Monday, 16 December 2013

Stealth Fighter - Hitler's Secret Weapons Recreated | Greatest Mysteries of World War II |


Stealth Fighter - Hitler's Secret Weapons Recreated

The Horten H.IX, RLM designation Ho 229 (often called Gotha Go 229 due to the identity of the chosen manufacturer of the aircraft) was a German prototype fighter/bomber designed by Reimar and Walter Horten and built by Gothaer Waggonfabrik late in World War II. It was the first pure flying wing powered by jet engines.[1]

It was given the personal approval of German Luftwaffen Reichsmarschall Hermann Göring, and was the only aircraft to come close to meeting his "3×1000" performance requirements, namely to carry 1,000 kilograms (2,200 lb) of bombs a distance of 1,000 kilometres (620 mi) with a speed of 1,000 kilometres per hour (620 mph). Its ceiling was 15,000 metres (49,000 ft).[2]

Since the appearance of the B-2 Spirit flying wing stealth bomber in the 1990s, its similarities in role and shape to the Ho 229 has led many to retrospectively describe the Ho 229 as "the first stealth bomber".[3] A static reproduction of the only surviving Ho 229 prototype, the Ho 229 V3, in American hands since the end of World War II was later tested by the US military who found the basic shape and paint composition of the mock copy would provide for 20% reduction in detection range against the Chain Home radar of the 1940s, but no significant stealth benefit against most other contemporary radar systems.[3]

BA MÓN QUÀ GIÁNG SINH - ĐINH LÂM THANH

Được tiếng là giáo viên trường tiểu học quận, thuộc thành phần công nhân viên nhà nước nhưng Trực còn nghèo hơn cả những người buôn thúng bán bưng trong khu vực. Tiền của chẳng có, gia tài cũng không, một đầu lương giáo viên tiểu học không đủ hai bữa cháo cho ba miệng ăn. Căn chái bằng tôn thuê của người chủ bên cạnh chỉ vừa đủ chỗ cho chiếc giường hai vợ chồng cùng đứa con gái và cái tủ đặt nằm sát vách. Chiếc bàn nhỏ cộng với hai ghế đóng bằng ván thùng dùng để chấm bài nằm sát lối ra vào. Công việc bếp núc đều nhờ vào ông Táo lưu động đốt bằng dầu hôi. Bình thường để trong góc nhà, giờ làm bếp, có lúc ông được ngồi trên bàn hoặc phải ra ngoài lối đi. Chiếc xe đạp của Trực, ngày phải khóa cẩn thận bên hông nhà, tối đến mới cột vào thành giường để tránh mất trộm. Tình trạng nhà cửa như vậy, nhưng thời buổi nầy, Trực phải bấm bụng trích ra trên một nửa tiền lương để có nơi đột nắng che mưa đồng thời bám lấy hộ khẩu thường trú tại ven đô Sàigòn. Thuộc thành phần người lao động ‘bán phổi’ và ‘đứng lớp’ tám giờ một ngày, tuổi Trực vừa trên ba mươi nhưng trông đã vượt ra ngoài năm chục. Người ốm, xương hiện rõ nét từ trên mặt, nhất là hai gò má, đôi mắt và các ống xương tay chân. Đã vậy, cái quần ‘bò’ và chiếc áo trắng mua ở chợ ‘sida’ quá khổ, quần xệ dưới rún, áo rộng thùng thình trông như hình người nộm treo ngoài đồng. Thực ra vóc dáng Trực trước đây không tệ nhưng đã xuống sắc kể từ ngày Huệ bị mất việc, ngã bệnh và trở thành phế nhân từ trên một năm nay.

    

Nguyễn Đình Đăng - Sự ra đời của chữ Quốc ngữ - Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh

Cụ Nguyễn Văn Vĩnh và Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes

Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng một ngàn năm mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20.

Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp; mất năm 1660 tại Ispahan, Ba Tư) đã sang Việt Nam truyền đạo trong vòng sáu năm (1624 -1630). Ông là người có công rất lớn trong việc La-mã hoá tiếng Việt (Nhiều tác giả gọi là La-tinh hóa. Thực ra mẫu tự chữ cái tiếng Việt hiện nay là mẫu tự chữ Roman chứ không phải là chữ La-tinh). Kế tục công trình của những người đi trước là các tu sĩ Jesuit (dòng Tên) người Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa, v.v. trong việc La-mã hóa tiếng Việt, Alexandre de Rhodes đã xuất bản Bài giảng giáo lý Tám ngày đầu tiên bằng tiếng Việt và cuốn từ điển Việt - La - Bồ đầu tiên vào năm 1651 tại Rome.***. Hệ thống chữ viết tiếng Việt dùng chữ cái La-mã này được chúng ta ngày nay gọi là chữ Quốc ngữ (chữ viết của quốc gia)***.

Tin cập nhật về Đặng Chí Hùng, Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang tại Bangkok

Hải Huỳnh (Danlambao) - Tin từ nhà tù IDC-Bangkok Thailand cho hay Đặng Chí Hùng đã được đưa về đây. Các cơ quan truyền thông của Thái Lan cũng như các cơ quan an ninh của Thái Lan cũng đã biết về trường hợp đặc biệt của Đặng Chí Hùng. Điều đáng ghi nhận là cơ quan an ninh của Thái Lan không đáp ứng yếu cầu quá đáng của cơ quan an ninh Việt Nam là bàn giao Đặng Chí Hùng cho họ. Khi có sự sốt sắng của tòa đại sứ Việt Nam cũng như các nhân viên tình báo của Việt Nam thì Thái Lan nghi ngờ và e dè trong trường hợp này.

Nhạc Quê Hương - Alpha Linh

Xin Qúy Vị xem Video dưới đây và Giúp Phổ Biến đến thật  nhiều người…
Quê Hương Hành Khúc:



Alpha Linh
Hết lòng cám ơn Qúy Vị xem và Phổ biến…

Thông báo công khai từ bỏ đảng - Thế nào là phản bội? Ai phản bội?


      Thông báo công khai từ bỏ đảng
 
Hưởng ứng lời tuyên bố từ bỏ đảng của Luật gia Lê Hiếu Đằng và Nhà báo – TS Phạm Chí Dũng, tôi, Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ Nha khoa, đảng viên, số hiệu thẻ đảng 3444669, THÔNG BÁO CÔNG KHAI từ bỏ đảng Cộng sản Việt nam.

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống chống các kiểu thực dân và áp bức, sau 1954 tuy sống ở đô thị miền Nam nhưng gia đình tôi là cơ sở CM nội thành, đã được tặng thưởng Huân Chương Kháng Chiến Hạng Nhất theo QĐ số 801/HĐNN, có Giấy Chứng Nhận Người Có Công Với Cách Mạng. Thế nên đã một thời, tôi cũng từng tràn đầy nhiệt huyết với khát vọng đồng hành cùng đảng xây dựng một đất nước công bằng dân chủ và văn minh.

Tàu Trung Quốc lao vào tàu Mỹ: trả đũa B-52 vào ADIZ?

 Một tàu chiến TQ đã lao thẳng khiến tuần dương hạm Mỹ phải bẻ lái dù đang hoạt động trên vùng biển quốc tế. Phải chăng hành động này có những toan tính riêng từ phía Trung Quốc?

Một hành động nguy hiểm
 
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ngày 13/12 thông báo, hồi tuần trước tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường USS Cowpens hoạt động ở vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông đã buộc phải bẻ tay lái đột ngột để tránh va quệt khi một tàu của Hải quân Trung Quốc cứ tiến thẳng lúc chỉ còn cách tàu Mỹ khoảng hơn 500 mét.
 

Đảng Hèn, Đảng Bắt Dân Hèn - Bút Xuân Trần Đình Ngọc


1- Những thằng giặc, bọn bay có biết
Dân là ai, tổ quốc là chi?
Dân khinh bay chỉ bởi vì
Bay coi dân nước ngu si, mù loà!


2- Bay lừa gạt đã, rồi thống trị
Bay dùng cùm, còng 8 thẳng tay
Dân lành, chân chính, nói ngay
Nói lời yêu nước là bay cầm tù!


3- Bay nuôi bọn công an đầu gấu
cùng trăm thằng nghiện, xã hội đen
Đánh dân, bắt nhốt đã quen
Với thằng Tàu cộng, bay hèn, miệng câm!


4- Hãy tới nơi  bọn Tàu đang đóng
Chúng trù dập hiếp đáp người dân
Dân cô thế, phải chịu  câm
Còn bay quốc thể nhục nhằn, xấu  xa!


