Một lần nữa, tháng tư lại trở về, với ngày 30.
Người ta gọi tháng Tư này là tháng Tư đen,
Ngày 30 tháng Tư, chúng ta gọi là ngày Quốc Hận. Ở đây, nhiều người dich chử
journée noire ra là «quốc hận», tôi thấy dịch như vậy không ổn. vì trong chữ
journée noire không có chữ
national, dịch như bên Mỹ người ta dịch:
(Vietnamese) National day of shame có lẽ đúng hơn, vì đây là ngày đau thương, tủi hổ cho toàn dân Việt Nam Cộng Hòa.. Une
«journée noire» nghĩa nhẹ hều, chỉ là một ngày buồn, ngày của các chuyện không may, thí dụ như một
black Monday, khi chứng khoán xuống giá, hay cùng lắm là ngày 11 tháng 9. Khi một tòa nhà bị bọn khủng bố phá hoại, chết vài ngàn người, tuy bị thương nhưng không thể so với ngày 30 tháng tư đối với Miền Nam được.
Dù sao chăng nữa, ngày 30 tháng Tư đánh dấu việc kết thúc của một cuộc chiến tranh ô nhục, Miền Bắc CHXHCN tấn công và chiến thắng Việt Nam Cộng Hòa.
39 năm đã trôi qua, nay đã đến lúc nhìn lại những hy sinh của cả các người lính cả hai bên.
Trong tiếng Việt, hy sinh có 2 nghĩa, một là chết, hai là mất mát lớn lao, cho một lý tưởng, một tập thể nào đó.
Trong cuộc chiến 1954-1975, quân lính cả 2 bên đã hy sinh.
Những sự hy sinh đó có cần thiết hay không.
Nếu người lính Miền Bắc không hy sinh, thì ngày hôm nay, ông Nguyễn Tấn Dũng chắc vẫn còn cầm ông chích.
Nếu người lính Miền Bắc không hy sinh, thì ngày hôm nay, Sài Gòn còn chưa mất tên.
Nếu người lính Bắc không hy sinh, thì ngày nay các dinh thự, lâu đài Miền Nam không nằm trong tay các ông chủ mới. Nếu người lính Miền Bắc không hy sinh, thì Tây Nguyên không có các công ty Trung Hoa, mà «người lạ» lố nhố, xì xồ.
Nếu người lính Miền Bắc không hy sinh, thì ngày nay Miền Nam đã có các cơ xuởng, nhà máy không kém Nam Hàn. Nếu người lính Miền Bắc không hy sinh, thì ngày nay, có lẽ các cô thôn nữ Nam Kỳ lục tỉnh vẫn còn vui đùa bên dòng sông Tiền, sông Hâu, chứ không phải gian nan xứ người, bên những người chồng già nua hay tàn tật.
Còn Miền Nam ??
Nếu người lính Miền Nam không hy sinh, thì bây giờ bản thân tôi chắc đã đã vùi chôn dưới đất đen, hay cùng lắm là ngồi vá xe đạp nơi đầu đường xó chợ, chứ đâu có được ngồi tại Montréal vìết ra những dòng chữ này.
Nếu người lính Miền Nam không hy sinh, thì làm sao có được một tập thể 3 triệu người VN hải ngoại với các con, các cháu thành đạt, trở thành ông này, ông nọ.
Làm sao có nhà khoa học nổi tiếng X, nhà thương mại kinh doanh Y điều khiển nhiều công ty có mặt trên khắp hoàn cầu.
Và làm sao có những chính trị gia ngồi thoải mái nói chuyện trời biển trong các salon sang trọng ??
Bởi thế cho nên, không có sự hy sinh nào không cần thiết hết.
Mỗi người, mỗi phía, hy sinh cho lý tưởng của mình, cho tập thể của mình.
Tôi là người chống Cộng Sản. Chống vì lý thuyết không tưởng, chống vì không thích một cuộc sống không có tự do, một cuộc đời phải cúi đầu đi theo các con đường mà người khác chọn cho mình.
Nếu nói Hòa Hợp Hòa Giải, tôi có thể hòa giải, hòa hợp với bất kỳ người VN nào, người Bắc, người Trung, hay người Nam, nhưng tôi không thể nào hòa giải hòa hợp được với «người Việt Nam CS».
Ngược lại, tôi chắc họ cũng không chịu hòa hợp với tôi, khi tôi không đầu hàng, chịu đứng vào hàng ngũ của họ.
Làm sao mà nước với lửa có thể hòa hợp với nhau ??
Trong khi quanh tôi, người ta rủ nhau về VN ăn Tết, mua nhà, làm giàu,chúng tôi, những người phản đối CS, không làm các điều đó, cam chịu kiếp lưu đầy.
Chúng tôi hy sinh cam chịu kiếp lưu đầy như vậy cho khỏi thẹn với lòng khi nhìn người Tây Tạng tầm dầu tự thiêu lên đến mấy trăm người, khi đọc tin người Ngô Duy Nhĩ của tỉnh Tứ Xuyên liều mạng đem cả gia đình vượt biên tìm Tự Do để rồi bị lính biên phòng VN bắt trao trả cho bọn quan thầy Trung Quốc, bất chấp quyền Tỵ Nan mà Liên Hiệp Quốc đã công nhận.
Miền Nam đã mất.
Tây Tạng đã mất.
Tân Cương đã mất.
Việt Nam có nguy cơ rồi sẽ mất.
Nhưng không thể vì thế mà đánh giá, mà chê bai người lính Miền Nam ngày xưa, người Tây Tạng, Người Ngô Duy Nhĩ ngày nay là đã có những «Hy Sinh không cần thiết».
Trong chữ Hy Sinh, đã tiềm ẩn một mục đích rồi. Vấn đề là có nhìn ra hay không những mục đích đó mà thôi.