Thursday, 6 August 2015

Hà Nội ‘mua ảnh hưởng’ ở Washington thế nào

NGUYENPHUTRONG-OBAMA-MY

Nhà báo Greg Rushford người Mỹ chuyên viết phóng sự điều tra về chính trị trong mậu dịch quốc tế vào hôm 04/08 có bài đăng trên trang rushfordreport.com của ông có tựa ‘ How Hanoi Buys Influence in Washington, D.C.‘ (Hà Nội mua ảnh hưởng ở Washington thế nào).

Bài viết mô tả điều được cho là việc Đảng Cộng sản Việt Nam đã “âm thầm mua ảnh hưởng” nhằm thúc đẩy nghị trình ngoại giao của Hà Nội ở Washington và “chiến dịch vận động tinh vi” này dường như đã và đang có kết quả.

BBC điểm lại nội dung chính của bài cùng quí vị.

2016: Kinh tế Trung Hoa tan vỡ - Khuất Phong Nguyễn Đình Phung

china


Nền kinh tế của Trung Hoa trong vài thập niên qua đã phát triển vượt mức và đưa xứ này lên hàng cường quốc kinh tế thứ nhì, qua mặt Nhật Bản và chỉ sau Hoa Kỳ, nhưng sự phồn thịnh này của Trung Hoa phần lớn dựa trên giả tạo và lừa bịp của chính quyền cộng sản Trung Hoa. Và sau cùng những gian dối cũng không thể kéo dài lâu hơn và sự thật sẽ đến. Là nền kinh tế của Trung Hoa nhiều phần sẽ tan vỡ trong năm 2016 sắp tới!

KHI NHÀ VĂN "ĂN MIẾNG TRẢ MIẾNG "

Sinh thời, nhà viết truyện cổ tích nổi tiếng người Đan Mạch Han Christian Andersen vốn không hay để ý tới ăn mặc. Chiếc mũ đội trên đầu nhiều năm đã nhàu nát, song ông vẫn không chịu thay mũ mới. Một lần, có tay công tử gặp Andersen đi ở ngoài phố đã chỉ vào chiếc mũ trên đầu nhà văn, nói với giọng châm chọc: - Cái vật tồi tàn ở trên đầu ông được gọi là cái mũ phải không?

Andersen nghe vậy liền đáp trả. Ông chỉ vào đầu anh chàng công tử nọ, hỏi:

- Vậy thì thưa anh bạn, phải chăng cái vật tồi tàn ở dưới cái mà anh cho là mũ kia có thể gọi là cái đầu?

Tiệc Gây Quỹ Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội & các tù nhân Lương Tâm

Xin kính mời quý cô bác, anh chị em tới dự Tiệc Gây Quỹ Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội & các tù nhân Lương Tâm do Ủy Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội Toronto, Canada tổ chức vào 7 giờ chiều thứ bảy 29 tháng 8, 2015. 
Địa chỉ Milan Banquet Hall, 1989A Dundas St, East, Mississauga, ON L4X 1M1. Diễn Giả Đặc biệt sẽ là Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải.
Chương trình văn nghệ đấu tranh đặc sắc với The Toronto Vietnamese Marching Band, giới trẻ và các ca sĩ địa phương.
Nhiều món ăn đậm đà tình quê hương
Vé ủng hộ $35, học sinh $25. 
Tại Việt Nam hiện có rất nhiều người đang tranh đấu cho tự do và dân chủ bị đàn áp, cần được hổ trợ, xin quý đồng hương tích cực tiếp tay.

