Thursday, 23 April 2015

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 24-4-2015

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta

YOU CAN’T GO HOME AGAIN

You Can’t Go Home Again là tác phẩm của Thomas Wolfe xuất bản sau khi ông qua đời năm 1940. Cuốn sách tôi đọc đã lâu lắm, có đến ngoài năm chục năm, vì thế nay tôi đã gần như quên hết, không nhớ nổi  được cả vài ba chi tiết chính của nó và cũng không muốn tìm đọc lại nó. Nhưng cái tựa của nó thì tôi không thể quên được mặc dù nó không liên quan gì tới cái lý do làm cho tôi nhớ nó mãi.
You Can’t Go Home Again, bạn sẽ không bao giờ trở lại căn nhà cũ của bạn được nữa. Tôi cũng vậy. Cái tựa như một nhắc nhớ mãi như hai câu Kiều mà  ông cụ tôi đọc cho  tôi khi gặp lại tôi cuối năm 1975 ở Canada:

…thôi con còn nói chi con
sống nhờ đất khách, chết chôn quê người…

THƯ ĐÔNG KINH - Dỗ Thông Minh

Kính gửi quý vị,
Xin gửi đến quý vị Thư Đông Kinh mới.
Kỳ này ví quá bận rộn mùa hoa Anh Đào, Thư Đông Kinh bị trễ, xin cáo lỗi cùng quý vị.
Nhận được và có ý kiến gì xin cho biết.

Kính chúc luôn mạnh tiến
Đỗ Thông Minh

https://www.mediafire.com/?xeppaf1oha060wu

Sức ép quân sự của TQ lên nền quốc phòng VN - Tú Hoa

Trọng chầu Thiên triều trước khi quy mã
I. Chiến lược quân sự của Trung Quốc đối với Việt Nam:
Mặc dù giữa hai đảng Cộng Sản cầm quyền Việt Nam và Trung Quốc có hiệp định Thành Đô làm nền tảng cho hòa bình với nhiều nhượng bộ từ phía Cộng Sản Hà Nội về mọi mặt từ lãnh thổ đến chính trị, Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng sức ép quân sự không ngừng lên Việt Nam trong thầm lặng. So với các quốc gia khác có cùng biên giới với Trung Quốc, Việt Nam là một mục tiêu mà giới quân sự Trung Quốc muốn dồn mọi nổ lực cũng như khả năng để tiêu diệt hoặc khống chế hoàn toàn nếu hoàn cảnh chính trị cho phép xảy ra cuộc giao tranh giữa hai nước

10 nước kiểm duyệt thông tin khắt khe nhất thế giới - Người dịch: Trần Văn Minh

Ảnh minh họa. Nguồn internet
Ảnh minh họa. Nguồn internet

Danh sách 10 nước kiểm duyệt thông tin gắt gao nhất thế giới của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo là một phần trong bản công bố hàng năm của chúng tôi về tấn công báo chí. Toàn bộ bản công bố này sẽ được phát hành vào thứ Hai, ngày 27 tháng 4, lúc 11 giờ sáng (giờ miền Đông, Hoa Kỳ).

Các quốc gia đàn áp, đe dọa bỏ tù, hạn chế Internet để bịt miệng báo chí

Eritrea và Bắc Triều Tiên là nước đứng nhất nhì trong số những nước có chế độ kiểm duyệt chặt chẽ nhất trên thế giới, theo một danh sách do Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo soạn thảo về 10 quốc gia với môi trường báo chí bị giới hạn nhất. Danh sách này dựa trên nghiên cứu về việc sử dụng các chiến thuật từ bắt bỏ tù và các luật lệ đàn áp đến sách nhiễu các nhà báo và hạn chế truy cập Internet.
Ở Eritrea, Tổng thống Isaias Afewerki đã thành công trong chiến dịch đè bẹp báo chí độc lập, tạo ra một bầu không khí truyền thông ngộp thở đến nỗi ngay cả các phóng viên của hãng tin nhà nước cũng sống trong nỗi lo sợ bị bắt giữ. Nỗi đe dọa bị tù tội đã khiến nhiều nhà báo chọn lưu vong hơn là nguy cơ bị bắt giữ. Eritrea là nhà tù tệ hại nhất Phi Châu đối với nhà báo, với ít nhất 23 người bị giam giữ – không ai trong số họ được xét xử tại tòa án hoặc thậm chí bị buộc tội.

