Tuesday, 30 December 2014

LỄ THỤ PHONG HOÀNG THÁI TỬ NHÀ NGUYỄN NĂM 1939

LỄ THỤ PHONG HOÀNG THÁI TỬ NHÀ
               NGUYỄN NĂM 1939
Phim màu
Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long (1936 - 2007) là hoàng thái tử cuối cùng của Việt Nam. Ông sinh tại điện Kiến Trung trong Đại nội Huế, là con trai của Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. 
Ngày 7 tháng 3 năm 1939, Bảo Long được phong hoàng thái tử khi mới 3 tuổi.
Buổi tấn phong đó được người Pháp quay lại, đó là đoạn phim màu giúp thế hệ sau biết nhiều hơn về cung điện, quan lại, trang phục...thời Nguyễn.
               Xin bấm vào đây
               https://www.facebook.com/video.php?v=866298016749038&fref=nf

Đọc Báo Vẹm 402, 403, 404, 405 do Nguyên Khôi và Hoàng Tuấn phụ trách

Ngôi Mộ Tập Thể Quân Nhân VNCH Tại Bình Dương, 13 bộ hài cốt chưa có thân nhân đến nhận

HUY PHƯƠNG/SBTN

Người Lính VNCH
South Vietnamese soldier




 









Vào những ngày cuối năm 2010, Hội HO Cứu trợ Thương Phế Binh Bộ QP/VNCH có nhận được thư của một quả phụ gởi từ Việt Nam

Monday, 29 December 2014

NHÂN QUẢ - Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là "Linh hồn lớn", "Vĩ nhân", "Đại nhân" hoặc là "Thánh Gandhi".

Người ta kể chuyện là có thời ông Gandhi đi một chuyến xe lửa. Khi xe bắt đầu chuyển bánh thời ông nhảy vội vã lên tàu khiến cho một chiếc giày của ông rơi xuống đường. Ông không thể nào nhảy xuống để nhặt lại chiếc giày trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Ông bèn tháo luôn chiếc giày còn lại trong chân và ném về phía chiếc giày kia ở dưới đường. Hành khách trên tàu tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy thế và lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông.

Cô Lành Về Quảng Nam... - Phạm Thành Châu

Cô Lành ở Mỹ về Việt Nam tìm thăm bạn cũ. Xuống máy bay ở Sài Gòn, cô đón xe ra Ðà Nẵng, mấy hôm sau, cô đi Vĩnh Ðiện, một thị trấn nhỏ, cách Ðà Nẵng vài chục cây số. Thực ra, trước đó vài ngày, cô có vô Vĩnh Ðiện, hỏi han vài người ở bến xe điều gì đó rồi cô lại về Ðà Nẵng. Lần nầy, cô đi Vĩnh Ðiện sớm. Trời còn lất phất mưa nên cô Lành phải mặc áo đi mưa trước khi xuống xe. Khi xe vừa ngừng thì những người chạy xe ôm vây quanh mời mọc. Họ nhao nhao lên với cô: "Ði mô cô? Tui đưa cô về nghe! Mời lên xe". Cô Lành nói: "Tôi là khách quen của anh Hai Tí. Thấy ảnh đâu không?" Mọi người dãn ra: "Phải Tí Kế Xuyên không? Hắn ngồi quán đằng kia kìa"

Chữ "Kế Xuyên" dùng để chỉ những người nhà quê, bảo thủ, nhất là có giọng nói rặc Quảng Nam, giống như ta dùng chữ "Sịa" để chỉ dân Huế nhà quê. Tuy là Việt kiều nhưng cô Lành trông rất xập xụi. Cô mặc một bộ bà ba cũ, ngoài khoác áo đi mưa, mang đôi dép lẹp xẹp, tay cầm giỏ lác nhẹ tênh, giống các bà nội trợ, đi chợ buổi sáng về nấu ăn cho gia đình. Cô Lành theo hướng người xe thồ chỉ, đến một cái quán nhỏ, giống bất cứ quán nào ở bến xe thị trấn nghèo và vắng vẻ. Trước hiên quán là một chiếc bàn cũ với hai chiếc ghế dài. Một bình tích với bốn cái ly thủy tinh không được sạch lắm. Ngay bên trong là một cái kệ bày mấy thứ kẹo, bánh, chuối, ổi... Một người đàn ông, ngồi dựa lưng vào vách, tay cầm chiếc bánh ú, miệng nhóp nhép nhai, mắt nhìn tận đâu như đang suy nghĩ điều gì nên không thấy cô Lành bước vào.

