DgNVới công tâm và lòng trắc ẩn, người Đài Loan đã làm một phóng sự nói lên sự thật phủ phàng mà trớ trêu thay, chính trên quê hương nạn nhân, người Việt Nam không làm được?! Xem: Vừa xúc động vừa phẩn nộ. Thảm cảnh này vẫn đang tiếp diễn. Trách nhiệm thuộc về ai? Dĩ nhiên do đảng cộng sản VN mà đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Vấn đề giải quyết không dễ dàng. Hỏi, bao nhiêu viên chức cs đã nhận tiền hối lộ cho dự án? Có thể đây là con bài tẩy thủ thân mà Formosa cầm chắc nich trong tay.Xin kiên nhẫn xem phim và phổ biến, tội nghiệp dân VN qúa, nếu không đứng lên dành quyền sống thì cũng từ từ bị diệt vong thôi!
Trên tờ Thời báo Tài chính (Anh), ông Admiral Dennis Blair, cựu Tư lệnh các lực lượng Mỹ khu vực Thái Bình Dương cho rằng “chúng ta phải sẵn sàng cho cuộc chiến tại bãi cạn Scarborough”.
Bất kể người kế nhiệm ông Barack Obama là ai cũng sẽ phải đối diện nhiều lựa chọn khó khăn, nhưng trong đó khó khăn nhất là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sau khi Tòa Trọng tài Quốc tế The Hague bác bỏ yêu sách chủ quyền lãnh thổ ngang ngược, phi pháp tại Biển Đông do Trung Quốc tưởng tượng ra.
Động thái của Nhà Trắng trong vài tháng tiếp theo sau phán quyết không chỉ định nghĩa tương lai quan hệ Trung – Mỹ trong những năm tới mà còn có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị khu vực này. Washington xem phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực The Hague là một thắng lợi, nhiều quan chức Mỹ nhận định phán quyết dựa trên quy tắc của thế kỷ 21 đánh vào phạm vị thế lực do Trung Quốc vạch ra vào thế kỷ 19. Việc Tòa Trọng tài Thường trực The Hague bác bỏ yêu sách tưởng tượng về chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc khiến nước này rơi vào tình thế khó khăn.
Nếu Trung Quốc tiếp tục âm thầm cho phát triển căn cứ quân sự - chương trình này tăng tốc từ sau 2014 – nghĩa là nước này đi quá giới hạn luật pháp quốc tế - thì Mỹ phải có những hành động tiếp theo cùng việc bố trí thêm sức mạnh quân sự.