bá Linh và sự sụp đổ của khối CS Đông Âu. Trong khuôn khổ này, nhìn lại vĩ tuyền 17, cầu Hiền Lương và làn sóng di cư từ bắc vào nam năm nào tại Việt Nam.

https://dl.dropboxusercontent.com/u/9628875/007.PPS_LNTH-_CT-_CS_DONG_AU_%2CBERLIN_va_CS_VIET_NAM.pps

Ước mong một ngày không xa quê hương VN sẽ thống nhất lần thứ hai trong  ánh sáng Tự Do và Dân Chủ chứ không như lần thống nhất năm 1975 nhuộm đầy oan khiên, tù đày và hận thù.


Lê Ngọc Tuý Hương

Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) Bậc Thầy Thi Ca Thời Lê Trung Hưng - TS Phạm Trọng Chánh

Upload
Nhà thờ Nguyễn Huy Oánh tại xã Trường Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh

Nguyễn Tông Khuê, Nguyễn Huy Oánh, Hồ Sĩ Đống được Phạm Đình Hổ nhắc đến trong Vũ Trung Tùy Bút phần Thi Ca, là ba nhà thơ lớn, được người đương thời ca tụng là bậc thầy của thi ca; nhưng ngày nay chúng ta không còn biết đến tác phẩm, vì lịch sử văn học cha ông ta xây dựng hơn ngàn năm bằng chữ Hán. Trong bài viết này tôi xin dịch thơ những tác phẩm danh tiếng của ông, mong được tìm lại một phần nào quá khứ văn học nước ta.

Những năm tháng lưu đày của vua Hàm Nghi ở Alger

Những năm tháng lưu đày của vua Hàm Nghi ở Alger
Chân dung vua Hàm Nghi những năm tháng cuối cuộc đời lưu đày.( Ảnh tư liệu gia đình)

Lên ngôi năm 13 tuổi, tại vị trong vòng một năm (07/1884-07/1885), nhà vua trẻ Hàm Nghi (Nguyễn Phúc Ưng Lịch) (1871-1944) trở thành biểu tượng chống Pháp của phong trào Cần Vương trong suốt bốn năm. Tháng 11/1888, chính phủ Pháp đưa vua Hàm Nghi sang lưu đày tại Alger cho tới cuối đời. Sử sách đề cập tới nhiều phong trào Cần Vương, thế nhưng quãng thời gian sống tại Alger của vua Hàm Nghi vẫn là một khoảng trống và thu hút sự quan tâm của mọi người.

THƯ ĐÔNG KINH – 1/1/2015 Đỗ Thông Minh

image004
Kính gửi quý vị,
Xin gửi đến quý vị Thư Đông Kinh mới.



Nhận được và có ý kiến gì xin cho biết.
Kính chúc luôn mạnh tiến.

Đ T Minh

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 2-1-2015

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta

ĐẶC SẢN

Lần đầu tiên khi đọc thấy hai chữ “đặc sản” trên những trang báo trong nước, tôi đã rất không thích chúng, những từ ngữ mà tôi nghĩ là được đem dùng quá bừa bãi ở Việt Nam. Nhưng nghĩ lại thì những thứ được mô tả bằng hai chữ ấy cũng đúng là đặc sản chứ không phải là không.

Đúng là vì chỉ ở Hà Nội, không ở tại bất cứ một nơi nào khác lại có những tô phở ăn kèm với những lời lẽ thô tục và vô giáo dục của chủ quán. Nói những tô phở chửi đó là đặc sản của Hà Nội thì đúng chứ còn gì nữa.

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Thắp Nén ơng Lòng Tưởng Nhớ

          Cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, ông Trần Văn Bá bị bắt đêm 11 tháng Chín năm 1984 tại vùng An Xuyên và Bạc Liêu (hai tỉnh Nam Phần Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 18 tháng Mười Hai, cộng sản kết án tử hình 5 tù nhân yêu nước Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch, Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh. Ông Trần Văn Bá từ chối ký tên xin ân xá. Cộng sản cải án tử hình ra tù chung thân cho hai ông Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh có quốc tịch Pháp.
          Do cuộc vận động của cộng đồng người Việt tị nạn, các tổ chức quốc tế bênh vực Nhân Quyền và nhiều nước dân chủ trên thế giới, cùng chính phủ Thụy Sĩ, đã đồng thanh phản đối các bản án tử hình bất công và vô nhân đạo. Sợ công luận bất lợi có thể lan ra trên thế giới, các lãnh chúa bạo quyền Hà Nội đã ra lệnh khẩn cấp hạ sát ba tử tù Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch trước bình minh ngày 8 tháng Giêng năm 1985 :

