Monday, 21 April 2014

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Liêm sỉ, vi phạm đạo đức, chuẩn mực xã hội đang dần mất đi
Sự chây ỳ hay thắc mắc của các quan chức đã nghỉ hưu không muốn trả lại nhà công vụ, gây nên cái nhìn không đồng tình, của ngay những quan chức đồng sự, hoặc những đại biểu quốc hội.

Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường nói thẳng: Cán bộ về hưu vẫn giữ nhà công vụ là trái luật, nếu không thu hồi được có thể dùng đến biện pháp cưỡng chế. Vì chúng ta có thể cưỡng chế đối với người dân, không có lý do gì lại không cưỡng chế với những cán bộ về hưu cố tình làm trái luật. Không nên vì nể hay vì một mối quan hệ nào đó mà phải quyết tâm làm (ĐSPL, ngày 27/3).

Thơ Ý Nga: CÁCH MẠNG 3 DÒNG: THÁC!

Đánh tư bản giãy hoài mà không chết
"Cách mạng hồng" cạn kiệt hết võ công

image

 CÁCH MẠNG 3 DÒNG: THÁC!


Một chủ nghĩa đem vào bao nghiệt ngã
Máu "đại đồng" chỉ toàn của dân ta
Khổ "đại đồng" cũng từ đấy mà ra
Rao ra rả toàn gian tà, xảo trá!

Ý Nga, 21-4-2014

---
*Thác: chết

Những viên sỏi nhỏ trên con đường lớn - Nguyễn Ngọc Duy Hân


Quay đi quay lại mà đã hơn 30 năm lưu lạc xứ người. Thời gian trôi đi mau quá, nhìn lại tôi thấy mình mệt mỏi, già cỗi hẳn từ tâm hồn đến thể xác. Cuộc sống và thời gian đã làm tôi thay đổi khá nhiều. Ngồi ngẫm nghĩ lại, tôi thấm thía thời gian dù dằng dặc nhưng vẫn chưa dài bằng nỗi đau, nỗi nhớ. Hơn 50 năm tuổi đời trôi qua, mình đã làm được gì và sẽ phải làm gì?

THẾ TẤT THẮNG CHO CUỘC ĐẤU TRANH DÂN CHỦ - NHÂN QUYỀN VIỆT NAM - CHU CHI NAM

Trước sự đàn áp của bạo quyền cộng sản đối với những nhà đấu tranh dân chủ - nhân quyền, với thời gian 30 năm qua, nhiều người bi quan cho rằng cuộc đấu tranh vì dân chủ - nhân quyền rồi cũng sẽ đi đến thất bại. Có phải thế không?
 
   Thật ra không phải thế. Ba mươi năm là dài so với 1 đời người, nhưng không là bao so với dòng dài lịch sử của một dân tộc ; nhất là với dân tộc Việt có cả 4 000 năm lịch sử, đã từng đánh Tống, bại Chiêm, kháng Minh, đuổi Thanh. Cuộc đấu tranh cho dân chủ - nhân quyền Việt Nam đang có nhiều thế tất thắng, nếu chúng ta nhìn toàn bộ và theo chiều dài lịch sử Việt.

Tại Sao Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Không Hoan Nghinh, Đón Nhận Bùi Tín? - LS Lê Duy San

Đại Tá Bùi Tín

Ông Bùi Tín sinh năm 1927. Ông là con của cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng Thư Bộ Hình của triều đình Huế, sau theo Việt Minh được làm Chủ Tịch Quốc Hội nước VNDCCH. Ông Bùi Tín theo Việt Minh ngay từ đầu khi Việt Minh cướp chính quyền từ tay của chính phủ Trần Trọng Kim vào tháng 8 năm 1945. Ông được kết nạp vào đảng Cộng Sản nhớ các thành tích ám sát, thủ tiêu người quốc gia. Nhờ có khả năng viết lách, ông trở thành nhà báo, phóng viên chiến trường với bút hiệu Thành Tín và được phong quân hàm Đại Tá. Sau chiến tranh, ông giải ngũ, tiếp tục viết báo, làm đến chức Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, kiêm Tổng biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật. 

LUẬN VỀ THẦN VẸM VÀ THẦN CUỘI - Trần Quốc Kháng

Thưa quý vị,
Như đã trình bầy trên diễn đàn KQVN, chúng tôi thắc mắc, TS Hạ Vũ đã vào tù ra khám VC và nhiều ngày 'tuyệt thực' mà tại sao, lúc nào cũng PHÌ NỘN -- trông béo tròn như con heo? Không những thế, hắn còn ra vẻ vênh váo. Xin xem 2 tấm hình phía dưới.
Lạ thật, trong khi Hạ Vũ  bị VC 'giam trong tù' thì VC lại cho vợ hắn là LS Nguyễn Thị Dương Hà sang Mỹ để vận động Mỹ can thiệp -- gây áp lực với VC, trả tự do cho chồng bà ta! 
Lạ hơn nữa là Hạ Vũ đã từng tuyên bố “Tôi không chống đảng”. Trong khi đảng CSVN đã lộ rõ mặt thật là bọn 'buôn dân bán nước' mà Hạ Vũ 'đấu tranh', nhưng không 'chống Đảng' thì đấu tranh kiểu gì? Kiểu 'CUỘI', hay kiểu 'VẸM' chăng?
Những người đấu tranh khác , như cô Nguyễn Phương Uyên chẳng hạn, trẻ tuồi hơn Hạ Vũ rất nhiều, nhưng đã hiểu rõ BẠN và THÙ. Nên cô đã can trường tấn công thẳng vào mục tiêu là đảng CSVN: “Đi chết đi ĐCS VN bán nước” và “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông”.Thiết tưởng, TS HẠ VŨ chấm dứt diễn trò HẠ ĐẲNG!

Cư sĩ Lê Công Cầu, Tổng thư ký Viện Hoá Đạo GHPGVNTN gửi Thư Kháng Nghị

**************************************************************************************************************************************
Logo IBIBPhòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.pttpgqt.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 21.4.2014
Cư sĩ Lê Công Cầu, Tổng thư ký Viện Hoá Đạo GHPGVNTN gửi Thư Kháng Nghị đến Chủ tịch Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, về sự hành xử phi pháp và khủng bố của Công an Thừa Thiên – Huế


PARIS, ngày 21.4.2014 (PTTPGQT) - Văn phòng Viện Hoá Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) vừa chuyển đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến bức Thư Kháng Nghị của Cư sĩ Lê Công Cầu gửi ba nhà lãnh đạo ở Hà Nội : Chủ tịch Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Cư sĩ Lê Công Cầu là Tổng Thư ký Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN, kiêm Vụ trưởng Guia Đình Phật tử Vụ, bị quản chế không lý do và phi pháp từ ngày 1.1.2014. Sau đây là toàn văn Thư Kháng Nghị, đã được gửi bằng đường bưu điện bảo đảm có hồi báo ngày 16.4.2014 :

Anh và Bluebonnet Vẫn Xa Xôi - Nguyễn Thị Thanh Dương

anh và Bluebonete v?n xa x ôi

Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế được đề cử nhận giải Nobel Hoà Bình và Gwangju năm 2014

WASHINGTON, D.C. – Theo một nguồn tin từ Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, một tiếng nói đối lập quen thuộc từ trên hai thập niên qua và hiện đang sống ở Sài Gòn, đã được các nhà lập pháp Hoa Kỳ,  Canada, và các tổ chức phi chính phủ đề cử nhận giải Nobel Hoà Bình, và Giải Gwangju năm 2014.

Trước hết, qua một văn thư vào tháng Giêng năm 2014 gửi Chủ Tịch Giải Nobel Hoà Bình ở Na Uy, hai Dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ là các ông Gerald E. Connolly và James P. Moran, đã cùng đề cử Bác Sĩ Quế là người xứng đáng nhận Giải Nobel Hoà Bình năm 2014.

50 of the Most Beautiful Women Ever - 50 Nữ Tài Tử Đẹp Nhất


This video shows my nominations for 50 of the most beautiful movie stars ever. The accompanying song "Different Dreams" was written by Richard Kates and sung by Claire Moore. Richard Kates is athttp://www.RichardKates.com. The morph sequence was created using FantaMorph.

This morph includes Greta Garbo, Katherine Hepburn, Carole Lombard, Ginger Rogers, Vivien Leigh, Hedy Lamarr, Ingrid Bergman, Olivia de Havilland, Joan Fontaine, Rita Hayworth, Jennifer Jones, Maureen Ohara, Gene Tierney, Lana Turner, Jane Russell, Deborah Kerr, Veronica Lake, Ava Gardner, Joan Collins, Lauren Bacall, Marilyn Monroe, Gina Lollabrigida, Janet Leigh, Jean Simmons, Audrey Hepburn, Grace Kelly, Elizabeth Taylor, Kim Novak, Sophia Loren, Bridget Bardot, Claudia Cardinale, Natalie Wood, Julie Christie, Ann Margret, Raquel Welch, Catherine Deneuve, Farrah Fawcett, Carole Bouquet, Michelle Pfeiffer, Meg Ryan, Helen Hunt, Halle Berry, Nicole Kidman, Julia Roberts, Naomi Watts, Catherine Zeta-Jones, Jennifer Connelly, Penelope Cruz, Angelina Jolie, Charize Theron and Natalie Portman. They are arranged in order of their birth with the oldest listed first and the yougest last.

Lời cho Quốc Học - Tuệ Quang Tôn-thất Tuệ


 
    Từ môi trường Quốc Học ,
    Tôi lớn lên qua thuở thiếu thời.
    Khoa học,
    Văn chương ,
    Đạo lý cuộc đời ...
    Quốc Học cho tôi nên người khôn lớn.
 
    Tôi trưởng thành giữa cơn  quốc nạn,
    Nước Việt tôi bom đạn triền miên.
    Trường tôi Tây chiếm (1) ,
    Bạn bè tôi tù tội  gông xiềng.
    Trường thuở ấy thay tên (2),
    Và bao lần đổi chỗ :
    Nay Thuận Hóa,
    Mai Chuồng Bò,
    Kia Nội Thành,
    Lúc Việt Anh,
    Khi Thượng Tứ,
    Và có lần vào Đồng Khánh nương thân.
 
    Thời gian qua,
    Dù thế cuộc xoay vần,
    Vẫn chưa có một lần,
 
Tôi được ngồi dưới chính mái trường mang tên Quốc Học .
 Đổi trường ốc như một đời du mục,
    Tôi lớn lên qua nỗi niềm ray rứt,
    Nghe núi sông rên xiết hờn đau.
    Thầy bạn xa dần,
    Ngày tháng qua mau,
    Nửa cuộc đời như  thoáng "bạch câu"
    Vừa tỉnh giấc chợt thấy mình lưu lạc.
 
    Tôi lập thân từ gia đình Quốc Học,
    Làm sao quên những kỷ niệm ngày xưa!
    Bao chuyện vui buồn quyện lại thành thơ,
    Xuân thắm, thu vàng, mưa đông, nắng hạ  ...
    Giữa chinh chiến nơi quê nghèo sỏi đá,
    Đem tim hồng tôi gói ghém yêu thương.
    Mấy  chục năm xưa,
    Tôi đi học mất trường (1).
    Mấy chục năm sau,
    Tôi làm dân mất nước,
    Qua nửa vòng trái đất,
    Xứ lạ quê người xuôi ngược,
    Tôi đam mê ngậm ngải tìm trầm,
    Vẫn miệt mài qua những tháng năm,
    Vạch nẻo kiếm đường xưa lối cũ.
    Vì bởi trường tôi,
    Và quê tôi còn đó,
    Còn mãi đợi tôi về,
    Để có một ngày thắm thiết tình quê,
    Cho tan biến vạn niềm mong nỗi nhớ.
   
    Nước mắt mừng vui,
    Đôi thằng bạn cũ,
    Nhìn nhau bỡ ngỡ,
    Thấy lũ mình đều mái tóc pha sương,
    Để ngậm ngùi tiếc nhớ bâng khuâng ...
 
    Rồi sẽ có những chiều,
    Trong nắng quái hoàng hôn,
    Vài cụ già tóc bạc trắng màu bông,
    Gậy trúc về trường ôn thầm kỷ niệm.

    Lòng dạt dào chìm vào lưu luyến,
    Cố tìm trong sắc phượng hồng tươi,
    Những chuyện vui buồn quá khứ xa xôi,
    Của một thời son trẻ.
 
    Quốc Học ơi!
    Việt Nam ơi!
    Xin chờ đợi nhé!
    Cho tôi hẹn một ngày về.              
 
   Tuệ Quang Tôn-thất Tuệ
               Montréal            

          (1)  : Thời gian 1946-1954
          (2)  : Trung học Khải Định