Tuesday, 31 March 2015

TÌNH NGƯỜI, TÌNH YÊU.... CÔ GIÁO TỴ NẠN JENNIFER RAMM

Cô Giáo Tỵ Nạn mà tôi và các bạn đề cập tới ngày hôm nay, không phải là cô giáo ở Việt Nam đi vượt biên, sống tạm thời tại các trại tỵ nạn, mà là cô giáo người Úc, từ Úc tới các trại tỵ nạn để dậy tiếng Anh cho những người dân Tỵ Nạn đang sống ở đó.
Cô giáo người Úc này tên là Jennifer Joy Ramm.
 
Cô Giáo Jenny đang nhận quà Giáng Sinh do đại diện trạitỵ nạn traotặng, năm 1982.
Cô Giáo Jenny đang nhận quà Giáng Sinh do đại diện trại tỵ nạn trao tặng, năm 1982.

Sau ngày Việt Cộng cưỡng chiếm Miền Nam, dân Việt chúng ta đã ào ạt bỏ xứ ra đi tìm Tự Do, vì không thể sống dưới chế độ bạo lực, tù đầy và sự trả thù dã man của bọn Cộng Sản. Cả thế giới dang rộng vòng tay và lòng từ thiện thiết lập những trung tâm tỵ nạn tại các hòn đảo trong vùng Á Châu Thái Bình Dương để chúng ta có nơi tạm trú chờ đi định cư ở các quốc gia khác. 

Sài Gòn và Tuổi Thơ của Tôi - Trần Mộng Tú

Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.

Mỗi lần nhớ đến quê nhà là nhớ đến Sài Gòn trước tiên. Sài Gòn không phải là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa, đối với người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy giặc Cộng năm 1968 thì Sài Gòn chính là phần đất quê nhà đáng nhớ nhất.

Tôi lớn lên, sống cả một thời niên thiếu ở Sài Gòn. Đi học, dậy thì, yêu đương, mơ mộng, làm việc, lấy chồng, khóc, cười, rồi chia ly với Sài Gòn.

Tôi nhớ lại hồi bé theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn. Ba tôi làm việc ở Nha Địa Chánh, nên từ những căn lều bạt trong trại tiếp cư Tân Sơn Nhất, gia đình tôi được dọn vào ở tạm một khu nhà ngang trong sở của Ba ở số 68 đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) sau lưng Bưu Điện. Tôi đi học, đi bộ băng qua hai con đường là tới trường Hòa Bình, bên hông nhà thờ Đức Bà. Tôi vào lớp Ba. Ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, ma sơ dĩ nhiên là người Nam, hồi đó còn mặc áo dòng trắng, đội lúp đen. Sơ đọc chính (chánh) tả:

Hoa hường phết (phết là dấu phẩy)

NGÀY NẦY, NĂM 1975. Mỹ thật.. đểu… - Tiểu Tử


Năm nay tôi 80 tuổi. Vợ tôi thường nói với mấy con: ” Ông bà mình nói người già hay sanh tật, đúng quá ! Bây coi: ba bây bây giờ sáng nào uống cà phê xong cũng lại đứng trước tấm lịch tháng treo ở phòng khách, nhìn trầm ngâm một chút rồi lấy bút gạch tréo ô vuông đề ngày hôm qua ! Chi vậy hổng biết ? Hỏi ổng thì ổng nói gạch để nhớ rằng đến ngày nầy tháng nầy mình vẫn còn trôi sông lạc chợ ! Trời đất ! Định cư ở Pháp từ hơn ba mươi năm chớ phải mới đây đâu mà đi gạch lịch từng ngày ! Ổng còn nói gạch để coi chừng nào mình mới thôi gạch để về lại Việt Nam …”

YÊU LINH -Nguyễn Thị Thanh Dương

Em lớn lên trong đất nước chiến tranh,
Hình ảnh anh, người lính nào cũng đẹp,
Nghĩ về anh chỉ một điều đơn giản,
Được là người yêu của lính mà thôi.
 
Yêu anh hải quân tàu anh ra khơi,
Bảo vệ lãnh hải bao phen sóng gió,
Tàu về sông ngòi để em mong nhớ,
Mái tóc anh thơm mùi biển mùi sông..
 
Anh rời đất liền “Tổ Quốc Đại Dương”,
Cánh chim Hải Âu bay trên biển cả,
Tàu qua nhiều nơi, neo nhiều bến lạ,
Giữa biển trời có nhớ một bến em.?
 