Mọi chi tiết xin liên lạc Nguyễn Văn Tấn 416-271-0638, Lê Hữu Chính 647- 979-4069, Nguyễn Ngọc Duy Hân 416-618-7306
Thư từ, yểm trợ xin gởi về:
Committee To Support Vietnam's Human Rights and Democracy
P.O Box  53057
5100  Erin Mill Pkwy
Mississauga, ON L5M-5H0
Chân thành cảm ơn

Những xóm nổi 3 không giữa trung tâm Hà nội - Anh Vũ, thông tín viên RFA

Xóm Nổi không khác gì một đống phế liệu. Xóm Nổi tồn tại đã hơn 20 năm nay, với những những ngôi nhà phao nổi lên trên mặt nước nằm ngay dưới chân cầu Long Biên
Xóm Nổi không khác gì một đống phế liệu. Xóm Nổi tồn tại đã hơn 20 năm nay, với những những ngôi nhà phao nổi lên trên mặt nước nằm ngay dưới chân cầu Long Biên
 Courtesy Kienthuc.net
Cách trung tâm Hà nội chỉ 2 cây số, có những xóm nổi trên sông Hồng, ở đây người dân đang sống trên các bè tre tạm bợ trong tình cảnh 3 không: không hộ khẩu, không điện, nước máy và trẻ em không được đến trường. Họ sống như vậy đã 30 năm nay.
Cuộc sống của những người dân ở đây ra sao và vai trò của chính quyền địa phương đối với họ thế nào?
Xóm nổi dưới cầu Long Biên
Trên sông Hồng, đọan chảy qua trung tâm Hà nội, ít ai biết rằng giữa phố xá nhộn nhịp, mua bán ồn ào, thì vẫn có những phận đời lặng lẽ để sinh tồn. Đây là những xóm nổi nằm ngay dưới chân cầu Long Biên, đã tồn tại khoảng 30 năm nay.
Dân cư ở đây rất đông đúc, họ là những người lang thang, bỏ quê quán từ nhiều nơi về đây để làm ăn sinh sống. Ở đây, người dân sống giữa sông nước, trong cảnh 3 không: không giấy tờ tùy thân, không có điện và trẻ em thì không biết chữ.

Một Thời Cà Phê Sài Gòn - LƯƠNG THÁI SỸ – AN DÂN

Bạn đã uống cà phê nhiều, bạn biết muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó. Cà phê loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê mít đặc quánh mà vô vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi; muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị rhum, thì rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút bretain vào. Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm gì à ? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Thì để cho nó đậm đà. Đậm làm sao ? Giống như uống coca thì phải có thêm chút muối cho mặn mà đầu lưỡi ấy mà. Uống chanh đường pha thêm chút rhum cho nó ra dáng tay chơi. Như kẻ hảo ngọt nhưng vẫn cắn răng uống cà phê đen không đường cho lập dị. Thèm đá muốn chết nhưng cứ chốn bạn nhậu thì nằng nặc đòi uống chay không đá cho giống khác người, cho đẳng cấp. Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm nhận lấy.

Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc; bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan (dộng vài phát hết gần nửa điếu và rít đỏ đầu), Ruby hay Basto xanh mới đã đời, thú vị phải không ? Bạn đã có đủ những gì bạn cần, sao lại cứ thích đi uống cà phê tiệm? Tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người tại quán cà phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà phê; “uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn cùng tôi trở lại không khí cà phê Sài Gòn những năm cuối 1960 và đầu 1970.


Nguyễn Huy .... "mỗi độ tháng 8"

