Saturday, 28 December 2013

Chuyện phủ cờ trong tang lễ cố Ca Nhạc Sĩ Việt Dũng

Với lòng tưởng nhớ và cầu nguyện cho linh hồn cố nhạc sĩ Việt Dũng sớm về cõi phúc đời đời; tôi xin chuyễn tiếp bài viết dưới đây và tâm đồng hợp y' với tác giả VVQ.
PV

KINH NGUYEN Date: 2013/12/28 Subject: V/v phủ cờ trong tang lễ cố Ca Nhạc Sĩ Việt Dũng.

 
2013/12/27 Damien Vu <damienvu49@yahoo.com>

Ngọc mến,
 
Sáng ngày 28 tháng 4 năm 1975, tôi gặp cậu bé tật nguyền đang bò lên thềm tam cấp trụ sở Hạ Nghị Viện VNCH. Tôi bước lại dắt cháu lên và hỏi:

- "Cháu muốn gặp ai?"

- "Thưa chú, cháu là con Bác Sĩ DB Nguyễn Ngọc Bảy.

  Bố mẹ và tất cả gia đình con đã ra đi để con lại một mình trong căn nhà ở Cư Xá Lữ Gia (gần trường đua Phú Thọ). Đêm qua bọn cướp xông vào nhốt con trong toa lét và  cướp sạch mọi thứ đem đi. Con lên đây để xin cầu cứu."
 
  Không chần chừ, tôi đưa cháu vào gặp Ông Lê Công Thành, Tổng Quản Trị Sự Vụ HNV và nói với ông ta xem tất cả  số tiền lương và phụ cấp của DB Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bảy còn bao nhiêu thì đem trao cho cháu Nguyễn Ngọc Hùng Dũng là con trai của DB Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy...
 
  Năm 1979, tôi bị Việt Cộng giam chung buồng với Đại Tá Nguyễn Ngọc Sáu ở trại tù Hà Tây (ĐT Sáu là anh ruột của BS Bảy) cho tôi hay rằng cháu Việt Dũng đã được bà ngoại đem theo vượt thoát được sang Hoa Kỳ và rất thành công, nổi tiếng tại Mỹ, chúng tôi rất mừng.
 
 Cách đây mấy năm, tôi gặp Việt Dũng trong đoàn văn nghệ sĩ của anh Vũ Quang Ninh và nhà báo Đinh Quang Anh Thái ăn sáng tại tiệm phở Thái Bình Dương Houston Texas và nhắc chuyện này với Việt Dũng. Việt Dũng mắt bừng lên, buông nạng ôm tôi và nói cháu không quên chú...Hình ảnh của người nghệ sĩ trẻ that đa tài nặng lòng với quê hương vẫn còn in đậm trong tôi.
 
  Hôm nay thứ 6,  ngày 27 tháng 12/ 2013, thân xác Việt Dũng đang nằm trong nhà quàn bên Cali, gia đình bạn hữu cùng những người thương mến Việt Dũng đang lo đám tang. Thời gian chưa muộn để bàn việc tổ chức lễ phủ cờ cho Việt Dũng.
 
  Tôi thiển nghĩ lễ phủ cờ dành cho cố Ca Nhạc Sĩ Việt Dũng nếu được tổ chức, không có gì là quá đáng. Công trạng của Việt Dũng là những gì Việt Dũng đã làm lúc sinh thời tự nó tuyên dương và mọi người ai cũng đã biết. Xin miễn bàn.
 
  Chắc hẳn Ngọc cũng biết tôi đã từng là Trưởng Khối Quân Lễ  Bộ Tổng Tham Mưu/P3 thời Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Tham Mưu Trưởng Liên Quân.
 
Thân kính,
VVQ 

VIỆT DŨNG, NGÔI SAO SÁNG MÙA GIÁNG SINH 2013 - Nguyễn Văn Thông

image

Có lẽ vì đôi mắt con người hướng ngoại nên người ta dễ thấy người khác hơn thấy mình. Chúng ta thấy người khác già chứ ít khi thấy mình già. Cho nên khi nhìn một người đã 55 tuổi đời mà ta vẫn còn cho người ấy là trẻ thì hẳn có điều đặc-biệt. Đó là trường-hợp của Việt Dũng. Mươi năm trước tôi có anh bạn qua đời ở tuổi 50, khi phải soạn cáo-phó, tôi không biết phải dùng chữ "hưởng dương" hay "hưởng thọ" nên tìm tự-điển cho chắc ăn. Không ngờ các cụ hồi xưa đã đồng-ý rằng, sống được đến 50 là nhiều rồi, là lên hàng cụ rồi, thọ rồi. Biết vậy thôi chứ các bạn khác và thân-nhân của bạn tôi vẫn dùng chữ "hưởng dương". Tôi không cãi, coi như người nhà muốn gởi-gấm tâm-ý rằng người thân của họ đã qua đi khi anh còn trẻ, nhất là đang trong sự thương-mến vô bờ của người thân.

