Thursday, 5 April 2018

Nỗi lòng Quốc Hận qua những vần thơ Tháng Tư Đen của Vĩnh Liêm

Cứ mỗi năm, ngày 30 tháng 4 đều đến. Không có năm nào thiếu vắng ngày 30 tháng 4. Người Việt tị nạn CS ở khắp mọi nơi trên thế giới đều không thể nào quên được ngày 30 tháng 4 đau buồn, uất hận, tang thương ấy. Hễ đến ngày nầy là người làm thơ lại dùng bút mực để ghi lại nỗi lòng, cảm xúc… về ngày 30 tháng 4 định mệnh. Những vần thơ ấy nằm rải rác trong 8 thi tập Tị Nạn Trường Ca của Vĩnh Liêm (6 thi tập chưa xuất bản). Mời quý độc gỉả đọc lại một số bài thơ của Vĩnh Liêm viết về Tháng Tư Đen nhân 40 năm biệt xứ. Vĩnh Liêm.

Ðổi Mới

Ðảng “đổi mới” học đòi theo Sô-Viết
Bởi đàn anh đã đổi cả Liên-Sô
Nhưng nước ta tơi tả bởi giặc Hồ
Nên “đổi mới” chỉ là trò lố bịch!

Từ “đổi mới” nghe thơm như múi mít
Gạ quốc dân ăn bánh vẽ không ngừng
“Ðổi mới” là tăng kềm kẹp kín bưng
Ðảng vơ vét nhét vào cho nặng túi.

Nay “đổi mới” từ hạt cơm, bó củi
Ðất phân chia bán rẻ cho thương nhân
Mỗi đảng viên “xí” hết mọi cổ phần
Dân ngửa cổ há hốc nhìn Ðảng trị.

Ðảng “móc ngoặc” các thành phần đồi trụy
Ðể vơ vào cho nặng túi tham lam
Ðảng là ai? Toàn những bọn gian tham
Mang mặt nạ Mác-Lê vờ đạo đức!

Từ nguồn gốc bần cố nông ấm ức
Trả thù đời bị bạc đãi, rẻ khinh
Khi nắm quyền, mặt khỉ cũng thay hình
Rồi “lên lớp”, tỏ ra mình chữ nghĩa!

Câu đạo lý thật vô cùng thấm thía!
Bởi đổi đời nên “tớ” nhảy làm “ông”
Cán ngố xưa, nay “Giám Ðốc”, “Chủ Phòng”…
Xe bóng láng còn đèo bồng vợ bé.

Ðó, “đổi mới”: phảI làm sao cho lẹ
Vơ vét vào nặng túi để phòng thân
Vì biết rằng Ðảng không được lòng dân
Phải có lúc đổ nhào trông thê thảm.

Bọn cán bộ là những con “hùm xám”
Ấy vậy mà khi đổ thật tan thương!
Vì ngày nay vận chúng đã cùng đường
Nên cố gắng quơ quào cho kịp lúc.

Thật tệ hại! Ăn xin không biết nhục!
Bởi trông chờ ngửa cổ, há mồm sâu
Mắt láu liên sợ Tư Bản đè đầu
Mồm toe toét khoe tài nguyên sẵn có.

Dầu có sẵn sao Ðảng không chịu khó
Bôm lên xài? Phải lạy lục ngoại bang?
Ngại khổ ư? Bọn cán ngố đầy đàng
Quen rình rập làm nhân dân khốn đốn.

Vừa “đổi mới” mà quan tham bận rộn
Liệu bao lâu thì cả nước trơ xương?
Thật đau lòng! Ôi Quốc Tổ Hùng Vương!
Kìa lũ bọ lên làm người trơ tráo!

Quốc dân hỡi! Lẽ nào luôn khổ não
Gánh gông cùm mà ngậm miệng làm thinh?
Hỡi quốc dân! Nên sáng suốt trở mình
Phá xiềng xích, lật bạo quyền đi chứ!