Người Việt sang Nga lao động chui, thảm khốc trên đường trốn chạy

Họ phải bỏ ra từ 3.000 – 4.000 USD/người để được Út Nhị – một phụ nữ ngụ ở xã Phước Thạnh, H.Củ Chi, TP.HCM đưa sang Nga lao động. Thế nhưng, nhiều người đặt chân lên đất Nga đã vỡ mộng đổi đời, thăm thẳm đường về, với bao hiểm nguy vì cư trú bất hợp pháp. 
Nga
Ngày 18/12, khi các nạn nhân tìm đến báo để tố cáo đường dây môi giới xuất khẩu lao động chui, thì ở Nga, cảnh sát vừa mở một đợt truy quét người cư trú bất hợp pháp, có đến ba người Việt Nam khi trốn chạy bị lạc rồi chết cóng giữa đường…

Một Giáng Sinh Buồn

Những ngày lễ Tôn giáo và Tếtquan trọng đối với mọi người nhưng nó lại lànhững ngày đau buồn nhất cho những tù nhân chíng trị cô đơn đặc biệt là những tù nhân sắc tộc thiểu sốvì thân nhân bên ngoài còn khốn khổ thiếu thốn thì làm sao cứu giúp được người tù.Trong tiết mục Chuyện Nước Non Mình, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả đài ĐLSN bài viết có tựa đề: "Một Giáng Sinh Buồn " của Chu Mạnh Sơn sẽ được Tâm Anh trình bày để tiếp nối chương trình tối hôm nay.

Cứ mỗi khi Đông về, cái rét giá lạnh của khí hậu Miền Bắc thấm sâu vào da, vào thịt làm cho thân xác con người tê tái, làm cho ai cũng phải rùng mình khi gió lạnh tràn về. Với tôi dù được sinh ra và lớn lên trong khí hậu khắc nghiệt của mùa đông, dù đã được rèn luyện bởi môi trường sống nơi đây nhưng vẫn phải vật lộn với thời tiết thì huống gì những người xa xôi không sinh ra và lớn lên ở nơi đây.
Mùa đông cũng là lúc mà không khí đón chào Ngày Đại Lễ Giáng Sinh và Năm Mới đến gần, lòng người khắp nơi xôn xao náo động, khắp nơi tưng bừng ngày hội. Dịp Lễ tết ai cũng mong được đoàn viên bên người thân yêu trong gia đình. Thế nhưng, những ai đã từng ở trong hoàn cảnh lao tù mới biết được cảm giác đó như thế nào? Trong chốn nhà tù âm u lạnh lẽo, cô đơn tĩnh mịch thì những con người khốn khổ lại tràn đầy cảm giác u uất nặng trĩu tâm hồn.

Viện Khổng Tử: cơ quan tuyên truyền và tình báo Trung Cộng

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Lãnh đạo CSTQ đã và đang làm mọi cách để tồn tài bất chấp dư luận và thể diện của một đất nước có nhiều ngàn năm văn hóa. Sự lừa dối bỉ ổi thể hiện khi Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế đến kiểm nghiệm điều kiện môi sinh tại Bắc Kinh vào năm 2001 trước khi chấp thuận cho Trung Cộng làm quốc gia tổ chức. Ngày trước đó, lãnh đạo Trung Cộng đã ra lịnh xịt nước xanh lên hai hàng cây dọc đường phố có đoàn xe của Ủy Ban Thế Vận chạy qua để đánh lừa họ rằng Bắc Kinh là thành phố cây xanh. Hành động này giống hệt chuyện xảy ra hơn nửa thế kỷ trước khi các lãnh đạo CS tỉnh Hồ Bắc cho dời các ruộng lúa ra sát đường nơi có xe lửa của Mao chạy qua để gây tượng cho Mao rằng mùa màng dư giả. Bản chất lừa dối của chế độ CS không thay đổi và một chế độ dựa trên lừa dối và khủng bố để tồn tại, chế độ đó sớm nay muộn rồi sẽ sụp đổ.

