Saturday, 15 April 2017

Tản mạn với dòng nhạc phản chiến














Đồ Hiếm (Danlambao) - Hôm rồi đang thơ thẩn trên con đường xưa em đi, Đồ tui gặp lại một học trò cũ, sau vài lời thăm hỏi, cô học trò khoe rằng hôm 8/4 đã lên Đà Lạt để tham dự đêm nhạc Trịnh. Cô học trò kể thêm rằng, báo đài nổ là có gần 30.000 khán giả đến xem, nhưng riêng cô lại rất thất vọng, vì chủ đích đi để nghe lại các bài phản chiến như "Nối vòng tay lớn, Gia tài của Mẹ, Huế-Sàigòn-Hà Nội" nhưng lại không thấy trình diễn? Nghe kể mà Đồ tui thở một hơi dài thườn thượt, tưởng như từ Sài Gòn ra tận Hà Tĩnh!

Nói đến Trịnh Công Sơn thì hầu như tất cả người dân Miền Nam đều biết tên tuổi nhạc sĩ này, một thiên tài trong âm nhạc. Đúng, Đồ tui không phủ nhận điều đó, TCS quả thực là một phù thủy âm nhạc qua những bài tình ca tuyệt vời, bất hủ sống mãi với thời gian. Trong phạm vi bài này, Đồ tui chỉ xin nói về dòng nhạc phản chiến.

NGƯỜI CHÉM ĐÁ - Ngô Viết Trọng

Đó là một ngôi nhà kiểu cổ khá rộng, nền xây cao, nằm giữa một khu vườn vuông vức ước hơn một mẫu tây. Trước nhà được xây một bức bình phong. Gần bức bình phong đặt một bể chứa nước có đặt một hòn non bộ bên trong. Bên cạnh đó, một khoảnh sân rải toàn sỏi nhỏ trắng như muối, được đặt nhiều tảng đá lớn nằm nhấp nhô, có người nói chủ nhân đã sắp xếp chúng theo dạng "bát trận đồ" của Khổng Minh thời Tam Quốc.

Khu vườn được ngăn cách với  bên ngoài bằng những bức tường thành xây lâu năm quét vôi trắng nay đã trở thành màu vàng ố lẫn với màu rong rêu, mặt ngoài nhiều chỗ đầy dấu vết bôi vẽ của trẻ con hoặc dây leo bám vào bị dứt ra. Một vài chỗ tường đã bị sụt lở, những người tác cao đứng ngoài đường có thể nhón chân nhìn vào bên trong được. Mặt trước vườn tiếp giáp với con đường rộng, một trong những con đường giao thông chính của huyện Thiêu Quan. Ngõ vào nhà có hai bức cửa bửng lớn bằng gỗ, khi mở banh ra, hai cỗ xe ngựa có thể đi ngược chiều nhau được.

Nhớ anh Nguyễn Ngoc Hạnh!

Image result for vá cờ nguyễn ngọc hạnh

Trước khi viết những dòng này, tôi nhìn lên tấm hình "Vá Cờ" năm xưa anh tặng tôi còn nằm trong khung treo trên tường với dòng thơ tôi viết dưới tên anh...

Thân cờ rách giữa trận tiền 
Em khâu cờ lại còn nguyên dáng cờ 
Anh về cát bụi nguyên sơ 
Thiên thu rụng chết tên bờ mi em! 

(LKAH) 

Đây là một tấm hình "Vá Cờ" trong số 30 tấm anh tặng tôi khi hai chúng tôi từ Chicago trở về San Jose trên cùng một chuyến bay sau khi anh và tôi có buổi sinh hoạt/ nói chuyện do Cộng Đồng Chicago tổ chức ngày 27 tháng 8 năm 2000, cách đây gần 17 năm. Khi về tới San Jose, anh bảo tôi..." Cậu đi bán được mấy chục quyển sách đâu đủ tiến in, tôi không có tiền giúp cậu, tôi tặng cậu mấy chục tấm "Vá Cờ", cậu về Canada mua khung trình bày và bán cho bà con kiếm ít tiền..."

Hiện nay, tại miền Tây Canada, những gia đình Việt tỵ nạn trân trọng mầu cờ vàng có trong nhà bức "Vá Cờ", đa số là từ số cờ anh Nguyễn Ngọc Hạnh tặng tôi. Từ hàng chục năm trước, tôi biết sức khỏe của anh xuống từng năm, thời gian bào mòn dần sức người không khác cỏ cây tàn phai dưới trời thiên nhiên mưa gió.

