Monday, 16 March 2015

Số phận những người trên tàu Thương Tín sau 40 năm - Hòa Ái, phóng viên RFA

    Pic-1-000_APP2000052916857-.jpg
Những người vượt biển được đưa vào bờ
 AFP photo


Chiếc tàu mang tên Việt Nam Thương Tín chở hơn 600 người di tản vào ngày 30/4/1975 và đã quay lại VN với số lượng người hơn gấp đôi so với lúc ra đi 6 tháng sau đó. Số phận của những người trở về này ra sao sau 40 năm?
Trong số các chiếc tàu rời cảng Sài Gòn chở người di tản trong những giây phút cuối cùng của cuộc chiến tranh VN thì tàu Việt Nam Thương Tín luôn được nhắc đến trong suốt 40 năm qua bởi vì đây là chiếc tàu độc nhất quay trở về.

Đọc Báo Vẹm 416 do Nguyên Khôi và Hoàng Tuấn thực hiện

...the dirtiest "Old Vi Xi" !!!

Nên xem bức hình cuối về cụ già dịch HCM
...the dirtiest "Old  Vi Xi" !!!
Báo Life phát hành 5/8/1957 có đăng tin với tựa The Kissingest Communist – Người Cộng Sản Hôn Nhiều Nhất- để nói về Hồ Chí Minh(HCM).
Trong dịp viếng các nước cộng sản ở Âu Châu, tại Poland HCM đã làm nhiều người chú ý đến báo chí phải đăng tin về hành động xem ra kém văn hóa này của người lãnh tụ cộng sản Việt Nam.
Bản tin ngắn diễn tả khá trọn vẹn mỗi lần Hồ làm hành động ôm hôn.

Những điều chưa được nói tới, về Trung Tướng Ngô Quang Trưởng

Nhân ngày giỗ đầu sắp tới của cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, nguyên Tư Lệnh Quân Ðoàn IV rồi Quân Ðoàn I, ông Nguyễn Tường Tâm đã nói chuyện với bà quả phụ Ngô Quang Trưởng
LTS: Trong bài “Nguyễn Cao Kỳ, con người của thời cuộc” của tác giả Bằng Phong Đặng Văn Âu đã tạo ra dư luận sôi nổi, trong đó có những chi tiết đang được nhiều người quan tâm liên quan đến cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và những cố gắng của Tướng Kỳ trong những ngày cuối cùng của VNCH. Đàn Chim Việt trích đăng lại bài phỏng vấn của ông Nguyễn Tường Tâm với bà quả phụ Ngô Quang Trưởng, đã được đăng trên Người Việt và mạng lưới Trời Nam trước đây để rộng đường dư luận.
Đôi Điều của Trời Nam về bài viết dưới đây của ông Nguyễn Tường Tâm:
'Những điều chưa được nói tới, về Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
Nhân ngày giỗ đầu sắp tới của cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, nguyên Tư Lệnh Quân Ðoàn IV rồi Quân Ðoàn I, ông Nguyễn Tường Tâm đã nói chuyện với bà quả phụ Ngô Quang Trưởng

LTS: Trong bài “Nguyễn Cao Kỳ, con người của thời cuộc” của tác giả Bằng Phong Đặng Văn Âu đã tạo ra dư luận sôi nổi, trong đó có những chi tiết đang được nhiều người quan tâm liên quan đến cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng và những cố gắng của Tướng Kỳ trong những ngày cuối cùng của VNCH. Đàn Chim Việt trích đăng lại bài phỏng vấn của ông Nguyễn Tường Tâm với bà quả phụ Ngô Quang Trưởng, đã được đăng trên Người Việt và mạng lưới Trời Nam trước đây để rộng đường dư luận.