Yêu Râu Xanh Kể Chuyện - Phan Huy



Ta nằm đây, bốn mươi mùa sương gió
Trong nhà mồ hoang vắng lạnh từng đêm
Hồn say mơ về những phút êm đềm
Bên cạnh những đoá hoa đời tươi thắm.
Ta còn nhớ nàng Tuyết Minh đằm thắm
Đêm động phòng, cô gái hãy còn trinh
Nàng yêu ta thật đắm đuối chung tình
Đâu hay biết đời ta như cánh bướm.

Technology Of The Future - BBC Documentary

Cách nay 40 năm, « Quần đảo ngục tù » của Soljenitsyne được xuất bản ở phương Tây


Nhà văn Alexandre Soljenitsyne tại Matxcơva, 12/1998 (RIA Novosti)
Nhà văn Alexandre Soljenitsyne tại Matxcơva, 12/1998 (RIA Novosti)

RFI
Ngày 28/12/1973, « Quần đảo ngục tù – L’Archipel du Goulag » của nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, đã được xuất bản tại Paris và được đánh giá là cuốn sách lớn của thế kỷ 20. Tuyển tập về nỗi kinh hoàng dưới chế độ Staline đã làm thay đổi nhãn quan của phương Tây về Liên bang Xô Viết.

Các tiết lộ về quy mô các đợt trấn áp dưới thời Staline đã gây sốc mạnh trong công luận phương Tây : Hàng trăm ngàn người bị hành quyết thẳng tay, chính quyền chủ ý gây ra nạn đói, hàng triệu người bị cầm tù, nhiều cộng đồng bị đầy ải, hàng triệu người chết …

Nhà báo Phạm Chí Dũng: 'Nhẹ nhõm sau khi bị khai trừ khỏi Ðảng'



    Hôm 25/12, nhà báo Phạm Chí Dũng trở thành đối tượng của một buổi làm việc mà ông mô tả là “một cuộc đấu tố khá căng thẳng”, sau khi được mời đến cơ quan Ủy ban Kiểm tra thuộc Đảng ủy khối Dân Chính Đảng để nghe đọc quyết định khai trừ ông. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ-VOA, Tiến sĩ Dũng cho biết cảm nghĩ của ông sau khi bị khai trừ:

    “Cảm nghĩ của tôi là nhẹ nhàng, nhẹ nhõm và thanh thản. Tôi đã giải quyết được một vấn đề cũ để chuyển sang một giai đoạn mới tại vì tôi đã phải thao thức với vấn đề này trong suốt 10 năm vừa rồi. Ðây là tâm trạng chung của rất nhiều đảng viên, có thông tin cho thấy có tới một nửa trong tổng số đáng viên hưu trí đã thoái Ðảng, không còn sinh hoạt Ðảng.”

    Vì sao đoán trật? - Nguyễn-Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng, RFA

    000_Hkg3450821.jpg-305.jpg
    Nhân viên một ngân hàng tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc đang xếp đôla Mỹ bên cạnh đồng nhân dân tệ
    AFP PHOTO

    Trong năm năm qua, kể từ vụ khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ, giới nghiên cứu kinh tế đưa ra nhiều dự đoán, nổi bật nhất là sự suy sụp của nước Mỹ, bên cạnh là sự lớn mạnh của các nền kinh tế đang lên, đứng đầu là Trung Quốc. Cuối cùng thì các dự báo đó đều sai. Tuần qua, kinh tế Mỹ có dấu hiệu tăng vọt trong khi các nền kinh tế đang lên, từ Trung Quốc đến Liên bang Nga hay Brazil, Ấn Độ đều gặp nhiều khó khăn. Trong loạt bài tổng kết cuối năm với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vì sao mà nhiều người lại đoán trật....

    Kinh tế Mỹ phục hồi

    Montesquieu: Tác Phẩm “ Bàn Về Tinh Thần Pháp Luật” De l’esprit des lois - Trần Mộng Lâm

    Dẫn Nhập :

     Người được giới thiệu trong bài này Montesquieu. Tác phẩm của ông ảnh hưởng sâu rộng đến các thể chế chính trị sau này.

      Montesquieu đã viết về sự tự do chính trị như sau (trong tập XI) : Sự Tự Do về Chính Trị của một công dân chính là cái cảm giác được an toàn nghĩa là công dân này không phải sợ hãi nhà nước cũng không phải sợ hãi bất cứ một công dân nào khác.

    Hiện nay, chúng ta hay nghe các nhà lãnh đạo VN nói đến Nhà Nước Toàn Trị.