Yêu anh, người lính “Tổ Quốc Không Gian”,
Những phi vụ hành quân hay yểm trợ,
Anh bay bướm như tàu anh lướt gió,
Tình yêu này có giữ được anh không?
 
Chiến trường của anh không kể ngày đêm,
Mây trời, trăng sao cũng vào cuộc chiến,
Anh bay giữa trời làm nên sấm sét,
Anh về thành phố người lính đa tình.
 
Yêu anh bộ binh vượt suối băng rừng,
Những khi tấn công, tuần tra, bảo vệ,
Mưa chiến tuyến mờ lối về phố chợ,
Nắng biên thùy làm bạc áo chinh nhân..
 
Yêu anh, người lính biệt kích xả thân,
Những chiếc trực thăng đưa người nhảy toán,
Thang dây này vội vàng anh bước xuống,
Bãi đáp kia ẩn khuất chốn rừng già..
 
Đêm phòng thủ anh cài mìn Claymore,
Nhưng vắt rừng muỗi rừng không tránh khỏi,
Chiếc la bàn để anh không lạc lối,
Ám hiệu truyền tin hẹn đón anh về.
 
Yêu anh, những người lính trận xông pha,
Này pháo binh, biệt động quân, thiết giáp,
Người lính nhảy dù, thủy quân lục chiến,
Người lính nghĩa quân, lính địa phương quân.
 
Ai cũng là người lính của quê hương,
Người lính nào cũng vào sinh ra tử,
Ngủ võng trong rừng, ngủ trong hầm hố,
Bốn vùng chiến thuật đâu cũng là nhà.
 
Yêu anh, đời lính không đẹp như thơ,
Nhưng tình yêu đẹp như thơ anh nhé,
Anh xa xôi gian nan đời quân ngũ,
Em từng ngày hướng theo bước anh đi.
 

Nguyễn Thị Thanh Dương

Hành trình đi lên của một con người

Với nỗ lực chống lại căn bệnh ung thư, Angelina đã trở thành người truyền can đảm, nguồn cảm hứng cho rất nhiều phụ nữ cũng đang mắc bệnh. Trong khi đó, thời trẻ, Jolie tự nhận mình là đứa trẻ ngỗ ngược và thậm chí, bị truyền thông đánh giá là bệnh hoạn.

Là một người rất yêu trẻ con, và đã có kế hoạch sinh thêm nhiều đứa con cho chồng, tuy vậy, trong Nhật ký phẫu thuật của Angelina Jolie, cô rất mạnh mẽ khi viết: “Tôi sẽ không thể có con nữa !.” Trước khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng, Jolie đã phải cắt bỏ hai bầu ngực vì: “Tôi không muốn các con phải nói rằng mẹ chúng chết vì ung thư.” Truyền thông có phần xót xa khi người phụ nữ đẹp nhất hành tinh đang dần mất đi những nét quyến rũ của đàn bà. Trong khi đó, Jolie lại tự tin rằng: “Tôi không hề thấy mình kém phụ nữ đi. Tôi cảm thấy mình như được trao quyền để tự đưa ra một quyết định mạnh mẽ, vì đó, không gì có thể giảm đi nữ tính trong tôi.”

Rượu Mời Không Uống - Cam Ranh Bay

Có một câu chuyện vui: hai người bạn thân rũ nhau đi dạo trong rừng, một người là sinh viên xuất sắc trong trường, môn nào cũng điểm A, người kia không học hành nhưng hết sức khôn ngoan đường phố. Hai người mãi mê đi và trò chuyện thì thình lình một con gấu/grizzly khổng lồ xuất hiện phía truớc, đứng trên hai chân chờ. Anh sinh viên sợ xanh mặt, run bần bật hỏi "Làm sao? Làm sao bây giờ?" Anh đường phố không trả lời mà ngồi xuống cởi giày ống đi rừng ra, lấy giày bata chạy bộ mang vào. Anh sinh viên thấy vậy hỏi "Bộ mày nghĩ mày chạy nhanh hơn con gấu sao?" Anh đường phố trả lời "Tao không nghĩ tao chạy nhanh hơn con gấu, nhưng tao nghĩ tao chạy nhanh hơn mày".

