Sunday, 1 November 2015

Trường hợp Giáo sư Vũ Văn Mẫu: kẻ khôn làm đầy tớ thằng ngu hai lần! - Phạm Quang Trình

Khi Mỹ âm mưu lật đổ TT Ngô Đình Diệm  và nền Đệ Nhất Cộng Hòa bằng việc mua chuộc một số tướng lãnh đóng vai trò chủ chốt thì mặt khác, Mỹ cũng liên hệ và mua chuộc những nhân vật dân sự bằng những hứa hẹn quyền lợi và chức tước. Những nhận vật đó gồm: Ông bà Đại sứ Trần Văn Chương ở Hoa Kỳ, Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ Trưởng Phủ Tống Thống Nguyễn Đình Thuần, Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống Võ Văn Hải và đặc biệt là Bộ Trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu... Người viết muốn nhấn mạnh đến nhân vật Vũ Văn Mẫu ở đây.

Giáo sư Vũ Văn Mẫu có bằng Thạc sĩ Tư Pháp, được chính phủ Ngô Đình Diệm cho làm Khoa Trưởng Trường Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, sau cất nhắc lên làm Bộ Trưởng Ngoại Giao từ 1955 đến 1963. Trên cương vị Bộ Trưởng Ngoại Giao, nhờ nội bộ ổn định và nhất là bằng vào uy tín của chính quyền  Đệ Nhất Cộng Hòa và cá nhân TT Ngô Đình Diệm, Giáo sư Vũ Văn Mẫu nghiễm nhiên trở thành một trong những khuôn mặt sáng giá của chế độ. Trong thời gian làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, Giáo sư Vũ Văn Mẫu vẫn được tiếp tục giảng dạy tại Đại Học Luật Khoa các lớp ban Cử Nhân và ban Cao Học. Đặc biệt, các sách giáo khoa (Cours) do Giáo sư biên soạn như Dân Luật Khái Luận, Dân Luật Lược Khảo, vân vân đã được các sinh viên đón mua cách nồng nhiệt, và đó cũng là món huê lợi không phải là nhỏ. Chức vụ, quyền hành và lợi lộc tưởng chưa mấy nhân vật nào được ưu đãi hơn. Theo Giáo sư Vũ Quốc Thúc, TT Ngô Đình Diệm tỏ ra rất nể trọng GS Vũ Văn Mẫu và GS Vũ Quốc Thúc. Cả hai ông đều được TT Ngô Đình Diệm trân trọng kêu bằng “Ngài”. Vậy mà sau khi được Mỹ móc nối và hứa hẹn, GS. Vũ Văn Mẫu đã trở mặt, quay đúng 180 độ ngay sau biến cố Phật Giáo cũng do CIA Mỹ đạo diễn, cạo đầu, xin từ chức và xin đi hành hương Ấn Độ. Việc làm của GS Vũ Văn Mẫu dĩ nhiên như đổ thêm dầu vào lửa sau vụ “bị thiêu sống” của TT Thích Quảng Đức làm cho tình hình bang giao Việt - Mỹ đang căng thẳng, trở nên gay cấn hơn, tạo thêm lý do để Mỹ xúi giục bọn tướng lãnh phản bội chuẩn bị ra tay. Tưởng rằng sau đảo chánh 1-11 thành công, GS. Vũ Văn Mẫu sẽ nắm vai trò quan trọng như chức vụ Thủ Tướng, nào ngờ được bố thí cho chức Đại Sứ tại Anh Quốc. Nhưng chưa đầy 4 tháng thì cuộc Chỉnh Lý của Nguyễn Khánh xầy ra khiến Giáo sư mất luôn chức Đại sứ để trở về Trương Luật dạy học kiếm ăn.

GS Vũ Văn Mẫu xuống tóc “tranh đấu cho Hoà Bình, Dân Chủ, Tự Do”.

Lễ khánh thành Tượng Đài Thương Tiếc Việt Mỹ Dallas/ Fort Worth - Nguyễn văn Lập

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu sĩ tử bao người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn (Chinh Phụ Ngâm Khúc)

Arlington, Texas - Vũ vô kềm tỏa năng lưu khách, mặc dù trời vẫn còn âm u sau ba ngày mưa tầm tả, trưa ngày Chủ Nhật 25 tháng 10 năm 2015, bổng nhiên mưa dứt hạt giúp cho lễ khánh thành Tượng Đài Thương Tiếc Việt Mỹ DFW tại công viên Veterans Park, thành phố Arlington hoàn thành viên mãn, nhiều người tham dự đã đồng chung một cãm nghĩ, anh linh chiến sĩ vị quốc vong thân đã về đây chứng giám tấm lòng quyết tâm của UBXDTĐ hoàn thành tượng đài trở nên di tích lịch sử thiêng liêng, ghi dấu chân người tỵ nạn để lại cho đời sau.

Tự do báo chí của miền Nam VN trước 1975 - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

songthan-td-622.jpg
Báo chí Miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
Courtesy photo
Miền Nam trước năm 1975 được xem là có một nền báo chí tự do. Mặc dù chịu rất nhiều sức ép từ chiến tranh lẫn của chính quyền, báo chí vẫn đưa ra các vấn đề tham nhũng hay hủ hóa của lãnh đạo chính phủ. Những  vụ như còi hụ Long An hay vụ tướng Nguyễn Văn Toàn bị điều tra về quan hệ bất chính với trẻ vị thành niên không phải là hiếm. Các câu chuyện bị báo chí phanh phui này không hề nhỏ mặc dù lúc ấy chiến sự đã đến lúc gay gắt và miền Nam đang phải đối phó với sức ép nặng nề từ quân đội miền Bắc.
Trong vụ vận chuyển hàng ngoại nhập lậu có tên còi hụ Long An, hầu hết báo chí miền Nam đã vào cuộc và ghi nhận mọi chi tiết của vụ buôn lậu mà tên tuổi của người đứng sau bị gián tiếp nêu ra là phu nhân của hai lãnh đạo cao nhất nước đang tại vị. Đoàn xe buôn lậu chở đầy hàng ngoại gồm 7 chiếc GMC và hai chiếc Jeep dẫn đầu bị trạm kiểm sát quân xa tại Tân An phát hiện vào lúc 10 giờ 30 tối ngày 31 tháng 1 năm 1974. Vụ án chấn động này được báo chí Sài Gòn nhanh chóng nhập cuộc và các thế lực đứng sau vụ án không thể làm gì hơn là chấp nhận phán quyết của tòa án quân sự đối với những người trực tiếp tham gia, ngoại trừ những nhân vật chủ chốt.

KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC

Tuấn Văn Phan's photo.

Theo tôi, không có bất kỳ lý do gì để thu âm hộ học sinh, sinh viên cả. Âm hộ của ai thì người đó phải tự giữ lấy và chịu trách nhiệm về việc sử dụng nó. Trong trường hợp cần sử dụng âm hộ học sinh, sinh viên cho cuộc liên hoan tiếng hát nào đấy thì phải mượn và được sự đồng ý của họ chứ không thể thu.

Theo luật, việc thu cái gì đấy của ai là một hành vi hành chính và chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vật được (bị) thu giữ phải là vật chất và không gắn liền với một chỉnh thể khác, càng không phải là bộ phận cơ thể. Trong trường hợp cần thiết buộc phải tách một bộ phận ra khỏi cơ thể ai đó thì phải có y lệnh và được thực hiện bằng phẫu thuật, do cơ quan y tế tiến hành, với sự đồng ý của bệnh nhân.

Lại thêm một bát xáo Voi - Tưởng Năng Tiến

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Trăm voi không được bát nước xáo. Thành ngữ Việt Nam 

Bằng giờ này hai năm trước, báo Pháp Luật nghiêm nghị loan tin: Tối qua (8/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã long trọng công bố ngày 9/11 là Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam... Phát biểu tại buổi Lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là hình thức pháp lý cao nhất thể hiện tư tưởng, đường lối, cương lĩnh của Đảng, ý chí, nguyện vọng và những lợi ích cơ bản của nhân dân. Vì vậy, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội, các đơn vị vũ trang và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.

Nói Với Người Cộng Sản

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Dian
Thưa các quí vị đảng viên cộng sản lâu năm, các bạn công an, bộ đội,
Tuần trước chúng ta đã cùng nhau chỉ ra sai lầm nghiêm trọng của những đảng viên cộng sản muốn đất nước tiến bộ, thoát khỏi vòng lệ thuộc Bắc Triều nhưng lại vẫn say mê và cổ xướng cho sự tôn kính Hồ Chí Minh như một lãnh tụ sáng suốt của dân tộc. Đây là một hiện trạng xã hội thật đáng buồn, vì ít nhất nó cho thấy có những người đã đối mặt với cường quyền hiện tại nhưng nhận thức về chính trị, lịch sử còn ở mức độ rất thấp.

