Thursday, 31 July 2014
Chuyên Gia LHQ: VN chưa có tự do tôn giáo
Đàn áp tôn giáo vẫn trầm trọng ở Việt Nam
Mạch Sống, ngày 31 tháng 7, 2014
Cuột thị sát Việt Nam của Báo Cáo Viên Đặc Biệt Của Liên Hiệp Quốc (UN Speccal Rapporteur) Về Tự Do Tôn Giáo Hay Tín Ngưỡng, Ông Heiner Bielefeldt, thuận lợi cho công cuộc vận động cho nhân quyền ở Việt Nam mà Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ đang thực hiện.
Đó là nhận định của Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS và Phát Ngôn Nhân của Liên Minh kể trên.
“Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố trung thực và thẳng thắn của Ông Bielefeldt.”
Tại buổi họp báo diễn ra trưa nay ở Hà Nội, Ông Bielefeldt nhận xét:
“Trong tình hình hiện nay, khả năng để [các cộng động tôn giáo] hoạt động như các cộng đồng độc lập là cực kỳ không an toàn và rất hạn chế; điều này rõ ràng là một vi phạm đối với Điều 18 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một quốc gia thành viên.”
Ông cũng cho biết là đã đình chỉ việc thị sát trong 3 ngày cuối của chuyến đi vì chính quyền Việt Nam đã theo dõi, hăm doạ và sách nhiễu nhiều nhân chứng.
Ông Heiner Bielefeldt cùng phái đoàn LHQ viếng thăm các tín đồ Cao Đài ở Vĩnh Long, ngày 27/07/2014 (ảnh của một tín đồ Cao Đài)
Từ «Đại Đồng» Đến «Đại Hán» - Trần Mộng Lâm
Nếu
tôi gặp một người, và người đó nói với tôi là anh ta theo chủ nghĩa Cộng Sản,
thì tôi cũng không ngạc nhiên hay chống đối. Đó
là tự do cá nhân, mà tôi phải tôn trọng.
Chủ
nghĩa Công Sản xuất hiện đã lâu tại Âu Châu. Năm 1848, bản Tuyên Ngôn CS ra đời
và hớp hồn thiên hạ. Phải hiểu rằng vào thời điểm đó, xã hội Âu Châu đầy những
bất công và khoảng cách giầu nghèo rất lớn. Bởi vậy cho nên bản tuyên ngôn Công
Sản rất được lòng giới thợ thuyền, làm việc cực nhọc, mà đồng lương thì chẳng có
bao nhiêu. Chúng ta hãy đọc lại một vài câu trong bản tuyên ngôn này nói về cái
xã hội thời đó mà người CS gọi là «la société bourgoise» hay xã hội trưởng giả trong
đó những người làm việc khó nhọc không được hưởng gì trong khi những kẻ hưởng
nhiều nhất lại không làm: ceux qui
y travaillent ne profitent pas et ceux qui y profitent ne travaillent pas.
Vậy
chống lại cái bất công đó, đâu có phải là sai??.
TRUNG QUỐC MUỐN GÌ? - Cao Huy Thuần
Tham luận tại Hội thảo Hè, Toulouse 31/7-01/8,2014
II. Nhìn từ bên trong: Trung Quốc tự định nghĩa
2008. Năm Thế Vận Hội. Ngọn đưốc Thế Vận chuyền tay từ Hy Lạp qua Bắc Kinh, trên một lộ trình dài 85.000 dặm, dừng chân trên 135 thành phố. Khoảng thời gian ấy, Trung Quốc bị thế giới lên án gay gắt, nhất là về nhân quyền và đàn áp ở Tây Tạng. Luân Đôn, Paris, San Francisco, Canberra... khắp nơi, các hội đoàn nhân quyền tổ chức phản đối khi đuốc Thế Vận rước qua. Thế nhưng, khắp nơi, Hoa kiều bừng bừng lửa hận đáp trả, khí thế ngùn ngụt không thua gì ở chính quốc, nhất là trong giới thanh niên, sinh viên ở các trường đại học tiến bộ, Duke, Berkeley, Chicago... khắp nơi! Siêu thị Carrefour của Pháp, đang ăn khách thế, phát đạt mở nhánh trên 20 thành phố, bị dân chúng ồ ạt tấn công. Khẩu hiệu, la hét:
Nói không với Carrefour!!! Nói không với bọn đế quốc Pháp!!!
Cực lực phản đối cuộc xâm lăng Anh-Pháp năm 1860!
Toàn dân Trung Quốc đứng lên!!!