Mỗi độ tháng 8 về, tôi cứ nghĩ miên man, cậu bé trong hình nay còn sống hay chết.
Nếu còn sống, chắc chắn người ta đã tìm được ông. 
Năm nay, Nhật Bản kỷ niệm 70 năm hai trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima vào ngày 6 tháng 8, và Nagasaki 9 tháng 8.
Tôi lên mạng tìm, vẫn không thấy tin tức gì nói về cậu bé cõng em tới lò thiêu năm xưa; có chăng cũng chỉ là những dòng viết cũ: cậu bé mím môi chặt, nén đau thương, cặp mắt hướng về phía trước; đứng với tư thế như vậy khoảng 5, 10 phút… cậu đến gần những người đang mang khẩu trang, tháo cái bọc giữ đứa bé đàng sau lưng xuống, trao cho họ. Lúc đó, người ta mới biết, đứa em cậu đã chết và cậu mang tới để hỏa thiêu….
Chỉ có cậu và đứa em, vậy là bố mẹ và những người thân khác đã chết bởi trái bom tàn khốc!
Bộ đồ xốc xếch, đi chân đất… nhà cửa của cậu đã tan nát… không còn một chút gì!
Tôi ám ảnh tấm hình, đi tìm thông tin của “cậu” bao năm qua.
Đứa con gái tôi cho bố biết, từ tấm hình đó người ta đã viết lên câu chuyện thương tâm và bộ phim hoạt hình có tên… Mộ hầm đom đóm. Tôi đã xem nhưng bỏ nửa chừng vì nước mắt khi nghĩ rằng nếu hoàn cảnh của cậu là ta?
Và hôm nay tôi đã nhận ra… Đó chính là nước Nhật.
Họ đã đứng lên từ cái chết, từ những đổ vỡ, từ bàn chân đất!
Họ đã bắt đầu từ cái mím môi đè nén thương đau,
Và đôi mắt nhìn thẳng vào thực tại... 
để hướng đến tương lai.
Nguyễn Huy

Tiếng Nói Từ Miền Nam

Tác giả: K. W. Taylor (Cornell University)Dịch giả: Tuong Vu (University of Oregon)


———

Vũ Tường (Đại học Oregon) dịch từ nguyên tác tiếng Anh, “Introduction: Voices from the South,” bài giới thiệu sách Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967-1975) [Hồi tưởng của những người đóng góp xây dựng nền Đệ nhị cộng hòa của miền Nam Việt Nam (1967-1975)] do K. W. Taylor biên tập, Cornell Southeast Asia Program Publications (Ithaca, 2014), trang 1-8.

———

Người Mỹ chúng ta thường nghĩ về chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) như một định chế thống nhất trong hai thập kỷ (1955-75) khi quốc gia này là đồng minh của Hoa Kỳ. Thực ra, nền chính trị của VNCH trải qua nhiều thăng trầm của cuộc chiến tranh: đầu tiên là một chế độ độc tài, sau đó là một giai đoạn hỗn loạn, rồi đến một thời kỳ thử nghiệm dân chủ đại nghị khá ổn định. Trong phần lớn các bài viết, dù là nghiên cứu học thuật hay báo chí, VNCH hiện lên như một chế độ độc tài, tham nhũng, và hỗn loạn. Hình ảnh này mang tính chất phiến diện, cường điệu, và dựa trên những biến cố trong hai thời kỳ đầu của VNCH. Đã có rất ít nỗ lực đánh giá những thành tựu của VNCH trong tám năm cuối.

blank
Tác giả K. W. Taylor.

Tác giả của các bài viết trong tập sách này là những người đã cố sức xây dựng một thể chế hiến định của chính phủ đại nghị trong bối cảnh một cuộc chiến tranh tuyệt vọng với đối phương là một nhà nước độc tài toàn trị. Đây là thời kỳ Đệ nhị cộng hòa (1967-1975). Nhiều người Việt đã đặt niềm hy vọng vào nền Đệ nhị cộng hòa, và qua nó chiến đấu và nỗ lực đóng góp cho tương lai của một Việt Nam-phi-cộng-sản. Qua tập sách này chúng tôi muốn đem câu chuyện của họ đến với bạn đọc vì những thành tựu của thời kỳ đó không phải nhỏ.


THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 7-8-2015

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc
Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta




RỖNG TUCH RỖNG TOÁC

Hồi còn học tiểu học, trong những chuyến đi cắm trại, bài hát mà chúng tôi thích nhất được thầy cô dậy cho hát là bài Bạch Đằng Giang, trong đó có mấy câu đến nay, hơn nửa thế kỷ trôi qua, tôi vẫn còn nhớ: “Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống tiên rồng, giống Lạc Hồng, giống anh hùng Nam Bắc Trung…”

Sông Bạch Đằng thì quả là con sông “hùng dũng” đúng như lời của bài hát. Con sông đó đã đóng góp bằng dòng thủy triều lên xuống đúng giờ giấc gíúp cho hai chiến lược gia đại tài của lịch sử Việt Nam đánh tan tành quân Nam Hán và quân Nguyên không còn một manh giáp. Trong cả hai trận đánh, Ngô Quyền (năm 938) và Trần Hưng Đạo (năm 1288) đều cho binh sĩ đóng những cọc nhọn mũi bọc thép xuống lòng sông rồi nhử địch vào khúc sông có đóng cọc để quân Nam phục kích xông ra đánh đoàn tầu chiến của địch. Quân địch bị tấn công thình lình bỏ chạy thì đúng lúc đó, thủy triều rút xuống, tầu thuyền địch bị cọc nhọn nhô lên khỏi mặt nước sông đâm thủng chìm gần hết.

Buổi Họp Các Đoàn Thể Đoàn Kết Quyết Tâm Dẹp Cờ Đỏ Sao Vàng

Từ khi Văn Phòng Lãnh Sự Việt Cộng chính thức được thành lập tại Thành Phố Vancouver, Tỉnh Bang British Columbia  khoảng 2 năm nay. Văn Phòng Lãnh Sự này không chỉ thực thi các công tác ngoại giao, thương mại đối với  TP Vancouver mà là cho cả Miền Tây của Canada. Nhưng chắc chắn có một công tác không ghi trong sổ ngoại giao và chúng tiếp tục tiến hành đó là thực thi NQ36 thông qua một số tên Việt Gian tại địa phương để phân hóa Cộng Đồng và chúng đã khá thành công trong suốt 15 năm qua.
 
Cũng từ khi có VP Lãnh Sự VC tại đây, hiện tượng Cờ  Đỏ Sao Vàng đã leo thang một bước mới, không còn rụt rè lén lút mà đã công khai xuất hiện, đặc biệt tại TP Surrey trong vùng Metro Vancouver trong Lễ Hội Đa Văn Hóa được TP Surrey thực hiện hằng năm. Ngoài ra người ta còn thấy Cờ Đỏ Sao Vàng được bán “rẻ như bèo” tại Chợ Đêm Richmond.
 
Trong lúc sự phân hóa Cộng Đồng đạt đến đỉnh điểm, hiện tượng Cờ Đỏ xuất hiện công khai đã đánh thức tiềm năng chống cộng của đại đa số người Việt Tỵ Nạn CS tại đây. Đặc biệt tạo sức bật đứng dậy của Các Đoàn Thể Quốc Gia trên toàn vùng Metro Vancouver. Thật thế “Vận Nước đang đến” và “Vận Cộng Đồng” cũng đã đến rồi …
 

THÂY MA CỦA CHẾ ĐỘ

Người dân Việt Nam đã bao năm gồng mình nuôi CSVN và cả những thú vui bệnh hoạn của đảng như: thích sống với thây ma, thích chơi hình nhân đúc xi-măng, tượng đài bằng đất đá... 40 năm đã quá đủ để người cộng sản phung phí tiền dân.Trong tiết mục NDTQ hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài THÂY MA CỦA CHẾ ĐỘ " của Lý Trần Công qua sự trình bày của Hướng Dương
Sáng 28.7, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Ba Đình, tổ chức gặp gỡ báo chí tuyên truyền cho kỷ niệm 40 năm thành lập Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Hồ Chí Minh. Thiếu tướng Phạm Văn Lập – quản lý lăng Hồ chí Minh- cho biết đã 46 năm qua, kể từ khi Hồ Chí Minh chết, thi hài ông Hồ luôn được giữ gìn ở trạng thái tốt nhất.
Ước tính, riêng chi phí bảo quản xác ướp Hồ Chí Minh cũng ngốn hàng trăm triệu đô-la Mỹ một năm. Đó là chưa tính đến các chi phí khác như tiền vệ sinh, điện nước... tiền mua bánh mì, nước uống để phân phát cho mỗi người đến viếng lăng. Việc CSVN thành lập cả một bộ tư lệnh, sử dụng tiền thuế của dân, chỉ để bảo vệ một cái xác chết, thì có lẽ không có nơi nào trên thế giới làm như vậy ngoại trừ các chế độ cộng sản độc tài, độc đảng.Trên thế giới không thiếu gì những bậc vĩ nhân, những nhà lãnh đạo xuất chúng mang lại bao đổi thay và tiến bộ lớn lao cho nhân loại, nhưng chẳng ai trong số họ mong muốn được ướp xác để thiên hạ phải ghi nhớ ơn đức của họ. Nhưng CSVN lại học đòi thói khoa trương, dối trá của chính quyền cộng sản Xô-viết, để ướp xác Hồ Chí Minh cho giống quan thầy của mình là Lê-nin.