Đôi Điều của Trời Nam về bài viết dưới đây của ông Nguyễn Tường Tâm đăng trên Người Việt:

Bà Nguyễn Tường Nhung (giữa) phu nhân cố Trung Trướng Ngô Quang Trưởng. Ảnh: Báo Viễn Đông

Đầu năm 2004, Tướng Nguyễn Cao Kỳ trở về Việt Nam khuyên nhà cầm quyền Việt Nam hãy thi hành chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc một cách nghiêm chỉnh để tạo sự đoàn kết trong nhân dân, một số báo chí, đài phát thanh đã lớn tiếng kết án ông Nguyễn Cao Kỳ làm Tướng mà bỏ quân lính chạy trước trong khi ông kêu gọi Quân Đội cố thủ.  Chúng tôi đã gọi điện thoại đến Trung tướng Ngô Quang Trưởng lên tiếng để nói cho mọi người chính Tướng Kỳ trong giờ phút tuyệt vọng đã bay sang Bộ Tổng Tham Mưu để liên lạc với các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tướng Lê văn Hưng nhằm đích thân Tướng Kỳ về Cần Thơ hợp lực nhau lãnh đạo cuộc chiến đấu bảo vệ Vùng IV Chiến Thuật.  Tiếc thay đường dây điện thoại viễn liên giữa Bộ Tổng Tham Mưu và Vùng IV đã bị cắt đứt nên ước muốn giữ vững Vùng IV Chiến thuật đã không thành.  Tuy nhiên, vì quyết tâm bảo vệ Miền Nam đến hơi thở cuối cùng mà Tướng Kỳ đã “bốc” được Tướng Ngô Quang Trưởng đang bị Tổng thống Nguyễn văn Thiệu nhốt ở Bộ Tổng Tham Mưu ra Hạm đội 7.

Vì Tướng Trưởng là người được quân nhân các cấp Quân Lực VNCH kính trọng, tất nhiên sự lên tiếng nói ra SỰ THẬT thì sẽ khiến cho những luận điệu buộc tội Tướng Kỳ một cách hàm hồ sẽ im đi.  Thế nhưng Tướng Ngô Quang Trưởng đã giữ im lặng, mặc cho ân nhân từng ra tay cứu mình trong giờ phút lâm chung của Đất Nước bị miệng lưỡi tàn ác của bọn rắn rết dập vùi.

Nay nhân dịp ông Nguyễn Tường Tâm là người bà con của Trung tướng Ngô Quang Trưởng phu nhân viết ra SỰ THẬT qua cuộc phỏng vấn bà chị họ của mình, chúng tôi mạn phép đăng lại SỰ THẬT này để trả SỰ THẬT về cho lịch sử, mặc dù Tướng Nguyễn Cao Kỳ không hề yêu cầu Trời Nam làm công việc này.  Hy vọng rằng trong tương lai, những vị làm công tác truyền thông nên có một lương tâm trong sáng đủ để làm tròn chức năng của một ngành gọi là hướng dẫn công luận.

Và  đây là lời giới thiệu của Người Việt.

LTS Báo Người Việt: Nhân ngày giỗ đầu sắp tới của cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, nguyên Tư Lệnh Quân Ðoàn IV rồi Quân Ðoàn I, ông Nguyễn Tường Tâm đã nói chuyện với bà quả phụ Ngô Quang Trưởng về một vài điều chưa hề được đề cập về vị tướng lãnh nổi tiếng là liêm khiết, kỷ luật và trọng danh dự này. Những đoạn trích ở đầu bài phỏng vấn là thủ bút của Tướng Creighton Abrams, tư lệnh Lực Lượng Mỹ tại Việt Nam và Tướng Schwarzkopf, tư lệnh mặt trận trên chiến trường Vùng Vịnh lần thứ nhất gởi cho Tướng Trưởng bày tỏ sự ngưỡng mộ của họ.

“Gen. Truong was capable of commanding an American division.”

Gen. Creighton Abrams

“Dear General Trưởng, … You are one of my greatest teachers. Many of the strategies that I use everyday on this battlefield in Middle East are things that you taught me so well 25 years ago…”

Gen. Schwarzkopf

Bà Ngô Quang Trưởng là chị họ tôi. Một vài bạn bè báo chí ngỏ ý muốn phỏng vấn bà Ngô Quang Trưởng, tôi thấy bà chị họ tôi rất ngại “được báo chí phỏng vấn” cho nên với những câu hỏi của bạn bè báo chí, tôi thực hiện cuộc phỏng vấn giùm bạn bè cho tiện. Ngoài ra, tôi cũng tổng hợp những lần nói chuyện bình thường giữa hai chị em với lần phỏng vấn thu băng mới nhất để câu chuyện đủ chi tiết hơn.