Gặp lại anh vài lần khi đến San Jose phát hành sách, rồi sau đó thật lâu không gặp lại, hôm thứ Ba 11 tháng Tư cách đây 2 hôm, tôi bàng hoàng xúc động khi hay tin anh Nguyễn Ngọc Hạnh vĩnh viễn ra đi, tôi vừa mất một người thân trong gia đình. Anh ra đi nhưng anh vẫn còn hiện hữu, ở lại với anh em qua những tác phẩm nghệ thuận anh để lại cho đời. Cứ nhìn bức Vá Cờ, bức Thương tiếc... là nhớ đến anh.

Đêm nay, những dòng này tôi viết để tưởng nhớ anh Nguyễn Ngọc Hạnh và những phút giây với anh ở Chicago và San Jose. Và những dòng chữ viết cho anh xin là những nhang khói thắp cho anh. Nguyện cầu anh an bình nơi một cõi bình an miên viễn và hạnh phút!

Nhân đây, xin thay mặt anh em trong nhóm Nhà Văn Quân Đội chân thành chia buồn cùng gia đình anh Nguyễn Ngọc Hạnh vể sự mất mát quá lớn trong gia đình ...

Hải Triều 
Nhóm Nhà Văn Quân Đội VNCH

Chương trình đặc biệt “30 tháng 4 và Giáo Hội Phật giáo Việt nam Thống nhất”

 
 
• Đài Phật giáo Việt Nam phát về Việt Nam tại làn sóng ngắn 31 thước, 9930 Ki lô Hertz từ 19 giờ đến 19 giờ 30 mỗi tối thứ Sáu. Kính mong quý thính giả hoan hỉ viết thư về Đài cho biết tình hình bắt đài có trở ngại, hay khó khăn gì không, để Đài kíp hoàn thiện.


ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAMChương trình đc bit
30 tháng 4 và Giáo Hội Phật giáo Việt nam Thống nhất


Chế độ “Công An Trị”

Thưa quí thính giả,

Phỉnh gạt và bạo lực là 2 phương thức hàng đầu mà các chế độ độc tài toàn trị sử dụng để bảo vệ, duy trì guồng máy thống trị đất nước. Phỉnh gạt, lừa dối, đổi đen thành trắng để tô hồng chế độ, mê hoặc người dân. Còn bạo lực để đe doạ, trấn áp, tiêu diệt mọi sự chống đối, phản kháng.

Hơn bất cứ tập đoàn độc tài toàn trị nào, các đảng CS - từ Âu sang Á, từ lúc phong trào CS mới thành hình, cho đến ngày nay-  đều là bậc thày trong việc vận dụng 2 phương thức này để bảo vệ ngôi vị thống trị độc tôn của đảng.

Đảng CSVN là một trường hợp tiêu biểu điển hình.

Để phỉnh gạt, lừa dối, Đảng đã lập ra hơn 800 tờ báo, các đài truyền thanh, truyền hình. Nhưng tất cả đều là cái loa tuyên truyền của Đảng, được đặt dưới sự chỉ đạo duy nhất của Ban Tuyên giáo Trung ương. Trong khi đó, guồng máy bạo lực của Đảng thì dày đặc, có mặt khắp nơi. Guồng máy này không chỉ là những cơ quan công an với các nhân viên mặc sắc phục và hệ thống trại giam, nhà tù. Nó còn gồm cả một lực lượng khổng lồ bao gồm các tổ chức chìm, nhiều tầng, nhân viên mặc thường phục nên dân chúng không hề hay biết.  

Ngày nay, với sự bùng nổ thông tin, phương thức phỉnh gạt, dối trá đã không còn hữu hiệu. Với điện thoại di động, với mạng lưới toàn cầu, Đảng không còn khả năng kiểm soát, dấu nhẹm hoàn toàn các tin tức, các biến động xẩy ra trong nước và trên thế giới. Để bù lại sự yếu kém này, đảng CS đã ra sức tăng cường biện pháp bạo lực. Hậu quả là guồng máy đàn áp vốn đã khổng lồ, nay lại càng phình to khủng khiếp.

