Sunday, 15 December 2013

Khổng Đặng (bánh Khổng tay thợ Đặng Tiểu Bình)

Đảng xử dân chết, dân không chết: bất trung
Nhà nước xử dân vong, dân từ vong: bất hiếu

Nhà nước CSVN là một chính quyền theo mẫu phong kiến (hiểu theo nghĩa triều đình trung ương toàn trị, với chân rết là các đàn em quan lại, thiếu gia, công thần cai trị địa phương) , cũng độc tài toàn trị, nhưng dùng đảng thay mặt hệ thống vua quan thời Khổng-Mạnh. 

Vua quan chính là màu sắc hệ thống đầu lĩnh Lương Sơn Bạc thời đại Mao, mô phỏng Trung Cộng. Lấy Marxist Leninist làm hệ tư tưởng lý thuyết, Stalinist làm căn bản tổ chức điều hành, và chuyển dần qua Maoist. Qua thời "Đổi Mới theo quan niệm thực tiễn" nhân danh vô sản nhưng thực chất theo tư bản đỏ, bạo lực trung ương độc đảng thống trị để lại từ thời Đặng Tiểu Bình.

0o0

Về đối ngoại, CSVN chỉ mong giữ tính "tự trị" cao đối với CSTQ, còn độc lập chỉ có tính tương đối, trì néo. Bắc Kinh vẫn còn giữ nguyên cách "cai trị" theo lối "thiên triều" Hoa Di, với Hà Nội. 

Một Tấm Thiệp cho Tù Nhân Lương Tâm

Một cánh thiệp mừng Xuân
Cho tù nhân lương tâm
Dễ dàng nhưng ý nghĩa
Cùng vì nước, vì dân.

(NLG73-Xin mời đọc hướng dẫn dưới đây)

THƯ KÊU GỌI GỬI THIỆP GIÁNG SINH VÀ TẾT CHO 

NHỮNG TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TẠI VIỆT NAM



Thưa quý cô bác, anh chị và các bạn,


Mỗi năm vào dịp lễ Giáng Sinh và Tết, ai trong chúng ta cũng đều cảm thấy ít nhiều nôn nao, rộn rã trong lòng trước không khí tưng bừng của mùa lễ lớn. Nhưng cùng thời gian đó, hàng ngàn người tù lương tâm ở trong các trại giam tồi tệ ở quê nhà phải đối diện với sự cô đơn, khốn khổ.




Thưa quý cô bác, anh chị và các bạn,


RFA: Gia đình các tù nhân lương tâm VN vận động quốc tế hỗ trợ


Đài Á Châu Tự Do có cuộc phỏng vấn đặc biệt với Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của Đinh Nguyên Kha-Đinh Nhật Uy; và ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, đã từ Việt Nam sang Mỹ vận động chính giới Hoa Kỳ và LHQ can thiệp cho các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm tại Việt Nam.

Peter O'Toole is dead at 81

By Alan Duke, CNN

updated 2:03 PM EST, Sun December 15, 2013
Peter O'Toole
Peter O'Toole
STORY HIGHLIGHTS
  • O'Toole had "been ill for some time," his agent says
  • His first major success came as T.E. Lawrence in "Lawrence of Arabia" in 1962
(CNN) -- Actor Peter O'Toole died Saturday, peacefully in a hospital, his agent Steve Kenis said Sunday. O'Toole was 81 years old.
"Ireland, and the world, has lost one of the giants of film and theatre," Irish President Michael D. Higgins said in a statement.
O'Toole's first major film success came in the title role of T.E. Lawrence in "Lawrence of Arabia" in 1962. It earned him the first of eight Academy Award nominations, but O'Toole never won an Oscar for his film work.
His acting career began on stage in England as a teenager, moving later to television roles in the 1950s and then the big screen.
"His family are very appreciative and completely overwhelmed by the outpouring of real love and affection being expressed towards him, and to us, during this unhappy time," Kenis said in an e-mail confirming O'Toole's death. "Thank you all, from the bottom of our hearts."
O'Toole had "been ill for some time," Kenis said.
"In due course there will be a memorial filled with song and good cheer, as he would have wished," Kenis wrote. "We will be happy to speak to you all then but in the meantime if you could give Peter O'Toole the respect he deserves and allow us to grieve privately we'd appreciate it."
People we've lost in 2013

Từ Nam Phi nghĩ đến Việt Nam - Viết một bài thơ thay cho bạn hữu Nam Phi từ nửa thế kỷ trước

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam - "Bài thơ Nam Phi của một nhà thơ ở Miền Nam Việt Nam Tự Do đã được viết hồi năm 1959. Tính ra là ba năm trước khi ông Nelson Mandela bị bắt (năm 1962) rồi bị kết án tù chung thân khổ sai (năm 1964). Sau khi ông Nelson Mandela qua đời và được toàn cầu vinh danh, các văn thi hữu Văn Bút Nam Phi* đã đọc lại bài thơ Nam Phi vào dịp cử hành Ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Các văn thi hữu Nam Phi đã cảm ơn tác giả bài thơ Việt Nam tị nạn cộng sản. Nhà thơ vô danh đó, 54 năm trước, dù chưa hề đặt chân đến quê hương của Nelson Mandela, ở cách xa gần 10 ngàn cây số đường chim bay, cũng đã dùng ngòi bút viết ra và nói lên nỗi bất bình và bày tỏ niềm hy vọng của một dân tộc bất hạnh đang tranh đấu đòi lại Tự Do, Nhân Phẩm, Dân Quyền và Nhân Quyền."...