*

Các nước trên thế giới, dù nhỏ hay lớn đều muốn nhân loại biết đến những cái hay cái đẹp của nước mình. Viện Goethe (Goethe-Institut), đặt tên theo nhà văn và chính khách Đức Johann Wolfgang von Goethe, có 159 cơ sở hoạt động gần khắp thế giới để trao đổi văn hóa và ngôn ngữ. Viện Goethe tự trị về tài chánh và độc lập điều hành từ chính phủ Đức. Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) do một số trí thức Pháp trong đó có nhà khoa học Louis Paster, nhà văn JulesVerne, sáng lập từ 1883, có mặt trên 137 quốc gia với tổng số gồm 850 trung tâm cũng hoạt động độc lập với chính phủ Pháp.

Đánh cắp xấu hổ

 - Con người ta có được sự xấu hổ mới có được bản lĩnh, một người, một gia đình, một dòng họ hay một dân tộc, khi sự xấu hổ bị đánh cắp thì không còn gì để mất.

Kể từ năm 1226 khi Hoàng thúc Lý Long Tường cùng sáu ngàn gia thuộc rời cửa Thần Phù, Thanh Hóa trên các chiến thuyền nhằm tránh sự truy sát của nhà Trần, đến nay đã gần 800 năm. Trên đường đi mặc dù đã ghé vào Đài Loan xong Ngài vẫn quyết định đi tiếp sang Cao Ly và định cư ở vùng Hoàng Hải, gần giới tuyến quân sự Bàn Môn Điếm ngày nay. Sao ngài không tìm đường sang Nam dương hay Bắc quốc? Phải chăng có một điều gì đó như tâm linh mách bảo trong quyết định của ngài?

Triều Tiên, dẫu vẫn còn chia cách làm hai miền, nhưng nói đến đất nước này người ta không thể không nói đến một Bắc Triều Tiên đã tự chế tạo được tàu ngầm, tên lửa và có thể là cả vũ khí hạt nhân; một Nam Hàn đủ tầm sánh vai với các cường quốc năm châu về khoa học, công nghệ.

Những bài viết của ĐẶNG CHÍ HÙNG (Cập nhật 28-12-2014)

Tôi viết cho anh

Ngày 12/12/2013, khi tôi bị bắt có rất nhiều người đã nhớ đến tôi và một trong số người đó là anh, anh Nguyễn Ngọc Già. Tôi cũng chưa biết thật 100% có phải anh là Nguyễn Đình Ngọc như thông tin từ phía lề đảng đã thông báo và sự lên tiếng của RFA hay không (1). Nhưng tôi vẫn phải viết vài dòng cho anh.
Anh Nguyễn Ngọc Già, anh có là ai chăng nữa thì những gì anh viết mới là quan trọng chứ không phải cái tên. Tôi viết bài này không phải để trả ơn anh khi anh viết bài về tôi (2) khi tôi bị bắt mà không lâu sau khi vào tù thì anh Trần Quốc Hiền đã in và gửi vào tù cho tôi. Tôi đọc những gì anh viết, anh Nguyên Thạch, bạn tôi Phạm Thanh Nghiên viết thật làm tôi xúc động không cầm nổi nước mắt. Những gì anh viết về tôi không ca ngợi tôi và tôi cũng không cần điều đó. Nhưng anh đã nói đúng về những gì cộng sản muốn bịt miệng tôi. Họ sợ rằng những tiếng nói lên sự thật sẽ càng làm cho người dân Việt Nam đang nằm trong chế độ cộng sản sẽ vùng đứng lên. Một lần nữa tôi cảm ơn anh vì những gì anh đã giành cho tôi.