Nhưng nếu một người vừa có khôn ngoan đường phố vừa có khôn ngoan học đường thì đó không phải là một người dỡ và ta không nên đánh giá thấp bản lãnh của anh ta. Hai năm còn lại của một tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ thường được xem là vịt què/lame duck, không thể đưa ra được sáng kiến táo bạo hay làm được những việc gì lớn có ý nghĩa. Điều này đúng, nhất là khi cả hai viện quốc hội đều nằm trong tay của đối lập. Cho nên những gì mà TT Obama chưa thông qua được ở quốc hội, nhất là những vấn đề đối nội như di trú, môi trường... hay đối ngoại như Iran, Do Thái, Syria...

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 31.3.2015

**************************************************************************************************************************************
Logo IBIBPhòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
pttpgqt@gmail.com 
Web : http://www.pttpgqt.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 31.3.2015
Thông bạch của Hoà thượng Thích Thanh Quang, Quyền Viện trưởng Viện Hoá Đạo, về lễ Chung Thất và đặt đá xây Bảo đình cho Cố Đại lão Hoà thượng Viện trưởng Thích Như Đạt — Phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về nội dung cuộc gặp gỡ, trao đổi với bà Rena Bitter, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thanh Minh Thiền Viện



PARIS, ngày 31.3.2015 (PTTPGQT) - Viện Hoá Đạo vừa chuyển đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến Thông bạch do Hoà thượng Thích Thanh Quang, Quyền Viện trưởng Viện Hoá Đạo ấn ký, về Lễ Chung thất của Cố Đại lão Hoà thượng Viện trưởng Viện Hoá Đạo Thích Như Đạt tại Tu viện Long Quang, Huế, ngày 15-4-2015, và Lễ Đặt đá xây cất ngôi Bảo đình vào ngày 1-4-2015.

Vì ai cây cối lại nên nỗi này?

 

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 30.3.2015 


                                               http://nguyentran.org/NT/Hinh4/HNChatCay.jpg


Những ngày giữa tháng Ba năm 2015, Hà Nội bất ngờ “thảm sát” hàng loạt cây xanh trên các đường phố để thực hiện cái “Đề án thay cây”, khiến dư luận phẫn nộ.

Bạn hãy thử tưởng tượng đang đi cùng bạn bè, vợ con, nhất là đí với người tình trên những con đường phủ rợp bóng cây cổ thụ sẽ thích thú như thế nào. Những hàng cây cổ thụ hai bên đường không chỉ tạo không gian mát mẻ, trong lành cho người dân và du khách mà còn là cảm hứng sáng tác cho biết bao thế hệ nghệ sĩ.


SAU BỨC MÀN CỘNG SẢN: Dư Luận Viên Cộng Sản HCM

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục" SAU BỨC MÀN CỘNG SẢN ". Đây là diễn đàn để trình bày những sự kiện đã và đang diễn ra trong nội bộ Đảng CSVN, đặc biệt là trong guồng máy an ninh của đảng. "SAU BỨC MÀN CỘNG SẢN" do Khánh Toàn, một cựu đảng viên đảng CSVN đã phục vụ nhiều năm trong ngành công an phụ trách. Tuần này mời quý thính giả theo dõi bài Dư Luận Viên Cộng Sản Hồ Chí Minh qua sự trình bày của Duy Hà.

Người dân Việt Nam trong và ngoài nước khó mà quên được ngày 14 tháng 3 năm 2015, cái ngày mà đám "dư luận viên Hà Nội" làm ô danh đảng và nhà nước CSVN một cách nghiêm trọng nhất, bị ô danh đến nỗi đảng và công an buộc phải chối bỏ, buộc phải tuyên bố đám dư luận viên đó không do đảng và công an quản lý "?".


Sunday, 29 March 2015

Khai mạc Đại Hội Khoáng Đại Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại

Bài THANH PHONG

WESTMINSTER - Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại đã tổ chức Đại Hội Khoáng Đại trong hai ngày thứ Bảy 21/3 và Chủ Nhật 22/3/2015 tại Nam California với sự tham dự của một số tướng lãnh trong Hội Đồng Tư Vấn, Hội Đồng Giám Sát, Hội Đồng Điều Hành và đại diện các Tổng Hội, Hội trực thuộc.

Trong ngày đầu tiên, vào lúc 8 giờ đến 10 giờ sáng ngày thứ Bảy, các thành viên tham dự đã đến tượng đài Đức Trần Hưng Đạo niệm hương, và đến tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ đặt vòng hoa. Sau đó, vào lúc 11 giờ Đại Hội long trọng khai mạc tại hội trường Seafood Palace II, TP Westminster, Nam California.