5- Tàu lập làng sinh con đẻ cái
Chúng tha hồ lấy gái Việt Nam
Ông, cha, cháu, chắt hàng hàng
Việt Nam thành tỉnh Quảng Nam mấy hồi!


6- Dân nghĩ xấu hổ cho bay quá!
Mê quyền lực chịu tiếng hôi tanh
Giặc Hồ xưa nói rành rành
Hồ không bán nước, nhân dân hãy nhìn!


7- Nhưng giặc Hồ nay chi cũng bán
Từ Tây Nguyên, Bản Giốc, Nam quan
Giặc Tàu cờ đỏ ràng ràng
Hoàng, Trường Sa cấm người Nam giã cào!


8- Rặt một thứ khôn nhà dại chợ
Có bao nhiêu trí thức bắt giam
Từ cha Văn Lý, Công Nhân
Rồi Lê công Định bay mần thịt xong?


9- Bọn trong nước bây giờ hối hả
Viết sách đưa hải ngoại ăn tiền
Tôi hèn, anh cũng khùng điên
Đểu, hèn tất cả, liên miên mê lầm!


10- Những năm xưa nịnh Hồ gẫy lưỡi
Bảy, tám chục năm đã trải qua
Giờ này nghĩa địa chẳng xa
Mới chợt nhận thức thật là hèn, ngu!


11- Sách tôm tươi, đô-la bỏ túi
Nhận là hèn, vẫn tốt hơn câm
Cả tờ báo rởm “Nhân Dân”
Nay mai thú tội báo đần, hèn, ngu!


12- Rồi thú hết cả Mạnh, Triết, Dũng…
500 tên Quốc hại Nhân dân:
“Chúng tôi hèn, nhát, ngu đần
Trăm năm đểu cáng, lần khân, dối lừa!


13- Nhưng xin hãy từ từ cái đã
để chúng tôi hạ mã, sửa sai
Đường toàn trị hãy còn dài
Chúng tôi giữ vững cái ngai bác Hồ!”


14- Xin hãy cứ hoà hợp hoà giải
Rồi Nhân quyền, pháp trị, công minh
Cha già Hồ, đấng chí minh
Đạo đức cách mạng thiệt tình lớn lao!


15- Phải cho lao động Tàu vào
Bởi bác đã ký ào ào năm xưa
Tàu vào nhiều chuyện dây dưa
Chúng tôi ép bụng cho vừa lòng quan!


16- Nhân dân đừng có thở than
Đau lòng tôi lắm, xuống ngang không đành!
Dù rằng ôm cái xú danh
Độc tài toàn trị, gian manh, dối lừa!”


17- Đồng bào nhìn rõ chúng chưa?
Một phường toàn trị dối lừa, giết dân
Đảng coi dân quá ngu đần
Hèn quì lậy Hán, bán dâng cơ đồ

18- Hỡi ôi giặc Duẩn, giặc Hồ
Phá tan nước Việt cơ đồ ra tro
Toàn dân ta phải liệu lo
Thêm ngàn năm nữa, tớ cho giặc Tàu!

Tổ tiên: “Sát đát” lầu lầu
Dẹp tan xâm lược Hán Tàu dã man!

GS Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Tiếng Việt thời nay: nên cười hay nên khóc?

    Một buổi tối cuối năm đi dạo một vòng trên net, tôi vô tình sưu tầm được một số hình ảnh mà những người đăng lên cho là ảnh vui cười. Mới xem thì đúng là nhịn cười không nổi, bà xã tôi đang nằm ngủ giật mình la lên tưởng rằng tôi phát khùng giữa đêm khuya. Nhưng một lúc sau, suy nghĩ kỹ thì tôi cười hết nổi rồi. Có nên cười hay nên khóc ?. Cười vì sự dốt nát, ẩu tả của tác giả các bảng quảng cáo, bảng hiệu, bài báo trên hay khóc cho Tiếng Việt của người Việt thời nay ?

 

“Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” là cái quái gì vậy?