Sunday, 28 December 2014

Chân Dung của Người Xứ "Đông Dương" khoảng 200 năm trước

25012_20140930145531.jpg
37101_20140930145135.jpgChân dung Tổng đốc tỉnh Hải Dương trong trang phục lên triều

Giọt Nước Mắt Của Người Phụ Nữ Cu Ba - Trần Mộng Lâm

Chúng ta đang ở vào những ngày cuối của năm 2014.

Từ nay đến ngày 1 tháng giêng năm 2015, chắc rằng sẽ không có những sự kiện gì đặc biệt, những tin tức xấu liên quan đến hành tinh của chúng ta. Bởi vậy cho nên tôi thấy có thể nhìn lại năm 2014 với cái nhãn quan riêng biệt của mỗi người. Vậy thì, theo bạn, năm 2014 đã để lại cho chúng ta điều gì??

Bá nhân, bá tánh. Không ai suy nghĩ giống ai. Rất có thể có người cho rằng các hình ảnh dã man thấy trên mạng khi các thành viên của nhà nước Hồi Giáo cắt cổ các tù nhân Tây Phương bị họ bắt là sự kiện của năm 2014. Cũng có thể có người cho rằng sự kiện các cảnh sát của Nữu Ước bị người da đen phản đối bằng các cuộc xuống đường mới đáng được coi là đặc biệt cho năm sắp qua. Riêng đối với tôi, thì năm 2014 được đánh dấu bằng giọt nước mắt của người dân Cu Ba, đặc biệt là các người phụ nữ, khi Hoa Kỳ tuyên bố chấm dứt những biện pháp trừng phạt về kinh tế, và bình thường hóa sự giao thiệp giữa 2 nước Mỹ-Cu Ba.

Săn ảnh mùa lạnh - Andy Nguyễn

Andy Nguyễn

Lễ Giáng Sinh đến khởi đầu mùa Đông lạnh lẽo.
Đối với những người có “máu chụp hình”, một chút hơi lạnh không đủ để ngăn cản họ bước chân ra ngoài để có được những tấm ảnh trong mùa. Tuy nhiên, trong thể loại chụp ảnh thiên nhiên (thú hoang dã), một chuyến đi săn ảnh về miền đất lạnh đòi hỏi rất nhiều sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Hầu hết các dụng cụ để đem theo có thể được áp dụng cho bất cứ phương tiện chuyên chở nào, nhưng một số chỉ thích hợp nếu bạn dự tính cho một chuyến săn ảnh bằng xe.

BÓNG MA MOSSAD


Bài 1: Những điệp vụ trong bóng tối

Trong số ra ngày 2-8-2011, tờ Der Spiegel (Đức) cho biết, Cơ quan tình báo Israel Mossad là nơi tổ chức loạt vụ giết khoa học gia hạt nhân Iran trong đó có vụ bắn toác cổ nhà khoa học hạt nhân Darioush Rezaei ngay tại thủ đô Teheran ngày 23-6-2011. Mossad – một trong những tổ chức tình báo bí mật nhất thế giới (cho đến cách đây hơn 10 năm, Mossad mới lần đầu tiên công bố danh tánh giám đốc) – có thể được xem là cơ quan gián điệp vấy
máu nhiều nhất lịch sử tình báo thế giới. Chẳng gì mà Mossad không làm, từ bắt cóc, cứa cổ, tiêm thuốc độc đến bắn vỡ sọ nạn nhân…

Đặng Mỹ Dung: Thân phận người con gái của Cần thơ

Tôi chào đời trong khói lửa chiến tranh, anh chị em tôi lớn lên trong cái nôi của cách mạng. Những bàn tay kháng chiến đã ru ngủ, bao bọc chúng tôi cho đến lúc chúng tôi thành người.

Cha tôi là một nhà cách mạng, một người đàn ông lý tưởng, thơ mộng, yêu quê hương, yêu gia đình. Từ một thanh niên chống Pháp dành tự do độc lập cho nước nhà, ông trở thành một đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam, và giữ chức Đại Sứ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Liên Xô 7 năm ròng rã cho đến ngày miền Bắc thôn tính miền Nam.