Nhân Quyền dưới nhãn quan một Phật tử

Nguyễn Thị Ánh Ngân (PNNQVN) - Nhân ngày Quốc tế Nhân quyền, cùng khoảng thời gian đó, Hội Phụ nữ Nhân Quyền Việt Nam được thành lập và ra mắt chính thức như một hội đoàn hoạt động độc lập tại Việt Nam trong nổ lực thúc đẩy việc bảo vệ và tôn vinh các giá trị Nhân quyền cũng như Nữ quyền. Là một Phật tử tôi cảm thấy mình có trách nhiệm tham gia trở thành thành viên của Hội như cách thể hiện thiện chí sâu sắc nhằm góp phần xây dựng một không gian hoạt động mới thiết thực và hữu ích cho tương lai của Phụ nữ Việt nam. Sự tham gia tích cực vào hoạt động của hội sẽ tạo cơ hội cho chúng ta được tiếp xúc vào trao đổi thường xuyên về các vấn đề hệ trọng liên quan đến các quyền căn bản của con người. Từ đó, có thể lập ra một thiết chế cần thiết nhằm tiến đến việc bảo vệ chung cho quyền lợi nữ giới và góp phần thúc đẩy các hoạt động nhân quyền nói chung tại Việt Nam...

*

Tôi là một Phật tử. Điều đầu tiên mà một phụ nữ như tôi có ấn tượng mạnh mẽ với Phật giáo chính là tính bình đẳng luôn được tìm thấy xuyên suốt trong giáo lý nhà Phật. Cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, khi hầu hết nhân loại tự mặc định tính chính đáng hiển nhiên cho sự tồn tại mô hình nhà nước Chiếm hữu nô lệ thì nhà Phật cổ võ cho công bằng xã hội. Thêm nữa, thoát thai từ một nền văn minh vốn mang trong nó nền văn hóa, chính trị, tôn giáo năng nề ý niệm về đẳng cấp, nhưng Triết lý Phật giáo đã sớm cổ xúy cho quyền bình đẳng giữa con người.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 15.12.2013 Đài Phật giáo Việt Nam phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ

**************************************************************************************************************************************
Logo IBIBPhòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 15.12.2013
Đài Phật giáo Việt Nam phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về lý do giải nhiệm chức Viện trưởng Viện Hóa Đạo của HT Thích Viên Định và Chủ tịch Văn phòng II Viện Hóa Đạo của HT Thích Viên Lý – Hồi đáp một số thắc mắc của đồng bào Phật tử



PARIS, ngày 15.12.2013 (PTTPGQT) - Ghi chú của Phòng Thông tin Phgiáo Quốc tế : Để trả lời chung một số vị Phật tử gọi điện về hỏi thăm sự kiện có một số chư Tăng trong Giáo hội Hải ngoại gửi đơn từ nhiệm các chức vụ, chúng tôi xin phúc đáp những chi chúng tôi biết. Thời gian sẽ phơi phong sự thật mà ai cũng muốn biết, kể cả chúng tôi, vì hiện nay chúng tôi đang làm cuộc kiểm chứng các trường hợp, và sẽ công bố khi xong việc.

Hội Hải Quân & Hàng Hải VNCH tại Pháp và TTĐH/TTCSVNCH/ÂC trân trọng Kính Mời

Kính gởi Quý Thành Viên TTĐH/TTCSVNCH/ÂC.

Trân trọng kính mời Quý Niên trưởng, Quý Chiến hữu cùng Quý Thân hữu và gia đình đến tham dự ngày Lễ Tưởng niệm 74 Chiến sĩ Hải Quân VNCH đã Vị Quốc Vong Thân trong trận hải chiến với Trung cộng tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 do Hội Hải Quân Hàng Hải VNCH (Hội Thành Viên) tại Pháp tổ chức .

Trung Tâm Trưởng
TTĐH/TTCSVNCH/ÂC

Nguyễn Hữu Dõng.

Cựu Tù “Cải Tạo” 29 Năm Được Mỹ Công Nhận Là Tỵ Nạn, Phan Văn Bàn Là Tù Cải Tạo Duy Nhất Mỹ Đưa Thẳng Từ Trại Tù Rời VN

(Los Angeles, CA) – Toà Án Di Trú Khu Vực Los Angeles đã công nhận quyền tỵ nạn cho một cựu tù nhân “cải tạo” đã bị giam 29 năm trong các nhà tù Cộng Sản sau năm 1975. Quyết định này đã chấm dứt một cuộc tranh đấu kéo dài hơn 6 năm qua tại Hoa Kỳ của một cựu tù nhân chính trị đến nay đã 76 tuổi.

Ông Phan Văn Bàn, một cựu cảnh sát đặc biệt đã đến được Hoa Kỳ sau khi được chính Bộ Trưởng Ngoại Giao Candoleezza Rice can thiệp để đưa ông trực tiếp từ trại tù cải tạo để đi Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình tại Illinois. Ông là người tù cải tạo duy nhất được chính phủ Hoa Kỳ đưa trực tiếp từ trại cải tạo đến thẳng Bangkok mà không được ghé lại quê hương một ngày nào.

Linh tinh về quí tộc - Trần Ngọc Cư

Lớn lên ở Huế, tôi thường nghe người ta nói ông nọ, ông kia là người hoàng phái, nghĩa là thuộc dòng dõi với các vị vua triều Nguyễn – những người mà dân chúng gọi là “các mệ” hoặc “các mụ” cho dù họ là đàn ông rõ ràng. Chẳng hạn, “Mệ Vững” là tục danh của vua Bảo Đại. Và vì vào cái thời “vang bóng” đó, màu vàng được coi là màu biểu tượng của nhà vua, nên tôi xin gọi những người hoàng phái này là thành viên của giới quí tộc vàng.


Công bằng mà nói, trong bối cảnh vua quan nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn của thực dân Pháp, với trợ cấp tài chính từ mẫu quốc có giới hạn, giới quí tộc vàng cũng chia sẻ sự khó nghèo của đông đảo phần còn lại trong xã hội, nên ít ai thực tình đâm lòng oán ghét họ – đây là điều khác với giới quí tộc Pháp trước Cách mạng 1789. Thậm chí họ có thể trở thành những đề tài dí dỏm để mua vui cho đại chúng qua các truyện kể dân gian. Chẳng hạn, có một “mệ” nghiện cau trầu nhưng nghèo khó đến nỗi không có tiền mua, nên bèn lén vào vườn của giới bình dân để trộm cau. Khi bị người nhà hô hoán, từ trên thân cây lắt lẻo mệ lớn giọng đe nẹt: “Tụi bây để từ từ cho mệ xuống nghe chưa, kẻo mệ bị bổ [bị té], thì tụi bây bị chém đầu nghe chưa.” Một mệ khác vào nhà dân lân la trò chuyện, khi ra về tiện tay giấu một cái tách trà vào áo thụng. Bị chủ nhà bắt được, thoạt đầu mệ chối phăng. Nhưng khi người nhà lấy tay đè lên tách trà đang được giấu trên bụng, mệ chỉ còn cách nói cười chả lả: “Hèn chi ta thấy hắn [nó] cồm cộm”.

LÝ − TƯỚNG − SỐ - Phạm Khắc Trung

Lúc người ta ký kết cái hiệp định để chia đôi đất nước Việt Nam ở Genève, tôi còn là một cục máu trong bụng mẹ, nên đã không được tính vào trong con số một triệu người may mắn, đã bồng bế nhau chạy từ Bắc vào Nam để lánh nạn cộng sản.
 
Tôi sinh ra ngay giữa cái khúc quanh quan trọng của giòng lịch sử đó, khi chiến tranh đã tạm ngưng trên quê hương thân yêu, trong khi chính quyền cộng sản miền Bắc lo chỉnh trang quân đội nhằm thực hiện tiếp mộng bành trướng xâm lược, thì chính quyền miền Nam bắt tay ngay vào việc xây dựng một chế độ Cộng Hòa, cuộc sống gọi là tạm thời yên ổn, duy những người di cư như gia đình tôi là mang nhiều xáo trộn trước cuộc sống mới, tình hoài hương lúc nào cũng canh cánh bên lòng, họ nhớ từ những gốc nhãn, những bụi tre, từ mồ mả ông bà, cho chí con đường làng, ngôi đình làng, giếng làng, sinh hoạt của làng.... Lòng bâng khuâng khôn tả, nghĩ thương cho kẻ đi, xót cho người còn kẹt lại... Tôi là đứa may mắn nhất trong đám anh chị em chúng tôi, tôi được ôm ấp nâng niu, được truyền hết từ tay này qua tay khác, hết bà rồi đến cha, qua cha lại đến mẹ, sau mẹ là các cô các chú láng giềng. Tôi ngủ quên trong câu ca dao, tôi thức giấc giữa những câu chuyện cảm hoài, tôi giỡn đùa bên những câu phong dao tục ngữ, tôi say đắm trong những câu chuyện cổ tích, tôi ngẩn ngơ giữa những tiếng hát câu hò của trai gái đối đáp chọc ghẹo nhau trong thôn xóm...
 

Buổi cầu nguyện và học hỏi về nhân quyền tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn

VRNs (11.12.2013) – Sài Gòn –  Hôm qua ngày 10/12, kỷ niệm 65 năm ngày nhân quyền thế giới, tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ Đồng đã tổ chức buổi cầu nguyện và tìm hiểu về nhân quyền vào lúc 19 giờ 30. Theo ghi nhận của chúng tôi, có khoảng 1000 người, đủ mọi lứa tuổi tham dự buổi cầu nguyện này.