Ô hay, Thế Vận Hội thì có ăn nhậu gì với liên quân Anh Pháp hồi xửa hồi xưa, hồi cố nội cố ngoại các vị ấy chưa đẻ? Ấy thế mà lịch sử bốc máu chảy rần rần trong gân cốt. Ai cả gan động đến cái lông chân Trung Quốc ngày nay, mà lại xấu số trót sinh vào đất Nhật hay đất Tây phương, hãy coi chừng: "Đừng quên quốc sỉ!" Wuwang guochi! Bốn chữ (vật vong quốc sỉ) ấy ngự trị trên bàn thờ, tín đồ của cái đạo dân tộc chủ nghĩa ấy đạp nát như voi đạp bã mía bất cứ ai dám cả gan thách thức. Các nhà nghiên cứu đánh cuộc cho hòa bình cũng hãy coi chừng! Cái thứ lửa tân chủ nghĩa ấy đốt râu quý vị bao giờ không hay.
THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc August 1, 2014
THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc
Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta
Ngày 28 tháng 7 năm 2014
Bạn ta,
Những thói quen cũ có từ lâu ngày khi đã trở thành một phần của con người ý
thức của chúng ta sẽ khó mà có thể một sớm một chiều bỏ đi được. Người Anh có
một câu tục ngữ nói đúng điều đó: old habit dies hard. Thói quen cũ khó
mà dứt được.
Thỉnh thoảng đọc những tờ báo trong nước người ta thấy rõ điều đó. Một học sinh
viết thư cho nhà trường xin được nghỉ học vì tự xét thấy không thích đi học mà
cũng thấy học khó quá, có cố học rồi cũng sẽ chẳng đi tới đâu, lại chỉ tạo trở
ngại cho các bạn cùng lớp. Một phụ nữ viết một bức thư cho uỷ ban nhân dân
xin chứng nhận là thành phần nghèo để được trợ cấp. Một người viết bản tự khai
tại đồn công an về những hành động không hợp pháp của mình. Một gia đình nhờ
công an giúp chặn đứng những vụ trộm chó vì gia đình của ông vừa bị trộm mất con
chó.
Trung Quốc và ý đồ phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
Hội nghị Genève 1954
US Army
Ngày 20/07/1954, Hiệp định Genève được chính thức ký kết nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và tái lập hoà bình tại Đông Dương. Hiệp định này đã thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng dù là một bên ký vào Hiệp định, ngay từ thời đó, Trung Quốc đã tìm cách lợi dụng Việt Nam và nuôi dã tâm phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Ngành hàng không Việt Nam đang đi vào ngõ cụt? - Hoà Ái, phóng viên RFA
Ngành hàng không ở VN vừa lên tiếng thừa nhận chậm, hủy chuyến bay do năng lực yếu. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu phải khắc phục tình trạng này. Câu hỏi đặt ra liệu rằng ngành hàng không sẽ đổi mới mình một cách hiệu quả qua chỉ đạo của Chính phủ?
VÌ SAO VIỆT CỘNG ĐÃ TỪ BỎ MỤC TIÊU XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN THỰC TẾ MÀ VẪN BÁM LẤY CÁI VỎ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ? - Thiện Ý
Trên thực tế, sau 10 năm “Đổi Mới” thất bại hoàn toàn, kểtừ năm 1995, Việt cộng trong thâm tâm đã thực sự từ bỏ mục tiêu “Xây dựng xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam.
Tuy nhiên, bước vào thời kỳ “Mở cửa”, Việt cộng vẫn bám lấy mục tiêu này một cách giả tạo trên bình diện lý luận, ngụy biện bằng định thức “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa”, trong khi thực tế“kinh tế thị trường đã và đang định hướng tư bản chủ nghĩa”.
Xin Tri Ân – Hùng Biên
Bài đọc suy gẫm: Xin Tri Ân hay “Mẹ Tôi, người vợ lính VNCH. Tác giả Hùng Biên, một người con viết về sự hy sinh cao quý của mẹ cho chồng con thực không có bút mực nào tả hết được. Hình ảnh chỉ có tính minh họa.
Trong mỗi chúng ta ai cũng có một người mẹ, để được yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ. Sự hy sinh cao quý của mẹ cho chồng con đã được vinh danh nhiều qua thi ca Việt Nam. Nhưng sự hy sinh của các bà mẹ, những người vợ lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), thì không có bút mực nào viết ra hết. Là một người con có mẹ là vợ lính VNCH, tôi đã trải qua nhiều kinh nghiệm về sự hy sinh của mẹ tôi và nhìn thấy sự hy sinh của các bà mẹ, của các bạn đồng cảnh. Với lòng thương yêu và trân quý sự hy sinh của mẹ, tôi đã ôm ấp trong lòng một bài viết về mẹ từ lâu. Sau khi ba tôi mất, nhìn thấy nỗi cô đơn và thương nhớ của mẹ đã thôi thúc tôi phải viết bài về mẹ.