Hỏi: Chị cho biết anh rời Việt Nam hôm nào?

Trả lời: Anh rời Việt Nam thì chị không nhớ ngày mấy, nhưng hình như ngày cuối cùng.

Hỏi: Ðến đảo Guam bao nhiêu lâu sau chị gặp lại anh?

Trả lời: Bây giờ nói về thời gian thì chị không nhớ là bao lâu, thế nhưng không lâu lắm. Hôm đang ở đảo Guam thì thấy một số các vị tướng lên, trong đó có Tướng Lâm Quang Thi, tư lệnh phó của anh và Ðại Tá Bầu mà không thấy anh thì chị cũng lo. Một hôm đang ngồi trong phòng ăn của trại tị nạn thấy Tướng Kỳ bước vào. Thấy chị, ông Kỳ vừa cười vừa nói, “Này bà, bà phải trả tôi 300 đô la nhá, tại vì tôi đem ông chồng bà đi.” Ông Kỳ thuật tiếp, “Trong lúc Bộ Tổng Tham Mưu người ta đi hết rồi, khi tôi ghé lại thì thấy ông ấy còn đang ngồi nhìn bản đồ và hút thuốc, tôi rủ ông ấy đi xuống ông Nam (Ghi chú của Nguyễn Tường Tâm – tức là Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Vùng IV) để hợp tác với ông Nam ở dưới đó, thì ông Trưởng ra máy bay đi với tôi.” Chị rất là vui khi nghe thấy tin đó. Nhưng mà tự nhiên mình lại giật mình hỏi lại, thế sao Thiếu tướng ở đây mà nhà tôi đâu? Tướng Kỳ cho biết khi tới hạm đội thì ông ấy đi trước. Vì vậy chị lúc nào cũng thấy cám ơn Tướng Kỳ, nhờ ông ấy mà gia đình chị không bị phân ly như nhiều gia đình khác. Kể cũng may. Nếu lúc đó ông Kỳ liên lạc được với Tướng Nam và xuống với Tướng Nam thì có lẽ chết chùm hết.” Sau đó thì anh cũng tới. Vài năm sau, có một lần gặp lại Tướng Kỳ, Tướng Kỳ vẫn nói đùa như trước và nhắc lại, đòi chị trả 300 đô la tiền công ông ấy đưa anh ra đi, và chị vẫn thấy cám ơn Tướng Kỳ.

Hỏi: Ðến đảo Guam bao nhiêu lâu thì chị đi ra ngoài?

Trả lời: Ở trong trại bao lâu, chị không còn nhớ nữa, nhưng không lâu lắm.

Hỏi: Ai bảo lãnh gia đình chị ra?

Trả lời: Khi đến trại chị không đi tìm ai bảo lãnh. Một hôm ông Ðại Tá Sauvageot đến liên lạc, lúc đó đã có anh ở đó. (Ðại Tá Sauvageot là người trước đây làm phụ tá cho Tướng Fulcet sang Việt Nam thảo luận vấn đề phóng thích tù cải tạo cho đi Mỹ – ghi chú của Nguyễn Tường Tâm). Ðại Tá Sauvageot cho anh biết là Trung Tướng Cushman cho lệnh đại tá tới đón gia đình anh chị về ở với ông bà trung tướng ở trường Chỉ Huy Tham Mưu Leavenworth. Trung Tướng Cushman lúc đó đang làm chỉ huy trưởng trường này. Ðại Tá Sauvageot tới đón gia đình anh chị bằng xe hơi. Hồi ở Việt Nam lúc anh làm tư lệnh Vùng IV thì Tướng Cushman là cố vấn. Nhà của Tướng Cushman trong trường Leavenworth thật lớn. Ông bà ấy ở nửa căn còn cho gia đình anh chị ở nửa căn.