    Nhà nước nào? nếu không phải đảng CS ?

    Thủ tướng cũng do Đảng, Quốc Hội thì đảng cử dân bầu. Đó là điều mà Montesquieu đã sợ hãi và cho rằng nếu sự việc đó xẩy ra, thì một nhóm người có thể làm tiêu tan một quốc gia.

    Bao Giờ Thì Chế Độ Cộng Sản Việt Nam Sụp Đổ? - Đinh Lâm Thanh

    Có thể xem là một đề tài hơi nhạy cảm và khó trình bày với công luận từ trước đến nay, vì khi viết, thế nào tác giả cũng bị chỉ trích bởi một số người không đồng quan điểm chính trị, hoặc là dịp để cộng sản và đám tay sai nằm vùng thừa cơ hội đánh phá. Tuy vậy, hôm nay tôi thử đưa chủ đề nầy ra nhằm góp ý với những người bạn tranh đấu đã đặt những câu hỏi. Đồng thời, hy vọng học hỏi thêm được kiến thức của các nhà chính trị lão thành cũng như những vị trí thức cao minh mà người viết ngưỡng mộ từ lâu.

    Huỳnh Thục Vy: Bàn về Đạo đức thay lời chúc mừng Giáng sinh

    Trước nay tôi thích nói về luật pháp hơn đạo đức. Không phải do tôi xem thường tầm quan trọng của nó trong mối các quan hệ nhân sinh mà bởi tôi cho rằng một chuẩn mực chỉ có thể được giữ gìn khi đi kèm theo nó là những biện pháp thúc ước hữu hiệu. Chúng ta thấy rõ luật pháp có được điều kiện tích cực đó — cái mà đạo đức không có được hoặc có, nhưng kém hiệu quả hơn.
    Thế nhưng cuộc đấu tranh hiện nay của chúng ta là vì một thể chế dân chủ tự do- một chế độ chính trị mà đặc trưng của nó là đạo đức, trong khi sự sợ hãi là đặc trưng của chế độ độc tài, như Montesquieu đã nói. Tuy nhắc đến những giá trị dân chủ tự do, chúng ta không trực tiếp đưa ra những tuyên ngôn cho tinh thần đạo đức nhưng kỳ thực chúng ta đang cổ vũ cho một xã hội nơi đạo đức được trọng vọng. Thật lạ đời  rằng trong một chế độ dân chủ tự do, nơi người ta  không chính thức đưa đạo đức lên như một giá trị của thể chế, nơi người ta chỉ dành nhiều thời gian và công sức để đề cao và bảo vệ nền pháp trị thì đạo đức lại được phát huy. Bởi xét cho cùng những giá trị như công bằng, tự do, tự thân chúng lại là  một vấn đề đạo đức. Không có kẻ vô đạo đức nào yêu chuộng công bằng, tự do. Bởi vậy, không ngoa chút nào khi ta nói xã hội dân chủ được đặc trưng bởi đạo đức.

    "MỘT CHÚT QUÀ CHO QUÊ HƯƠNG" ĐÊM TƯỞNG NHỚ VIỆT- DZŨNG



    Ngày 27 tháng 12 năm 2013 bắt đầu từ lúc 6:00 PM. tại Studio của Đài SBTN Hoa Thịnh Đốn một Lễ tưởng niệm Cố Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng đã được Ông Võ Thành Nhân Giám Đốc đài, đứng ra tỗ chức rất trọng thể và trang nghiêm.

    Sau nghi thức chào cờ, cô Vạn Lý xướng ngôn Viên của đài giới thiệu ký giả Phạm Trần , kế tiếp là Ông Đoàn Hữu Định Chủ Tịch Cộng Đồng vùng Virginia, Maryland và Hoa thịnh Đốn, sau cùng Tiến Sĩ Tạ Cự Hải chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ lần lượt lên bày tỏ lòng thương tiếc , kính trọng một chiến sĩ văn hóa chống Cộng đòi hỏi tự do nhân quyền cho Việt Nam.

    Sau đó mọi người được mời lên thắp cho đủ 55 ngọn nến bày theo hình trái tim,  tượng trưng cho số tuổi 55 của Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng.

    Sau cùng mọi người hát chung những bản nhạc do Việt Dzũng sáng tác : Cho Đồng Bào Tôi, Một Chút Quà Cho Quê Hương và Lời kinh Đêm.

    Vào dịp này mọi người có dịp xem lại video phỏng vấn Việt Dzũng  nhân dịp 25 năm Hưng Ca và 30 năm sinh hoạt âm nhạc cuả Viêt Dzũng, mọi người ra về nặng trĩu những nhớ thương  và cảm xúc cho một nhân tài.