Mẹ tôi là một người can đảm, chung thủy với gia đình và đất nước. Bà yêu chuộng tự do, tôn thờ đạo làm người, như hàng triệu đàn bà Việt Nam thuần túy khác. Má tôi vừa làm mẹ vừa làm cha, nuôi một đàn con thơ trong suốt khoảng thời gian chiến tranh, từ trong bưng biền cho đến những năm khó khăn chốn thị thành.


Phan Thanh Nghiên: Chút kỷ niệm nhân ngày giỗ bố

Tôi là con út trong gia đình có tám người con. Anh trai thứ hai của tôi, Phạm Thanh Bình đã qua đời chỉ sau 15 ngày tuổi. Anh sinh đúng chiều 30 tết năm 1970. Mùa đông năm ấy, miền Bắc rất lạnh.
Tám lần mẹ tôi sinh con, chỉ duy nhất sinh tôi là bố tôi ở nhà. Ông là thủy thủ, lênh đênh trên biển trước khi lấy mẹ tôi. Năm tôi 4 tuổi, ông về hưu mất sức. Khi mẹ tôi sinh anh Bình rồi anh qua đời, ông cũng không ở nhà. Tôi may mắn nhất so với các anh chị. Giây phút tôi chào đời được gần cả bố lẫn mẹ. Bảy lần trước, mẹ tôi một mình cắp làn (*) quần áo đi, rồi hôm sau bế đứa con đỏ hỏn về nhà. Sinh anh Bình, mẹ tôi được bà nội, chính xác là mẹ kế của bố tôi lên tận khoa sản thăm, cho ba lạng thịt. Anh Bình là đứa cháu duy nhất bà tôi chiếu cố.


Bố mẹ và các chị tôi kể lại: Từ khi chào đời cho tới khi mất- tức là 15 ngày tuổi- anh mới mở mắt duy nhất một lần. Anh mở mắt rồi đi. Ông bác họ đóng cho cái quan tài nho nhỏ, quấn mấy lần tã rồi mang anh đi chôn. Mẹ tôi khóc ngất. Anh Sơn, chị Yến, chị Oanh, chị Phượng lít nhít từ 1 đến 8 tuổi thấy mẹ khóc cũng hoảng sợ khóc theo. Mấy người cô, người chú họ mỗi người bế một đứa, dỗ dành: “Đừng khóc, em Bình đi bộ đội đánh Mỹ, đánh Mỹ xong em về”. 


Du Chính Thanh sang Việt Nam, giới tranh đấu tại Sài Gòn bị CA bố ráp toàn diện

CTV Danlambao - Liên tục trong hai ngày 26 và 27/12/2014, côn an cộng sản bất ngờ huy động lực lượng kéo đến bao vây, khủng bố trước nhà riêng của hàng loạt nhân vật từng tham gia đấu tranh chống Tàu cộng tại Sài Gòn. 

Theo ghi nhận, đây là đợt bố ráp rất dữ dội, có quy mô trên toàn Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Lực lượng an ninh mật vụ được huy động với quân số đông đảo hơn mọi lần, được lệnh tham gia đóng chốt 24/24 trước nhà riêng của những người đấu tranh.

Nỗi buồn cuối năm!

Nguyên Thạch (Danlambao) - Trời đã vào đông, những đám mây đen mù vần vũ tạo nên một khung cảnh ảm đạm thê lương. Cuộc sống cũng không kém phần phiền muộn, những ngày cuối năm, từng người một với con tim khí khái, với bầu nhiệt huyết nung nấu, kiên quyết một lòng đau đáu cho Tổ Quốc cho Quê Hương đã lần lượt bị nanh vuốt của quỉ dữ sài lang hung hãn cào cấu hoành hành.
Dân tôi như một đàn cừu ngơ ngác khi những con cừu đầu đàn bị nuốt chửng. Dân tộc này, quê hương này, biết sẽ về đâu khi những người ngoài miệng luôn rêu rao về Độc lập, ca ngợi về Tự do, tự hào về Hạnh phúc nhưng trong thâm tâm lại giữ những thái độ cùng hành động yếm thế, hèn nhát và cúi lòn... 

Humankind is the most dangerous virus

Lễ Tưởng-Niệm các Liệt-sĩ Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch và Lê Quốc Quân ngày Thứ Năm 08.01.2015

CỘNG-ĐỒNG VIỆT-NAM tại LIEGE


Liège, ngày 26 tháng 12 năm 2014.