                                       Sài Gòn của chúng ta
                                       Nặng trĩu những vầng mây tang
                                       Dưới vòm trời Yên Bái
                                       Nửa thế kỷ sắt máu trôi qua
                                       Từ thực dân tới cộng sản
                                       Đem súng đạn Trung Sô
                                       Thay cho máy chém

                                       Nhắm bắn Anh Em
                                       Quân cuồng tín nhắm bắn
                                       Trái tim linh hồn
                                       Miền Nam Việt Nam bất khuất
                                       Giặc bao giờ hiểu được vì sao
Khủng bố chẳng làm nao núng
Niềm Tin của chúng ta
Ở ngày mai
Nơi tương lai đất nước (…)*  

NHỚ VỀ NGƯỜI BẠN TẤM CÁM NGHIÊU ĐỀ 1939 – 1998


Bài viết chỉ là hồi tưởng với những kỷ niệm rất riêng tư về một người bạn tấm cám Nghiêu Đề, với mối giao tình hơn nửa thế kỷ; người viết không ở trong giới hội hoạ nên cũng không dễ dàng để viết một hoạ sĩ tài hoa, sáng tác tuy ít nhưng đã để lại dấu ấn lâu dài trong lãnh vực nghệ thuật tạo hình của Việt Nam, qua một giai đoạn đầy sáng tạo trong những năm 1960-1970 với Hội Hoạ Sĩ Trẻ Việt Nam mà Nghiêu Đề là một trong những thành viên sáng lập với cá tính nổi bật. Ngô Thế Vinh
 
Tiểu sử Nghiêu Đề
Nghiêu Đề tên thật Nguyễn Tiếp nhưng Trai là tên gọi ở nhà, sinh năm 1939 tại Quảng Ngãi. Là con trai trưởng trong một gia đình 6 anh chị em. Học Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định nhưng đã tự rời trường ốc trước khi tốt nghiệp; là một trong những sáng lập viên Hội Họa sĩ Trẻ Việt Nam; Huy chương bạc Hội họa mùa Xuân 1961, từng tham dự triển lãm tại nhiều quốc gia. Ngoài hội họa, Nghiêu Đề còn viết văn, làm thơ mà sau này Nghiêu Đề coi như hai “bước lỡ” không nên dấn thân vào. Tác phẩm đã xuất bản: Ngọn Tóc Trăm Năm (Sài Gòn 1965 ). Nghiêu Đề cùng gia đình đến Hoa Kỳ năm 1985 và mất vào ngày 09 tháng 11 năm 1998 tại San Diego, California khi chưa tới tuổi 60.  

Vụ giẫm đạp ở Thượng Hải bộc lộ quản lý yếu kém của Trung Quốc - Thụy My

media
Công an làm hàng rào ngăn cản ở đại lộ Bund, nơi xảy ra thảm họa giẫm đạp, 02/01/2015. REUTERS/Aly Song

Con số hàng mấy chục người thiệt mạng trong vụ chen lấn dịp Tết Dương lịch ở Thượng Hải vừa qua, đã đưa ra ánh sáng những điểm yếu của một nước Trung Quốc đang phát triển mạnh, nhưng chính quyền cộng sản không thích ứng kịp với nhịp độ thay đổi nhanh chóng của xã hội.

Tối thứ Tư 31/12/2014, chỉ ít lâu trước khi bước sang năm mới 2015, thay vì một cuộc tập hợp hoan hỉ, yên bình mừng năm mới tại thủ đô kinh tế Trung Quốc, sự kiện này đã trở thành một cuộc hỗn loạn chết người, nơi người ta đã mang ra 36 xác chết. 

Vươn Lên Từ Hoang Tàn Đổ Nát: Đài Quốc Gia Tưởng Niệm Và Viện Bảo Tàng 9/11 - Trùng Dương

Tặng Nhị & Giang
TD 911-1
VƯƠN LÊN TỪ ĐỐNG TRO TÀN: Trái, hai ngọn tháp của World Trade Center bị không tặc tấn công ngày 11 tháng 9, 2001. 
(Hình vẽ FEMA). Phải, One World Trade Center, cao 1,792 feet (546 mét)  kể cả đỉnh nhọn, toà nhà cao nhất ở Tây bán cầu, gồm 104 tầng và năm tầng hầm, vừa hoàn tất và sẽ mở cửa vào cuối tháng 10 năm nay. Hình chụp từ một góc Hồ Tường Niệm phương Nam, dưới là dòng du khách đứng ngắm quanh hồ Hồ Tường Niệm phương Nam. Toà nhà thấp bên góc tay mặt là một phần của Viện Bảo Tàng 9/11. (Ảnh Trùng Dương, 10/2014)