Xây tượng đài: “Khốn nạn hay thần kinh”?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Fields” Toán Học Ngô Bảo Châu: "Số tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỷ để xây tượng đài thì: “hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh"(*)

Mấy ngày qua, sự việc HĐND tỉnh Sơn La thông qua nghị quyết đề xuất và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký phê duyệt công trình xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh tại Sơn La với mức kinh phí 1.400 tỉ đồng.

Tức khắc như một “scandal” tai tiếng, gây ra làn sóng phản ứng của báo chí truyền thông và cộng đồng mạng trong, ngoài nước. Có nhiều ý kiến cho rằng nên cẩn trọng, thậm chí dừng lại ở thời điểm này, trong đó không ít cá nhân có “số má” uy tín của “nhà nước, đảng ta”.

"Khỏe Vì Nước"

Cao-Đắc Tuấn (Danlambao) - Tóm lược: Nhạc sĩ Hùng Lân viết ca khúc "Khỏe Vì Nước" vào năm 1946 không phải chỉ thúc giục người dân tập luyện cơ thể mà chính yếu là kêu gọi thanh niên Việt Nam đứng lên cứu nước trong cơn nguy biến do hiểm họa cộng sản. Nhạc sĩ Hùng Lân khéo léo gửi thông điệp thống thiết tới tuổi trẻ Việt Nam qua những nhắc nhở về bản chất kiêu hùng của dân tộc Việt, bổn phận của thanh niên với tổ quốc, và các hoạt động của phong trào Duy Tân. Bài hát có nhịp điệu nhanh, cấu trúc đơn giản, và cách diễn tả trang nghiêm, thích hợp cho nhạc kêu gọi đấu tranh hơn là nhạc luyện tập thể dục.

***

Bài hát "Khỏe Vì Nước" rất thịnh hành trong miền Nam trước 1975 dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), được hát tại trường học, cơ quan huấn luyện quân sự, cơ sở hội đoàn, và trong các dịp tụ họp, luyện tập, hoặc hội lễ về thể dục thể thao. Hiện nay, bài hát cũng thường được hát tại Việt Nam trong các buổi tụ họp thể dục thể thao và nhiều khi được trình diễn trước công chúng. 

Các huyện nghèo ở Thừa Thiên – Huế khốn khổ vì mất mùa - Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Mùa thu hoạch không được một nửa sản lượng ước định dân nghèo A Lưới lâm vào hoàn cảnh bi đát
Mùa thu hoạch không được một nửa sản lượng ước định dân nghèo A Lưới lâm vào hoàn cảnh bi đát
 Photo: baothuathienhue.vn
Đối với một số huyện nghèo ở Thừa Thiên – Huế như Quảng Điền, Nam Đông, A Lưới, hạt lúa vẫn là sản phẩm chủ đạo, quyết định kinh tế gia đình. Nếu mất mùa, mọi việc sẽ trở nên khó khăn, đời sống một số gia đình phải đối mặt với đói kém và thiếu thốn.
Vụ lúa Hè Thu năm nay đối với bà con nông dân huyện Quảng Điền và Nam Đông là một vụ lúa đáng sợ, hàng loạt cánh đồng trơ bông lép, mỗi sào ruộng có thể thu hoạch không được một nửa sản lượng ước định.
Mất mùa ở Quảng Điền
Một người nông dân tên Khoai ở xã Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế chia sẻ: “Quảng Điền là một vựa lúa của Huế, có thể nói là từ Huế đổ ra Nghệ An. Nhưng năm nay không có đủ nước, nước họ để làm thủy điện, rồi thời tiết cũng khô hạn nên năm nay thất thu, thất thu khoảng 30%-50%. Lúa nhà ai càng tốt thì càng mất mùa, cho ăn phân càng tốt thì khi thiếu nước thì nó càng bị cháy. Năm nay bà con nông dân khó đây. Chắc tụi nó lại trốn đi làm ăn xa, chắc lại trốn qua Lào.”

Bắt Không Được (Nữa) Thì Tha - Tưởng Năng Tiến

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội, gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao động.
Từ Toà Bạch Ốc trở về, bác Trọng đã nhận được rất nhiều tràng pháo tay và không ít những lời tán thưởng:
Dân Việt vui ra mặt và vui như Tết – chỉ trừ mỗi ông Bùi Tín. Nói nào ngay thì nhà báo lão thành của chúng ta cũng có vui nhưng (xem chừng) không được vui gì cho lắm; đã thế, ông còn khuyến cáo mọi người là nên có Một Sự Dè Dặt Cần Thiết:

CÔNG VÀ TỘI CỦA HỒ CHÍ MINH - Vũ Linh Châu

Tôi đi Mỹ theo diện Vợ Lãnh, trong trại quá cảnh ở Bangkok, CIA và ngành tình báo Thái Lan đều bố trí nhân viên tại đây, họ thường bất chợt mời một vài người lên gặp để thu thập tin tức. Tôi được một viên chức Bộ Nội Vụ Thái Lan mời lên văn phòng. Sau một vài câu chuyện làm quà, viên chức này đã bất ngờ hỏi tôi:
– Ông nghĩ gì về Hồ Chí Minh?
Tôi đã phản xạ trả lời:
– Nếu Hồ Chí Minh không phải là Cộng Sản thì rất có thể ông ta đã có một chỗ đứng ngang hàng với các vị anh hùng chống Pháp. Nhưng vì Hồ Chí Minh là lãnh tụ của Cộng Sản Việt Nam cho nên ông ta là một tội đồ của dân tộc Việt Nam.
Viên chức này đã tỏ ra rất thích thú về nhận xét trung dung, có tình có lý của tôi, ông đã đàm đạo với tôi rất lâu, cả một buổi sáng, về nhiều vấn đề to lớn quan trọng khác.

Nguyễn Đan Linh - Lời kêu cứu của một đứa con khi người mẹ bị hiệu trưởng trù dập cắt hết tiền lương

Sau khi cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ phát hiện nhiều giáo viên Tổ hóa thường xuyên ra đề thi sai và có nhiều việc làm khuất tất, gây áp lực đối với học sinh để dạy thêm. Cô Đệ có ý kiến với Tổ trưởng tổ hóa và Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lương Văn Chánh nhưng không được giải quyết. Sau đó, cô Đệ viết đơn tố cáo chống tiêu cực gửi đến Giám đốc sở GD & ĐT tỉnh Phú Yên, yêu cầu giải quyết và xử lý tiêu cực nhưng không được giải quyết, mà ngược lại ông Giám đốc sở giáo dục còn chỉ đạo Tổ trưởng tổ hóa và Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lương Văn Chánh xử lý kỷ luật cô Đệ với nhiều hình thức khác nhau và cuối cùng là cắt hết toàn bộ các khoản lương, phụ cấp đứng lớp, bảo hiểm y tế của cô Đệ suốt 17 tháng liền, trong khi hoàn cảnh cô Đệ rất khó khăn túng thiếu, chồng chết sớm, một mình phải bươn chải nuôi hai con nhỏ còn đang lứa tuổi đến trường.

BAO GIỜ THÌ TÀU CỘNG MUA ĐIỆN ÉLYSÉE? - Đinh Lâm Thanh

Chiều 27.02.2015, một bản tin hằng ngày lúc 19.00 giờ trên đài Truyền Hình F3 đã làm cho những người quan tâm đến vấn đề kinh tế và chính trị của Pháp phải ngẩn ngơ không ít. Tôi mở TV trễ nên bị mất phần đầu, nhưng theo dõi đến cuối bản tin, nội dung còn lại cũng cho người xem biết rằng Tàu cộng đã thuê dài hạn một vùng đất rộng để khuếch trương những nhà máy sản xuất sữa ở vùng Tây Bắc nước Pháp. Quan trọng hơn là Chệt đỏ đã mua các hệ thống nuôi bò sữa cũng như các cơ sở cung cấp ở vùng Bretagne, pha chế và xuất khẩu sữa bột, sữa đặc mang nhãn hiệu Chệt để cung cấp cho toàn cầu. Rồi đây thị trường thế giới chắc chắn tràn ngập hàng Tây mang chữ Tàu, sau rượu chát, cognac, champagne, sữa bò đủ loại cùng những sản phẩm quan trọng khác sẽ lần lượt trình làng nay mai. Tàu Cộng đã làm chủ và đang thao túng thị trường, từ phẩm chất đến giá thành, các sản phẩm đứng hàng đầu thế giới của Pháp.

Câu chuyện trên nhắc tôi nhớ lại cách đây chừng hai chục năm, trong một chương trình truyền hình ‘phiếm’ với những nhân vật bằng ‘nộm’ mang hình ảnh các nhân vật chính trị Pháp thời đó. Chương trình phát hình khoảng chừng vài phút mỗi ngày, trong đó có đoạn nầy làm tôi chú ý : hình nộm một nam xướng ngôn viên đọc bản tin hằng ngày rằng, chừng vài chục năm nữa người Pháp sẽ chào cờ Rệp thay cờ Xanh Trắng Đỏ. Các đài truyền thanh truyền hình sẽ phát thanh bằng tiếng Rệp. Đàn ông đuợc lấy năm bảy vợ. Đàn bà ra khỏi nhà phải bịt mặt. Ngôn ngữ chính là tiếng Rệp. Trong ngày, đến giờ thì mọi người phải ngưng tất cả sinh hoạt, quỳ xuống bất cứ đâu để đọc kinh.

Nhật tưởng niệm 70 năm Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima

Hàng nghìn người Nhật đến Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima hôm 6/8 để tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử cách đây 70 năm.

Image

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima vào sáng 6/8. Đất nước mặt trời mọc kỷ niệm 70 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima (6/8/1945 - 6/8/2015) khiến 70.000 người chết trong tích tắc. Những tháng sau đó, số người chết tăng lên tới 140.000 người.

Phục Hưng Miền Nam - Trần Mộng Lâm

Một người bạn vừa chuyển tiếp cho tôi tin tức về việc cờ đỏ xuất hiện trong một Festival (Fusion Festival) tại Vancouver Canada. Anh hỏi tôi nghĩ sao về việc này ??

Vancouver ở xa, tôi không rành lắm, nhưng tại tiểu bang tôi ở, có tỉnh Drummondville. Drummondville là một tỉnh nhỏ, dân chúng vùng này không có công ăn việc làm nhiều, nên mùa hè, họ phải trông vào du khách. Vì lẽ đó, mỗi mùa hè, họ tổ chức một Festival và mời các đoàn văn nghệ, ca múa, đến từ khắp nơi trên thế giới, đến từ Á Châu, Phi Châu, và các nước nhỏ Âu Châu nữa. Đặc điểm là các đoàn văn nghệ này mặc y phục cổ truyền, ca múa, trình diễn các tiết mục mà đối với người Canada, có tính chất exotique, tạm gọi là «hương xa», để câu khách du lịch. 