Phải đổi mới từ lòng dân, lê thứ
Ðổi bạo quyền, đổi chủ nghĩa Mác-Lê
Ðổi gian tham, nhũng lạm; đổi mọi bề…
Thì nước sạch, dân phú cường, hạnh phúc.

Hãy đổi mới: rửa mối thù QUỐC NHỤC!

(Ðức Phố, 14-4-1993)

VĨNH LIÊM

Ngọc Đại Dương

ngocDaiDuong

Năm trăn trở quay về tháng cũ
Nắng chạnh lòng ủ rũ…chờ ai ?
Bỗng dưng nghẹn giọng thở dài
Cùng mây hỏi biển, nhớ ngày xa xưa?
*
Biển gù gật, rằng thưa tôi biết
Lệ hoen mi thương tiếc khúc quanh
Dòng đời nghiệt ngã tung hoành
Bao người oan thác tan tành xác thân
*
Làn nước mặn ân cần bao bọc
Nấm xương tàn thành ngọc đại dương
Lăn theo bọt trắng xuôi đường
Viễn du khắp chốn, bốn phương trời buồn

Giao Thời - Bạch Liên

Đêm khuya trằn trọc nhìn trời
Trong đầu rỗng tuếch, lệ rơi khi nào?
Ngày mai biết phải làm sao
Nghĩ lui, nghĩ tới ngán ngao nhức đầu
Giao thời khủng hoảng bể dâu
Mọi điều đảo lộn, người xâu xé người
Ra oai hất mặt lên trời
Nhờ ơn mưa mốc lớn lời thị uy
                             *
Lúc nào mặt cũng gầm ghì
Miệng luôn truyền giảng phải đi họp hành
Đi kinh tế mới nhăn răng
Làm sao có sức, xuống cân, hết hồn
Thân người teo héo gầy còm
Mặt mày hốc hác, sớm hôm chợ trời
Đầu đường, cuối chợ đón người
Bán gì...xin chút tiền lời nuôi con

Bạch Liên

Yếm Đào

 

Tác giả: Mai Phạm (Melbourne, Australia) 
Trình bày: Hoàng Hiệp & Hồng Mơ 

Hỡi cô mặc áo yếm hồng
Đi trong đám hội có chồng hay chưa?
Cô kia yếm trắng lòa lòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Bao giờ cà chín cà xanh
Anh cho một quả để dành mớm con.

Mình về mình có nhớ chăng?
Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình.
Ta về ta cũng (í a) nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao.

Thuyền anh ngược thác lên đây
Mượn đôi dải yếm làn dây kéo thuyền.
Ở gần mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang.

Trời mưa trời gió (í a) kìn kìn
Đắp đôi dải yếm (ơ) hơn nghìn chăn bông.

Download bản nhạc Yếm Đào (dạng PDF)

Nghẹn Ngào Gió Muối

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:
      Dập dồn gió muối biển khơi,
Trên môi mặn chát lệ người xa quê.

Cóc cuối tuần:

     Nghẹn Ngào Gió Muối

    Chiều ngắc ngoải, nắng chuồi trơn tuột,
    Tháng Tư về giá buốt hồn câm.
       Mây loang đáy nước tím bầm,
Trùng dương vẳng tiếng khóc thầm gọi nhau.

    Manh áo cũ đượm màu gió muối,
    Người tần ngần, tiếc nuối bâng quơ,
       Mắt nhìn quanh quẩn ngẩn ngơ,
Thương bầy sóng nhỏ lên bờ phơi thây.

    Buồn ngẫm lại từ ngày mất nước,
    Biết bao người cất bước ra khơi,
       Trời không cho được tới nơi,
Đành cam đáy biển ngậm cười xót xa.

    Thân may mắn vượt qua bão tố,
    Cuối cùng đà đến chỗ bình an.
       Dù xa cách vạn quan san,
Vẫn nghe đòi đoạn ruột gan sớm chiều.

    Kể từ lúc đánh liều tránh loạn,
    Giữ lời thề tỵ nạn sắt son,
       Bao lâu lũ giặc vẫn còn,
Thì đành đất khách mỏi mòn lất lây.

    Quê hương cũ giờ đây xa lạ,
    Người dần quên hết cả cội nguồn,
       Tập tành rặt thói con buôn,
Bày mưu tính kế lách luồn lừa nhau.

    Đất nước đã do Tàu làm chủ,
    Chỉ bạo quyền no đủ giàu sang,
       Mặc dân đói khổ trăm đàng,
Hằng mong chóng được nhẹ nhàng xuôi tay.

    Biển quê mẹ nay đầy xác cá,
    Thay xác người vốn rã từ lâu.
       Bốn mươi năm lẻ bể dâu,
Biết bao nhiêu nước dưới cầu đã qua.
                            x
                       x        x
    Hạnh phúc vẫn còn xa hun hút,
    Dù mong chờ từng phút từng giây.
       Run run bóc tấm lịch dày,
Mơ trong tuyệt vọng ngày xoay cơ trời.

    Chữ Quốc Hận ngàn đời mãi nhớ,
    Nợ máu này muôn thuở nào quên,
       Dân Nam kiếp nạn triền miên,
Vừa ngơi khói lửa, đã liền cùm gông.

    Bao ước vọng, mười không được một,
    Mượn tiếng cười gượng đốt cơn đau.
       Bạn bè đầu trắng phau phau,
Gặp nhau chỉ lúc tiễn nhau về trời.

    Định mệnh chẳng thương người dân Việt,
    Để giặc thù giết chết non sông.
       Tháng Tư đến, mắt cay nồng,
Chừng nghe tiếng gió biển Đông triệu hồn.

    Nhìn sóng nước, bồn chồn ngơ ngác,
    Chợt thấy mình chẳng khác u linh,
       Ngày ngày câm điếc lặng thinh,
Khập khà khập khiễng một mình lang thang.

    Chỉ còn lá Cờ Vàng ấp ủ,
    Năm canh ru giấc ngủ tật nguyền,
       Chập chờn nửa tỉnh nửa điên,
Con tim vất vưởng tận miền xa xôi.
                            x
                       x        x
    Nghe mặn chát bờ môi nứt nẻ,
    Phải chăng là lệ kẻ ly hương,
       Hay là gió muối trùng dương,
Về khơi lại nỗi nhớ thương một đời?

                    Trần Văn Lương
        Cali, đầu mùa Quốc Hận 2018

Nhóm Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa gây quỹ tại Dallas Giúp Nạn Nhân Formosa Kiện Ra Tòa Án Quốc Tế

·        Bản tin của Nhóm JFFV
Một hiện tượng
Tháng 4 đen năm nay, ngoài việc tưởng nhớ đến ngày đau buồn của người Việt quốc gia chúng ta: ngày nước mất, nhà tan, gia đình ly tán, bao nhiêu người đã hy sinh, đầu tháng 4, 2018 này còn đánh dấu tròn 2 năm thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử Việt Nam cho đến nay và nhiều năm nữa do công ty Gang Thép Formosa tại Vũng Áng Hà Tĩnh gây ra. Biển bị hoàn toàn ô nhiễm, cá chết nổi trắng bụng trên 250 cây số đường biển, hàng triệu người dân thuộc 4 tỉnh miền Trung mất sinh kế, con cái phải bỏ học  nhiều chục ngàn người đã phải bỏ đi lao động tại ngoại quốc hoặc tha phương cầu thực tại các tỉnh xa khiến gia đình phải chia cắt. Nhà nước CSVN quyết tâm bênh vực một công ty ngoại quốc làm ăn bất chính đã thẳng tay đàn áp những người dân đứng lên đi khiếu kiện tại những tòa án trong nước. Họ đã bị đánh đập, bị trả thù bằng mọi cách. Những ngày tháng vừa qua đã có những bản án nặng nề như 14 năm tù cho anh Hoàng Bình, 7 năm tù cho anh Nguyễn Văn Hóa, và ngay cả những phụ nữ có con nhỏ như Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị 10 năm tù, Trần Thị Nga bị 9 năm và còn nhiều người nữa đã bị bắt, bị giam giữ hoặc đang bị săn đuổi chỉ vì họ đã nói lên tiếng nói cho lẽ phải.
Người dân miền Trung hầu như không còn con đường nào khác là phải cầu cứu tới tòa án quốc tế để đi tìm công lý, đòi hỏi cho những gì họ đã bị lấy mất và tìm một giải pháp cho việc cải tạo vùng biển miền Trung Việt Nam được trở lại nguyên trạng với sự hướng dẫn bởi một số vị lãnh đạo tinh thần. Nhóm Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa được thành lập vào đầu năm 2017 bởi một nhóm thiện nguyện viên từ nhiều quốc gia trên thế giới như Âu Châu, Mỹ Châu, Á Châu và Úc Châu với mục đích hỗ trợ cho cuộc khiếu kiện này.

