Saturday, 30 July 2016

Tôi đã sập bẫy an ninh cộng sản như thế nào? - Theo FB Khanh Lam Nguyen

kln1.jpg
Facebooker Khanh Lam Nguyen (nữ) trong một cuộc biểu tình chống Formosa
Một ngày giữa tháng 6.2016 nóng nực, tôi gặp và "được" làm quen với một người tự chia sẻ là "bất mãn chế độ", đấy là lời tôi trích nguyên vẹn theo lời người trẻ ấy, chỉ mấy từ ấy thôi là đủ để tôi có cảm tình với người này rồi: một người trẻ hiểu về xã hội và bất mãn chế độ.
Tối đó tôi đi thu tiền giúp chị gái nên về nhà muộn, 9h30 pm mới gần về đến nhà, bất ngờ người này gọi điện kêu muốn gặp, tôi có e ngại vì muộn nhưng người này cứ nằng nặc nhất định muốn gặp và đã nhắn tin cho tôi suốt buổi chiều để nói về xã hội chính trị VN.
Cuối cùng thì tôi chấp nhận gặp và đi tìm một quán cafe, xong gặp ngay lúc muộn tìm hoài không thấy, bản thân tôi lúc đó đã rất mệt thì nhìn thấy một nhà nghỉ, trời bắt đầu mưa bay, tôi quyết định rẽ vào và dự kiến sẽ ở lại đến sáng mới về. Xong tôi nhắn tin địa chỉ cho người "bất mãn chế độ".

Thanh tra toàn diện Núi Pháo: Trần Đại Quang muốn cưỡng chiếm “sân sau” tỷ đô của Nguyễn Tấn Dũng

Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫy tay chào các đại biểu quốc hội khi được mời đến tham dự phiên khai mạc
kỳ họp thứ nhất của quốc hội khoá 14 vào hôm 20/7/2016.
Hoàng Trần (Danlambao) - Đúng một ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức lần 2, tân chủ tịch nước Trần Đại Quang đã mở chiến dịch thâu tóm nhắm vào các “sân sau” của gia tộc cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ngày 26/7/2016, bộ tài nguyên môi trường loan báo quyết định “thanh tra toàn diện” đối với công ty Núi Pháo. Đây được coi là một siêu dự án trị giá lên đến hàng tỷ đô-la liên quan đến bà Nguyễn Thanh Phượng - con gái ông Dũng.

Việc thanh tra được nói dựa theo đề xuất của UBND tỉnh Thái Nguyên – nơi thiếu tướng CA Trần Quốc Tỏ, em trai ông Trần Đại Quang đang giữ chức bí thư tỉnh uỷ.

Mẹ blogger Mẹ Nấm bị những tên "côn đồ" đấm thẳng vào mặt

Những tay côn đồ rình rập trước nhà và đi theo blogger Mẹ Nấm 

Nguyễn Tuyết Lan - Từ năm 2009 đến nay, gia đình tôi không lạ gì với việc rình rập của các thanh niên to khỏe bịt mặt cả đêm lẫn ngày ở khu vực xung quanh nhà. Lẽ ra với sự lộn xộn mất kiểm soát trước người Trung Quốc tràn ngập Khánh Hòa hiện nay, lực lượng nòng cốt này nên chuyên tâm vào nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia thay vì đối phó với con gái tôi với những yêu cầu chính đáng buộc nhà nước phải có trách nhiệm với người dân. Cú đấm dành cho tôi lẽ ra nên dành cho những tên hướng dẫn viên Trung Quốc đã tuyên truyền xấc láo về chủ quyền Việt Nam tại chùa Long Sơn, Tháp Bà. Lẽ ra các thanh niên bịt mặt nên biết trút sự phẫn nộ của mình vào những kẻ xâm phạm chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Lẽ ra lực lượng canh gác nên biết giới hạn của mình ở nơi nào. Nha Trang, một đêm không yên bình và một ngày sống trong lo sợ do bị đe dọa bởi những người chung tiếng nói Việt Nam...

*

Thư gửi những kẻ bịt mặt canh giữ nhà tôi!

NHỮNG THÀNH QUẢ OAI HÙNG CỦA ĐẢNG CS KỂ TỪ NĂM 1954 - Giao Pham

Rực Rỡ HCM
[Hình chôm trên Intenet – posted by tunhan]
Thành quả đầu tiên đảng cộng sản Việt Nam gặt hái được, là trận Cải Cách Ruộng Đất, bắt đầu vào năm 1954. Con số người bị Bác và Đảng giết hại lên đến trên 220.000, thế nhưng theo tài liệu của đảng thì chỉ có:
– 172.000 người bị đem ra đấu tố và giết hại.
Trong cuộc xâm lăng cưỡng chiếm miền Nam, thì đây là THÀNH QUẢ đạt được trên ĐƯỜNG VINH QUANG XÂY XÁC QUÂN THÙ:
– Nướng 1.062.000 thanh niên Bộ Đội miền Bắc cho công cuộc “cưỡng chiếm” miền Nam.
– Dẫn đến 741.000 cái chết của các chiến sĩ bảo vệ miền Nam.
– Giết hại 214.000 thường dân.

XEM BẦY "HEO LẠ" TRANH ĂN

Dân Thái "sợ hãi" nói về video du khách Tàu Chệt tranh đồ ăn

Vài ngày sau khi đoạn video du khách Tàu Chệt tranh giành tôm tại một nhà hàng ở Bangkok được đăng tải, dân mạng Thái Lan vẫn còn tỏ ra ngao ngán, thậm chí có người đề nghị "cấm cửa" du khách Tàu Chệt.

Một đoạn phim được tài khoản Facebook Sumrit Promngam đăng mới đây đã khiến cộng đồng mạng Thái Lan sôi sục. Trong đoạn video kéo dài chưa tới 30 giây, cảnh du khách Tàu Chệt tới Bangkok và tranh nhau ăn tôm trong một bữa buffet có thể nói là vô cùng khủng khiếp.

Dân Thái "sợ hãi" nói về video du khách TQ tranh đồ ăn, trung quốc, tranh cướp tôm ở thái lan, thói xấu của người trung quốc,
Cuộc tranh cướp tôm bắt đầu !

Theo tác giả đoạn video Sumrit, video này quay cảnh những du khách Tàu Chệt tới một nhà hàng ở Bangkok và hồn nhiên lấy nhiều nhất có thể số tôm được bày biện. Có người dùng 2 chiếc đĩa để xúc cho nhiều. Số khác dùng tay không bốc lấy bốc để. Cảnh tượng nhốn nháo và vô kỉ luật.

Đô đốc Võ Văn Dũng

Kính thưa quý thính giả, Theo chiều dài của lịch sử Việt Nam, có lẽ các danh tướng Tây Sơn là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Cả đời xông pha trận mạc, anh dũng chiến đấu quên mình vì đại nghĩa cứu dân cứu nước, nhưng sử sách ghi chép về họ lại quá ít.

Trong tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Đô đốc Võ Văn Dũng” của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.


“Tướng quân chiến mã kim hà tại?
Dã thảo nhàn hoa mãn địa sầu”.

Nghĩa là:

Chiến mã của tướng quân giờ ở nơi đâu? 
Cỏ hoa đồng nội đất đai sầu.

Đó là hai câu thơ cảm vịnh về các danh tướng Tây Sơn của Nguyễn Trọng Trì, tác giả cuốn Tây Sơn Lương Tướng ngoại truyện.

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 30-7-2016

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta


NHÂN ĐỌC MỘT BÀI THƠ CỦA ĐỖ MỤC

Đỗ Mục trong một chuyến ngao du sơn thủy đã neo thuyền khi đêm xuống trên sông Tần Hoài gần bên một quán rượu. Trời về đêm khói tỏa lan trên làn nước lạnh trong khi trăng sáng trải trên bờ cát. Đúng lúc ấy, vọng từ phía bên kia sông, là tiếng hát của một ca nhi. Người thương nữ chắc không biết nỗi hận mất nước nên vẫn đem bài Hậu Đình Hoa ra để hát. Nhà thơ đời vãn Đường ghi lại cảm nghĩ trong bài thất ngôn tứ tuyệt mà ông đặt tựa là Bạc Tần Hoài, đậu thuyền trên sông Tần Hoài:


Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Quá giang do xướng Hậu Đình Hoa

Bài thơ xin được tạm dịch:

Khói loang sông lạnh, trăng trên cát
Thuyền đậu qua đêm cạnh tửu gia
Ca nương không hay hờn mất nước
Bên sông vẫn hát Hậu Đình Hoa


FBI: Cứu Hillary Hay Hại Hillary? - Vũ Linh



...Quyết định của ông Comey là một quyết định bùa phép tiêu biểu...

Một lần nữa, gió bầu cử lại đổi chiều, nhanh hơn chong chóng. Ảnh hưởng của Brexit chưa ai kịp nhìn thấy gì thì một biến cố chấn động khác lại xẩy ra, có thể đảo ngược tình thế. Giám Đốc FBI, ông James Comey, sau cả năm trời dòng dã điều tra vụ bà Hillary Clinton sử dụng hệ thống email cá nhân, đã họp báo tuyên bố kết quả: bà Hillary vi phạm đủ thứ tội và hoàn toàn nói láo từ đầu đến đuôi, nhưng FBI quyết định không khuyến cáo truy tố bà Hillary. Ông nhấn mạnh theo đúng luật, ông chỉ có khả năng khuyến cáo thôi, còn quyết định truy tố hay không là do Bộ Tư Pháp. Cuộc họp báo 15 phút thật ra chỉ là đến để nghe thôi, các ký giả không được phép đặt câu hỏi.

Nôm na ra, ông Comey xác nhận bà Hillary phạm tội tầy trời, nhưng xin nhường cho bà Bộ Trưởng Tư Pháp Loretta Lynch quyết định truy tố hay không. Đúng một ngày sau, bà Bộ Trưởng tuyên bố kết thúc toàn bộ cuộc điều tra, chưa bao giờ một cơ quan chính quyền có quyết định nhanh như vậy. Chấm hết.


VIẾT THÊM về NHẠC SĨ ĐẶNG THẾ PHONG (1918 - 1942 )


Đặng Thế Phong sinh ngày 5 tháng Tư năm Mậu Ngọ (1918) tại phố Hàng Đồng, thành phố Nam Định. Cha là Đặng Thế Hiển, làm thông phán, đã qua đời khi các con còn nhỏ. Mẹ buôn bán cau khô, nhưng do thua lỗ nhiều nên gia đình sớm lâm vào cảnh nghèo túng.
 

Đặng Thế Phong có gương mặt rất khả ái, môi đỏ như son, ngay từ tuổi niên thiếu đã nổi tiếng bởi một giọng hát hay và là tay guitare có tiếng đàn đầy xúc cảm.  

Chị gái chàng là Đặng Bạch Tuyết vừa yêu quý em hết mức, vừa như là người bạn tri kỷ của em trai. Do vậy, những chuyện cuộc sống, chuyện tình cảm, Đặng Thế Phong đều có thể chia sẻ cùng người chị. Rồi sau này, Bạch Yến, người yêu của Đặng Thế Phong, cũng trở thành người em, người bạn thân thiết của Đặng Bạch Tuyết.  
Gia đình lâm vào cảnh nghèo túng, Đặng Thế Phong đang học trường Paul Doumer đã phải thôi học, lên Hà Nội, vừa dạy học tự kiếm sống vừa học thêm về âm nhạc. Chàng còn ghi tên theo học dự thính ở Trường Mỹ thuật (Beaux arts). Tại trường này, có lần Đặng Thế Phong vẽ một bức tranh cây cổ thụ, nhưng trơ trụi, không một chiếc lá. Thầy Hiệu trưởng, hoạ sĩ Tardieu, đã buông một câu nhận xét: “Cậu vẽ đẹp, nhưng buồn quá. E là số của cậu không được thọ…”. Lời nhận xét đó, không ngờ, như một lời tiên tri, đúng như số phận Đặng Thế Phong.