Sóng bên kia bờ - Huỳnh Vi

30 tháng 4, 40 năm về trước. Tôi nhớ rất rõ, ngày đó-giờ đó tôi và 2 tên bạn cùng phòng đã có những phản ứng ra sao khi nghe tin “tan hàng đổ vỡ”, dù đã đoán trước là tin xấu thế nào cũng đến. Tôi muốn ghi lại cảm nghĩ, ghi lại tâm tình nhưng “bất lực” vì nỗi buồn cứ tràn đầy trên “máy”, cứ gõ được vài hàng rồi lại tắt máy. May quá, nhận được đoản văn từ “thằng em” mà theo hắn là kỷ niệm 33 năm vượt biến đến Nhật, xin gửi ngay đến các bạn. Hắn kể lại nỗi gian truân của một người trong muôn ngàn nỗi gian truân mà người Việt mắc phải sau ngày “xảy đàn tai nghé”. Dài dòng quá sẽ thành nói dai nói dở, xin mời tất cả đi vào câu chuyện.

Vũ Đăng Khuê

Sóng bên kia bờ
Huỳnh Vi
Đoản văn kỷ niệm 33 năm vượt biên đến Nhật

Chuyến tàu ọp ẹp chờ chết. Hơn 30 ngày còn gì, may là không gặp cướp biển. Mấy chị nói… thà chết còn hơn gặp bọn chúng.

Trời thương, Chúa ghé mắt, Phật động lòng chăng? Ô một còn tàu cờ mặt trời đỏ xuất hiện… Yên tâm rồi, miễn sao đừng dính cái sao hay cái búa nào vô lá cờ là ngửi được tự do.

Bọn họ nói tiếng gì không hiểu, chắc là tiếng Nhật rồi… có ai biết tiếng Nhật không? Ai đó hỏi thật vô duyên, làm sao mà biết thứ tiếng đó nè trời.

The Tragedy of the Vietnam War

Kính thưa quí vị chủ biên, chủ bút các websites
và báo chí, tập san tự do ở hải ngoại,
 
Xin quí vị vui lòng giúp đỡ phổ biến rộng rãi bài viết của Nhà văn Trịnh Bình An giới thiệu về quyển The Tragedy of the Vietnam War cho giới trẻ VN đọc và tìm hiểu chính xác về cuộc chiến ba mươi năm cũ.
Xin quí vị trưởng thượng yểm trợ giúp tiếng nói trong các cuộc Hội Thảo về Chiến tranh Việt Nam và xin giới thiệu quyển Sách trong các Đại học ở Hoa kỳ và các Châu lục Âu và Úc.

Xin cảm ơn quí vị Trưởng thượng và quí bằng hữu.