Bài viết này chỉ là câu chuyện nhỏ trong vô số những câu chuyện về các mẹ, vợ lính VNCH. Xin được dùng bài viết như một món quà gởi đến mẹ tôi trong ngày lễ Hiền Mẫu (Mother Day) của năm 2014. Xin cám ơn mẹ cho tất cả những gì mẹ đã đem lại cho ba và anh em tụi con. Qua bài viết này, tôi xin gởi một thông điệp đến các em tôi, các bạn tôi và các thế trẻ về hình ảnh của một người mẹ trong vô số những người mẹ, vợ lính VNCH, đã hy sinh cả cuộc đời cho chồng con. Cuộc đời của mẹ tôi đã gắn liền với thời chinh chiến ly loạn của dân tộc Việt Nam.
Thằng lính bạc tình - Tưởng Năng Tiến
Nếu cấp số của đại đội là hai trăm thằng hoặc ít hơn thì bốn trung đội sẽ được chia gọn vào bốn phòng: I, II, III và IV. Vì một lý do không dễ hiểu, quân số đại đội của tôi có đến hai trăm mười mấy mạng, và theo danh sách thì tôi nằm cuối cùng; do đó, tôi và mười ba thằng kia bị đẩy vô phòng V.
Cái được gọi là phòng V, truớc kia, có lẽ được dùng làm nhà kho. Người ta kê đủ bẩy cái giường đôi trong đó rồi ấn đại chúng tôi vào. Tôi không ưa nơi cư trú bất đắc dĩ này và ghét thậm tệ những thằng ở chung phòng với mình.
Dân Chủ không thể xin, cho
Ngô Nhân Dụng
Lá thư ngỏ này đáng chú ý vì trong 61 người ký tên có nhiều vị lần đầu bày tỏ ý kiến về hai vấn đề chính trị quan trọng nhất: nội trị và ngoại giao. Ðối với thể chế chính trị trong nước, những người ký tên yêu câu xóa bỏ chế độ cộng sản; mặc dù trong thư không nói thẳng ra những chữ đó. Họ công nhận đảng Cộng Sản Việt Nam đã phạm tội “dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm... theo mô hình xô-viết.” Sau đó, dù thay đổi kinh tế nhưng “vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc.” Do đó, họ yêu cầu giới lãnh đạo đảng phải “thay đổi cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội,... chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ... xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ.”
Người Pháp lưu giữ ảnh độc đáo về 'Hùm thiêng Yên Thế'
Chân dung cha con Hoàng Hoa Thám, nghĩa quân Yên Thế tập luyện... là những hình ảnh độc đáo, quý hiếm nằm trong bộ sưu tập bưu ảnh Đông Dương của một doanh nhân người Pháp.
Doanh nhân người Pháp, Guy Lacombe đã sống và làm việc ở TP.Saigon hơn 14 năm. Ông say mê văn hoá Việt Nam và sưu tầm được nhiều cổ vật giá trị. Trong ba năm, ông miệt mài sưu tầm bưu ảnh Đông Dương bằng cách mua bán và trao đổi trên mạng và đã có khoảng 3.000 bức từ năm 1896 đến 1945 .
Houston chia xe niềm vui
Trước tin nhạc sĩ Việt Khang và hai tù nhân lương tâm khác được các dân biểu Mỹ nhận đỡ đầu, phái đoàn Texas, trong đó có 15 người đến từ Houston, có thể chia xẻ niềm vui chung vì đã tích cực đóng góp trong cuộc vận động cho Nhân Quyền, Tự Do, Dân Chủ và Vẹn Toàn Lãnh Thổ cho Việt Nam, trong các ngày 15 và 16 tháng 7 vừa qua tại Hoa Thịnh Đón.
Trong nhiều mục tiêu nhắm tới, có việc vận động các Dân Biểu Hoa Kỳ nhận đỡ đầu cho các “tù nhân lương tâm” để các vị này có thể dùng ảnh hưởng của mình theo dõi tình trạng đời sống trong tù, và tìm cơ hội giúp họ sớm thoát cảnh gông cùm, tù tội. Kết quả trông thấy là :
Nhạc sĩ Việt Khang ( tức Võ Minh Trí ) đã được DB Michael McCaul (Cộng Hòa, Texas) nhận "đỡ đầu" dưới danh nghĩa một tù nhân lương tâm. Đồng thời, DB Chris Van Hollen (Dân Chủ, Maryland) cũng nhận đỡ đầu cùng lúc cả hai tù nhân lương tâm khác là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương, hai người trẻ tranh đấu cho quyền tự do nghiệp đoàn.
Đền Mõ và chuyện tình công chúa thời Trần
Mỗi lần về quê, tôi đều ghé thăm đền Mõ (H.Kiến Thụy, Hải Phòng) nơi thờ công chúa Quỳnh Trân và nghe nhiều sự tích về bà.
Đền Mõ, nơi thờ bà công chúa Quỳnh Trân - Ảnh: N.Thông
Trần Quỳnh Trân (? - 1308) là con vua Trần Thánh Tông và cung phi Vũ Thị Ngọc Lan. Bà cũng là chị ruột của vua Trần Nhân Tông. Do được sắc phong là Thiên Thụy công chúa nên sử chép về bà đều chép là Thiên Thụy.
Chuyện kể rằng Quỳnh Trân xinh đẹp hiền dịu, rất được vua cha yêu quý. Bấy giờ Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư là một viên tướng kiêu dũng trí lược nổi danh trong triều. Năm 1257 khi quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, viên tướng trẻ Trần Khánh Dư đã đánh bại một cánh quân của giặc, được vua Thánh Tông nhận làm Thiên tử nghĩa nam (con nuôi vua), phong làm Phiêu kỵ Đại tướng quân, một chức vụ mà đương thời, nếu không phải là hoàng tử thì không được phong. Là con nuôi vua, Nhân Huệ vương thường tự do ra vào nơi cung cấm, trước vẻ ung dung tự tại của ông, Quỳnh Trân vô cùng ngưỡng mộ, rồi không biết từ lúc nào đôi trai tài gái sắc đó đã yêu nhau say đắm.
Tượng Đài Đức Thánh Trần Tại thủ đô Little Saigon, Nam Cali.
Tượng Đài Đức Thánh Trần Tại thủ đô Little Saigon, Nam Cali.
Hôm nay mở mắt thức dậy nhà thơ Khalil Gibran hiện về nhắc nhở bà con câu nói quen thuộc:
"Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương", ("To wake at dawn with a winged heart and give thanks for another day of loving”, The Prophet, Kahlil Gibran).
Mở máy email của ông Hoàng Thuỵ Văn nhả ra đầu tiên cho hàng tít: "UB Xây Dựng Tượng Đài Đức Thánh Trần mời họp CD 27-7-2014 tại Little Sáigon".
Tôi xem tỉ mỉ bài do tác giả bạn thân quen này mà nhận ra tên cúng cơm là ông Vua Bông (King of Flowers, aka Vương Huê).
TRUNG QUỐC MUỐN GÌ ? - Cao Huy Thuần
Tham luận tại Hội thảo Hè, Toulouse 31/7-01/8,2014
II. Nhìn từ bên trong: Trung Quốc tự định nghĩa2008. Năm Thế Vận Hội. Ngọn đưốc Thế Vận chuyền tay từ Hy Lạp qua Bắc Kinh, trên một lộ trình dài 85.000 dặm, dừng chân trên 135 thành phố. Khoảng thời gian ấy, Trung Quốc bị thế giới lên án gay gắt, nhất là về nhân quyền và đàn áp ở Tây Tạng. Luân Đôn, Paris, San Francisco, Canberra... khắp nơi, các hội đoàn nhân quyền tổ chức phản đối khi đuốc Thế Vận rước qua. Thế nhưng, khắp nơi, Hoa kiều bừng bừng lửa hận đáp trả, khí thế ngùn ngụt không thua gì ở chính quốc, nhất là trong giới thanh niên, sinh viên ở các trường đại học tiến bộ, Duke, Berkeley, Chicago... khắp nơi! Siêu thị Carrefour của Pháp, đang ăn khách thế, phát đạt mở nhánh trên 20 thành phố, bị dân chúng ồ ạt tấn công. Khẩu hiệu, la hét:Nói không với Carrefour!!! Nói không với bọn đế quốc Pháp!!!
Cực lực phản đối cuộc xâm lăng Anh-Pháp năm 1860!
Toàn dân Trung Quốc đứng lên!!!
Infographic: Ebola By the Numbers
West African countries are trying to contain the deadly disease
The number of Ebola cases have continued to climb this week in Guinea, Sierra Leone, Liberia, and now a recent victim in Nigeria. Here’s everything you want to know about the disease.
Khổ sở vì làm .....VIỆT KIỀU! - Huy Chi
1 - Có một chuyện không công bằng: về VN tất cả chi phí cho gia đình như đi du lịch, ăn uống Việt kiều phải lo, khi có cơ hội người VN qua ngoại quốc thì Việt kiều cũng phải bao hết. Ở VN bạn không chỉ bao cho người nhà mà còn bao cho cả bạn bè người nhà nữa. Khi bạn mời tiệc, người nhà dắt cả làng tới tham dự rất tự nhiên như người Hà Nội, có ai thắc mắc, câu trả lời rất đau lòng “Tiền Việt kiều mà, ngu gì mà không ăn”.
2 - Anh Tấn gửi tiền xây nhà cho mẹ ở miền quê vùng sông Hậu. Nhà xây xong mẹ gửi thư qua xin thêm tiền gắn máy lạnh. Anh thắc mắc tại sao nhà mẹ ở ngay bờ sông quanh năm gió mát trăng thanh, tại sao phải gắn máy lạnh. Anh phôn về hỏi cho ra lẽ. Cô em gái nhanh nhẩu trả lời: Mẹ bị huyết áp cao, và thấp khớp, bác sĩ nói phải ở nhà có máy lạnh thì mới khoẻ. Thương mẹ Tấn lại phải vay mượn để gửi tiền cho mẹ mua máy lạnh. Mẹ và em gái đâu có biết Tấn đang ở ké garage với người bạn. Trời nóng như lửa Tấn chỉ dám xài quạt máy mua từ chợ trời. Cuối năm Tấn về thăm nhà thấy mẹ mình nằm trên cái giường ngay phòng khách. Còn phòng ngủ có máy lạnh trên lầu vợ chồng cô em gái đã chiếm. Thấy vậy anh hỏi tại sao không để mẹ ở trên lầu. Em gái anh trả lời : mẹ bị huyết áp cao lên xuống nguy hiểm? Tấn tức quá kêu thợ tới đem máy lạnh trên lầu xuống gắn nhà dưới cho mẹ. Khi về Úc mấy ngày em gái anh gọi qua nói: “Vợ chồng em phải lên thành phố làm ăn, nên không có người chăm sóc mẹ, em đã kiếm người chăm sóc mẹ, mình phải trả cho người ta 100.000 đồng một ngày. Anh có nhiệm vụ gửi tiền về cho mẹ. Mấy tháng sau mẹ anh chết, dĩ nhiên anh phải lo tiền gửi về lo tang lễ cho mẹ. Anh muốn về lắm nhưng không còn chỗ nào cho mượn tiền để mua vé máy bay, căn nhà anh xây cho mẹ bây giờ em gái anh lấy không.
Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Tự do Tôn giáo đến Thanh Minh Thiền Viện gặp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ
**************************************************************************************************************************************
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.pttpgqt.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.pttpgqt.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 31.7.2014
Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Tự do Tôn giáo đến Thanh Minh Thiền Viện gặp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ để tìm hiểu hiện tình Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
PARIS, ngày 31.7.2014 (PTTPGQT) - Ngày thứ sáu, 25.7.2014 vừa qua, Giáo sư Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Tự do Tôn giáo, trong chuyến đi điều tra tình hình tôn giáo tại Việt Nam, đã đến Thanh Minh Thiền viện vào lúc 11 giờ trưa để gặp thăm Đức Tăng ThốngThích Quảng Độ tìm hiểu hiện tình Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).
Sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và Hà Nội - Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Từ nhiều năm qua báo chí thường xuyên nhắc nhở tới cách ứng xử của người dân qua những hành xử thông thường nơi công cộng hoặc các hành động mang tính văn hóa giữa cộng đồng.
Những bài viết này luôn nhận được phản hồi tích cực từ người đọc nhất là nơi bị chỉ trích tuy nhiên sau khi tờ báo được cất hay cũ đi, tất cả mọi thứ trở về với trạng thái cũ, tức là cảnh gấu ó ngoài đường, tranh giành nhau một chỗ đứng, sẵn sàng buông ra lời tục tĩu nếu một người nào đó vô ý đụng chạm tới thân thể hay tài sản của mình. Tất cả những thứ ấy được gói gọn vào bốn chữ văn hóa ứng xử, cụm từ mà trước đây vài chục năm không ai cảm thấy cần phải bàn tới.
Một nếp gấp lớn
Giáo Sư Nguyễn Đăng Hưng một Việt kiều Bỉ không ngạc nhiên khi báo chí đặt vấn đề sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và Hà Nội. Có một nếp gấp rất lớn giữa hai thành phố mặc dù cùng là người Việt như nhau:
Subscribe to:
Posts (Atom)