Tôi đến New York vào một ngày đầu tháng 10, với mục đích viếng thăm Đài Tưởng Niệm Quốc Gia và Viện Bảo Tàng  9/11. Công viên 9/11 Memorial thì đã mở cho công chúng từ hồi kỷ niệm 10 năm Biến cố 9/11. Riêng Viện Bảo Tàng 9/11 thì mới mở cửa cho công chúng vào xem hồi tháng 5 vừa rồi. Chuyến đi vừa để tưởng nhớ lại biến cố đau thương làm rúng động thế giới và giết hại gần 3,000 người cách đây đã 13 năm, vừa để chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc tuyệt vời nói lên sức sinh tồn của quốc gia và dân tộc Mỹ mà tôi hãnh diện là một thành phần.

Người già kiếm cơm giữa Sài Gòn - Mùa Đông trên biên giới Việt – Lào



                       0o0

Trên đầy tớ họp giành phần
Dưới chủ nhân đói nhăn răng từng ngày

Người già kiếm cơm giữa Sài Gòn

Nhóm phóng viên tường trình từ VN

nguoi-gia-622.jpg
Một Cụ Bà bán bánh tráng tại Sài Gòn, ảnh minh họa.
RFA PHOTO 

Mùa Đông giá lạnh, đối với người già, người nghèo thiếu ăn thiếu mặc, cái lạnh là nô lệ trung thành của thần chết, nó có thể đến trói tay trói chân người già cho thần chết dễ bề vung lưỡi hái. Với người già lây lất kiếm sống giữa đất Sài Gòn, mùa Đông càng ghê gớm hơn nhiều bởi ngoài cái lạnh của thời tiết, cái lạnh trong tâm hồn vốn buồn tủi lâu năm của họ sẽ làm khổ họ gấp bội lần. Cái lạnh khiến cho họ thấy cô đơn, đôi khi tự đặt câu hỏi: Bao giờ mình chết? Và khi mình chết đi, lấy gì để chôn, ai chôn mình đây?

Ngô Nhân Dụng - Nên làm gì với Viện Khổng Tử ở Hà Nội?

Cuối năm 2014, ngày 27 tháng 12 một Viện Khổng Tử  đã chính thức được đặt trong Đại học Hà Nội. Mục đích được nêu ra là “thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Trung Quốc, góp phần củng cố và phát triển quan hệ Việt – Trung …” Nhưng giới trí thức Việt Nam không ai tin. 

Người Việt và người Trung Hoa đều nghi ngờ vai trò của Viện Khổng Tử. Thí dụ, ông Ngô Đức Thọ, thuộc Viện Hán Nôm Hà Nội, lo rằng Trung Cộng đang “mang ngay tư tưởng bành trướng Đại Hán cắm giữa thủ đô Hà Nội!”  Bên Trung Quốc, nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình, cho rằng hành động này nằm trong kế hoạch thúc đẩy đầu óc dân tộc cực đoan trong nước Tàu; để dân quên cảnh chính quyền độc tài đàn áp; và cũng vì đầu óc muốn làm bá chủ thiên hạ của đám lãnh đạo Bắc Kinh.

Những biến tướng của năm cũ - Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Năm cũ vừa đi qua, bước sang năm mới, hãy nhìn lại quãng đường vừa đi qua để có thể tiếp tục một chặng đường dài mới với những ngày tháng đáng sống hơn. Ở nước nào cũng có quá nhiều chuyện để nói. Với một quốc gia như Việt Nam, tình hình Biển Đông chưa bao giờ êm ả, với một xã hội ngày rối rắm hệt như dòng xe cộ chen chúc giữa đại lộ lúc nào tai họa cũng có thể xảy đến thì những gì của năm cũ 2014 càng nhiều chuyện đáng nói hơn.
Vụ sập đường hầm tại Lâm Đồng


Có hai việc được người dân đồng tình, đó là việc cứu thoát 12 người thợ bị sập hầm gần như bị chôn sống đã được các “cơ quan chức năng” cứu thoát. Việc thứ hai là truy quét, gom góp các thành phần bất hảo, nghiện ngập, lang thang cướp giật và bọn chăn dắt trẻ ăn xin tại TP Sài Gòn đưa vào cơ sở xã hội . Hy vọng bộ mặt thành phố sẽ sáng sủa hơn. Du khách sẽ không còn hoảng hồn “một đi không trở lại”.