    2013-12 Tuong Niem Nhac Si Viet Dzung tai Dai SBTN-HTD
    Dec 27, 2013
    by Dan Lai

    Snowpiercer, bộ phim không chỉ dành riêng cho người cộng sản - Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam

    000_Par7651613-305.jpg
    Từ trái qua: Họa sĩ vẽ tranh minh họa người Pháp Jean-Marc Rochette, tiểu thuyết gia người Pháp Benjamin Legrand, nữ diễn viên người Anh Tilda Swinton, đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon-Ho và nam diễn viên người Pháp Tomas Lemarquis chụp hôm giới thiệu phim "Snowpiercer" tại Deauville, Pháp ngày 07 tháng 9 năm 2013.
    AFP photo
    Tôi vốn không quan tâm các bộ phim (và phim bộ) Hàn Quốc. Do đó, khi thấy đạo diễn bộ phim "Snowpiercer" có tên Bong Joon-ho đã định bỏ qua, nhưng vì những ngôi sao nổi tiếng Mỹ quốc tham gia trong phim đã kéo tôi vào rạp, có lẽ vì sự tò mò nhiều hơn là tìm những ý nghĩa sâu sắc từ bộ phim. Tuy nhiên trải qua hơn hai giờ đồng hồ, phải thừa nhận: Tôi đã suýt sai lầm nếu không xem bộ phim đạt cả giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng mà ê-kíp làm phim muốn chuyển tải đến khán giả.

    Chuyến tàu băng giá

    Bộ phim có tên tiếng Việt "Chuyến Tàu Băng Giá" chuyển thể từ tác phẩm truyện tranh "Le Transperceneige" [*], do Bong Joon-ho và Kelly Masterson đồng viết kịch bản.
    Câu chuyện bắt đầu từ một sai lầm của các nhà khoa học trên thế giới.

    ĐÔNG VÀ TÂY CÓ NÊN GẶP NHAU? - người lính già oregon

         1. Trong bài thơ “The Ballad of East and West”, vào khoảng năm 1892, văn hào Anh Rudyard Kipling (1865-1936) có viết: “Ôi, Đông là Đông, và Tây là Tây, và không bao giờ cả hai gặp nhau”(Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet). Hơn một thế kỷ trôi qua, câu thơ mang niềm thất vọng cay đắng ấy của một người đã yêu Đông Phương như quê hương mình nay trở thành lời tiên tri. Và hơn bao giờ hết, nó chứa đựng một chân lý gần như tuyệt đối tại Mỹ quốc này, nơi có hàng trăm chủng tộc khác nhau đổ về từ bốn hướng địa cầu để tạo thành một melting pot ngoạn mục, đầy màu sắc và đủ mùi vị. Nhưng trên thực tế không bao giờ hòa tan, tự nó, per se, làm sao được? Trong số đó, dĩ nhiên, có hơn một triệu dân Việt chúng ta.

    Tiền và máu! - Tạp ghi Huy Phương

    “Ưu điểm” của chế độ CHXHCN hôm nay:
    Cái gì cũng có thể bán và không có gì không mua được!

    Trong nghìn chuyện quái đản xảy ra ở Việt Nam lâu nay, bây giờ lại có thêm một chuyện quái đản nữa, là có lẽ rồi đây, thanh niên có thể tránh chuyện đi lính bằng cách đóng tiền, nói rõ là từ nay thanh niên Việt Nam sẽ góp đồng tiền thay việc góp máu cho quốc gia. Một trung tướng CSVN, cũng là dân biểu Quốc Hội, chủ nhiệm Ủy Ban Quốc Phòng-An Ninh, ông Trần Ðình Nhã, đã có dự thảo như thế để sửa đổi “Luật Nghĩa Vụ Quân Sự”.


    Phải chăng đây là một hình thức hợp thức hóa cho những tệ nạn lo lót tiền để khỏi phải đi “nghĩa vụ” cho phường đội, huyện đội và những người trong hội đồng tuyển “nghĩa vụ quân sự” lâu nay, cũng như người ta đã có ý kiến đề xuất cho hợp thức hóa nghề mãi dâm.

    Xin chia tay 'Một chút quà cho quê hương'

    Nguyễn Trần Diệu Hương


    Đầu thập niên 80, lần đầu tiên tôi được nghe tên ca nhạc sĩ Việt Dzũng là lúc tôi ôm cái radio cũ mèm vặn volume "vừa đủ nghe…” để nghe bài "Một chút quà cho quê hương" được phát từ chương trình nhạc của đài phát thanh. Lúc đó, tôi còn quá nhỏ, là học trò trung học ở Việt Nam, không biết gì về Việt Dzũng, nhưng cả bọn chúng tôi đều không cầm được nước mắt khi nghe tiếng hát của anh:

    Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần
    Xin chút yên lành trong giấc ngủ da vàng

    Hoặc:

    Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
    Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng