Thursday, 8 November 2018
Tổng thống Trump đã nghĩ ra cách hàn gắn nước Mỹ: Chiến thắng cuộc chiến thương mại
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh rằng thắng lợi trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể góp phần khắc phục sự chia rẽ nghiêm trọng của nước Mỹ kể từ cuộc đua năm 2016.
Vài giờ sau khi đảng của ông Trump để mất Hạ viện, vị Tổng thống gây nhiều sóng gió đã chỉ ra cách để hàn gắn nước Mỹ, vốn sẽ chia rẽ hơn nữa khi Quốc hội bị phân chia.
"Một trong những điều tôi nghĩ có thể chữa lành những rạn nứt của nước Mỹ chính là sự thành công của đất nước chúng ta", ông Trump nói và lấy dẫn chứng bằng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
"Hàng tỷ USD sẽ sớm đổ về ngân sách từ những khoản thuế mà người Trung Quốc phải trả cho chúng ta. Trung Quốc từng soán ngôi Mỹ trong 2 năm trên cương vị một cường quốc kinh tế năng nổ nhưng bây giờ, họ thậm chí còn không tiến lại gần được điều đó", ông Trump nhấn mạnh.
6 lý do cho thấy Barack Obama là tổng thống tệ nhất trong lịch sử Mỹ
Trong cuốn sách bán chạy The Worst President in History: The Legacy of Barack Obama (tạm dịch: Vị tổng thống tồi tệ nhất lịch sử: Di sản của Obama), Matt Margolis đã tổng hợp 200 lý do cho thấy Barack Obama là tổng thống tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Dưới đây là 6 lý do trong số đó.
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. (Ảnh: Getty Images)
Cho đến nay, có lẽ bạn cũng đã được nghe nói về các cuộc thăm dò cho thấy người Mỹ tin rằng “Donald Trump là tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử” hoặc các học giả nghiên cứu về các đời tổng thống đã xếp ông Trump vào vị trí “bét bảng”. Bây giờ các bạn có thể bỏ các cuộc thăm dò cũng như những chuyên gia đó đi được rồi. Mặc dù có thể còn quá sớm để đánh giá đúng thứ hạng tổng thống cho các tổng thống gần đây, nhưng tôi tin rằng lịch sử cuối cùng cũng sẽ đánh giá Barack Obama mới là tổng thống tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ từng có.
Có quá nhiều bằng chứng lên án nhiệm kỳ của ông vô cùng thậm tệ. Trong quyển sách vừa được tái phát hành của tôi là “The Worst President in History: The Legacy of Barack Obama” (Tạm dịch: Vị tổng thống tồi tệ nhất lịch sử: Di sản của Obama), tôi có tổng hợp 200 lý do cho thấy chỉ trong vài năm tới, lịch sử sẽ chứng minh rằng tôi đã đúng. Dưới đây, tôi xin trình bày 6 lý do vắn tắt, nhưng nó chưa đủ để nhấn mạnh, đó chỉ là bề mặt của tảng băng trôi mà thôi.
DEMOCRATS COVER THE POTENTIAL LOSS AFTER MIDTERM POLL
The US’s House of Representatives has 435 members, mostly, the members come from the two main parties are Republican and Democrats. The member of the House of Representatives belongs to the numerous of people in the electorate, so most members couldn’t experience the politics, the only term’s representative would lose the next election, it is normal. Democrats become the hub of complication contains the trifling politicians. The Donkey’s Head Party (1) recruited the Muslim representatives for getting more seats. Indeed, the US citizen has never needed the Sharia Law’s activists joined the House of Representatives. The Democratic fan blindly votes Sharia’s activists but they have never supported the gender discrimination and respect the Human Rights. Therefore, the Senate only has 100 senators, actually, every state elected two Senators and every state has one Governor. As the routine, the presidential candidates are the Senators or Governor as Senator John McCain, Barrack Obama, Governor Ronald Reagan…
ĐẢNG DÂN CHỦ KIỂM SOÁT HẠ VIỆN - TRUNG CỘNG & VIỆT CỘNG MỪNG HAY LO? - Tran Hung
Trước khi Trump làm tổng thống, dân Trung cộng lo ngay ngáy khi Obama quyết tâm gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP.
Khi Trump đắc cử ông hủy ngay TPP, dân Trung cộng tỏ ra "mừng húm" họ nói Trump đã trao cơ hội vàng cho họ. Nhưng sau đó Trung cộng bị Trump dần cho nhừ xương trên chiến trường thương mại khiến lần đầu tiên bộ chính trị Trung cộng phải thừa nhận kinh tế gặp khó khăn do chính sách thương mại của Trump gây ra.
Nay thì Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát, dân Trung cộng lại "mừng húm" cho rằng Đảng Dân chủ sẽ đảo ngược lại chính sách thương mại với Trung cộng. Điều này có khác gì kẻ đang chết khát giữa sa mạc bị ảo ảnh rằng "phía trước là rừng mơ" cố lết xác vào hóa ra nó là cái rốn của sa mạc, chủ đề này các chuyên gia độc lập đã phân tích kỹ.
Điều quan trọng ở đây đó chính là câu hỏi "liệu Hạ viện Mỹ có tái tục di sản Obama không ? ". Di sản ở đây chính là Hiệp định TPP nay là CPTPP. Nếu Hạ viện Mỹ khơi lại việc Mỹ sẽ gia nhập TPP thì sao ? Dĩ nhiên ngay trong lúc này ông Trump sẽ đồng thuận ngay vì bộ tứ siêu anh hùng trong CPTPP hiện nay là Nhật, Úc, Canada, Mexico đều có những Hiệp định, thỏa thuận thương mại riêng với Mỹ chặt chẽ hơn do ông Trump kiến tạo mà Hiệp định USMCA ràng buộc Mexico, Canada là một minh chứng. Vì vậy ngu gì ông Trump không ủng hộ Mỹ gia nhập TPP trong lúc này.
Khi Hạ viện đề xuất Mỹ gia nhập TPP lúc này có khác gì đã trao cho Trump bầu độc dược trút vào họng Trung cộng và Việt cộng nhưng Trump lại tránh được tiếng ác là đích thân bức tử Tập Cận Bình bởi Trump chỉ làm theo Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát. Trung cộng và Việt cộng lại bắt nhầm "con tưởng bở" nếu Mỹ lại gia nhập TPP trong những ngày sắp tới.
Vì sao Trung Cộng quyết chiếm cho được ba đặc khu kinh tế của Việt Nam - Trúc Giang MN
1. Mở bài
Tàu ngầm Trung Cộng phải dùng thủy lộ ở Biển Đông để ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thủy lộ nầy khá an toàn vì bên bìa đông thì có các căn cứ quân sự ở Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây thủy lộ là duyên hải của nước chư hầu là CSVN. Tuy nhiên để cho chắc ăn, Trung Cộng phải chiếm cho được “3 đặc khu hành chánh - kinh tế” của Việt Nam. Đó là lý do mà Trung Cộng nhất quyết giành quyền làm chủ 3 đặc khu ven biển nầy để làm căn cứ hải quân.
Tàu ngầm Trung Quốc từ căn cứ Du Lâm, thuộc đảo Hải Nam, ra biển lớn bằng hai ngõ, qua biển Hoa Đông và qua Biển Đông.
Con đường thông qua biển Hoa Đông thì tàu ngầm Trung Quốc gặp phải những căn cứ quân sự của Mỹ-Nhật ở Yokosuka, những căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa, đảo Guam và cả Hawaii nữa.
Con đường an toàn nhất cho tàu ngầm Trung Quốc là qua Biển Đông để ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và từ Ấn Độ Dương đi sang Phi Châu, rồi sang Âu Châu để bảo vệ vành đai Chuỗi Ngọc Trai và Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21.
Một chuyên gia Trung Quốc tuyên bố: “Trung Quốc sẽ sớm nhấn chìm kỷ nguyên thống lĩnh biển khơi của Hải Quân Hoa Kỳ”.
Giải Ảo Thời Sự 8-11-2018 - KTG Nguyễn Xuân Nghĩa
Phần 1: Tham vọng và thực lực của Pháp
Phần 2: Mâu thuẫn Mỹ-Hoa sau bầu cử tại Mỹ
Phần 2: Mâu thuẫn Mỹ-Hoa sau bầu cử tại Mỹ
Trách Nhau
Thomas Hardy (2/6/1840 - 11/01/1928) là một tiểu thuyết gia và nhà thơ người Anh. Ông đã hai lần được đề cử nhận giải Nobel Văn Chương vào năm 1910 và 1921. Ông lập gia đình với bà Emma Gifford vào 1874, rồi ly thân 20 năm sau đó. Sau khi bà Gifford mất được 2 năm, vào năm 1914, ở tuổi 74, ông Hardy tái giá với cô thư ký, trẻ hơn ông 39 tuổi, là bà Florence Emily Dugdale. Nhưng việc bà Gifford qua đời đã ăn sâu vào tâm khảm của Hardy, và ông đã cố gắng vượt qua những dằn vặt nội tâm đó bằng những sáng tác thơ.
