YẾU TỐ ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG HOA VÀO ĐẦU THẾ KỶ XX:
Năm 1904, nhà địa lý người Anh, Sir Halford Mackinder, tác giả “The Geographical Pivot of History” (Trục địa lý của lịch sử). Ông cho rằng, lục địa Á – Âu chính là trục chiến lược của quyền lực thế giới, Trung Hoa một khi mở rộng sức mạnh của mình sẽ vượt ra ngoài biên giới của nó, có thể tạo thành mối hiểm họa da vàng cho tự do của thế giới, đơn giản vì Trung Hoa sẽ có thêm một vùng đại dương bổ sung cho nguồn tài nguyên của lục địa rộng lớn, một lợi thế mà nước Nga không may mắn có được trong khu vực cột trụ nầy. Trong khi nước Nga, một quốc gia có lãnh thổ rộng bao la trên lục địa Á – Âu, xét về cơ bản vẫn là một cường quốc trên đất liền với một mặt giáp đại dương bị băng đá Bắc Cực rào chặn; ngược lại, Ttrung Hoa với đường bở biển ôn đới 9.000 dặm, nhiều biển cảng tự nhiên thuận lợi, lại là một cường quốc lục địa lẫn hải dương. Mackinder tiên đoán,Trung Hoa một ngày nào đó sẽ thôn tính cả nước Nga. Tầm vói tay của Trung Hoa trải dài từ vùng Trung Á giàu khoáng sản và khí đốt đến những tuyến đường hàng hải trên Thái Bình Dương.