Quí kính,
Vĩnh Định NVD hay Văn Nguyên Dưỡng

~~~~~~~~~~~~~~~~

MỘT PHÓNG VIÊN NGƯỜI ĐỨC VIẾT VỀ VIỆT NAM

Cuốn sách Đức: "A reporter's love for a wounded people" của tác giả
Uwe Siemon-Netto đã viết xong và đang chờ 1 số người viết "foreword"
và endorsements.

Bản dịch đã xong, được phép của tác giả chúng tôi xin giới thiệu đoạn
kết rất xúc động mà tác giả đã nói lên ước muốn, cùng với người Việt
Nam nuôi dưỡng niềm hy vọng một ngày không xa, Tự Do Dân Chủ sẽ trở
lại với quê hương khốn khổ của chúng ta.
Q S

Đoạn kết
Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng.

Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015,
thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản và
nhiều người sẽ gọi đó là ngày "giải phóng."

Ga xe lửa Huế, nơi một đầu máy và một toa hành lý khởi hành chuyến tầu
tượng trưng 500 thước mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ sẽ không còn đáng đi
vào kịch trường của sự phi lý nữa. Nó đã được phục hồi đẹp đẽ và sơn
phết lại mầu hồng. Một lần nữa, tương tự như những ngày dưới sự thống
trị của người Pháp, nó là nhà ga xe lửa đẹp nhất vùng Đông Dương và
tài xế tắc-xi không phải chờ đợi vô ích bên ngoài.

Di sản tháng tư - Kính Hòa, phóng viên RFA

Ảnh minh họa ngày 30 tháng tư năm 1975
Ảnh minh họa ngày 30 tháng tư năm 1975
 Files photos

Chúng ta đã ở giữa tháng tư lịch sử, những ngày mà 40 năm trước Sài gòn sụp đổ, một sự kiện có thể nói là lớn nhất trong lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt nam. Kính Hòa xin dùng thời gian của mục điểm blog hôm nay cho các lo lắng và chia sẻ của các blogger trong và ngoài nước về hiện tình đất nước, những hoài niệm 40 năm trước, cùng những suy nghĩ cho dân tộc trên con đường trước mắt.
Tháng Tư đang đến
Tháng tư là tháng bắt đầu một mùa xuân, và sắp kết thúc mùa khô. Đó là thời khắc được các tướng lãnh quân đội nhân dân Việt nam tận dụng hơn 40 năm trước để triển khai hàng trăm xe tăng, hàng chục binh đoàn, tấn công tổng lực trong chiến dịch quân sự có tên Hồ Chí Minh. Và Sài gòn đã sụp đổ.
Năm nào cũng thế, cứ đến tháng Tư là tôi lại thấy có cái gì như bồn chồn và buồn buồn. Có lẽ với nhiều người khác cũng vậy. Trong năm hầu như không có tháng nào lại gắn liền với ký ức tập thể của người Việt một cách sâu sắc và buồn bã đến như vậy. Đó không phải là một tháng thắng hay thua cuộc mà còn là một dấu mốc của sự đổi đời không phải đối với từng cá nhân mà còn đối với toàn dân tộc.

CSVN thừa nhận mang 16 tấn vàng VNCH cống nộp cho Liên Xô

Bảng Đỏ (Danlambao) - Ngày 10/4/2015, báo Tuổi Trẻ đăng tải bài viết “Thương vụ đặc biệt: bán vàng!”, qua đó chính thức xác nhận 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa đã bị CSVN chở sang Liên Xô.


Như vậy, sau 40 năm, những lời vu cáo về việc cố tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu mang đi 16 tấn vàng đã lộ rõ thủ đoạn bịa đặt bởi hệ thống tuyên truyền cộng sản.

Trong suốt quãng đời lưu vong còn lại, ông Nguyễn Văn Thiệu đã phải mang nỗi oan này cho đến tận ngày nhắm mắt suôi tay. 


30/4 chỉ như ngày lễ Vu Lan - Nguyễn Bách Nguyệt Châu

Huế, Mậu Thân 1968
Cảnh chụp ở Huế tháng Ba 1968
Không phải sinh ra trong thời chiến, những hiểu biết của tôi về chiến tranh Việt Nam đều là do cha ông kể lại, qua sách vở, và qua thời gian còn là học sinh.
Tôi xuất thân từ một gia đình bần cố nông ở miền Bắc. Ông nội tôi từng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và được tặng nhiều Huân, Huy chương từ hạng Nhất đến hạng Ba. Sau đó ông còn làm ở tỉnh, rồi mấy khoá Chủ tịch xã.
Ông ngoại tôi là liệt sỹ, mất trong chiến tranh, nghe nói lúc đó mẹ tôi còn rất bé. Anh trai tôi thì hiện tại đang công tác trong quân đội với hàm Thiếu tá.

Cần gọi đúng tên cuộc chiến này

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Lần thứ 40 ngày 30 tháng tư của lịch sử đau thương mất mát, của vui nông nổi mà buồn thăm thẳm lại đến. 

Suốt 40 năm qua, hệ thống tuyên truyền khổng lồ của đảng CSVN (Cộng sản Việt Nam) cầm quyền đã ngốn quá nhiều tiền thuế của dân, tiền bán tài nguyên đất nước vào việc tự huyễn hoặc mình và lừa dối người dân về ngày 30 tháng tư năm 1975, ngày huy hoàng đại thắng, ngày vẻ vang thống nhất đất nước.