Chiến hữu KQ Phạm Đình Khuông điều hợp chương trình. Sau nghi thức chào cờ và mặc niệm các Quân, Dân, Cán, Chính VNCH đã hy sinh, Đại Hội cũng dành một phút tưởng niệm các chiến hữu từng có công phát triển Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại đã quá vãng.
Hội Đồng Đại Diện, Hội Đồng Tư Vấn, Hội Đồng Giám Sát và các Tổng Hội Trưởng các đơn vị tham dự Đại Hội TTCSVNCH (Thanh Phong/Viễn Đông).

Nói Với Người Cộng Sản

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Dian

Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội,
Sinh thời nhà thơ Phùng Quán đã viết những lời thơ chân tình như thế này:

"Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt.
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dầu ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dầu ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu."


TNS Janet Nguyễn: Nghị Quyết SCR 29, Tháng Tư Đen




Nghị Quyết SCR 29, Tưởng Niệm Tháng Tư Đen, do Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn giới thiệu, được Thượng Viện California thông qua

(Sacramento) Hôm Thứ Năm, ngày 26 Tháng Ba, Thượng Viện California đã thông qua Nghị Quyết SCR 29, do Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn giới thiệu, công nhận Tháng Tư năm 2015 là Tháng Tư Đen. Mục đích của nghị quyết là tưởng niệm 40 năm ngày miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản, làm cho tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tồi tệ hơn.

Vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản, đánh dấu sự bắt đầu một cuộc di tản của hàng triệu người Việt đi tìm tự do và dân chủ, trong số này, có gia đình Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn. Họ ra đi trên một con thuyền gỗ chỉ dài 10 mét, lênh đênh trên Biển Đông, và cuối cùng tạm cư ở Thái Lan. Sau khi tạm cư qua nhiều trại tị nạn, gia đình Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn định cư tại Hoa Kỳ năm 1981.


Lòng tự trọng của một kỹ sư người Nhật gây chấn động Thổ Nhĩ Kỳ

Emel Akan và Nam Hoàng, 24-03-2015 - Sổ Thông Hành của kỹ sư người Nhật Ryoichi Kishi được tìm thấy sau khi có người phát hiện thi thể của ông tại nghĩa trang quận Altinova của Yalova, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 23 tháng 1 năm 2015 (Ảnh chụp bởi Erhan Erdogan/Anadolu Agency/Getty Images)




ISTANBUL – Một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào hôm Chủ nhật ngày 22 tháng 3 sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi, Kishi Ryoichi, đã tự nhận trách nhiệm cho biến cố này trong bức thư mà ông để lại. Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người tán dương lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu theo tên ông.

Thursday, 26 March 2015

Thơ chủ đề: Tháng Ba và Tháng Tư Quốc Hận Như Thương


LGT: Nhà thơ Như Thương tên thật Phạm Kim Hương, con gái cựu Trung Tá Phạm Công Cẩn, nguyên Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng Chi Khu Buôn Hô, tỉnh Darlac. 
Niên trưởng Phạm Công Cẩn xuất thân Khoá 5 Trừ Bị Thủ Đức. Phu nhân ông đã qua đời năm 2001. Hiện ông sống tại Florida, Hoa Kỳ. 

Ảnh mới nhất: Niên trưởng Phạm Công Cẩn và Như Thương, đầu xuân Ất Mùi 2015.
Xin được nói thêm. Như Thương là người đã hạ cờ máu của Việt Cộng tại Florida Atlantic University và sau đó thay bằng cờ VNCH. (*)
Trước hết kính mời quý niên, huynh trưởng và quý độc giả đọc các bài thơ Tháng Ba (Ban Mê Thuột mất vào tay quân Cộng Sản Bắc Việt ngày 10 tháng 3 năm 1975), tiếp theo chúng tôi sẽ đăng tãi các bài thơ Tháng Tư.
Trân trọng,
Alfa Đặng Sơn Hà.
THÁNG BA QUỐC HẬN 
Như Thương
* * *
CÚI HÔN ĐẤT RỪNG
Em ơi rừng có còn xanh 
Núi còn đá thẳm lượn quanh với đời 
Đất ơi bụi đỏ đâu rồi 
Mà sao hoang phế một trời quạnh hiu 
Hoàng hôn suối nghẹn dòng chiều 
Thả trôi hoa dại, đá xiêu xiêu buồn 
Tìm đâu thác đổ thượng nguồn 
Ngàn năm tiếng vọng cúi hôn đất rừng 
Đường mòn độc đạo nửa chừng 
Thôi đành mất dấu em từng đi qua 
Quỳ vàng tìm mãi em à 
Đến phai vạt nắng, đến tà huy rơi 
Em đâu, em hỡi, em ơi... 
Rong rêu đã phủ chơi vơi tháng ngày 
Xưa em ngồi với trời mây  
Với chim, với gió - chốn này núi đôi 
Tháng Ba hoa trắng muộn rồi 
Tang em vội vã góc đồi cà phê 
Áo em trắng cõi Đi Về 
Hôn em, hôn cả Banmê mùi rừng
Như Thương. 
 
ĐOẠN TRƯỜNG MỘ KHÚC
Bốn mươi năm thịt xương giờ thành đất 
Tuổi tên anh đã hóa kiếp thiên đàng 
Bom chẳng còn vọng lại tiếng rền vang 
Thành quách cũ đã quên lời khóc ngất? 
Khuôn mặt anh, hỡi người em yêu dấu 
Em nhìn ra hộp sọ, mắt vô hồn 
Phút yêu em, tình chồng vợ tân hôn 
Vẫn thấp thoáng về trong em đau đáu 
Thẻ bài ơi, số quân người lính trận 
Đêm hỏa châu rực sáng bót đồn canh 
Phút vinh quang cờ bay lộng cửa thành 
Anh nằm xuống còn nghe lời vợ khấn 
Ngón tay anh ngày xưa bóp cò súng 
Sao giờ đây lại xương xẩu thế này 
Đôi giày Saut vinh hiển khắp trời mây 
Buồn mục rửa, chôn đất nâu ướt sũng 
Bi đông lính nằm gần anh rỉ sét 
Đâu chiến hào tưới giọt rượu xung phong 
Ê… Mầy ơi, viên đạn cuối lên nòng 
Là lần chót, Tao nghe mùi đạn khét 
Con dế nhỏ bên mộ anh rền rỉ 
Tiếng khuya về rừng rụng lá lao xao 
Chẳng tiếng em - tiếng gọi của ngọt ngào 
Con đã lớn, gọi tiếng ba chưa nhỉ? 
Bốn mươi năm em giữ niềm chung thủy 
Trong cô phòng tưởng mình trẻ như xưa 
Anh bây giờ tóc đã bạc hay chưa 
Trong mộ đất nhúm tóc xanh yên nghỉ 
Giờ em khóc tiễn hồn anh cát bụi 
Vấn khăn tang em cung mệnh một mình 
Em lạy anh, cúi lạy một chữ tình 
Trong hương khói tà dương chiều khuất núi
Như Thương 
(Viết cho những người vợ đi tìm mộ chồng là lính trận VNCH) 
 
MẢNH TANG LÒNG
Anh Linh, xương máu, núi sông 
Vẳng kèn Tử sĩ ngóng trông anh về  
Lắt lay sương phụ ngõ quê 
Lạy chồng xin giữ lời thề sắt son 
Anh ơi trống vắng đêm mòn 
Trăm năm biền biệt dẫu còn thương yêu 
Tìm anh giữa chốn xanh rêu 
Mới hay đứt đoạn gối thêu ân tình 
Con - Em giờ chỉ một mình 
Khăn tang hương khói phủ hình bóng anh 
Còn thân xác đổ bên thành 
Đất nâu vùi lấp vây quanh bạn bè 
Buông tay súng vẫn còn nghe 
"Mày ơi, sao vậy..." tao che đạn thù 
Hai người lính giữa thâm u 
Máu tràn thấm ngực nghìn thu tuôn dòng 
Quê hương một mảnh tang lòng 
Tháng Tư còn đấy một giòng đau thương 
Triệu khăn sô của đoạn trường 
Còn chăng oan khuất vấn vương chốn này
Như Thương. 
 