Tôi đã tham dự các Festival này một hai lần, khi dẫn các bạn đến từ Âu Châu, hay Mỹ Quốc, đến thăm Québec vào mùa hè, giống như tôi đã từng đưa họ đi thăm thác Niagara, hay vùng «One Thousand Islands». Trong Festival mùa hè tại Drummondville, đoàn văn nghệ nào cũng mang theo cờ của nước họ, cho dân địa phương biết họ ở đâu đến. Tôi đã từng thấy xuất hiện cờ Nga, cờ Tiệp Khắc, cờ Balan….vv….Việc tổ chức Festival là việc làm ăn riêng tư của một công ty, hay của  tòa Đô Chính  tỉnh nhỏ đó, mà việc kiếm ăn của dân trong vùng chỉ trông vào du khách muốn tìm một vài cảm giác khác lạ, những ca khúc khác lạ cho những ngày hè. Không có tính cách chính trị, chính em gì trong các festival này. 

Dạy Tiếng Việt ở Mỹ cho đám du sinh cộng sản

Xin coi như đây là Thư Riêng tâm tình với quý vị, hơi dài, vì như 1 tiếng thở dài...
Xin phép tự giới thiệu, tôi là GS Trần Thủy Tiên, M.S. và M.A., đã từng dạy Psychology, Sociology, và Vietnamese ở vài Community Colleges, cho các sinh viên người Mỹ và Việt ở địa phương, hơn 12 năm qua, nay đã về hưu, nhưng rất bận vì phải lo việc nhà, dạy tư, vẫn tiếp tục sửa sách cho hoàn chỉnh hơn, và viết tiếp các sách Giáo Khoa dạy Việt Ngữ (bilingual Việt - Anh) cho trẻ em và người lớn.
 
Nhờ dạy Tiếng Việt trên 12 năm, tôi có rất nhiều kinh nghiệm thực tế về các việc ai dạy và ai học... liên quan đến việc dạy và học Vietnamese... mà không thể nói hết qua email...
Nói sơ qua là ngày nay, chúng ta phải giữ vững đạo đức, trước sức mạnh của đồng tiền và tiếng tăm. Khi tôi vừa dạy học vài năm thì có nhiều tổ chức và cá nhân gọi phones hoặc emailed mời tôi về VN dạy... với số tiền nhiều hơn. Tôi không trả lời email thì họ gửi email tiếp, trong nhiều năm, nhờ tôi thông báo "rộng rãi" về các Scholarships của họ cho sinh viên của tôi hoặc kêu gọi sinh viên của tôi về VN học Tiếng Việt. Tôi cám ơn và yêu cầu đừng liên lạc...  
 

John Kerry must "raise the crucial issue of freedom of information" in Vietnam



Reporters Without Borders has written to US secretary of state John Kerry before his official visit to Hanoi for the 20th anniversary of the resumption of diplomatic relations between the United States and Vietnam. The letter asks him to press the Vietnamese government to free all imprisoned journalists and bloggers and to stop hounding and attacking news and information providers.

US Secretary of State John Kerry
Department of State
2201 C Street NW
Washington DC 20520
USA

Washington DC, August 4, 2015

Dear Secretary of State Kerry,
As you are about to take a three-day official visit to Hanoi on August 6-8 to discuss bilateral and regional issues, as well as to attend the 20th anniversary of the establishment of US-Vietnam diplomatic relations, Reporters Without Borders would like to share with you its concerns about freedom of information in Vietnam, ranked 175th out of 180 countries in our 2015 World Press Freedom Index. We would also like to ask you to raise the crucial issue of freedom of information and of the press during your talks with Deputy Prime Minister and Foreign Minister Pham Binh Minh.