Cuộc chiến tranh mà hệ thống tuyên truyền của nhà nước Việt Nam cộng sản vẫn thần thánh hóa là cuộc chiến tranh “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, “Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước” thực chất chỉ là cuộc nội chiến tội lỗi, người Việt bắn giết người Việt, hệ quả tất yếu của hiệp định Genève cắt đôi đất nước Việt Nam thành hai tiền đồn, hai trận tuyến của hai ý thức hệ quyết liệt đối kháng, tiêu diệt nhau, chia đôi dân tộc Việt Nam thành hai thế lực thù địch không đội trời chung, hai tên lính xung kích của hai lực lượng đối kháng đó. Việc chia cắt độc đoán, phũ phàng, oan nghiệt đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam hoàn toàn do những người cộng sản thực hiện, cộng sản Tàu mưu toan và áp đặt, cộng sản Việt cam tâm cúi đầu chấp nhận. 

H.O. Ông là ai? - Huy Phương & Võ Hương An (Chân Dung H.O. & Những Cuộc Đổi Đời)

Vào thập niên 90, trong cộng đồng người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ, người ta quen thuộc rất nhiều với danh từ H.O. Đây là một đợt di dân vĩ đại, dành cho quân-cán-chính Việt Nam Cộng Hòa trong các trại tập trung của Cộng Sản sau ngày 30 Tháng Tư, 1975 được đến định cư tại Mỹ, qua sự thương thảo giữa Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và chính phủ Cộng Sản Việt Nam. 

Chúng ta không có con số chính thức, nhưng theo tài liệu của Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, có khoảng 350,000 người đến Mỹ theo các danh sách H.O. 

                alt
Cây bút của Ông Robert L. Funseth, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, thương thuyết gia của chính phủ Hoa kỳ đã ký các văn bản với chính phụ Cộng Sản Việt Nam, giúp hàng nghìn cựu tù nhân chính trị được đến định cư tại Hoa Kỳ. (Tài liệu của Bà Khúc Minh Thơ)

DƯƠNG THU HƯƠNG và Hai Chữ QUỐC HẬN - Luân Tế

Nhà văn Dương Thu Hương (DTH) sinh quán tại Bắc Việt, sống ở miền Bắc, gia nhập quân đội, viết văn từ năm 1985.
Bà là một trong số những người lớn lên và sống trong chế độ Cộng Sản, sau này thất vọng về tình trạng trong nước sau khi chiến tranh chấm dứt. Bà tạo được một tiếng tăm lớn ở cả trong nước lẫn ngoài nước về văn chương. Bà viết rất nhiều sách, nhiều thể loại. Sách của bà được dịch sang nhiều thứ tiếng và đoạt nhiều giải thưởng văn chương quốc tế.
Sau ngày “Giải Phóng” miền Nam, cũng giống một số trí thức trong nước, bà nhận ra bộ mặt thật của Cộng Sản và cay đắng vì đã bị lừa. Bà trở thành một người chống đối chế độ, bị ngược đãi, giam cầm, cấm đoán và sau cùng được cho phép sang Pháp sống từ năm 2006.

Một Tia Hy Vọng Cho Cộng Hòa? - Vũ Linh

...một nửa dân Mỹ nghĩ bà Hillary không thành thật và không đáng tin, nhất là... hơi già
Ngày Thứ Hai 23/3, cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc chính thức bắt đầu khi TNS Ted Cruz của Texas loan tin ông ra tranh cử. Hơn hai tuần sau, TNS Rand Paul thông báo ông cũng ra tranh cử. Một tuần sau nưã, bà Hillary Clinton và TNS Marco Rubio cũng xác nhận nhẩy vào cuộc. Còn khoảng 10 tháng nữa thì tiểu bang Iowa sẽ mở màn với cuộc bầu sơ bộ đầu tiên trong nội bộ cả hai đảng để tuyển ứng viên đại diện cho đảng ra tranh cử tổng thống tháng 11, 2016.

Về bà Hillary thì không có gì để bàn. Bất kể những màn kịch “lưỡng lự, chưa quyết định”,... cả thế giới đều biết bà sẽ ra tranh cử. Và bà đã chính thức tranh cử. Ngoài ra chưa một người nào khác lên ghi danh trong đảng Dân Chủ.


Bill S-219 đã thành luật - Trần Mộng Lâm

Chúng tôi vừa nhận được tin cho biết Hạ Viện Canada đã thông qua dự luật S-219 và dự luật này sẽ trở thành luật của Canada.

Những người ủng hộ dự luật này  từ nay có thể  gọi ngày 30 tháng tư là ngày «Hành Trình về Tư Do» của quý vị.

Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chỉ biết có một tên: Ngày Quốc Hận.

Trong một xã hội Tự Do như Canada, việc ủng hộ hay phản đối một vấn đề gì là thường xuyên, không có gì đáng nói. Canada đang bước vào năm tranh cử. Tôi đã nhiều lần viết là trước sau, dự luật này sẽ được thông qua, nhưng việc chống đối vẫn là điều phải làm, cho dù biết rằng mình không có hy vọng chuyển hóa vấn đề.

How to Get That Cheaper Ticket

No one knows why they pay what they do for airline tickets. We all try to find the best deal, but it's never really explained to us why the ticket prices are as they are, and why does it seem that every person on the plane got a different deal. This handy guide will shed some light on the murky world of airline ticket prices, and help you find your way to the cheapest one.