Wednesday, 15 May 2019

HOÀI NAM, HẬN BẮC! * Trích tuyển tập LỤC BÁT Ý NGA



HOÀI NAM, HẬN BẮC!
*
Trích tuyển tập LỤC BÁT Ý NGA
*
“Xề u, liu phạn, xế u”
“Hoài Lang Dạ Cổ” ai ru điệu buồn
Tai nghe âm điệu cội nguồn
Một mai hát xẩm? Lệ tuôn dân mình!
Tình tang, tang tính, tang tình
Tâm người nghệ sĩ bất bình có đau?
Lời ca xoáy tận lòng nhau
Lỡ mai thân phận chư hầu, ra sao?
Ý Nga, 8.1.2016
*Bài “Dạ Cổ Hoài Lang”, HÒ (thấp nhất), XỰ, XANG, XÊ, CỐNG, LÍU, Ú (cao nhất).



Tomahawk, vũ khí Mỹ có thể dùng tấn công Iran

See the source image

Tomahawk, vu khi My co the dung tan cong Iran, nguy hiem nhu the nao? hinh anh 1

Mỹ “ra tay không thương tiếc” nếu Trung cộng khai chiến Biển Đông

BM
Theo trang tin tiếng Trung Worldjournal ngày 11/5, Đô đốc Harry Harris trả lời phỏng vấn tờ Thời báo New York cho hay, lực lượng dưới quyền ông đã chuẩn bị để có thể sẵn sàng “ngày đêm khai chiến”.

Theo Worldjournal, phát biểu này của Đô đốc Harry Harris được chuyên gia cho là đã tiết lộ kế hoạch sử dụng vũ lực tiềm tàng của Quân đội Mỹ tại khu vực Biển Đông.

Vào tháng trước, Trung tâm nghiên cứu Toàn cầu hóa Canada công bố một báo cáo cho rằng, hiện nay, Mỹ triển khai hành động tự do đi lại thực chất là để bảo đảm cho các tàu chiến Mỹ có thể tự do ra vào Biển Đông. Đây là một phần trong kế hoạch sẵn sàng chiến đấu với Trung cộng của Ngũ Giác Đài.

Thơ Tuệ Nga

Đã bao nhiêu năm trường, đã bao nhiêu vật đổi sao rời, quê hương vẫn là niềm nhớ trong tâm thức của người viễn xứ. Đêm nay, trong giấc mơ, khách ly hương theo chuyến tàu đêm trở về cố quận, để đau lòng khi nhìn thấy 

"Quê Hương ta giờ chìm trong Ngục Đỏ!
Đời bất hạnh triệu con Tim Máu Rỏ...
Biển Sông nào chứa đựng hết
Tang Thương!
Tiếng Tàu Đêm di chuyển
Xé màn sương,
Có chở hết nỗi đau buồn nhân thế"

Và cho dù khách ly hương có đem về một chiếc áo trăm túi cũng không đủ để chứa hết nỗi đau thương, tang tóc của quê hương.

"Tôi Sẽ May Chiếc Áo Có Một Trăm Túi Lẻ
Để Đựng Chuyện Vui Buồn của Thế Hệ Chúng Ta..."

Đặc San Lâm Viên mời quý vị đọc hai bài thơ "Tiếng Tàu Đêm" và "Chiếc Áo" để cùng rung cảm với Tuệ Nga về quê hương yêu dấu bên kia bờ biển Thái Bình Dương.



Đặc San Lâm Viên

Làm Sao Cứu Miền Nam ?? - Trần Mộng Lâm

Với sự thay đổi khí hậu toàn cầu gây ra bởi con người, đến năm 2100, mực nước biển sẽ dâng cao lên 1 thước. Khi đó thì nhiều quốc gia, thành phô (ngay cả Nữu Ước) sẽ chìm dưới đáy nước, trầm trọng hơn cả là những nơi nằm bên bờ Thái Bình Dương như Thái Lan, Việt Nam. Người ta đã báo động là toàn thể đồng bằng sông Cửu Long sẽ biến mất năm 2100 nhưng Băng Cốc của Thái Lan còn nguy hơn.Bên Thái Lan hiện nay mỗi năm Băng Cốc lún xuống 1 đến 2 cm. Với đà này, đến năm 2050 sẽ không còn Băng Cốc và 12 triệu người Thái mất chỗ ở. Chính phủ Thái xây đê để ngăn nước, rồi thiết lập các máy bơm, nhưng những cố gắng này không cứu vãn nổi thành phố này.

Giải pháp do các nhà kiến trúc S+PBA đề xướng là thay thế Băng Cốc bằng một thành phố nổi gọi là Wetropolis, các nhà dân chúng nối với nhau bằng các cầu (passerelles). Nhưng dự án này không thể một sớm một chiều hoàn tất được, cần phải nghiên cứu rất nhiều. Trên Thế Giới, đâu đâu người ta cũng có những dự án cứu nguy, như tại Hòa Lan, họ xây Jiburg gồm 6 đảo nhân tạo trong hồ Jimer. Ngoài ra, người Hòa Lan còn có thành phố nổi gọi là Polyv’iles, cũng sẽ hoàn thành năm 2050.

Tại Paris, Kiến Trúc Sư Vincent Callebaut người Bỉ thai nghén kế họạch thành lập thành phố nổi Lilypad. Tên gọi này lấy từ tên của một lá sen khổng lồ kiếm thấy tại vùng Amazone bởi nhà thực vật học người Đức Thaddeaus Haenke. Lá sen khổng lồ này là của loại sen Nenuphar Victoria Regina. Thành phố trong tương lai (dự định sẽ hoàn thành nămm 2050) Lilypad sẽ có đường kính khoảng 500 thước và có sức chứa 50.000 dân và cung cấp cho những người này việc làm, thương mại và phương tiện giải trí. Vỏ bọc của thành phố nhân tạo bằng polyester, có tăng cường một lớp titane để hút hết các chất ô nhiễm. Năng lực của thành phố là những tấm hút ánh sáng mặt trời chứ không phải than đá  
Tại Nhật, Shimizu Corporation có dự án Green Float mà họ sẽ hoàn thành năm 2050 (lại 2050). Những dự án này dĩ nhiên ngoài chỗ ở, phải kiếm thức ăn cho người dân nữa chứ không lẽ bỏ đói người ta, lại còn nước uống nữa.

Tại Montréal, nơi tôi ở, năm nay bị lụt lội ngay tại bên cạnh là thành phố Laval, và giới thẩm quyền đang tính tới việc sang Hòa Lan để học hỏi kế hoạch trong tương lai áp dụng trong những vùng nằm cạch các dòng sông lớn,.

Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Utrecht cảnh báo khu vực đồng bằng Sông Cửa Long (DBSCL), nơi đóng góp 50% sản lượng lúa, 65%  sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của VN có nguy cơ chìm hoàn toàn vào năm 2100.Trước thực trạng này, Chính Phủ VN có kế hoạch tổ chức diễn đàn phát triển bền vững DBSCM và cuối năm nay. Điều đó có nghĩa là họ lại làm cho có, nói cho được, không biết bao giờ mới có kết quả cụ thể và với tình trạng yếu kém về nhân lực, vật lực như hiện nay, DBSCL sẽ chết là cái chắc. Từ nay đến năm 2100, chỉ còn 80 năm trong khi CS đã năm quyền 44 năm rồi và họ đã làm được gì ??, thời gian này qua quá mau, không sửa soạn thì chết.

Chúng ta là những  di dân về lý do chính trị nhưng trong tương lai, tất cả những người dân Miền Nam sẽ trở thành các di dân vì lý do khí hậu. Trong lúc ấy, bọn lãnh đạo chỉ lo bòn rút của người dân, có thực nhiều tiền rồi gửi ra ngoại quốc mua quốc tịch, mua nhà cử rồi chuồn mất tiêu, để mặc người dân Miền Nam trong tương lai lãnh đủ, vì năm 2050, chắc chắn những người như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và ngay người viết bài này cũng sẽ không còn hiện diện trên cõi đời này, nhưng các thế hệ kế tiếp sẽ ra sao?? Di dân vì lý do khí hậu không phải là dễ, và ai sẽ nhận họ?? Tổng Thống Trump ?? !!!.

Những người lạc quan nhất hy vọng rằng VN sẽ có được các biện pháp bảo vệ DBSCL như việc hạn định việc khai thác nước dưới đất, như việc thiết lập hệ thống đê điều và ứng phó với các yếu tố làm soi mòn đất đai nhưng sự thất bại của nước láng giềng Thái Lan trong việc cứu nguy Băng Cốc làm người ta rất bi quan. Con người khó chống lại thiên nhiên. Nếu không có biện pháp thích nghi, thì không chỉ VN, năm 2100, cả nhân loại sẽ có từ 200 triệu đế 250 triệu người mất nơi cư ngụ, và việc thiết lập các thành phố nổi trở thành cấp bách, thiết thực hơn là việc chống trả với thiên nhiên, việc mà VN dự tính làm nhưng chỉ mới bàn mà thôi, vì họ vẫn tưởng rằng họ là đỉnh cao trí tuệ.

Rất mong các người trẻ VN ý thức được nguy cơ này và tìm ra được lối thoát, nếu không, thế kỷ 22 sẽ rất đen tối cho dân tộc và quốc gia này.

Trần Mộng Lâm.
Rel : Mang Wikipedia,
        Les Metropoles prennent le large par Sophie Landrin.