Hỏi: Trong thời gian ở nhà ông bà Cushman, ông bà giúp đỡ anh chị những gì?

Trả lời: Ngoài việc giúp ăn ở trong nhà, Tướng Cushman không giúp đỡ tiền bạc gì. Tướng Cushman có đề nghị cho anh làm một việc gì đó ở trường Leavenworth chị không rõ nhưng việc không thành. Lúc đó cũng không biết làm gì nên Tướng Cushman bảo anh đi học nghề nông. Một đại úy Mỹ cho mượn chiếc xe Honda. Anh và cháu Diệp (con trai Tướng Trưởng – ghi chú của Nguyễn Tường Tâm) hàng ngày chở nhau đi học nghề ở một cái nông trại. Chị rời nhà ông Cushman, sang tiểu bang Virginia trước. Anh và cháu Diệp còn ở đó. Nhưng thời gian ngắn sau thì anh có việc gì đó ở Washington D.C. mỗi tháng được $1.000,00 (một ngàn) đô. Tới khi có việc viết sách cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thì anh sang ở hẳn tiểu bang Virginia (kế cận thủ đô Washington D.C.).

Hỏi: Khi tới Mỹ anh chị có bao nhiêu tiền?

Trả lời: Có hơn $1.300,00 (một ngàn ba trăm đô). Ðúng ra khi tới trại chị có $1,400 đô, nhưng tiêu mất vài chục đô ở trong trại rồi. Lúc ở nhà Trung Tướng Cushman, một hôm Tướng Cushman bảo anh chị có bao nhiêu tiền thì đưa ông ấy mở tài khoản trong ngân hàng cho. Chị đưa hết số tiền đó cho Tướng Cushman. Có điều buồn cười là khi nghe chị cho Tướng Cushman biết như vậy, anh tròn mắt ngạc nhiên nhìn chị. Sau đó anh hỏi chị là: “Tiền ở đâu mà em có nhiều thế?!” Chị cho biết đó là tiền sau mỗi chuyến công du nhà nước cho một ít để tiêu vặt thì chị không tiêu và không mua sắm gì mà để dành; vì khi đi công du mọi chuyện có người lo hết rồi đâu phải chi tiêu gì. Tới lúc rời nhà Tướng Cushman chuyển tới ở tiểu bang Virginia, Tướng Cushman trao lại cho chị cuốn sổ ngân hàng thì chị thấy trong tài khoản đã có hơn 5.000 đô la (năm ngàn). Số trên 3.500 đô thêm ra là tiền mấy vị tướng Mỹ trong đó có cả Tướng Stiwell góp nhau tặng. Không có tiền của ông Cushman.

Hỏi: Các tướng lãnh Mỹ đối với anh như thế nào?

Trả lời: Họ rất là tốt, sốt sắng. Ngoài Tướng Cushman, lúc sang Virgina thì Tướng Coxy cũng thăm hỏi và mang những vật dụng trong nhà tới cho. Lúc đó anh chị thuê một căn apartment hai phòng ngủ giá hơn 180 đô/1 tháng. Cái vui nhất là hai ông tướng 3 sao mỗi ông một đầu khiêng cái thảm trải trong apartment cho mình là Tướng Coxy và 1 tướng nữa chị quên tên rồi. Còn cái bàn thờ hiện đang dùng trong nhà là của Tướng Stiwell tặng. Ông Stiwell cho một người nào đó mang tới. Bây giờ cái bàn đó để thờ Phật. Ðại Tướng 4 sao Stiwell trước kia làm tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam và tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Ðại Hàn. Hồi ở Việt Nam đã có lần ông ấy lấy máy bay đưa anh chị đi Thái Lan chơi. Nhưng lần đó mới tới Thái Lan được một ngày thì có một trận đánh nào đó ở miền Trung khiến anh và Tướng Stiwell phải trở về, chỉ có chị ở lại thêm vài ngày nữa rồi trở về sau. Một hôm không biết hôm đó là Thanksgiving hay lễ gì mà thấy ông ấy khệ nệ xách trái cây và một con gà tây tới tặng. Lúc đó mới sang Mỹ nên thấy một ông tướng nhiều quyền uy mà phải tự làm như thế thay vì sai thuộc cấp thì chị lấy làm ngạc nhiên lắm. Nhưng sau này sang lâu rồi mới biết ở xứ này là xứ dân chủ nên chuyện đó rất là thường tình. Sau này cũng có mấy lần Tướng Stiwell mời anh chị tới nhà ăn cơm, chị ngạc nhiên thấy hai ông bà ấy dọn cơm và rồi đích thân ông ấy trộn món cesear salad. Trong đó ông ấy đập trứng lấy lòng đỏ trộn với salad.