Đọc báo vẹm 575 do Hoàng Tuấn và Nguyên Khôi thực hiện

HÀNH TRANG RA CHIẾN TRẬN

HTRCT

Là lính chiến khi hành quân trận mạc
Giữ bên mình bao nhiêu thứ hành trang
Vật tầm thường nhưng thân thiết cưu mang
Với riêng anh tất cả đều trân quý.

Này cây viết anh cần ghi nhật ký
Và biên thư cho người ở quê nhà
K.B.C. ngày… tháng… chữ thật thà
Nơi gió cát ngăn giặc thù hung hiểm.

Này quyển sổ ghi những điều tâm niệm
Của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa
Luyện rèn tư cách đối xử địch, ta
Nêu gương trong sáng bảo toàn chính nghĩa.

Này cánh thư xanh mới vừa nhận được
Thoảng mùi hương hoa bưởi thân quen
Nửa khuya người yêu thức viết bên đèn
Mực hoen lệ thật hiền trên trang giấy.
  
Này trong ba lô một viên sỏi trắng
Kỷ vật hẹn thề may mắn làm tin
Em cứ bắt anh luôn giữ bên mình
Như bùa phù hộ thiêng linh che chở.
  
Này quà của mẹ lon gô mắm ruốc
Xào thịt bằm thêm sả ớt tươi ngon
Thấm tình mẫu tử mẹ mãi lo toan
Buổi chiều dừng quân con ăn nhín nhút.

Này chiếc bi đông là bình đựng nước
Hớp vội vàng ngay giữa phút giao tranh
Nhúng khăn tay lau mặt lúc di hành
Nước súc miệng đánh răng khi thức dậy.

Này chiếc cà mèn, lương khô đồ hộp
Là khẩu phần cho suốt cuộc hành quân
Đói thì ăn lót dạ cũng là xong
Đời lính chiến thì sá chi gian khổ.

Này thuốc cảm ho, chai dầu khuynh diệp
Phòng lúc ể mình trúng gió cảm sương
Này chiếc poncho trùm lúc gác đêm
Mặc lúc lên đường dưới mưa tầm tã.

Này dây ba chạc, ba lô, giày bố
Này xẻng tay dùng đào hố cá nhân
Áo giáp an toàn chống đạn che thân
Và thứ tối cần chính là súng đạn.

Với người lính, súng luôn luôn là bạn
Thơ nhạc còn so sánh tựa người yêu
Trân quý giữ gìn chăm sóc đủ điều
Nếu để mất sẽ đi tù tội nặng.

Thẻ bài kim khí, cổ đeo lủng lẳng.
Lỡ bỏ thây còn xác định họ tên
Là quân nhân ai há dễ nào quên  
Dù lúc tắm cũng không rời thân thể.

Bao nhiêu món hành trang như vừa kể
Dù từ lâu quân ngũ đã tan hàng
Kể từ ngày vận nước trót nghiệt oan
Tháng Tư đến người lính già chợt nhớ.

Phan Hạnh. 4/2018.