Hardy đã viết tác phẩm "Tess of the d’Urbervilles" làm thổn thức con tim của rất nhiều người đọc. Nhưng khi được hỏi có đọc quyển Wuthering Heights (Đỉnh Gió Hú) chưa, thì Hardy trả lời là ông không đọc vì nghe nói quyển này rất sầu thảm (depressing). Câu trả lời của Hardy về việc Viết (của ông) và Đọc (từ người khác), có thể phần nào nói lên việc Hardy hoàn toàn đắm mình vào thế giới của riêng ông và không muốn biết đến người khác. Bởi đó, sẽ dễ đưa đến sự thiếu nhậy cảm đối với tha nhân, nhất là đó lại là người ái mộ và thương yêu ông, như bà vợ trẻ Florence Emily Dugdale.
Như trong bài thơ "An Upbraiding," ông đã ghi lại lời nói từ người đã mất với người còn lại trên dương thế. Nhưng trong nỗi niềm riêng tư của Hardy được trải dài nơi bài thơ đó lại không có sự hiện diện của người vợ đang còn trên dương thế. Bởi đó, sau khi đọc bài thơ, bà Florence đã phải ê chề tự hỏi: Liệu tôi có chỉ là tiếng vọng mơ hồ của bà vợ đầu tiên của ông ấy không? (Am I merely the dull echo of his first wife?)
Đặc San Lâm Viên xin giới thiệu đến quý vị bài thơ An Upbrading của nhà thơ Thomas Hardy cùng phần chuyển ngữ của tác giả Tâm Minh Ngô Tằng Giao qua bài thơ Trách Nhau. http://www.dslamvien.com/2018/11/trach-nhau.html
--
Đặc San Lâm Viên
Labels:
Trách Nhau
VẪN THÈM MÓN QUÊ - Thơ Trần Quốc Bảo
Lang thang… góc bể, đầu non,
Đã từng nếm thử miếng ngon xứ người,
Dẫu rằng thấm đậm bờ môi
Nhưng nghe mùi vị xa xôi lạ lùng.
Vẫn thèm, vẫn nhớ vô cùng!
Món ăn đặc sản ở vùng Quê tôi
Nào là: Cá lóc nướng trui
Cá trê kho tộ, cơm vùi bếp tro.
Mỳ Quảng, Hủ tiếu Mỹ Tho,
Nào là: món Huế Bún bò giò heo!
Thơm ngon, có đĩa bánh xèo
Thịt ba rọi luộc, dưa leo quấn trần.
Tuyệt vời phở bắc hành chần!
Thịt bò xào với rau cần, tỏi tiêu,
Canh điên điển ở Bạc Liêu.
Nem chua Thủ Đức, Ninh Kiều trứ danh!
Long Xuyên đặc biệt bánh canh!
Cần Thơ: rắn hổ, cua đinh, tôm càng.
Đầu non, góc biển… lang thang,
Vẫn thèm hương vị xóm làng Quê Tôi./.
Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia
Địa chỉ điện thư của Tác Giả:
Liên minh quân sự 10 nước châu Âu chính thức ra đời tại Paris
The European Intervention Initiative is a joint military project between 9 European countries outside of existing structures, such as the North Atlantic Treaty Organization and the European Union's defence arm.
Founded: 2018
Sau nhiều tháng đàm phán giữa Pháp và Đức, hai đầu tàu của châu Âu, một liên minh quân sự bao gồm 10 nước châu Âu đã chính thức được hình thành vào hôm qua, 07/11/2018 tại Paris.
Liên minh mang tên Sáng Kiến Can Thiệp Châu Âu (Initiative Européenne d’Intervention - gọi theo tiếng Anh là European Intervention Initiative), trên nguyên tắc là một lực lượng sẵn sàng đối phó với các cuộc khủng hoảng gần biên giới Liên Hiệp Châu Âu.
Xuất phát từ một sáng kiến do chính tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị, liên minh này tập hợp 10 quốc gia châu Âu : Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Anh Quốc, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Estonia, và Phần Lan.
Trong số các hoạt động cụ thể, các thành viên liên minh EII sẽ hợp tác với nhau trong các lĩnh vực thiết lập kế hoạch, phân tích và chuẩn bị các khả năng phản ứng về mặt quân sự trước các cuộc khủng hoảng mới về quân sự và nhân đạo.
Theo hãng tin Anh Reuters, một quan chức bộ Quốc Phòng Pháp giải thích rằng : « Trong một môi trường mà các mối đe dọa và biến động địa chính trị hoặc khí hậu đang ngày càng nhiều, sáng kiến về liên minh quân sự này sẽ gởi đi thông điệp cho thấy rằng châu Âu đã sẵn sàng, và có khả năng đối phó ».
Việc nước Anh rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập liên minh EII vì cho đến nay Luân Đôn vẫn phản đối các hình thức hợp tác quân sự trong nội bộ Liên Âu bên ngoài khuôn khổ của NATO. Quyết định thành lập liên minh 10 nước lại được thúc đẩy thêm do việc tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm dấy lên mối lo ngại là Hoa Kỳ có thể sẽ ít sẵn sàng hơn trong việc bảo vệ châu Âu để đối phó với một nước Nga quyết đoán hơn.
Quan chức Quốc Phòng Pháp nói trên khẳng định rằng sáng kiến của Pháp hoàn toàn không « mâu thuẫn hoặc phá hoại các nỗ lực phòng thủ truyền thống của Liên Hiệp Châu Âu, cũng như không tác hại đến những nỗ lực của NATO ». Trái lại, cũng theo quan chức Pháp, liên minh quân sự vừa hình thành sẽ « nâng cao khả năng tương tác giữa các nước thành viên ».
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker là một trong những người tích cực ủng hộ việc xây dựng cho Liên Hiệp Châu Âu một năng lực phòng thủ riêng, tách biệt với NATO.
TRUYỀN THOẠI TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ MINH - CHƯƠNG 71 - Hoàng Xuân Thảo
Xin mời qúy thân hữu đọc tiếp chương 21 nói về Chỉnh Huấn với âm mưu sỉ nhục và tiêu diệt giới trí thức tiểu tư sản với Lời bàn của Nguyễn Thượng Vũ
20 bức ảnh ngoạn mục nhất
Du lịch vòng quanh thế giới chắc chắn là giấc mơ của nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều kiện để có thể đến bất cứ đâu mà mình muốn. Dưới đây là 20 bức ảnh ngoạn mục nhất đưa bạn đến những vùng đất tuyệt đẹp trên trái đất.
#1. Quang cảnh nhìn từ trên cao của 1 suối nước nóng tại Hoa Kỳ.
Cơm gà Siu Siu ngày ấy – Hương vị Sài Gòn năm xưa
Chợ An Ðông và khu chung cư chung quanh chợ được xây cất vào năm 1954, năm đất nước chia đôi, trên một khu đất trống và rộng thuộc Quận 5 Chợ Lớn. Toàn bộ khu vực này nằm ở giữa hai đại lộ Hùng Vương có con đường sắt chạy song song ở phía bắc và đại lộ Hồng Bàng ở phía nam; tiếp giáp hai mạn đông, tây là hai con đường nhỏ Yết Kiêu và Nguyễn Duy Dương. Chung cư An Ðông gồm bốn khu ba từng, mỗi khu hình chữ L, bao quây lấy chợ nằm ở chính giữa, tổng cộng gồm khoảng bốn năm trăm đơn vị gia cư.
Tôi rời Hà Nội vào Nam rất sớm. Năm 1951 tôi đã theo bố tôi và người chị cả vào định cư ở Sài Gòn trong khi mẹ tôi và các anh chị tôi vẫn còn ở Hà Nội cho đến ngày di cư. Vào Nam ba bố con tôi ở chung với gia đình người bác ở đầu đường Hồng Thập Tự gần sở thú Sài Gòn. Thời gian chúng tôi ở đó tôi thường theo các anh họ tôi đạp xe đi tắm ở hồ bơi mà hồi đó chúng tôi gọi là “đi pít-xin”. Hồ bơi ở xa lắm, mãi tuốt trong Chợ Lớn. Tôi nhớ là để tới hồ bơi chúng tôi phải dắt xe đi ngang một con đường sắt, rồi lại phải băng qua một bãi đất trống rất rộng mấp mô đầy những mồ mả.
Chợ An Đông (Ảnh chụp năm 1967)
“Căn nhà An Đông của mẹ tôi” - Nguyễn Tường Thiết
Dưới đây là phần trích lược hồi ký “Căn nhà An Đông của mẹ tôi” của nhà văn Nguyễn Tường Thiết, con trai út của nhà văn Nhất Linh – người thành lập và cây bút chính của nhóm Tự Lực văn đoàn. Vốn là hàng xóm sát vách với tiệm cơm gà Siu Siu thuộc chợ An Đông, nhà văn Nguyễn Tường Thiết kể lại:
Nếu tôi chỉ nói cái số nhà 39 thì chắc chẳng một ai hình dung căn nhà của mẹ tôi nằm ở chỗ nào trong khu chợ An Ðông. Nhưng nếu nói nó ở ngay sát cạnh quán cơm gà nổi tiếng Siu Siu thì có thể nhiều người hình dung ra ngay. Siu Siu là một quán cóc nằm sát bên hông nhà mẹ tôi. Ông Siu Siu khi mở quán này đã thương lượng với mẹ tôi câu điện từ trong nhà chúng tôi để thắp đèn trong quán, lại dùng cái vỉa hè ngay trước cửa nhà chúng tôi để đặt bàn ăn. Bù lại ông Siu Siu mỗi tháng trả cho cho mẹ tôi một khoản tiền.
Subscribe to:
Posts (Atom)