Hoàng Ngọc-Tuấn
Theo RFA Blog


Sự vắng lạnh điêu tàn chết chốc của Xã Hội Chủ Nghĩa

Ngày 23/10/2013 vừa rồi, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố trước Quốc Hội: Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” “ Câu nói của ông Trọng đã gây nên một làn sóng dư luận đầy phẫn nộ và chua chát, bởi nó hàm ý rằng nhân dân Việt Nam phải tiếp tục chịu đựng và hy sinh “tất cả vì chủ nghĩa xã hội” thêm một trăm năm nữa!

Đêm GIÁNG SINH trong trại tù LONG GIAO

TUYẾT TRẮNG SA PA, 


Mùa đông 1976
Tù Miền Nam thượng Hoàng Liên Sơn
Trại cải tạo Trung ương số 1, Lào Kay
Ngày đốn tre, đẵn gỗ trên rừng
Bữa ăn chén đá ngô xay đỡ dạ
Đêm về lạnh buốt óc, nhức tim
Đói lạnh thao thức suốt canh thâu
Mỏi mòn thiêm thiếp lúc tàn canh
Kẻng báo thức, giựt mình tỉnh giấc
Đỉnh Chapa tuyết phủ, trắng xóa một màu
Đẹp như tranh thủy mạc tịch liêu
Đói lạnh, nhọc nhằn, muộn phiền vong bặt
Thanh tỉnh, vong ngã, vào cõi thiền

Nguyễn Nhơn
(Lại một mùa đông trên đất Mỹ)

Vương Quốc Thành Thật - Đào Văn Bình




Văn Sinh là một cựu sinh viên Văn Khoa thiên về Triết Đông cho nên tính khí cũng có hơi bất thường. Bất thường ở đây không có nghĩa là “mát dây” mà ưa suy nghĩ về những gì con người không suy nghĩ hoặc những gì mà cả xã hội cho rằng “Ôi dào! Đời là thế, suy nghĩ làm gì cho mệt!”

Vào ngày 29-4-1975 khi còn đang chạy đôn chạy đáo tại Bến Bạch Đằng giữa cơn hoảng loạn cực độ của Sài Gòn thì may đâu gặp một ông bạn thiếu úy hải quân, thấy Văn Sinh còn đang ngơ ngác như con nai vàng, bèn quát “Giờ này mà mày còn ở đây, điếc không sợ súng hả?” Thế là Văn Sinh hối hả phóng lên tàu, theo dòng người di tản tiến ra Biển Đông.

Sau khi định cư vào Mỹ, hai năm vật lộn với tiếng Anh qua chương trình ESL (1), sau đó học bốn năm đại học rồi cũng lấy được bằng kỹ sư điện tử, đời sống tương đối ổn định.

Cám ơn các anh chiến sĩ VNCH - Thiên Kim

Ngày 19/1/2014  kỷ niệm 40 năm trận Hải chiến Hoàng sa, Anh hùng Ngụy Văn Thà đã cùng đồng đội chiến đấu anh dũng trên vùng biển Việt Nam để bảo vệ biển đảo thân yêu. Nhưng vì thiếu vũ khí để chống với quân xâm lược Bắc kinh các anh 74 chiến sĩ VNCH đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc sau khi đã đánh trả bọn Hán gian và đã gây những tổn thất nặng nề cho địch quân . Tổ Quốc Việt Nam luôn ghi ơn những người con yêu của đất nước, đồng bào cũng không bao giờ quên hình ảnh thân thương của các anh...
Kính dâng nén tâm hương và lòng tri ân đến các anh  chiến sĩ VNCH.



Cám ơn các anh chiến sĩ VNCH.

Anh Thà ơi! 
Cám ơn anh người hùng dân tộc

Vào một ngày linh thiêng 
Tháng giêng-mười chín- bẩy 
Trên biển Đông bạt ngàn sóng gió
Anh chỉ huy dũng cảm đánh giặcTàu
Cùng anh em,
Đem sức trai đáp lời sông núi
Vang vọng muôn trùng tiếng gọi non sông
Các Anh
Vâng các Anh không quản gì xương máu
Dòng máu Lạc Hồng tô thắm Sử xanh
Xương của Ông, Cha dựng nước xây thành
Dễ gì để quân Hán gian xâm lấn
Các anh biết sức người có hạn
Một chọi mười 
Sao  khỏi nát thịt, tan thây!
Chí khí Hưng Đạo Vương
thôi thúc đêm ngày
Không thể ngồi nhìn quân thù ngạo mạn
Các anh quyết đánh dù chiến y rách nát
Gươm vung lên để nghĩa khí sáng ngời
Thế rồi thương ôi!
Một ngày lịch sử ghi ơn bẩy mươi tư chiến sỹ !
Máu hiến dâng hòa  Đông hải dạt dào 
Quốc Tổ đón chờ nơi sáng lạng trên cao
Hôm nay và ngàn sau
Dân tộc khắp ba miền đất nước
Bắc-Trung-Nam tâm tình con cùng Tổ quốc
Thắp nén hương lòng kính các Anh
Cám ơn vô vàn tấm lòng kiên trung giữ nước
Xin các Anh phù hộ,
thay dạ đổi lòng những phường bán nước
Hậu duệ của Lê Chiêu Thống thời nay
Đang ôm chân, thật chặt quan thầy
Đau đớn thay quan thầy chúng là quân thù truyền kiếp
Từ nhiều đời, quân thù luôn manh tâm xâm chiếm
Nhưng chịu thua sức quật khởi của tiền nhân
Giờ đây nội thù đang hết lòng hiến dâng
Giải non sông xinh tưoi hoa gấm ...
Xin các anh phù hộ cho dân tộc rạng ngời         
Chia nghĩa khí của các anh cho  toàn dân anh dũng
Để giữ nước Việt và đòi quyền sống
Cám ơn các Anh ngàn lần
Các anh chiến sỹ Cộng Hòa ơi....

Thiên Kim

Không Có Nhiều Nước Mắt Trong Tang Lễ Nelson Mandela - Trần Mộng Lâm


Không có nhiều nước mắt trong tang lễ của người đã giải phóng người Nam Phi da đen ra khỏi kiếp nô lệ .

Không có nhiều nước mắt, chỉ một vài giọt lệ rơi kín đáo sau nhưng cặp kính đen mà người ta vội vã lau đi một cách thầm lặng. Đại đa số dân Nam Phi tiễn đưa người anh hùng của dân tộc họ bằng những khuôn mặt tràn đầy sinh khí, rạng rỡ và những điệu nhẩy múa làm bà cựu Thủ Tướng Canada Kim Campbell cũng bị lôi cuốn nhẩy theo trên khán đài. Việc này khiến người ta liên tuởng đến Á Châu, với tang lễ của các lãnh tụ, ở Việt Nam trước đây, và ở Bắc Hàn mới đây. Các người dân bị sống dưới sự kềm kẹp kinh hoàng của chế độ, đã hết nước mắt khóc thầm trong nhà, những dịp đó lại phải cố dằn ra nước mắt, nước mũi, cho chúng chẩy lòng thòng, nhễu nhão trước công chúng, dưới các ống kính các máy quay phim.  Nếu họ không làm vậy, có thể thiệt mạng như một ông Tướng Bắc Hàn nào đó, đã bị xử bắn chỉ vì dám uống rượu trong ngày tang lễ Kim Chánh Nhựt.

ĐÊM GIÁNG SINH TRONG TRẠI TÙ LONG GIAO - kim thanh



 Tháng 12 năm 1975. Chúng tôi bị lừa, bị lùa vào trại Long Giao, do bộ đội quản lý, và đã ở đó hơn sáu tháng. Long Giao thuộc tỉnh Long Khánh, là một căn cứ cũ của Sư đoàn 18, mà trước kia tôi chưa hề đặt chân đến, nói chi bấy giờ bị giam cầm tứ phía lại càng thấy mù mịt hơn. Thời gian buồn hiu và không gian xám ngắt. Trời mưa, đất Long Giao trơn như mỡ và biến thành bùn đỏ quyện vào chân và gấu quần, không khác chi đất Pleiku, Kontum và Ban Mê Thuột mà tôi đã ghé ở qua những ngày chinh chiến cũ.
        

Noel 1958 tại Hà Nội: Khởi đầu cuộc khổ nạn của Cha Nguyễn Văn Vinh - Phùng Quán

Trong cuốn ”Chứng từ của một Giám Mục” (Do Diễn Đàn Giáo Dân xuất bản năm 2009), Đức Cha Lê Đắc Trọng, cố Giám Mục phụ tá Tổng Giáo Phận Hà Nội, đã viết về lễ Giáng Sinh năm 1958 tại Hà Nội và về Cha Chính địa phận Nguyễn Văn Vinh như sau: