Saturday, 25 June 2016

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 24-6-2016

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta

 NO SPEAK ENGLISH : NO SIN
Nhân vật Tarzan trong tác phẩm của Edgar Rice Burroughs là một thanh niên da trắng lạc cha mẹ từ bé, lớn lên với bầy thú trong rừng già Phi châu, không hề có những tiếp xúc với xã hội loài người, nói chi với người Anh, người Mỹ nên làm sao nói được tiếng Anh. Nhưng rồi chàng gặp người phụ nữ tên là Jane, hai người vẫn trở nên đôi bạn. Không biết chàng học ESL (English as a Second Language) ở đâu nên mới có người bịa ra chuyện hai người lúc mới gặp nhau, Tarzan nói với Jane rằng: "Me Tarzan, you Jane". Sự thực thì không có chuyện này ở trong truyện của Burroughs cũng như trong phim do Johnny Weissmuller thủ diễn. Tuy hoàn toàn không có những chi tiết vừa kể, nhưng vẫn có nhiều người đoan chắc là Tarzan có nói câu đó.

“Ngày Vận Động Cho Việt Nam” tại Quốc hội Hoa Kỳ - Hòa Ái, phóng viên RFA

Untitled-1.jpg
Toàn cảnh “Ngày Vận Động Cho Việt Nam” tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm 23/6/2016.
RFA photo

 Ngày 23 tháng 6, là ngày thứ hai của chiến dịch vận động cho VN năm 2016, hàng trăm người Việt ở Mỹ và Canada tụ họp về Quốc hội Hoa Kỳ để gặp gỡ các nhà lập pháp, trình bày những vấn đề ở VN cũng như thể hiện nguyện vọng của họ cho người dân VN.
Với chủ đề “Ngày Vận Động Cho Việt Nam” trong chiến dịch vận động thường niên cho nhân quyền và dân chủ ở VN, hàng trăm người Việt từ khắp 40 tiểu bang của nước Mỹ và từ Canada có mặt ở Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ trong ngày 23 tháng 6 để gặp gỡ và trình bày với các Thượng Nghị sĩ và Dân biểu Mỹ về tình hình ở VN liên quan đến các vấn đề như cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân hồi tháng 5 vừa qua, hiện trạng sinh hoạt tôn giáo, tình trạng người dân bị bắt bớ và bị tra tấn, vấn nạn thảm họa môi sinh cá chết hàng loạt đã 3 tháng ròng mà vẫn chưa công bố minh bạch nguyên nhân…

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhận giải thưởng nhân quyền Gwangju - Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ

NguyenDanQue-1000.jpg
Bác sĩ NGuyễn dan Quế, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Việt Nam
 Photo courtesy of vietnamhumanrightsdefenders.net







Giải thưởng nhân quyền Gwangju năm nay được trao cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Việt Nam do hoạt động kiên trì vì nền dân chủ tại Việt Nam suốt mấy chục năm qua.
Chính quyền Hà Nội lên tiếng yêu cầu phía Hàn Quốc rút lại giải thưởng; tuy nhiên ban tổ chức giải thưởng Gwangju vào ngày 18 tháng 5 vừa qua vẫn trao giải cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Ông cho Gia Minh của đài Á Châu Tự Do biết:
Ngày 18 tháng 5 giải thưởng đã được trao với sự vắng mặt của tôi, nghĩa là chiếc ghế để trống. Tôi có gửi sang một video phát biểu về hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cũng gửi cho họ một số hình ảnh về hoạt động đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.

Luân Hoán: BÀI THƠ TỪ QUỐC NỘI

chuyện quá đau lòng tôi không dám viết
chính xác hơn không biết viết làm sao
tay không run lòng dồn dập nao nao
lệ không chảy mặt mày như ướt sũng
      ảnh tôm cá nghêu sò nằm phơi bụng
      mùi thịt da thối rửa ngập không gian
      vạn vật thiên nhiên gào thét rên than
      lời trăn trối: nhặng ruồi lăn ra chết
môi trường sống đang dần dần chấm hết
dây chuyền nhiễm trùng phát tán thong dong
nhiều loại chim tìm nước uống, lót lòng
mất tiếng hót âm thầm rơi đâu đó
      người chưa ngã nhưng trong dòng máu đỏ
      mầm bệnh đang trang bị những đạo binh
      giữa hoàng hôn, trong ánh nắng bình minh
      ai ngờ được người oằn mình thổ huyết
không dám hình dung những điều có thiệt
trong tương lai gần của đất nước ta
bè bạn ta ơi, hải ngoại quê nhà
giúp tôi nhé, góp câu thơ thức tỉnh
      những trí tuệ hại dân lành tuyệt đỉnh
      bỗng tìm ra còn sót chút lương tâm
      cơn bão tháng tư của thời bảy lăm
      bén ngọt lưỡi dao tinh vi hơn nữa
chẳng dám mong bạn hiền tiếp lửa
mời góp thơ như chung một tấm lòng
chẳng đến đâu nhưng chắc hơn không
thơ hay dở không bằng cùng ý thức
      tôi hy vọng vuông đất tình facebook
      riêng cõi tôi thơm hơi thở bạn hiền
      vâng, mỗi ngày xin được ưu tiên
      đón thơ bạn đón hình nhà ảnh nước
(tạm ít tuần lơ hẹn hò lả lướt
chuyện yêu thương nam nữ của muôn đời)
những ảnh hình hiện thực sẽ thay thơ
mỗi giai đoạn sống còn cùng lịch sử. (Lh - 8.07 AM - 08-5-2016) 

PHẠM GIỚI
trì ngũ giới, thọ tam qui
không kinh không mõ chuông gì động tay
tu tại gia chưa một ngày
nhưng tâm niệm Phật lâu nay theo đời
      Mô Phật con phạm giới rồi
      sân si nặng tội hận người ác gian
      vẫn nuôi nghiệp diệt tham tàn
      chưa buông bỏ được sát nhân trong lòng
giữa bạo tàn với lương dân
con trù ẻo bọn vô tâm vẫn là
phạm tội trong một sát na
tây phương ngàn dặm đã xa khó về
      đầu đội mây đã gần kề
      nhưng thôi đành vậy chịu mê lầm này
      không thể sử dụng chân tay
      con nhất định rủa sói bầy tiêu tàn
      hại người đúng là dã man
      nhưng không thấy chúng đang mang dáng người
Mô Phật con phạm giới rồi
diệt ác phù thiện làm người thường dân
tội này con phạm nhiều lần
hết mong thanh tịnh trong lòng ác ngôn. (Lh -5.42 AM-10-5-2016)

LỆ ĐỎ
thoạt mới nhìn tôi ngờ em khóc
lòng mắt xanh phủ ướt màn mờ
đúng là nước nhưng không là lệ
máu từ con ngươi từ má trộn vào
      đường mắt ngó dường như cam chịu ?
      tôi đoán nhầm đúng vậy không em ?
      những vết chém trên khuôn mặt đẹp
      không tắt đi tâm huyết vững bền
em tuổi trẻ Việt Nam lộng lẫy
là sinh viên là những công nhân
nét nhân bản tự do hiển lộng
chưa nhạt phai nguồn cội tiên rồng
      tôi xin lỗi lâu nay lầm nghĩ
      thế hệ các em hư hỏng đa phần
      bị ru ngủ cố tình nhồi sọ
      hương nhân quyền vẫn ngát trong tâm
tôi không phải người mê chính trị
nợ làm người trả mấy cho xong
em bị đánh toàn dân đau đứt ruột
kể cả tôi một kẻ đào vong
      cảm ơn em chịu đòn thay dân tộc
      vết thương em là một chiến công
      tôi chợt hiểu không cần nguyền rủa
      chính nghĩa sáng lên triệu triệu tấm lòng. (Lh - 00. 03AM-11-5.2016)

Hoà giải giữa Việt Nam và Mỹ - Nguyễn Hưng Quốc

Lâu nay, nói đến chuyện hoà giải, chúng ta chỉ hay giới hạn trong quan hệ giữa người Việt với nhau, chủ yếu là giữa người Việt ở miền Nam và người Việt ở miền Bắc, sau đó, giữa chính quyền Việt Nam và cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Trên thực tế, nội hàm khái niệm hoà giải rất rộng, không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn ở tầm quốc tế, ở đó, sự hoà giải giữa người Việt và người Mỹ là then chốt.
Trước hết, cần nhắc lại một số điểm: Một, mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với độc lập và chủ quyền của Việt Nam hiện nay đến từ những tham vọng bành trướng lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc. Hai, đối diện với sự đe doạ ấy, Việt Nam chỉ có một cách duy nhất để tự vệ là tìm kiếm sự hỗ trợ của quốc tế, trong đó, quan trọng nhất là Mỹ. Ba, trong quan hệ với Mỹ, điều trở ngại lớn nhất chính là quá khứ, là cuộc chiến tranh kéo dài giữa hai nước trước đây. Bởi vậy, có thể nói, công việc cần làm đầu tiên của hai nước là nỗ lực hoà giải.

Người Buôn Gió: Bài ca nào cho người ngã xuống?

Có rất nhiều rất khác biệt trong nền âm nhạc của hai miền Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam trong cuộc nội chiến 20 năm,  nhất là khi diễn tả về cảm xúc trong chiến tranh.

 Trong sự kiện bi thảm đối với 10 người lính của quân đội Việt Nam CNXH vừa tử nạn vào những ngày trung tuần tháng 6 vừa qua, trên mạng xuất hiện vài bài thơ tiếc thương người lính đã tử nạn, tác giả của những bài thơ đều là những người không chuyên. Chợt nhận ra rằng, Bắc Việt thời nội chiến 1954 -1975 cho đến nay. Không hề có nhạc phẩm nào tiếc thương những người lính của họ đã chết trận. Trong khi đó nền âm nhạc Nam Việt Nam đều có những bài hát để đời, những lời tha thiết, tiễn đưa trong các nhạc phẩm thật và xúc động. Chính vì tình cảm thật như vậy nên những bài hát đó sống mãi đến tận bây giờ.


 Có lẽ đứng đầu trong các nhạc sĩ có những bài ca u buồn, bi tráng và cảm thông với gia đình người lính, số phận người lính VNCH nhất sẽ là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh với chùm nhạc phẩm đặc sắc, đi sâu vào lòng người nghe, thấm từng thớ thịt để ngấm tận trái tim. Đó là những nhạc phẩm như Anh Không Chết Đâu Anh, Người Ở Lại Charlie, Bắc Đẩu....


 Trong Nhạc Phẩm Anh Không Chết Đâu Anh, ca từ da diết như cái níu gọi người lính, trong những giây phút bi tráng cuối cùng của số phận.


- Ôi tiếng súng sau cùng đó, anh còn nghe tầm đạn đi không anh .?


Câu hỏi như tiếng khóc nghẹn ngào, xót xa ...khiến cái chết của người lính dù mũ đỏ Nguyễn Văn Đương không thể nào phôi phai trong lòng người dân Nam Việt Nam. Khác biệt rất nhiều với Bắc Việt, âm nhạc VNCH không hề né tránh khi khơi những nỗi đau, những thân phận của người ở lại. Nếu như ở Bắc Việt sẽ bị kết án tù vì tội tuyên truyền uỷ mị , phá hoại tinh thần chiến đấu, thì nền âm nhạc Nam Việt lại được tự do để diễn tả những thân phận ấy.


- Anh chỉ về với mẹ mong con, trong tim cô sinh viên hay buồn, trên khăn tang cô phụ....


Thắng thắn và thật trong cảm xúc, lời bài Người Ở Lai Charlie về sự hy sinh của đại tá Nguyễn Đình Bảo cũng vây.


- Đợi anh về / Chỉ còn trên vầng trán đưa bé thơ / Tấm khăn sô / Người goá phụ cầu được sống trong mơ.


Trong các nhạc phẩm tiễn đưa người lính tử trận trên, hình ảnh những người mẹ, người vợ người yêu, người con của người lính đều được nhắc đến. Chỉ có vợ con và mẹ già của người lính là những người chịu đau thương nhất sau sự hy sinh của người lính,  vì thế nỗi đau của họ được khắc hoạ vào nhạc phẩm làm cho người nghe càng thấy giá trị của những lính đã hy sinh.


Phạm Duy với ca khúc Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc như một bản trường ca, như cả một câu chuyện dài về người phi công Phạm Phú Quốc. Băt đầu từ lúc sinh ra người mẹ đặt tên cho đến lúc người phi công Phạm Phú Quốc lìa đời trong chiến trận. Ca từ lặp lại nhiều đến tê tái lòng người.


- Chiều nao anh đi làm kiếp người hùng / Chiều nao, than ôi rụng cánh đại bàng
Chiều nao anh đi, anh về đất / Chiều nao anh đi về nước
Chiều nao huy hoàng / Bụi vàng bay khắp không gian


Cái đặc biệt của Phạm Duy là lồng cả câu chuyện cuộc đời người phi công Phạm Phú Quốc với cuộc nội chiến bi thương của dân tộc lúc đó, để đời sau khi nghe lại bản trường ca bi tráng này,  hình dung được những khoảng thời gian nghiệt ngã của đất nước trong cảnh nội chiến tương tàn.


 Miêu tả tận cùng nỗi đau của thân nhân người lính hy sinh, nhưng không vì thế mà các nhạc phẩm trở thành bi luỵ, yếu đuối làm ảnh hưởng đến sự hy sinh cao cả của người đã khuất. Trong các nhạc phẩm ấy đều có những đoạn vinh danh, có những lời tiễn đưa an ủi khiến người ở lại thấy ấm lòng. Khiến cho vong linh của người đã khuất được nhẹ nhàng đi về bên kia cuộc đời.


Hãy lắng nghe những lời an ủi và tiễn đưa người lính tử trận của Trần Thiên Thanh, để thấy duy nhất trong lịch sử Việt Nam là có những nhạc phẩm tiễn đưa người lính rất đặc biệt như thế.


- Anh không chết đâu anh, anh chỉ về với mẹ mong con.
- Vâng, chính anh là ngôi sao mới, một lần chợt sáng trưng.
- Vòm trời Ngọc Bích đã thênh thanh, lời mời gọi anh bước chân sang.


Và tiếp nữa là Phạm Duy với lời tiễn biệt như ghi công trạng người phi công Phạm Phú Quốc vào lịch sử.


Từ nay trong gió xa khơi / Từ nay trong đám mây trôi / Có hồn anh trong cõi lòng tôi.
Anh Quốc ơi !
Nghìn thu anh nhớ tới tôi / Thì xin cho Thái Dương soi / Nước Việt Nam ngời sáng... muôn đời.


 Luồng cảm xúc tiếc thương người lính hy sinh trong nền âm nhạc của VNCH lúc đó còn có cả Trịnh Công Sơnvới nhạc phẩm Hát Cho Người Nằm Xuống.


- Anh nằm xuống, sau một lần, vào viễn du, đứa con xưa đã tìm về nhà. 


Bắc Việt có hàng triệu người lính tử trận từ đó đến nay, từ cuộc nội chiến Nam Bắc 1954  đến cuộc chiến Tây Nam với Khơ Me Đỏ, rồi cuộc chiến biên giới phía Bắc đến Gạc Ma. Nhưng chẳng có bài ca nào nhắc đến họ. Sự hy sinh của họ được coi như những cỗ máy, nó không có dấu ấn của cá nhân con người, bởi thế không có nhạc phẩm nào của Bắc Việt nhắc đến tâm tư của họ cũng như nỗi niềm thân nhân họ ở lại. Thậm chí đến cuộc tưởng niệm về những người chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma, ở biên giới phía Bắc do người dân tổ chức cũng không được phép diễn ra.


 Nửa thế kỷ trôi qua, tuy chế độ của những người lính VNCH đã không còn hiện diện trên mảnh đất Việt Nam bởi thất trận. Nhưng trên khắp đất nước Việt Nam ngày nay, người ta  vẫn còn nghe thấy những cái tên người lính của chế độ ấy đã  hy sinh quả cảm thế nào, qua những nhạc phẩm đi vào lòng người từ thế hệ này sang thế hệ khác của Trần Thiện Thanh, Phạm Duy....


 Bắc Việt thỉnh thoảng cũng có những bài hát về chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi, anh Kim Đồng theo kiểu tuyền truyền vô cảm,  những đó không phải là những người lính chết trận. Đấy là những người hoạt động cách mạng cho Đảng. Còn phần những người lính Bắc Việt hy sinh thì hình như chẳng có bài nào. Trớ trêu nhất là người anh hùng Lê Đình Chinh hy sinh đầu tiên trên biên giới phía Bắc do ngăn cản quân xâm lược Trung Quốc lại có vài lời ca do bọn trẻ con hồi ấy đặt ra theo nhạc bài Dậy Mà Đi


- Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi / Bọn Trung Quốc nó sang Việt Nam / Cầm dao nhíp giết Lê Đình Chinh.


Có lẽ lời ca nhưng đồng dao này là minh chứng  hoen ố trong nền âm nhạc của Bắc Việt khi thiếu vắng các ca khúc tiễn đưa những người lính của họ đã hy sinh.

Người lính QLVNCH ...bị bức tử tại quê nhà

Sau ngày Việt Cộng cưỡng chiếm Miền Nam, bao nhiêu cảnh biệt ly tràn nước mắt khi người lính QLVNCH, người công chức, cảnh sát bạn dân bị công an bộ đội Cộng Sản áp tải, giam cầm, lưu đày trong khắp các trại tù từ miền cực Nam đến biên giới Việt Bắc. 41 năm qua, chúng vẫn dồn ép, bức chế người dân không còn đường sống sau khi bị tịch thu tài sản phải kéo lê thân tàn trên vĩa hè, hầm cầu, bến xe buôn lẻ từng tấm vé số, bao thuốc lá để mưu sinh độ nhật rồi đêm về cả gia đình chồng vợ, con cháu 3 thế hệ chen chúc nhau trong mái nhà hẹp bé, siêu vẹo vách đất hoặc chùm vá gổ tạp lẫn giấy bìa thùng cạc tông.

Bon đảng viên Cộng Sản chó ma mua xe, tậu nhà, cướp đất của dân rồi gữi con em chúng ra nước ngoài du học, chuyễn ngân ngoại tệ vào ngân hàng quốc tế hoặc tạo mãi bất động sản, mở cửa tiệm nhà hàng, xây chợ kinh doanh. 

Việt Nam tứ bề thọ địch - nếu không liên minh với Mỹ sẽ mất nước về tay Trung Quốc trong nay mai

Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Nước Nga của “đại đế” Putin đã chính thức ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, như một mũi dao đâm sau lưng “bạn vàng Việt Nam” một thuở.

Chưa hết, hai “ông em ruột” của Việt Nam là Lào và Cămpuchia cũng đứng hẳn về phía Trung Quốc, gián tiếp (ngầm) ủng hộ đường lưỡi bò của bọn giặc Trung cộng…

Than ôi, Việt Nam từng moi ông Hunsen từ trong túi quần của bè lũ Pôn Pốt để dựng ông này lên thành “lãnh tụ” hôm nay, hi sinh cả mấy vạn sinh mạng “bộ đội tình nguyện” và tiêu tốn hàng tỉ đô la cho chế độ bạn vàng Hunsen để hôm nay ông này thọc lưỡi dao Trung Quốc vào sườn tây nam đất nước.

Lăng mộ vua Gia Long

Không chỉ có quy mô to lớn, thiết kế mang tính phong thủy của lăng Gia Long được các nhà kiến trúc triều đình Huế thực hiện hết sức hoàn hảo khiến hậu thế kinh ngạc.
http://i1150.photobucket.com/albums/o617/redsvn/2016/06/Redsvn-Lang-Gia-Long-01.jpg
Nằm ở địa phận xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thiên Thọ Lăng là lăng mộ của Nguyễn Thế Tổ Gia Long hoàng đế (1762-1820), vị vua sáng lập triều Nguyễn.