PHỐ NÚI BUỒN KHÔNG
Tháng Ba phố núi buồn không 
Hay đem giọt lệ thả dòng suối khô 
Lá rừng rụng xuống phủ mồ 
Giày Saut, áo trận điểm tô sơn hà 
Sao thầy cô bạn khóc òa 
Sân trường lặng lẽ tìm tà áo em 
Nghe trong đạn pháo nửa đêm 
Hoa Xuân vừa đến bên thềm tả tơi 
Hỗn mang một cõi đất trời 
Nước non biến loạn Ngày Mười Tháng Ba 
Khuya em lạc mẹ mất cha 
Sau lưng khói lửa nhạt nhòa tuổi thơ 
Bên đường bom đạn tình cờ 
Con ôm vú mẹ đâu ngờ tử sinh 
Ngày tàn một cuộc chiến chinh 
Sắc lan tím thẫm trăm nghìn thẳm sâu 
Địu con lên rẫy lệ sầu 
Suối rừng nghiêng ngả trong bầu hồ lô 
Núi ơi khóc vạn nấm mồ 
Sương mù trắng xóa khăn sô một đời 
Tháng Ba ai khóc cho người 
Khóc cho non nước một trời tang thương
Như Thương 
(Viết để nhớ ngày mất Ban Mê Thuột 10/3/75) 
 
PHỐ NÚI LÂM CHUNG
Con thấy Chúa đứng che tầm đạn pháo 
Thấy tay Người giang rộng cả màn đêm 
Thấy xác người phủ lên một màu máu 
Thấy thây ai nằm gục ngã bên thềm 
Thềm nhà Thánh đâu bình an ngự trị 
Đâu lời kinh ca tụng Chúa Chiên Lành 
Hồi chuông đổ loan tin mừng đâu nhỉ? 
Vợ tìm chồng,anh đâu hỡi...hỡi anh? 
Đêm tối quá làm sao tìm ba mẹ 
Lạc mất rồi trăm phương hướng bom rơi 
Cây ngả nghiêng, đổ bóng rừng đơn lẻ 
Em co mình khóc rưng rức mẹ ơi! 
Nghe đất rung mà lòng con kinh hãi 
Phút tối tăm hỏa ngục của Đêm-Ngày 
Xin chở che, con nép mình cỏ dại 
Tượng Chúa hiền sao bom đạn bủa vây 
Phố bụi đỏ khóc những ngày binh biến 
Muôn vì sao tắt lịm giữa trùng trùng 
Chuỗi Mân Côi con dâng lời cầu nguyện 
Xin đoái thương giờ phố núi lâm chung
Như Thương 
(Viết để nhớ Ban Mê Thuột, Tháng Ba) 
 
THÁNG BA,  
THÁNG TƯ BỤI ĐỎ
Giỗ em, tang trắng Tháng Ba 
Nắm xương tìm thấy… em à, Tháng Tư 
Điếng lòng ta một tiếng... ừ... 
Ngày em đi biệt chẳng từ giã nhau 
Chỉ như bụi đỏ thẫm màu 
Cuốn em đi mất, ngất sầu lòng ta 
Giấu trong gạch đổ phố xa 
Dấu chân em đã nhạt nhòa. Hoa rơi 
Tháng Ba bụi đỏ ngất trời 
Tìm em không thấy nửa đời nhớ em 
Nửa đời còn lại là đêm 
Không trăng sao chỉ chùng thêm cõi lòng 
Mơ em ở giữa mênh mông 
Giữa quỳ vàng rực bên sông dặm nghìn 
Khấn em hương khói tội tình 
Giấu trong góc nhớ riêng mình rưng rưng 
Ta van bụi đỏ xin đừng 
Đem em đi mất nửa lừng trời không
Như Thương. 
 
THÁNG BA,  
RỪNG THÔI TRỔ LÁ
Hỏi khuya phủ bóng trăng tà 
Rừng thôi trổ lá Tháng Ba bụi mờ 
Đạn bom cày nát tình cờ 
Vạt quỳ gục ngã khuất bờ tử sinh 
Lối mòn vẫn dạ chung tình 
Từ buôn làng cũ in hình dấu trăng 
Gùi khoai, gùi bắp, gùi măng 
Gùi bông bí nụ. Ngực căng suối mềm 
Gùi cành lan tím êm đềm 
Còn vương nhánh gãy… gùi đêm hoang tàn 
Em qua thác đổ trên ngàn 
Cạn khô nguồn nước trăng vàng bơ vơ 
Tiếng rừng thổn thức lặng chờ 
Đại ngàn réo gọi sương mờ âm vang 
Suối trong veo ở đâu Yàng 
Mạch tuôn nhuộm đỏ buôn làng Kosier 
....
Váy em trôi giạt xuân thì (*) 
Ta nghe rừng khóc, ôm ghì tiếc thương
Như Thương 
(*) Các cô gái Thượng mặc váy,  
chết xác trôi theo giòng suối.
(*)