Theo các số liệu do Giáp sư Carl Thayer trình bày trong một tài liệu vừa công bố, toàn bộ lực lượng công an của CSVN hiện có là 6 triệu 200 nghìn người. Trong số này, 1 triệu 200 nghìn thuộc lực lượng mặc sắc phục, phục vụ trong các ngành, các cơ quan thuộc Bộ Công An. Số 5 triệu người còn lại thuộc lực lượng “Công an Vũ trang Nhân dân”. Lực lượng này trên nguyên tắc cũng trực thuộc Bộ Công An, nhưng thực tế lại thống thuộc trực tiếp Bộ Chính Trị Đảng CSVN. Nhiệm vụ hàng đầu của thành phần này là nghe ngóng, theo dõi, trấn áp những người dân có tư tưởng và hành động mà đảng CS nghi ngờ là có phương hại đến chiếc ghế chủ nhân ông đất nước của Đảng. Thành phần này bào gồm từ các cán bộ an ninh phường xóm, các tổ “dân phòng” ở khắp hang cùng ngỏ hẻm, từ thành thị đến thôn quê. Bên cạnh đó còn có những tổ chức, những cơ quan không tên, chỉ có bí số, hoạt động chằng chịt trong mọi lãnh vực sinh hoạt của xã hội.   

Đây chính là đối tượng mà Đảng CSVN đã khuyến dụ qua câu phương châm  “Còn đảng còn mình”. Chính vì phương châm này mà các thành phần công an chìm, nổi đã không từ một thủ đoạn nào trong việc trấn áp những người mà chúng cho là “phá hoại chế độ”, từ việc ném đá, quẳng phân, liệng mắm tôm vào nhà,  đến cướp giật điện thoại, hành hung, gây thương tích, cướp phá, vv…. Điều đáng nói là dù đảng CSVN có hàng trăm bộ luật, nắm giữ hệ thống toà án, thế nhưng Đảng lại không sử dụng luật pháp và toà án để truy tố, bắt giam, mà lại làm những trò đê hèn kể trên.   

Cũng chính lực lượng “Còn đảng còn mình” này mà ngân sách Việt Nam ngày càng thâm thủng vì phải trả lương cho một khối người khổng lồ, hoàn toàn không sản suất một sảm phẩm nào, không cung ứng một dịch vụ nào. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, dân số hiện nay của Việt Nam có khoảng 95 triệu, trong đó 55 triệu thuộc thành phần sản xuất. Như vậy, lực lượng công an với 6 triệu 200 nghìn người chiếm 11.7%, tức cứ 100 người Việt làm việc thì đã có xấp xỉ 12 người không làm gì ngoài việc rình mò, đe doạ, bắt bớ những người còn lại.

Tình trạng này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với đất nước. Về mặt vật chất, ngân sách Việt Nam đã tiêu dùng lãng phí, đưa đến sự “sụp đổ tài khoá quốc gia” mà thủ tướng CS Nguyễn Xuân Phúc đã than trời cách đây không lâu.

Nhưng tác hại về mặt tinh thần nghiêm trọng hơn nhiều. Đàn áp, hành hung, bắt bớ đã biến xã hội thành một nhà tù khổng lồ mà người dân lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Nó biến con người trở thành hèn kém, nhút nhất, mất khả năng vươn lên, khai phóng trí tuệ.

Đây là một thảm hoạ của dân tộc do đảng CSVN gây ra cho đất nước, bên cạnh các thảm họạ khác như tàn phá môi trường, huỷ hoại văn hoá đạo đức, đưa đất nước vào vòng Bắc thuộc!

Mọi con dân nước Việt cần ý thức rõ các hiểm hoạ này để tích cực góp phần vào công cuộc cứu nguy Tổ quốc.

LLCQ

Ru con - Thơ Ngô Minh Hằng, Trần chương Lương viết nhạc, VCD hòa âm, CS Lâm Dung

Chúng ta đã mất Biển Đông chưa? - Thụy My

media(Reuters)
« Chúng ta đã bị mất Biển Đông hay chưa ? ». Đó là tựa đề bài viết của giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, ông Gregory B.Poling, trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ngày 11/04/2017.




Theo chuyên gia Poling, Trung Quốc đang ngày càng có nhiều quyền lực trên Biển Đông, nhờ vào các căn cứ có thể sử dụng cho mục đích quân sự lẫn dân sự tại quần đảo Trường Sa, và việc nâng cấp các thiết trí quân sự ở Hoàng Sa. Bắc Kinh nhất quyết bảo vệ « quyền lịch sử »rộng rãi nhưng lại được định nghĩa một cách mơ hồ của mình, về « đường lưỡi bò » chín đoạn, vốn vi phạm luật pháp quốc tế.

Vinh Danh Người Lính VNCH & Những Góa Phụ


Vinh danh NGƯỜI LÍNH QL VNCH
phần 13



NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM!

Thành kính vinh danh QL VNCH và
quý Tù Nhân Chính Trị, Thương Phế Binh hiện vẫn còn
đang chịu nhiều đọa đày tại quê hương, đặc biệt là Lực Lượng
Bí Mật vẫn đã và đang âm thầm chiến đấu cho Đại Cuộc

Anh đã viết cho những Người Nằm Xuống
Bị đọa đày không cơ hội thở than
Kẻ bình an tranh sống, anh miễn bàn
Chính vì thế anh chưa hề nãn chí!
 
Đem mỹ ý, em dâng người Chiến Sĩ
Những Tù Nhân Chính Trị thật can trường
Chết, bị thương vì mảnh đất quê hương
Chưa thụ hưởng được một ngày êm ái.
 
Chị khẳng khái bao dòng thơ ghi lại,
Đêm di hành dã trại, Lính bôn ba
Ngày hành quân, xung trận cứu sơn hà
Nơi chiến địa đã xem thường lửa, máu
 
Vai súng đạn, từng mục tiêu chu đáo
Chiếm! Cho dân được lành áo, no cơm!
Nên chúng ta phải viết, ủ danh thơm:
Lòng can đảm bao Anh Hùng Giữ Nước!
 
Người Đi Trước chưa bao giờ khiếp nhược!
Lìa quê hương, sao quên được ơn Người?
Lòng tri ân xin ghi khắc một đời
Cờ phất phới sắc Vàng làm minh chứng!
 
Xin ngưỡng phục từng âm thầm chịu đựng
Những Tôi Trung của dân tộc oai hùng!
Làm gương soi, hương chiến đấu thơm lừng
Lòng kính trọng tự đáy lòng ấp ủ!
                       
Người tỵ nạn vẫn giữ hoài trang sử
Chúng tôi đi, sinh tử lắm nghẹn ngào
Nên không quên thảm não của đồng bào
Tim rỉ máu, thương cho Người Ở Lại!
 
Ý Nga, 7-4-2011.

MAI TA VỀ của VÕ THẠNH VĂN & THANH-THANH

Chuyến Đò Vĩ Tuyến: NS Lam Phương - Cs Hoàng Oanh - Slideshow: Trần Ngọc

Hàng năm cứ mỗi lần người Việt hải ngoại tưởng niệm ngày 30 tháng
 Tư đen 1975, chúng ta lại nhớ đến hai cuộc di cư và di tản vĩ đại của người Việt yêu chuộng tự do:  Cuộc di cư năm 1954-55 từ miền Bắc xuống miền Nam và cuộc di tản bằng đường biển từ miền Nam ra  hải ngoại sau cơn hồng thủy  1975.
Hôm nay chúng tôi xin  mời quý vị thưởng thức nhạc phẩm CHUYẾN ĐÒ VĨ TUYẾN của Nhạc sĩ Lam Phương viết vào năm 1955 sau khi Hiệp Định Geneva 1954 chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17 bên dòng sông Bến Hải. Bài hát nói lên tâm sự của một cô gái đang dùng con đò nhỏ bên bờ  sông để đón người yêu tìm đến và nàng sẽ đưa chàng qua vĩ tuyến về miền Nam yên bình trù phú. 
Như vậy trong  nhạc phẩm này NS Lam Phương không nhằm viết cho cuộc di cư quy mô của đồng bào miền Bắc qua “tàu há mồm” do Mỹ và Pháp thực hiện mà là viết cho những cuộc vượt tuyến đơn lẻ muộn màng qua phương tiện riêng như ghe thuyền mà tiêu biểu là câu chuyện của  một cô gái dùng con đò nhỏ để đón người yêu tại bờ sông Bến Hải.
Trong Slideshow này, “Chuyến Đò Vĩ Tuyến” được diễn tả qua tiếng hát điêu luyện của ca sĩ Hoàng Oanh và được minh họa bằng hình ảnh Super HD.
Phần cuối của nhạc phẩm là một số hình ảnh chụp trong ngày mừng thọ sinh nhật 80 của NS Lam Phương do  Hội Nghệ Sĩ Tình Thâm và Nhân Ảnh Tân Văn tổ chức ngày 26 tháng 3 năm 2017 tại Westminster miền Nam California Hoa Kỳ.

71 Người Lính (Trong Vòng Lửa Đạn) - Phim Chiến Tranh Đại Hàn Hay Nhất

VATV News: Những Trận Đánh Lịch Sử: Trận Đánh Xuân Lộc Tháng 4...

Swedish Prime Minister: We'll never go back to allowing mass refugee immigration.


Sweden cho nhiều dân Muslim vào tỵ nạn.
Một tên Muslim cướp xe truck.  
Nó chạy bừa vào dân chúng: 4 người chết.

Thù Tướng Sweden nói: sẽ không bao giờ cho hàng loạt tỵ nạn vào Sweden
Mất trâu rồi mới biết làm chuồng.

KINH NGHIỆM LÀM BÁO SINH VIÊN NỬA THẾ KỶ TRƯỚC 1964 - 1967 - NGÔ THẾ VINH


Đã 42 năm sau cuộc Chiến tranh Việt Nam, vẫn còn những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Chỉ riêng tên tuổi Thích Trí Quang đã gây ra rất nhiều tranh cãi. (1) Có nhiều nhãn hiệu gán cho ông: với một số người Việt chống cộnghoặc còn suy tôn ông Diệm thì cả quyết Thích Trí Quang là cộng sản đội lốt tu hành hoạt động với sự chỉ đạo của Hà Nội; nhưng ngay với giới chức cộng sản cũng đã từng coi Trí Quang là một loại CIA chiến lược; còn theo tài liệu giải mật của CIA thì đánh giá Trí Quang không phải cộng sản, mà là một nhà tu hành đấu tranh cho hòa bình và muốn sớm chấm dứt chiến tranh. Thêm nguồn tài liệu còn lưu trữ về những cuộc đàm luận giữa Trí Quang và các giới chức Hoa Kỳ, cho rằng Trí Quang chống cộng mạnh mẽ và hiểu được sự việc xử dụng quân đội Hoa Kỳ để chống lại Cộng sản Bắc Việt và Trung cộng. Và trong phần trả lời phỏng vấn của báo Sinh viên Tình Thương, khi "đề cập tới sự nguy hiểm của Cộng sản, TT Trí Quang đã so sánh họ với những chiếc lá vàng có đóng đinh, phải cần tới một cơn gió lốc cách mạng thổi đúng hướng, không phải làm bay những niềm tin mà là bốc sạch đám lá vàng có đóng đinh là Cộng sản."

Danh tướng Đặng Tất

Quốc sĩ vô song, song Quốc sĩ.
Anh hùng bất nhị, nhị Anh hùng.

Đó là 2 câu đối của vua Lê Thái Tổ cảm khái đề ra khi viếng quê hương của danh tướng Đặng Tất.

Đặng Tất sinh năm 1357 tại làng Tả Hạ, xã Phù Lưu, tổng Nội Ngoại, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Hiện nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ Thám hoa triều Trần, làm quan với chức Hành khiển. Ông là con cháu của Lại bộ Thượng thư Đặng Bá Tĩnh.

Khi giặc Minh xâm lược, biến nước Việt thành quận huyện với chính sách “lấy di trị di”. Do bị bức bách ông trá hàng, được giao làm ĐạiTri châu Châu Hóa.

Ngày 1/11/1407, Trần Ngỗi tự xưng làm Giản Định Đế, dựng cờ khởi nghĩa ở Yên Mô (Ninh Bình) lập triều Hậu Trần. Lực lượng nghĩa quân vừa mới gây dựng bị quân Minh kéo đến đàn áp nên có nguy cơ tan rã. Giản Định Đế liền đưa quân vào Nghệ An tiếp tục hoạt động, được một số quý tộc nhà Trần cùng quan lại cũ của nhà Hồ tìm về tụ nghĩa.