Kính thưa Qúy Vị Đại-diện các Tổ-chức và Hội-đoàn,

Tiếp-tục truyền-thống, Cộng-Đồng Việt-Nam tại Liège sẽ tổ-chức Lễ Tưởng-Niệm
các Liệt-sĩ Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch và Lê Quốc Quân ngày Thứ Năm 08.01.2015.

Chương-trình "Lễ Tưởng-Niệm 30 Năm" sẽ đặc-biệt gồm 2 phần :
1.       18g00 - 19g00 :       Nghi-lễ trước Tấm Bia Tưởng-niệm "Trần Văn Bá",
                                      Parc de la Boverie, rue du Parc, B-4000 Liège
2.       19g30 - 22g00 :       Bữa Cơm Tưởng-Niệm
                                      Nhà Hàng Vinacity, chaussée de Tongres, 294, B-4000 Liège
                                      (buffet à volonté, boissons comprises, 20 €)

Sự hiện-diện của Qúy Vị sẽ là niềm vinh-dự lớn-lao cho Ban Tổ-chức, và xin vui lòng đề-cử 2 Đại-diện vào danh-sách "Khách Mời" của Bữa Cơm Tưởng-Niệm.

Kính thư

Lê Hữu Đào
Chủ-tịch

Lê Hữu Đào
www.dao-liege.org
http://www.youtube.com/user/daoliege/videos?flow=grid&view=0
"Ce qui m'effraie, ce n'est pas l'oppression des méchants; c'est l'indifférence des bons"
Martin Luther King

CHUYỆN THƠ BÚT TRE

Nhà Thơ Bút Tre




CHUYỆN THƠ BÚT TRE




Nhiều bạn trẻ hâm mộ thơ BÚT TRE lấy làm tiếc tại sao không có ai xuất bản thơ ông cũng như những tác phẩm có liên quan đến đời thơ của ông. Có đấy chứ! Sở Văn Hóa Thông Tin tỉnh Vĩnh Phú – nơi ông từng làm Trưởng Ty – đã in quyển “Giai thoại Bút Tre” nhưng tiếc vì không thấy phát hành vào trong Nam hay phát hành quá ít nên không đến tay các bạn chăng. Năm 1994, nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin Hà Nội đã in 5000 cuốn “BÚT TRE – Thơ và giai thoại” của Ngô Quang Nam nên đã phổ biến rộng rãi khắp nước. Tôi may mắn được đọc một số tư liệu tản mạn về BÚT TRE nên nay xin tổng hợp lại hầu các bạn.

Điếu văn của Dr.Neudeck (bản dịch do chị Mỹ Nga) trong lễ truy điệu Dr.Albrecht ngày 22.12.2014 tại Hannover

Gởi các anh chị điếu văn của Dr.Neudeck (bản dịch do chị Mỹ Nga) trong lễ truy điệu Dr.Albrecht ngày 22.12.2014 tại Hannover.
Neudecks_RedeStaatsakt22_12_14_ü bersetzt0001

TANG TRẮNG THÁNG TƯ

alt

TANG TRẮNG THÁNG TƯ
 
Bao lần trăng đã khuyết rằm
Thế mà đã bốn mươi năm thật à...
Tưởng chừng ngỡ chỉ hôm qua
Ngờ đâu tang trắng quê nhà còn đây
Tháng Tư không đếm bằng ngày
Đếm bằng xương trắng, bằng thây phủ đồi
Bằng bom đạn rú từng hồi
Nhìn dòng máu đỏ suối trôi đôi bờ
Bằng người lính chết bơ vơ
Mai em rũ tóc tang thờ quạnh hiu
Bằng đêm biển nổi sóng triều
Bao thuyền nhân đổi mạng liều cuồng phong
Mẹ ơi hải tặc còn không
Con thân xác lả giữa giòng máu loang
Bằng ngày đạn pháo kinh hoàng
Đạn xuyên góc lớp, trường tan nửa chừng
Bằng tù đất Bắc trên rừng
Sống đời hoang dã chợt mừng đói no
Bằng đêm khuya dạ tơ vò
Nghe câu hát ví cái cò nỉ non
Bằng người sương phụ sắt son
Lạy cờ phủ mộ núi non đáp đền
Chít khăn tang để chẳng quên
Quê hương còn đó nửa bên địa cầu
 