VĂN HOÁ PHONG BÌ

Xin mở đầu lời viết bằng một đoạn trích từ Facebook của anh Lê Thăng Long.
 “Chúng tôi và gia đình chúng tôi cũng đã phải từng chứng kiến, trực tiếp nếm trải mùi vị của sự phục vụ kiểu thời bao cấp của bệnh viện quốc doanh.  Anh Vũ Quang Thuận (bí danh là Võ Phù Đổng) có vợ tên là Nguyễn Thị Hiên. Trong lần phải nằm viện tại bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội chị Nguyễn Thị Hiên phải cấp cứu trong tình trạng thập tử nhất sinh.  Chị Hiên bị nhiễm trùng máu nên phải tiếp máu, thay máu đến 10 lần.  Khi cần phải tiếp máu khẩn cấp cấp cứu cho chị Hiên thì bệnh viện Bạch Mai nói là hết máu dự trữ để cấp cứu. Thông qua “cò bệnh viện” gợi ý nếu anh Thuận chịu chi “phong bao, phong bì” thì bao nhiêu máu cũng có. Trước sinh mạng của vợ bị đe dọa trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc anh Thuận đành phải “nghiến răng” chấp nhận “văn hóa phong bì” của bệnh viện Bạch Mai. Thế là ngay sau đó bao nhiêu máu cũng có. Mỗi lần được có máu tiếp cấp cứu cho chị Hiên là mỗi lần anh Thuận lại phải móc túi thực hiện “văn hóa phong bao” cho bệnh viện thông qua đám “cò bệnh viện”.”

Mùa nước nổi! - Đoàn Xuân Thu


imagesdownload

Thưa! Đời ông sơ, ông cố mình từ miền Trung khô cằn sỏi đá, dắt díu vợ con vào vùng đất mới, Đồng bằng sông Cửu Long, nầy lập nghiệp thì cái đầu tiên phải nghĩ tới là kiếm cái chỗ cất nhà để có chỗ che mưa đụt nắng chớ! Bởi có an cư mới lạc nghiệp được.

Cất nhà là phải lựa rẻo đất nào cao ráo, mùa nước nổi không có ngập tới nhà mình. Cái rẻo đất cao đó là giồng do phù sa bao đời tích tụ, nên đất xốp và màu mỡ... Thế mới có câu hát là trên đất giồng mình trồng khoai lang. Cha! Củ nào củ nầy nó bự ế kinh luôn. Chính vì vây mà quý ''anh Hai'' mình ít khi bị vợ bỏ lắm ?!

100 linh vật cổ quý hiếm

Tượng Si Vẫn cùng gần 100 hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia trong triển lãm khai mạc sáng 28/10 tại Hà Nội.

Tượng làm bằng đất nung, có từ thời Lê Trung Hưng ở thế kỷ 17-18. Đây là linh vật xuất phát từ trí tưởng tượng dân gian về một loại động vật biển đầu rồng, thân cá, đuôi cong tròn mỗi khi đập sóng là có mưa. Người xưa còn gọi Si Vẫn bằng tục danh là con Kìm, thường đắp lên trên các công trình kiến trúc với ý nghĩa để tránh hỏa hoạn.

Tượng rồng bằng vàng từ thời Nguyễn, khoảng thế kỷ 19-20. Bức tượng khá nhỏ, đặt vừa lòng bàn tay nhưng thể hiện độ tinh xảo, trình độ tạo hình xuất sắc đặc trưng của các hiện vật cung đình triều Nguyễn.

Cần thách thức Trung Quốc trên Biển Đông

By The Observer30/10/2015
4200
Nguồn: Bill Emmott, “Challenging China,” Project Syndicate, 29/10/2015.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Mỹ điều tàu vào giới hạn 12 hải lý quanh một trong những hòn đảo nhân tạo mới của Trung Quốc trên Biển Đông thể hiện sự can thiệp quân sự táo bạo nhất của nước này trong nhiều năm qua. Mỹ chưa từng thách thức tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc một cách mạnh mẽ đến như vậy kể từ khi Tổng thống Bill Clinton gửi một nhóm tàu chiến đến eo biển Đài Loan năm 1996 như một động thái hỗ trợ cho Đài Loan lúc đó đang bị Trung Quốc đe dọa.

Bước đi này được chào đón như một cử chỉ tượng trưng. Nhưng như thế chưa đủ. Nếu thực sự cần phản đối những diễn giải của Trung Quốc về luật quốc tế – vốn lúc nào cũng phục vụ cho những tham vọng bành trướng của nó – thì những thách thức đối với tuyên bố chủ quyền của nước này sẽ cần phải được lặp lại thường xuyên và phối hợp cùng các quốc gia khác.

Trùm Mật Vụ Dương Văn Hiếu Lên Tiếng - Lâm Lễ Trinh


       Dương Văn Hiếu

Sự tịnh khẩu từ 1963 cho đến nay của ông Dương Văn Hiếu, nguyên Trưởng
đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung thời Đệ nhứt Cộng hoà Việt Nam
, là
một cuộc hành trình xuyên sa mạc dài trên bốn thập niên. Tác giả bài
này đã liên lạc lại được với ông Hiếu hiện định cư tại San Jose,
Californie. «Con người biết quá nhiều, L’homme qui en savait trop» và
từng bị gán biệt danh «Hùm Xám của Chế độ» đã chấp nhận trả lời nhiều
câu hỏi của chúng tôi liên hệ đến một giai đoạn chính trị cực kỳ sôi
động trong cuộc chiến tranh tình báo chống Bắc Việt từ 1954 cho đến
tháng 11.1963. Sau vụ đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông
Hiếu bị Hội đồng Quân Dân Cách mạng điều tra, đưa ra Côn đảo với một
số nhân vật khác của Chính phủ củ và được trả tự do năm 1964.


Biểu Tình Chống Tập Cận Bình tại Toronto 1-11-2015





Để tiếp sức với Phong Trào Dân Chủ và Đồng bào quốc nội chống lại Tập Cận Bình cùng phái đoàn Trung Cộng sẽ đến Việt Nam ngày 5 và 6 tháng 11, 2015, Ủy ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc nội Toronto đã phối hợp với các Hội đoàn, tổ chức gấp buổi biểu tình vào Chủ Nhật 01-11-2015 từ 01 giờ đến 04 giờ trước Tòa Tổng Lãnh sự Trung Cộng: 240  St. George Street Toronto ON M5R 2N5.
Sau đây là một số hình sơ khởi chụp vội trong cuộc biểu tình....

BBS_8562



Trường hợp Nhất Linh Nguyễn Tường Tam

Phạm Quang Trình
trích trong “Những nhân vật dân sự...”


 Trường hợp Nhất Linh Nguyễn Tường Tam   (Phạm Quang Trình)     


Có một nhân vật đã gây nhiều thắc mắc là nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, trưởng nhóm Tự Lực Văn Đoàn, người từng đảm nhiệm vai trò Bộ Trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Liên hiệp Hồ Chí Minh 1946, nhưng chỉ được ba tháng vì bất đồng chính kiến thì xin từ chức. Thời Quốc Gia Việt Nam (Quốc Trưởng Bảo Đại) và thời Đệ Nhất Cộng Hòa (TT Ngô Đình Diệm), ông Nguyễn Tường Tam hoạt động văn hóa, cho xuất bản các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn và chủ trương tờ Văn Hóa Ngày Nay. Cũng dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn và của Nhất Linh đã được Bộ Quốc Gia Giáo Dục đưa vào chương trình Trung Học. Tưởng chưa có một vinh dự nào lớn lao đối với một nhà văn như Nhất Linh khi còn sinh thời và Tự Lực Văn Đoàn đã được chính quyền xử sự như thế. Điều đó chứng tỏ nền Đệ Nhất Cộng Hòa và riêng cá nhân TT Ngô Đình Diệm rất nể trọng Tự Lực Văn Đoàn và cá nhân nhà văn Nhất Linh. Thật sự thì không ai có thể phủ nhận công trình văn học của Tự Lực Văn Đoàn và nhà văn Nhất Linh. Cho nên, việc chính phủ Ngô Đình Diệm đưa các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn vào chương trình Trung Học là đúng đắn, rất đáng hoan nghênh. Nhưng không hiểu tại sao Nhất Linh lại bị tố cáo có dính líu vào cuộc Binh Biến ngày 11-11-1960 của bè nhóm Vương Văn Đông, Hoàng Cơ Thụy, Nguyễn Chánh Thi để đưa ông đến chỗ uống thuốc độc tự tử ngày 7-7-1963 qua cái gọi là bản di chúc chính trị nguyên văn như sau:

“Đời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất vào tay Cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình, cũng như Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, để cảnh cáo những người chà đạp  mọi thứ tự do.” Nhất Linh Nguyễn Tường Tam  7-7-63.

Thư Đông Kinh 1-11-2015


Kính gửi quý vị,
Xin gửi đến quý vị Thư Đông Kinh mới.
Nhận được và có ý kiến gì xin cho biết.
Kính chúc luôn mạnh tiến.
Đ T Minh


https://dl.dropboxusercontent.com/u/9628875/Thu%20DK%201-11-15.docx