Hỏi: Nghe nói sau khi di tản Vùng I và Vùng II, có vài vị tướng và sĩ quan cao cấp bị giam giữ ở Tổng Tham Mưu, nếu đúng như vậy thì theo chị ai ra lệnh giam giữ và trong số các tướng bị giam giữ có anh không?

Trả lời: Trong vụ di tản Ðà Nẵng, sau khi Sài Gòn biết anh ở trên chiến hạm hải quân, đã ra lệnh cho trực thăng bốc anh về thẳng Sài Gòn nhưng anh từ chối và đòi đi cùng với thủy quân lục chiến cho tới khi tất cả các anh em đều cùng được về miền Nam luôn. Anh sợ rằng nếu anh đi trước thì anh em TQLC không được Bộ Tổng Tham Mưu đưa về thẳng Sài Gòn. Nghe anh kể lại, sau khi chạy ở Ðà Nẵng vào thì Trung Tướng Ðôn (bộ trưởng quốc phòng) ra lệnh bắt nhốt Tướng Phú tư lệnh Vùng II. Còn thuộc Vùng I thì bị bắt giữ gồm có Tướng Khánh, tư lệnh sư đoàn I không quân, Tướng Thi, tư lệnh phó quân đoàn và mấy ông nữa trong đó hình như có cả Ðại Tá Xuân, tỉnh trưởng Quảng Tín. (Ghi chú của Nguyễn Tường Tâm – Tại San Jose, chính Trung Tướng Lâm Quang Thi cũng có lần kể với tôi và mấy người nữa chuyện ông bị giam giữ này). Các vị đó bị giữ ở Bộ Tổng Tham Mưu, còn anh thì không bị đả động gì, nhưng anh tự nguyện vào ở cùng với mấy ông đó.

Hỏi: Sau đó anh được giao chức vụ gì?

Trả lời: Sau đó anh được giao một chức gì đó ở Tổng Tham Mưu mà chị không rõ. Còn Ðại Úy Hóa, tùy viên của anh từ hồi ở Vùng I vẫn tiếp tục làm tùy viên cho anh. Ðại Úy Hóa cho biết anh vẫn được giao một chiếc trực thăng để đi tới các đơn vị. Viên phi công lái trực thăng cho anh vẫn là Ðại Úy Kim lái cho anh từ hồi ở Vùng I. Nói tóm lại, anh cũng có chức.

© Nguyễn Tường Tâm (thực hiện)

Người Việt'
Bà Nguyễn Tường Nhung (giữa) phu nhân cố Trung Trướng Ngô Quang Trưởng. Ảnh: Báo Viễn Đông

ĐCSTQ trước nguy cơ tan vỡ

Maciej Michalek - Lê Diễn Đức dịch

2015-03-16
        
ccp-18-congress-75
Đại hội XVIII ĐCSTQ, 2012
Courtesy of asianews.it

Thanh trừng, được gọi là chiến dịch chống tham nhũng, ban đầu được cho là bằng chứng về sức mạnh của nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, Tập Cận Bình. Nó chứng minh cho khả năng thực hiện những cải cách kinh tế khó khăn và cuộc chiến đánh vào giới tướng lãnh bất khả xâm phạm cho đến bây giờ, bị huỷ hoại bởi tham nhũng và suy thoái đạo đức.
Kéo dài, diễn ra hơn hai năm, cuộc đấu đá nội bộ giữa các phe phái trong đảng, tuy nhiên, bắt đầu tăng lên mối lo ngại rằng với chiến dịch đầy tham vọng này Tập đã vuợt quá sức mình. Hơn nữa, những ảnh huởng của những vấn đề thường nhật và các vụ bê bối đã làm cho chính quyền cuối cùng mất niềm tin của công chúng, mà nó là nền tảng của sự ổn định của chế độ phi dân chủ ở Trung Quốc.

Phỏng vấn nhà báo Lê Phú Nhuận và Tiến sĩ Đặng Thiệu về Tội ác của cộng sản kể từ 1975 .... 40 năm nhìn lại ..:



KHẲNG ĐỊNH 30/4 QUỐC HẬN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HOA KỲ

KHẲNG ĐỊNH 30/4 QUỐC HẬN
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HOA KỲ

CDNVQGHK.jpg 
 
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HOA KỲ
The Vietnamese American Community of the USA
 16204 Viki Lynn Pl.PflugervilleTX 78660
 
 
Tuyên Cáo
 
Về việc Duy Trì Danh Xưng và Ý Nghĩa Ngày Quốc Hận 30 tháng 4.
 
Nhận định rằng
 
1.- Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày Cộng Sản Bắc Việt vi phạm nghiêm trọng Hiệp Định Paris, xua quân xâm chiếm toàn bộ miền Nam. Từ đó thiết lập một nền chuyên chế hà khắc, đàn áp và bóc lột nhân dân, triệt hạ tận gốc nền văn hoá nhân bản cổ truyền của dân tộc, và trầm trọng hơn, đã âm mưu dâng đất, bán biển cho ngoại bang. Việt Nam đang dần dần trở thành một thuộc quốc của Trung Cộng.
 
2.- Đó là ngày đánh dấu những đau thương, uất hận, mất mát của dân tộc; là cột mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Ngày 30-4 đã được đồng bào Miền Namvà đặc biệt là hơn 3 triệu đồng bào Tỵ Nạn Công Sản tại Hải Ngoại gọi là Ngày Quốc Hận
 
3.- Trải qua 40 năm ly hương, người Việt tại hải ngoại hàng năm vẫn tổ chức Ngày Quốc Hận dưới các hình thức những cuộc biểu tình, đêm không ngủ, tưởng niệm, tháng Tư Đen.
 
4.- Dù sống trong sự kềm kẹp của Cộng Sản, người Việt trong nước ngày nay cũng đã ý thức rằng chính ngày 30 tháng 4 là ngày họ bị mất hoàn toàn tự do, nhân quyền cũng như dân quyền.
 
Vì những lý lẽ trên, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ long trọng tuyên cáo
 
1.- Tiếp tục duy trì nguyên tắc trong Hiến Chương 2014 là không thừa nhận, thoả hiệp, đối thoại với Cộng Sản dưới bất cứ hình thức nào, hoàn cảnh nào.
 
2.- Khẳng định lằn ranh Quốc Cộng phân minh trong mọi sinh hoạt chính trị, xã hội. 
 
3.- Tưởng nhớ đến ngày Quốc Hận,  Người Việt tị nạn đoàn kết nhất trí để chống lại sự xâm nhập của Cộng Sản nhằm phân hoá tập thể người Việt hải ngoại; sau đó cùng toàn dân Việt Nam trong nước quyết tâm đẩy mạnh cao trào dân chủ tự do nhằm xóa bỏ thể chế độc tài Cộng Sản và bảo vệ toàn vẹn giang sơn.
 
4.- Duy trì danh xưng và minh định ý nghĩa ngày 30 tháng 4 là Ngày Quốc Hận và không chấp nhận sự sửa đổi tên Ngày Quốc Hận vì bất cứ lý do gì. Vì sự thay đổi tên Ngày Quốc Hận có thể đưa đến sự hiểu biết sai lạc về ngày lịch sử này, dần dần xoá nhoà ý nghĩa của ngày đau thương trong tâm khảm của người tị nạn, nhất là đối với các thế hệ nối tiếp.
 
5.- Khuyến khích các địa phương tiếp tục tổ chức ngày Quốc Hận hàng năm như đã từng làm trong 40 năm qua. Đặc biệt hoan nghênh giới trẻ, các hội Sinh Viên đã có công lớn trong việc đứng ra tổ chức Ngày Quốc Hận tại nhiều thành phố.
 
Làm tại Hoa Kỳ ngày 11 tháng 3 năm 2015.
 
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ
 
Nguyễn Văn Tần                       Đỗ Văn Phúc               Nguyễn Ngọc Tiên
CT Hội Đồng Chấp Hành    CT Hội Đồng Giám Sát
​  
CT Hội Đồng Quản Trị

Trở lại trận Ban Mê Thuột 1975 - Lữ Giang

...sở dĩ Buôn Ma Thuột được lựa chọn vì đây là điểm mà lực lượng miền Nam Việt Nam ít chú ý hơn, có nhiều sơ hở và thuận lợi cho các đơn vị lớn hoạt động. Hơn nữa, miền Nam Việt Nam và cả các cố vấn Mỹ vẫn tin rằng miền Bắc chưa đủ sức đưa quân vào Buôn Ma Thuột vào thời điểm đó.


LTGBài này đã được viết và phổ biến trên tuần báo Saigon Nhỏ ngày 29/4/2005 để ghi nhớ 30 năm ngày mất Miền Nam. Mới đó mà đã 10 năm rồi! Năm nay để ghi nhớ 40 năm ngày mất Miền Nam và rút kinh nghiệm lịch sử, chúng tôi hoàn chỉnh lại với một số tài liệu mới.
Để có thể hiểu một cách dễ dàng trận đánh Ban Mê Thuộc, chúng tôi xin tóm lược kế hoạch đánh chiếm miền Nam của Hà Nội lúc đó như sau: Khai thông con đường Đông Trường Sơn (tức đường 14) đưa quân vào Phước Long rồi đánh thẳng vào Sài Gòn, bỏ qua các tỉnh niền Trung. Muốn khai thông con đường này, phải phá hai cái chốt quan trọng mới đi qua được: Năm 1974 phá cái chốt Thường Đức ở phía tây Đà Nẵng, năm 1975 phá cái chốt Đức Lập ở phía tây Ban Mê Thuột và đưa lực lượng xuống Phước Long. Năm 1976 sẽ đánh vào Sài Gòn. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Tướng Ngô Quang Trưởng và Tướng Phạm Văn Phú có khả năng về quân sự thấp, không có tầm nhìn chiến lược, nên đoán mò và trúng kế đối phương, làm mất Miền Nam một cách nhanh chóng.
Vì phải tóm lược đầy đủ các sự kiện đã xảy ra, chúng tôi viết bài này hơi dài nên sẽ phổ biến hai kỳ, xin độc giả thông cảm.
Lữ Giang

nguyenvanthieu_phamvanphu
Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Phạm Văn Phú

Nhân kỷ niệm 30 năm ngày chiếm Ban Mê Thuột, trong một cuộc phỏng vấn đăng trên nhật báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam số ra ngày 10/3/1975, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên, đã nói rằng sở dĩ Buôn Ma Thuột được lựa chọn vì đây là điểm mà lực lượng miền Nam Việt Nam ít chú ý hơn, có nhiều sơ hở và thuận lợi cho các đơn vị lớn hoạt động. Hơn nữa, miền Nam Việt Nam và cả các cố vấn Mỹ vẫn tin rằng miền Bắc chưa đủ sức đưa quân vào Buôn Ma Thuột vào thời điểm đó.

Ai là Ngụy quyền, tay sai bán nước cầu vinh?











Le Nguyen (Danlambao) - Trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt vào năm 1974 của hải quân Việt Nam Cộng Hòa với quân xâm lược Trung Cộng, tính đến nay đã có 40 năm. Thế nhưng gương hy sinh Vị Quốc Vong Thân của người lính, người chỉ huy trực chiến với quân thù xâm lược Trung Cộng, những người vĩnh viễn nằm lại biển trời quê hương không về như mới xảy ra hôm qua hôm kia, vẫn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam và những diễn biến xoay quanh trận hải chiến do các cấp trách nhiệm liên quan kể lại, đã chạm đến trái tim của những người Việt Nam yêu nước ngày hôm nay.

TƯỜNG TRÌNH ĐẶC BIỆT TỪ HÀ NỘI - Tưởng niệm Gạc Ma 2015

Kính chuyển bài tường thuật của nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh để nhận rõ thêm bộ mặt của bọn cầm quyền việt cộng, càng ngày u mê theo sự dẫn dắt của Tầu cộng cố tình ngăn chặn lòng dân căm phẫn trước họa xâm lăng của Trung Cộng.
Nhưng với lòng yêu nước của toàn dân mỗi ngày gia tăng và đang được tiếp nối ở các thế hệ sau. Bằng chứng nhìn vào những bức hình thấy rõ giới trẻ rất đông và hăng say chứng tỏ họ đã vượt qua sự sợ hãi. Chúng ta có quyền hy vọng ở ngày mai tươi sáng và đất nước sẽ được những bàn tay của thế hệ sau gìn giữ để không bị mất vào tay giặc Tầu. 
Ngoài ra cũng nhận thấy trong hàng ngũ công an không phải đã hoàn toàn mất tính người và không biết nhìn ra sự thật. 
Chỉ vì cuộc sống, vì sức ép họ phải làm theo lệnh, nếu chúng ta biết cách đối thoại với họ thì dần dần cũng có thể lôi kéo họ về với nhân dân và Tổ Quốc. 
Căn cứ vào lời tường thuật của tác giả JB.NHV dưới đây, với cách biết dùng lời thuyết phục đã làm cho mấy công an viên phải lùi lại và chắc trong lòng họ đã có một chút suy nghĩ.  
Kể cả đám trẻ mặc áo đỏ được điều ra nhảy múa và hát nhố nhăng, chỉ với mục đích phá đám, nhưng sau một vài lời nhắc nh tế nhị của nhà báo JB.NHV thì đám đó cũng đã rút lui.
Cho thấy con người bất cứ ở vị trí nào, nhưng họ vẫn còn biết giữ trái tim con người thì cũng có lúc họ nhận biết nhìn ra lẽ phải và sự thật.
Chỉ có điều đáng buồn là một đám người ở hải ngoại tuy được hưởng đủ mọi quyền làm người, nhưng lại tự tước bỏ để khoác bộ lông loài khuyển mà sủa-sủa đòi ăn "phân" việt cộng, không còn muốn ăn cơm gạo Quốc Gia Việt Nam nữa.
Bọn này là ai, Quý Vị cứ theo dõi những bài viết và những ngôn từ của chúng xử dụng trên diễn đàn là sẽ nhận ra ngay.
U
​y
ê
​n ​
V
ũ

*****

TƯỜNG TRÌNH ĐẶC BIỆT CỦA JB. NGUYỄN HỮU VINH TỪ HÀ NỘI

Tưởng niệm Gạc Ma 2015: 
Một đàn con xít và một bầy con lợn 

 

JB Nguyễn Hữu Vinh
14.3.2015


Sáng thứ 7, ngày 14/3/2015 tại bờ hồ Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, không chỉ một số người dân Hà Nội, những người dân quan tâm đến biến cố Đảo Gạc Ma trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam rơi vào tay giặc, mà cả nhiều người từ các tỉnh khác và kiều bào từ ngoài nước đã tập trung khá đông để tưởng niệm ngày mà 64 chiến sĩ đã buộc phải làm bia cho giặc trên hòn đảo này của Tổ Quốc.

Nước Hồ Gươm lặng im không một gợn sóng nhỏ, những hàng cây ven bờ đứng im trầm mặc như mặc niệm, đau xót trong ngày tang thương của đất nước, dân tộc bởi họa bành trướng Cộng sản Tàu.