Như Thương

Bắc Hàn: Chơi Dao Đứt Tay - Vi Anh

 Nhóm hacker Anonymous đăng hình biếm họa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

Ca dao, tục ngữ VN, túi khôn muôn đời của dân tộc Việt có câu “Chơi dao có ngày đứt tay”. Lời khuyên này đã ứng nghiệm với cha con Chí Phèo ở Bắc Hàn CS. Ngày đứt tay là những ngày mới đây trong vụ ninh đoàn tin tặc tinh nhuệ bí danh 121 của CS Bắc Hàn bắt bí công ty Sony Pictures Entertainment, đòi tiền chuộc, bảo không công chiếu cuốn phim «Cuộc phỏng vấn chết người», bộ phim hài với cốt truyện là một câu chuyện hư cấu về hai nhà báo muốn ám sát lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un; nếu không sẽ phát tán những dữ liệu mà họ đã cướp được. 
Nhưng Sony đã từ chối và tin tặc CS Bắc Hàn công bố nhỏ giọt các thông tin mà họ đã đánh cắp được. Giống như lâu nay Chí Phèo Cha Kim Jong Il và Chí Phèo Con Kim Jong Un thường dùng kiểu làm nư, la làng, la xóm, hăm he phóng hoả tiễn, dội bom nguyên tử để kiếm rượu thừa, thịt dư của các nước giàu như Nhựt, Mỹ viện trợ. Nhưng cái gì cũng có chừng mục thôi, mọi quá lố đều nguy hại. Kỳ này Chí Phèo Con phạm sai lầm đó, khi đã dùng một hình thức chiến tranh tin học (cyberwar), chống Mỹ, Nhựt, trong vụ tin tặc phá hoại công ty Sony của Nhựt tại Mỹ. Chí Phèo Kim Jong Un chơi dao nên đứt tay. Trước tình hình Liên Hiệp Quốc đang chống CS Bắc Hàn vi phạm nhân quyền, gây tội ác diệt chủng với đồng bào mình, Mỹ phản ứng mạnh trong vụ tin tặc này của CS Bắc Hàn. Không phải Mỹ ăn miếng trả miếng, mà hai mặt giáp công. Mỹ phản công bằng vũ khí tin học và vũ khí nhân quyền. Hầu như cả thế giới chống Chí Phèo Kim Jong Un, đưa CS Bắc Hàn ra mổ xẻ tại Hội Đồng Bảo an LHQ.

Những anh mù làm đại biểu dân - Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Tại Việt Nam, số người sử dụng Internet cũng gia tăng nhanh chóng, đến nay đã lọt 
vào top 20 quốc gia sử dụng Internet nhiều nhất thế giới.
Riêng đối với hộp thư điện tử, có lẽ hàng triệu người Việt Nam giờ đây sẽ không thể tưởng tượng được nếu một ngày nào đó trên thế giới không tồn tại phương tiện này. Riêng tại chung cư nghèo nàn tôi ở, hầu như nhà nào cũng có ít nhất một cái computer và nhiều cụ ông trên 60 tuổi vẫn ngồi gõ máy xem tin tức và trao đổi thư từ cùng bạn bè con cái, người thân ở trong và ngoài nước. Nó đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Hôm nào đường internet bị hư, cứ nhấp nha nhấp nhổm, chờ thợ đến sửa như trẻ con mong mẹ về chợ. Có ông còn nhảy sang nhà hàng xóm xem nhờ cái ipad loại mới của mấy cậu sinh viên. Đấy là mấy ông già, còn mấy cô cậu thanh niên, thiếu nữ dù chưa là sinh viên, hầu như cái điện thoại luôn theo sát bên mình còn hơn cả người tình.
Đại biểu đọc báo tại hội nghị, mặc kệ ai báo cáo cứ báo cáo